Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

  • Mã SP:DA NM r 1
  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:60,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I:    GIỚI THIỆU CHUNG 4

 

CHƯƠNG II:   NỘI DUNG DỰ ÁN 4

I.   Sự cần thiết đầu tư và cơ sở pháp lý của dự án 4

1. Sự cần thiết đầu tư 4

2. Cơ sở pháp lý 5

 

II. Hình thức đầu tư 7

1. Hình thức đầu tư 7

2. Chủ đầu tư 7

 

III. Tình hình thực trạng khu vực dự án 8

1. Vị trí địa lý 8

2. Địa hình 9

3. Khí hậu 9

4. Tài nguyên đất 9

5. Tài nguyên du lịch 9

 

IV. Các phương án và công nghệ tái chế - xử lý chất thải 10

1. Quy trình công nghệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt 10

2. Công nghệ tái chế nhớt thải của nhà máy 16

3. Quy trình sản xuất mỡ bôi trơn công nghiệp 19

4. Công nghệ lò đốt chất thải 20

5. Hệ thống đống rắn 23

6. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại 24

7. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải 26

 

V. Giải pháp quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu đất dự án 43

1. Tính chất khu quy hoạch 43

2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật 43

3. Tổ chức không gian quy hoạch 45

 

VI. Giải pháp ứng dụng công nghệ xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng 45

1. Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng thiết kế 45

2. Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng 47

3. Giải pháp kết cấu và Giải pháp kiến trúc 48

 

VII. Các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật 52

1. San nền 52

2. Quy hoạch giao thông 52

3. Quy hoạch cấp nước 52

4. Quy hoạch thoát nước 52

5. Quy hoạch cấp điện 53

6. Hệ thống cây xanh 53

7. Hệ thống chống sét 53

8. Hệ thống thông tin liên lạc   53

9. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 53

 

VIII. Tổng mức đầu tư dự án 54

1. Cơ sở pháp lý lập tổng mức đầu tư 54

2. Nội dung tổng mức đầu tư 54

 

IX. Vốn đầu tư của dự án 57

1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 57

2. Phương án hoàn trả vốn vay   59

 

X. Hiệu quả kinh tế - tài chính 60

1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 60

2. Tính toán chi phí sản xuất kinh doanh 61

3. Phân tích doanh thu 62

4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 63

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 65

 

XI. Đánh giá tác động môi trường 65

1. Đánh giá tác động môi trường 65

2. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm chỉ thị 66

3. Đánh giá mức độ tác động của dự án đến môi trường khu vực 68

4. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu những tác động có hại 75

5. Kết luận và kiến nghị 78

 

XII. Phương án sử dụng lao động 79 

 

CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC

  VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 80

1. Kế hoạch thực hiện  80

2. Thi công 80

3. Môi trường 80

4. Quản lý 80

 

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1. Kết luận 81

2. Kiến nghị 81

 

CHƯƠNG V: BẢN VẼ 81

 

 NỘI DUNG DỰ ÁN

 

I. Sự cần thiết đầu tư và cơ sở pháp lý của dự án:

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Huyện Gia Viễn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Bình, một tỉnh nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch dần sang cơ cấu công nghiệp.

Đi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất là vấn đề chất thải rắn. Theo dự báo đến năm 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở địa bàn huyện Gia Viễn là trên 14,000 tấn/năm, lượng chất thải công nghiệp nguy hại là 16.7 tấn/năm (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch mạng lưới thu gom, điểm trung chuyển và xử lý chất thải rắn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Mặc dù thời gian qua các cấp ngành đã quan tâm tới công tác quản lý môi trường nhưng công tác này đặc biệt là với chất thải rắn vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại huyện Gia Viễn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung, vẫn còn 9/12 xã chưa có tổ đội thu gom chất thải rắn, các trang thiết bị hiện có còn thô sơ và thiếu (chủ yếu dùng các xe cải tiến tự chế)... Công tác xử lý chất thải rắn tại các xã không đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải rắn chỉ được đổ tự nhiên ra các bãi rác tự phát trên địa bàn. Tình trạng xả thải rác bừa bãi, hiệu suất thu gom rác thấp cộng thêm thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, các khu xử lý chất thải rắn và sự vận hành bãi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng trên địa bàn huyện Gia Viễn.

Vì vậy việc đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn ” là hoạt động cần thiết và cấp bách. Dự án được triển khai sẽ đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu sau:

- Giải quyết tình trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như hiện tại, bảo đảm cảnh quan môi trường và chất lượng cuộc sống.

- Phân loại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngay từ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Viễn.

- Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp có công nghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004, ISO 9001:2008, OHSAS 18001:2007.

- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.

- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong công tác quản lý chất thải, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.

Từ những phân tích và đánh giá nêu trên, đồng thời đối chiếu với năng lực quản lý và tài chính của mình, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu DHBK đề nghị được nghiên cứu và triển khai Dự án “Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn”. Dự án dự kiến xin được triển khai tại xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

 

2. Cơ sở pháp lý

Văn bản pháp lý

ü Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

ü Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

ü Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

ü Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

ü Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

ü Nghị định số 209/2004/NĐ–CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

ü Nghị định số 08/2005/NĐ–CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về việc hướng dẫn lập và quản lý Quy hoạch xây dựng;

ü Nghị định số 108/2006/NĐ–CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

ü Nghị định số 59/2007/NĐ/CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý Chất thải rắn;

ü Nghị định số 174/2007/NĐ–CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

ü Nghị định số 04/2009/NĐ–CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

ü Thông tư số 12/2006/QĐ–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v Hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;

ü Quyết định số 23/2006/QĐ–BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường V/v Ban hành danh mục Chất thải nguy hại;

ü Quyết định số 22/2006/QĐ–BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường V/v Bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

ü Thông tư số 39/2008/TT–BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ–CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

ü Thông tư số 121/2008/TT–BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính vê Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

ü QCXDVN 01: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ–BXD ngày 03/04/2008;

ü Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng;

ü Thông tư số 07/2008/TT–BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

ü Quyết định số 21/2005/QĐ–BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v Ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;

 

Các căn cứ về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng

ü TCVN 5949:1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);

ü TCVN 3985:1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức âm tương đương);

ü Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

ü TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Y tế;

ü QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

ü QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

ü QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

ü QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

ü QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

ü QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

ü QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

ü QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

ü QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

ü QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

ü QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

 

II. Hình thức đầu tư:

1. Hình thức đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới.

 

2. Chủ đầu tư :

Ø Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu DHBK

Ø Mã số thuế : 2700.607.668

Ø Đại diện pháp luật : Dương Ngọc Bẩy

Ø Chức vụ : Chủ tịch hội đồng quản trị

Ø Địa chỉ trụ sở : 372 Bình Yên Tây, Phường Ninh Khánh, Tỉnh Ninh Bình.  

Ø Email : dhbk.jsc@gmail.com     

Bảng: Ngành nghề kinh doanh

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (Dầu, mỡ, nhờn)

4661 (Chính)

2

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (dịch vụ quản lý khai thác chợ, trung tâm thương mại, XNK các mặt hàng công ty kinh doanh)

8299

3

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

6810

4

Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất

6820

5

Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống

56101

6

Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu (sản xuất, triết xuất, đóng gói dầu, mỡ, nhờn)

23990

7

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Chi tiết: vận tải hàng hóa, vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải)

4933

8

Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môto, xe máy

45431

9

Chuẩn bị mặt bằng

43120

10

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Giao thông, thủy lợi, viễn thông, cấp thoát nước, đường điện và trạm biến áp đến 110KV, các hệ thống chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật công nghiệp và công trình văn hóa)

4290

11

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

4663

12

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (chi tiết: vận tải hàng hóa, vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải)

5022

13

Khách sạn

55101

14

Bán buôn ôtô và xe có động cơ khác

4511

15

Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại

3821

16

Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

3822

17

Thu gom rác thải độc hại (không chứa, phân loại, tái chế rác thải)

3812

18

Thu gom rác thải không độc hại (không chứa, phân loại, tái chế rác thải)

3811

19

Tái chế phế liệu (dung môi, nhớt thải, chì, bình ắc quy, rác thải công nghiệp điện, điện tử công nghiệp)

3830

20

Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại

46697

21

Hoạt động cấp tín dụng khác (dịch vụ cầm đồ)

6492

22

Bán buôn kim loại và quặng kim loại (chi tiết: bán buôn sắt thép, ống thép, kim loại màu)

4662

23

Vận tải hành khách đường bộ khác

4932

24

Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng

77302

 

III. Tình hình thực trạng khu vực Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

 

1. Vị trí địa lý

Gia Viễn là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực Nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

 

Hình: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

 

Huyện gồm có thị trấn Me và 20 xã với tổng diện tích là 178.5 km2 với ranh giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Tây giáp huyện Nho Quan;

+ Phía Nam giáp huyện Hoa Lư;

+ Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam;

+ Phía Đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định.

 

2. Địa hình 

Địa hình huyện Gia Viễn phân bố không đồng đều: núi đá vôi xen kẽ đồi trọc và ruộng canh tác. Vùng đất  này được thiên nhiên ban tặng nhiều hang động đẹp.

 

3. Khí hậu

Gia Viễn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và của núi rừng nhiệt đới. Bên cạnh đó, Gia Viễn còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Về mùa hè, khí hậu nóng bức, có lượng mưa lớn bình quân hàng năm tới 1,800 mm. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do địa hình nhiều ô trũng, núi đồi bao bọc.

 

4. Tài nguyên đất

Năm 2009, toàn huyện Gia Viễn có tổng diện tích đất là 17,846.4 ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp chiếm 9,567 ha, đất lâm nghiệp chiếm gần 3,222.9 ha, đất chưa sử dụng chỉ có khoảng 947.4 ha. Trong phần diện tích đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chiếm gần 8,136 ha sử dụng phần lớn để trồng lúa. Do vậy, có thể nói Gia Viễn là một huyện chuyên về trồng lúa. Sau đất trồng lúa là đất rừng.

Tính từ năm 2000 đến năm 2009, cơ cấu sử dụng đất của huyện Gia Viễn có một số biến động: đất chưa sử dụng giảm nhanh từ 5.5 nghìn ha năm 2000 đến 2009 chỉ còn hơn 947.4 nghìn ha; đất chuyên dùng tăng từ hơn 1.7 nghìn ha đến hơn 3 nghìn ha; đất khu dân cư tăng từ 645ha lên 802.4 ha; đặc biệt đất lâm nghiệp tăng từ 599 ha lên gần 3,222.9 ha. Tuy nhiên, đất cho nông nghiệp chỉ tăng từ 9.2 nghìn ha lên 9,567 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm hầu như không tăng, đất trồng cây lâu năm tăng từ 38ha lên 739.6 ha, diện tích đất trồng cỏ giảm từ 13.3 ha xuống còn 7.3 ha.

 

Bảng: Tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn từ 2000 - 2009

Diện tích đất đai (ha)

2000

2006

2007

2008

2009

Tổng số

17,846.4

17,846.4

17,846.4

17,846.4

17,846.4

Trong đó:

 

 

 

 

 

1. Đất nông nghiệp

9,283.5

9,925.0

9,925.0

9,567.0

9,567.0

Trong đó:

 

 

 

 

 

+ Cây trồng hàng năm

8,318.3

8,462.6

8,390.2

8,136.9

8,136.9

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Lúa

7,750.4

7,850.0

7,825.2

7,605.0

7,605.0

+ Cây lâu năm

38.7

751.6

743.9

739.6

739.6

+ Đất trồng cỏ

13.3

7.3

7.3

7.3

7.3

+ Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

328.6

703.5

783.6

667.8

667.8

2. Đất dùng vào lâm nghiệp

599.4

3,112.3

3,194.8

3,222.9

3,222.9

3. Đất chuyên dùng

1,742.5

2,014.3

2,957.7

2,338.2

3,306.7

4. Đất khu dân cư

645.4

732.4

763.8

802.4

802.4

5. Đất chưa sử dụng

5,575.6

2,062.4

1,005.1

947.4

947.4

- Đất bằng

564.0

644.6

620.2

605.0

605.0

- Đất đồi núi

306.6

479.0

41.6

34.2

34.2

- Đất có mặt nước

1,087.1

-

-

-

-

- Đất chưa sử dụng khác

3,617.9

938.8

343.3

308.2

308.2

 

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn năm 2009

 

5. Tài nguyên du lịch

Phía Bắc huyện có dãy núi đá vôi với nhiều hang động đẹp như động Thung Lau (Gia Hưng), Hang Cá (Gia Vân), Động núi Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động). Đặc biệt, vùng này có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước kết hợp du lịch sinh thái Vân Long đang được Nhà nước đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du khách cũng như các nhà khoa học tới nghiên cứu hệ động thực vật. Khu bảo tồn sinh thái Vân Long rộng 3,500ha trải dài trên 6 xã (Gia Vân, Gia Hòa, Gia Lập, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Hưng) với 12,000 ha đất ngập nước, 2,000 ha núi đá vôi. Phía Đông Nam huyện có dãy núi đá Gia Sinh giáp Cố đô Hoa Lư và một số hang động khá rộng nằm trong dự án xây dựng khu du lịch Tràng An.

Bên cạnh đó, Gia Viễn còn có nguồn nước khoáng Kênh Gà nhiệt độ trung bình 600C. Ngã ba Kênh Gà nơi hợp lưu giữa hai con sông Hoàng Long và sông Lạng được gọi là Vọng Ấm, là nơi quần tụ của nhiều loài cá. Vì vậy, ở đây đã hình thành một làng chài Kênh Gà.

Ngoài ra, Gia Viễn có rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh như: đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng - tại thôn Vân Bòng, xã Gia Phương cùng với nhiều đình, chùa, hang động nằm ở hầu hết các xã trong huyện đều in đậm dấu ấn của lịch sử. Nhiều công trình đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

IV. Các phương án và công nghệ tái chế - xử lý chất thải:

Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn

1. Quy trình công nghệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt

Dự án sẽ tiến hành thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn một số xã của huyện Gia Viễn, sơ đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt như sau:

Hình: Sơ đồ quá trình xử lý chất thải sinh hoạt

 

1.1. Quy trình phân loại chất thải

Chất thải được thu gom từ các điểm phát sinh trên dịa bàn huyện và các cùng lân cận, được tập kết về nhà máy. Sau khi qua trạm cân, các xe trung chuyển sẽ đổ chất thải vào phuễ nạp liệu, sau đó chất thải đươc đưa lên băng truyền dẫn về máy tách từ, máy có nhiệm vụ loại bỏ kim loại có trong chất thải. Chất thải tiếp tục được phân loại bằng tay bởi công nhân của nhà máy ( 10 người/ca làm việc). Chất thải sau khi được phân loại sẽ được vận chuyển bằng cơ giới về các khu xử lý chức năng. Riêng phần chất thải có khả năng tái chế sẽ được ép thành từng kiện, để dễ lưu trữ

Quá trình phân loại có các dòng sản phẩm như sau:

Chất thải có khả năng tái chế (nhựa, kim loại, giấy, nilon);

Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng cao (giẻ lau, bao bì, cặn dầu,…);

Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng trung bình và thấp (cặn sơn, bùn thải, …);

Dung môi thải, dầu nhớt thải các loại;

Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm, lá cây…).

 

1.2. Quy trình chế biến hạt nhựa

Công nghệ cắt tạo hạt trong nước (underwater palletizing): Nhựa đùn ra khỏi khuôn tạo hạt gắn sau máy đùn sẽ được cắt ngay trên bề mặt khuôn tạo hạt được ngâm trong khoan kín chứa đầu nước.

Hình: Sơ đồ chế biến hạt nhựa

 

Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn bố trí xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn. Những sợi này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng lại. Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đi bằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa hay sử dụng máy hút chân không để tránh nước văng ra khu vực xung quanh máy. Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục gọi là máy cắt sợi, nhựa được cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi vào máy tách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.

Một hệ thống tạo hạt kéo sợi thông thường gồm những thiết bị như sau:

     1)     Khuôn tạo sợi gắn với thiết bị đùn.
     2)     Máng hay thùng nước làm nguội đủ dài (có thể dài tới 7,3m) để sợi nhựa được làm nguội và đông cứng, sử dụng vòi phun hay luồng khí thổi trực tíêp lên sợi nhựa để lấy đi phần nước còn bám vào sợi nhựa khi chúng được kéo ra khỏi thùng nước làm nguội.
     3)     Bộ dao cắt gồm một rôto gắn những lưỡi dao có thể thay thế và một dao cố định để cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ hình trụ.
     4)     Máy sang tách hạt để vận chuyển và tách những mạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.
     Hệ thống kéo sợi được bố trí theo phương thẳng hàng với các thiết bị nối tiếp nhau, bề ngang thông thường khoảng 2 hay 3 feet, và chiều dài có thể lên đến 35 feet (10.7m) tùy theo kích thước và bố trí lắp đặt thùng nước làm nguội, bộ phận thổi khí, dao cắt tạo hạt và lưới sang.

 

1.3. Công nghệ ép chất thải thành viên đốt

Chất thải còn lại sau khi sàng (có kích thước > 5mm) là những chất không có khả năng phân hủy và những phần chất thải có kích thước lớn (được tách ra từ quá trình phân loại). Lượng chất thải này có khối lượng là 5 tấn/ngày. Độ ẩm của chất thải này khoảng 40%, nên trọng lượng khô còn lại là 3 tấn/ngày.

Công suất ép chất thải thành thanh đốt là: 3 tấn/ngày.

Các loại chất thải còn lại gồm bông băng, vải, giẻ lau, nhựa, mốp xốp, cao su mềm,…và các loại plastic không có khả năng tái chế là những chất có nhiệt lượng cao (khoảng 10.000 kcal/kg). Tuy nhiên, các loại chất thải này cháy rất nhanh và không hoàn toàn. Trong khi đó, vỏ trấu là nguyên liệu sạch có nhược điểm là nhiệt lượng thấp và khó bắt cháy. Sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu này sẽ khắc phục được các nhược điểm. Tỉ lệ kết hợp của hai nguyên liệu này là 1:1, hỗn hợp này được cho vào máy đùn ép áp lực cao, đóng khuôn và sản phẩm là thanh đốt. Sản phẩm này được lưu trữ, chờ xuất cho các doanh nghiệp cần nhiên liệu đốt.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của dây chuyền:

Thành phần viên đốt công nghiệp

1.4. Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh

Các thông số cơ bản trong thiết kế bãi chôn lấp

Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.

Trong điều kiện tự nhiên đặc thù của khu xử lý chất thải Gia Viễn, bãi chôn lấp hợp vệ sinh được quy hoạch và thiết kế xây dựng theo nguyên tắc sau:

a. San nền, thiết kế tổng mặt bằng:

- Do địa hình không bằng phẳng, có nhiều đồi nên bãi chôn lấp được thiết kế vận hành kiểu bậc thang, mở dần từ thấp lên cao; các ô chôn lấp được thiết kế và xây dựng theo địa hình tự nhiên. Công tác san nền chỉ thực hiện san nền cục bộ.

- Bãi chôn lấp được chia thành các ô chôn lấp, kiểu nửa chìm nửa nổi. Quy mô của ô chôn lấp được xác định theo khối lượng chất thải và mô hình chôn lấp sao cho thời gian vận hành mỗi ô từ 2-5 năm.

- Xung quanh bãi chôn lấp chất thải nguy hại có vùng đệm đóng vai trò là màn chắn tầm nhìn và cách ly, đồng thời cũng đóng vai trò là đường biên an toàn trong trường hợp có sự cố rò rỉ chất thải. Trong vùng đệm trồng cây hoặc gờ chắn, bảo đảm khả năng ngăn cách bãi chôn lấp với bên ngoài. Chiều rộng nhỏ nhất của dải cây xanh cách ly là 10 m.

b. Kết cấu thành, đáy; hệ thống thu nước rò rỉ và thu khí ga

- Đảm bảo chống thấm nước rác. Thành và đáy ô chôn lấp được thiết kế lớp chống thấm có hệ số thấm tối đa 10-7 cm/s, bề dày tối thiểu đạt 60cm và lớp cát dầy 300mm để thoát nước.

- Do điều kiện đất tại chỗ có độ thấm cao, đáy và thành ô chôn được lót 01 lớp HDPE dầy 1.5mm có hệ số thấm 10-11cm/s, đáp ứng yêu cầu lắp đặt lớp chống thấm theo tiêu chuẩn quy định.

- Đất phủ là đất san lấp tại chỗ. Ô sau khi chôn lấp được phủ lớp HDPE, đất phủ và trồng cỏ trên mặt.

- Mỗi ô chôn lấp có một hệ thống thu gom nước rác. Hệ thống thu gom nước rác gồm nhiều tuyến chính chạy theo hướng dốc của ô chôn lấp. Các tuyến nhánh dẫn nước về tuyến chính. Nước rò rỉ từ các tuyến chính dẫn về hố thu, sau đó được bơm lên trạm xử lý bằng bơm nhúng chìm đặt tại hố thu. Đường ống thu gom nước rác có độ bền hóa học và cơ học trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp, sử dụng ống HDPE, uPVC, PVC.

- Nước rác được xử lý bằng phương pháp hóa lý và sinh học. Tiêu chuẩn xử lý : nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn TCVN 7733 :2007, cột A.

- Kiểm soát khí sinh ra từ ô chôn rác: Khí gas phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các khí NH3, CO, CO2, H2, H2S, CH4, N, O2, …. CO2 và CH4 là các khí chủ yếu sinh ra từ sự phân hủy kị khí các thành phần chất thải.

- Hệ thống thu gom khí sinh ra từ ô chôn rác bằng ống HDPE có đục lỗ đặt trong giếng thu khí. Hệ thống thu khí được bố trí là các giếng thu khí thẳng đứng với ống HDPE có 1/3 đoạn đường ống phía dưới cùng là ống khoan lỗ lồng trong ống thép có lỗ khoan, khoảng giữa ống HDPE và ống thép lèn chặt đá dăm. Khí gas thu được nhờ sự chênh lệch áp suất tạo ra do máy hút chân không. Các giếng đứng này thu gom khí về trạm xử lý khí gas.

- Khí gas sau khi thu gom từ các giếng thu khí được đốt bằng các đầu đốt (Flare) đặt tại miệng giếng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và vấn đề hiệu ứng nhà kính gây ra bởi kí gas.

c. Hệ thống thoát nước mưa

- Chung quang bãi chôn lấp có hệ thống thu gom và thóat nước mưa riêng và dẫn vào các hệ thống thoát nước mưa của khu vực.

- Hệ thống thoát nước mưa gồm các mương thoát nước mưa. Do 2 bãi chôn lấp của mỗi giai đoạn được quy hoạch nằm trọn hai quả đồi nên chỉ chịu ảnh hưởng của lượng nước mưa cục bộ, không chịu ảnh hưởng nước lũ tràn từ nơi khác vào bãi chôn lấp. Tiết diện mương thoát nước mưa được tính toán thiết kế đảm bảo khả năng tiêu thoát nước có tần suất lưu lượng mưa cao nhất và có độ bền vững đảm bảo trong suốt quá trình vận hành bãi chôn lấp. Ở những vị trí dốc có dòng chảy mạnh, sẽ tiến hành thiết kế các mương tiêu năng, kè đá, đề phòng nước phá bờ kênh chảy vào bãi chôn lấp.

d. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm:

- Bãi chôn lấp có hệ thống giếng quan trắc nước ngầm, nhằm quan trắc định kỳ và giám sát chất lượng nước ngầm khu vực trong giai đoạn vận hành và giai đoạn cần kiểm soát bãi chôn lấp sau khi đã đóng bãi.

- Xung quanh giếng quan trắc nước ngầm có biển báo “Giếng quan trắc nước ngầm”.

 

Tính toán thiết kế ô chôn lấp điển hình

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế với các đặc điểm chính như sau:

- Mức độ nén rác trong ô chôn lấp, tính theo khối lượng riêng (700 kg/m3);

- Chiều cao rác trong ô chôn lấp bình quân khoảng 10m, hiệu suất sử dụng ô chôn lấp là 70% (thể tích ô chôn lấp dùng cho lớp phủ trung gian và các hệ thống thu hồi nước rỉ rác, thu khí…)

- Hiệu suất sử dụng đất của bãi chôn lấp là 70%, phần diện tích đất còn lại dùng làm đường công vụ, mương thoát nước, bãi tập kết đất, cây xanh cách ly và đất dự trữ…

- Các ô chôn lấp được thiết kế có diện tích vừa đủ để lấp đầy trong thời gian 3-5 năm.

Tiêu chuẩn thiết kế ô chôn lấp điển hình

+ Hình dạng ô chôn lấp hình chữ nhật

+ Kích thước ô bình quân 6,500 m2

+ Chiều cao của 1 lớp rác 2 m

+ Số lớp rác 5 lớp

+ Chiều dày của vật liệu che phủ trung gian 0.2 m

+ Hệ số nén rác 700 kg/m3

+ Hệ thống thu gom và xử lý khí bãi chôn lấp: lắp đặt trong quá trình vận hành bãi chôn lấp.

+ Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác: hệ thống thu gom nước rỉ rác về hố thu sau đó bơm về trạm xử lý nước thải tập trung của khu xử lý.

 

Quy Trình Chôn Lấp

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn.

Do chất thải rắn chôn lấp là phần còn lại sau xử lý chế biến phân compost nên công tác chôn lấp hoàn toàn chủ động. Các ô chôn lấp sẽ được che bạt trong những tháng có lượng mưa lớn từ tháng 6 đến tháng 10 (là những tháng có lượng mưa cao > 250mm/tháng). Chất thải rắn sẽ được tồn trữ tại bãi chứa của trạm xử lý tái chế phân compost và sẽ được đưa đi chôn lấp trong mùa khô và những tháng hoặc những ngày có lượng mưa thấp. Diện tích bãi chứa cần thiết khoảng 2,000 m2, có khả năng tồn trữ lượng chất thải rắn khoảng 4,000 tấn, chiều cao đống khoảng 4m (0,4 tấn/m3).

Phần chất thải rắn từ bãi chứa của trạm xử lý tái chế chất thải làm phân compost được xe chuyên dùng vận chuyển tới ô chôn lấp. Tại đây chất thải rắn được đổ thành từng lớp có chiều dày không quá 0.7m và được san phẳng bằng xe ủi và tiến hành đầm nén đến khi đạt được độ cao 2m, sau đó sẽ được đầm nén kĩ bằng xe chuyên dụng để đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau khi đầm nén là 0.7 (tấn/m3).

Mỗi ô chôn lấp dự kiến chôn 5 lớp chất thải, mỗi lớp dầy khoảng 2m và mỗi lớp được phủ bằng một lớp phủ trung gian, sử dụng đất tại chỗ, bề dày lớp phủ là 0,2 m, Dùng xe ủi san phẳng đất, xe lu nén tạo độ dốc thoát nước mưa. Phần đào (dưới mặt đất) chứa 3 lớp chất thải và phần trên mắt đất sẽ đắp 2 lớp chất thải. Độ dốc mặt bên bãi chôn lấp phải đảm bảo cho việc thoát nước tốt và không gây sạt lở. Trong quá trình chôn lấp sẽ tiến hành đồng thời việc lắp đặt ống thu khí. Khí sinh ra từ ô chôn rác được thu gom bằng ống thu khí nằm ngang nối vào giếng thu khí đứng, sau đó được đốt bằng các đầu đốt (flare) đặt ngay trên miệng giếng.

Đối với khu vực mới đổ chờ phủ lớp đất trung gian hoặc do điều kiện thời tiết quá xấu không cho phép phủ ngay lớp phủ trung gian trong ngày phải sử dụng tấm bạt nhựa che phủ tạm thời nhằm chống lại sự phát tán mùi hôi, hạn chế lượng nước mưa thấm vào làm tăng lượng nước rỉ rác.

 

2. Công nghệ tái chế nhớt thải của nhà máy

Các quá trình công nghệ được tiến hành theo trình tự như sau:

(1) Khử nước và tách loại khí gas trong dầu nhờn thải bằng phương pháp gia nhiệt;

(2) Chưng cất phân đoạn chân không bằng phương pháp làm bay hơi hoàn toàn;

(3) Chưng cất tiếp xúc nhiệt xử lý màu bằng đất sét tẩy trắng;

(4) Lọc;

(5) Pha chế dầu nhờn thương phẩm.

 

2.1. Khử nước và tiền chưng cất

Từ các bồn dự trữ, dầu nhờn thải với nhiệt độ gần 20oC được bơm vào hệ thống làm nóng. Nguồn nhiệt làm nóng được tận dụng từ nguồn nhiệt của quá trình chưng cất phân đoạn. Hệ thống thiết bị làm nóng bao gồm 01 bình dung tích 5 m3, 01 bơm tuần hoàn và 01 thiết bị ngưng tụ/làm mát.

Hình: Sơ đồ mô tả quy trình khử nước

 

Giai đoạn đầu của quy trình tái chế dầu nhờn là sự kết hợp giữa việc khử nước và tiền chưng cất. Từ bộ phận làm nóng, dầu thải được bơm vào phía trên đỉnh của cột tổ hợp 2 tầng với nhiệt độ xấp xỉ 90oC. Để tiết kiệm nhiên liệu, dầu nhờn được đun nóng đến nhiệt độ 2400C ở phần đáy thiết bị được bơm ngược lên phần trên của cột tổ hợp, trộn với dầu thải đưa vào từ đỉnh (90oC) tạo thành hỗn hợp dầu ở phần trên cột tổ hợp đạt xấp xỉ 1300C. Nước dạng liên kết và không liên kết được tách ra khỏi dầu thải và dẫn sang bộ phần ngưng tụ và thiết bị tách thu hồi dầu nhẹ. Dầu đã được khử nước ở nhiệt độ xấp xỉ 240oC được dẫn sang thiết bị biến đổi nhiệt, máy làm mát và được dự trữ trong bồn chứa ở nhiệt độ khoảng 1600C.

 

2.2. Bay hơi hoàn toàn

Bước kế tiếp của quy trình là làm bay hơi hoàn toàn dầu thải. Dầu thải đã khử nước và khử nhiên liệu được bơm định lượng vào tháp chưng cất màng mỏng (dung tích 22.5 m3). Tất cả dầu thải được đun sôi đến 3250C tại điểm chân không 2 – 3mm m.c (cột thủy phân). Tại tháp làm bay hơi hoàn toàn, dầu nhờn thải được chưng cấp phân đoạn thành 03 thành phần chính: (1) khí gas (gas oil), (2) dầu diesel, dầu nhẹ (spindle oil) và dầu nặng (dầu gốc) và (3) phần không bay hơi (cặn mazut). Phần khí và khí – lỏng bao gồm khí gas và dầu nhẹ thoát ra khỏi thiết bị bay hơi sang thiết bị ngưng tụ và làm mát. Hỗn hợp hơi dầu nặng và dầu nhẹ chiếm gần 90% của nguồn đầu vào được ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và được lưu trữ trong bồn 10m3. Cuối cùng, xấp xỉ 10% dầu thải không bay hơi được (cặn mazut) được thu vào bộ phận làm mát bằng nước. Cặn mazut có thể được chế biến thành nhựa đường (trộn với bentonic) hoặc làm chất chông thấm. Nhựa đường được lưu trữ trong bồn dung tích 8 m3.  

Hình: Sơ đồ mô tả quy trình bay hơi hoàn toàn.

 

2.3. Chưng cất tiếp xúc nhiệt

Quá trình tiếp theo là giai đoạn khử màu và chưng cất phân đoạn dầu đã được bay hơi và làm lạnh từ giai đoạn trên. Thiết bị vận hành theo hệ thống chân không xấp xỉ từ 80 – 100 mm m.c và nhiệt độ xấp xỉ 2800C. Xúc tác đất sét đã hoạt hóa xấp xỉ 3% - 3.5% theo trọng lượng được cho thêm vào dầu đã được làm bay hơi trong bồn khuấy trộn nhằm mục đích cải thiện màu sắc của dầu. Từ bồn khuấy trộn, dầu và đất sét ở dạng huyền phù được bơm qua thiết bị gia nhiệt đến 280oC, sau đó dẫn vào thiết bị bay hơi dạng vỏ áo. Sản phẩm chính là dầu gốc chứa đất sét tẩy trắng được bơm sang thiết bị ép lọc ở khâu tiếp theo. Sản phẩm phụ ở thể khí (dầu nhẹ, dầu diesel) ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ. Hỗn hợp này được gia nhiệt trực tiếp bằng hơi nước tại cột dầu spindle, nơi dầu spindle và dầu diesel được phân tách ra sau khi xử lý bằng đất sét tẩy trắng. Trong trường hợp dầu spindle thể nhũ tương được yêu cầu (cho dầu thủy lực v.v…), có thể thực hiện việc chưng cất lại dầu spindle tại thiết bị bay hơi kiểu ống.

Hình: Sơ đồ mô tả quy trình chưng cất tiếp xúc nóng.

 

2.4. Lọc

Thiết bị lọc thường vận hành với bộ lọc được phủ và thiết bị lọc khung. Dầu gốc chứa đất sét tẩy trắng ra khỏi tháp chưng cất thông qua thiết bị làm mát và chảy vào các máy nghiền chân không (bồn tiếp nhận trung gian). Từ đây, dầu gốc được bơm vào thiết bị lọc tạo thành phẩm. Dầu spindle và dầu diesel cũng được lọc bằng một thiết bị lọc phụ trợ. Đất sét tẩy trắng thu được ở giai đoạn lọc có hình dạng bánh bùn. Sản phẩm lọc được bao gồm dầu gốc, dầu spindle, dầu diesel được lưu trữ trong các bồn chứa và được rút ra bằng hệ thống bơm.

Toàn bộ các quá trình tái chế dầu nhờn thải được thực hiện bằng một hệ thống kín tại xưởng tái chế.

 

Hình: Sơ đồ mô tả quy trình lọc dầu thành phẩm.

 

2.5. Pha chế dầu nhờn thương phẩm

Dầu gốc nặng và dầu gốc nhẹ, sản phẩm của dây chuyền tái chế dầu nhờn thải, được bơm sang xưởng pha chế và đóng rót. Tại đây, dầu gốc được kiểm tra đặc tính và sau đó bổ sung các loại phụ gia tùy theo yêu cầu về sản phẩm đối với dầu công nghiệp; dầu bôi trơn động cơ xe đò, xe tải, xe khách; dầu bôi trơn động cơ xe máy, xe ô tô, v.v. Các tính năng của dầu bôi trơn được phục hồi bằng cách bổ sung thêm các phụ gia C - 150 và DF - 11. Phụ gia C - 150 tạo ra các tính chất chống oxy hóa, chịu mài mòn và chống ăn mòn cho dầu; còn phụ gia DF - 11 sẽ tạo cho dầu các tính chất tẩy rửa, trung hòa và phân tán ổn định.

 

2.6. Quy trình tiếp nhận dầu nhờn thải và xuất sản phẩm

Quy trình tiếp nhận dầu nhờn thải

Dầu nhờn thải được thu mua từ các cơ sở thu mua dầu nhờn thải hoặc các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng xe và được vận chuyển đến nhà máy bằng xe chở dầu hoặc chứa trong các thùng phuy 220 lít. Khối lượng dầu nhập vào được xác định bằng cách cân các xe chở dầu và và ra khỏi nhà máy. Dầu nhờn thải được bơm vào bồn tiếp nhận (dung tích 3.5 m3) có bộ phận lọc để loại bỏ các tạp chất. Trong giai đoạn này cũng sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng dầu thải. Các chỉ tiêu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của nhà máy bao gồm: PCB, Clo, Sulfur, tổng lượng tro, lượng nước,… Sau đó, dầu nhờn thải được bơm từ bồn tiếp nhận vào các bồn chứa dự trữ lớn hơn (dung tích 10 m3).

Hình: Sơ đồ mô tả quy trình tiếp nhận dầu thải.

 

Quy trình xuất sản phẩm

Sản phẩm từ quá trình tái chế dầu nhờn thải được chuyển đến đối tượng tiêu thụ bằng những hình thức sau đây: Dầu nhờn thương phẩm được chứa trong các phuy 200 lít hoặc can nhựa dung tích nhỏ (1 lít, 4 lít) tùy yêu cầu của khách hàng.

Các xe tải đều phải đi qua cầu cân để xác định trong lượng sản phẩm xuất ra khỏi nhà máy bằng cân điện tử. 

 

3. Quy trình sản xuất mỡ bôi trơn công nghiệp

Lượng cặn dầu từ quá trình tái chế dầu nhớt của nhà máy sẽ được thu gom làm nguyên liệu cho dây truyền sản xuất mỡ bôi trơn, công suất của hệ thống là 500 Kg/ngày. Nguyên liệu sau khi được loại bỏ tạp chất ban đầu sẽ được đưa vào nồi phản ứng, trong đó xảy ra quá trình xà phòng hoá tạo ra chất làm đặc tạo cấu trúc bằng cách thêm vào các phụ gia đồng hóa. Tiếp theo là quá trình phân tán cơ nhiệt để tạo ra hệ bán sản phẩm đồng đều. Sau đó, hệ bán sản phẩm đồng đều được đưa vào quá trình làm nguội kết tinh tạo cấu trúc mỡ.

 

Sơ đồ pha chế mỡ bôi trơn công nghiệp:

 

Hình: Sơ đồ Bacth

 

4. Công nghệ lò đốt chất thải

Dự án dự kiến sẽ lắp đặt 01 lò đốt công suất mỗi lò là 1000 kg/giờ, chất lượng khí thải phát sinh sau khi xử lý đảm bảo thoả mãn tiêu chuẩn cho phép do nhà nước quy định.

Các loại chất thải được xử lý bằng lò đốt như sau:

- Các loại chất thải trong quá trình thu gom, vận chuyển của nhà máy;

- Chất thải sinh hoạt có khả nằng đốt sau khi được phân loại;

- Bùn cặn từ quá trình tái chế nhớt thải.

 

Mô tả cấu tạo lò đốt:

Nguyên tắc của lò đốt chất thải công nghiệp là lò đốt hai cấp gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp. Cấu tạo lò đốt và quy trình hoạt động của lò đốt được trình bày như sau:

- Buồng đốt sơ cấp:

Buồng đốt sơ cấp dùng để hóa hơi chất thải rắn bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxy. Không khí cấp vào lò không đủ cho sự cháy mà chỉ cần đủ cho sự đốt nóng chất thải. Béc đốt bằng nhiên liệu dầu DO phun ngọn lửa vào buồng đốt với một góc phun thích hợp nhằm cung cấp nhiệt cho quá trình đốt nóng này. Khi nhiệt độ trong lò tới 250oC thì quá trình carbon hóa bắt đầu xảy ra. Cuối giai đoạn hóa hơi là giai đoạn đốt cháy lượng cặn carbon, nhiệt độ buồng sơ cấp tăng lên đến 950oC. Lúc này béc đốt sơ cấp không cần hoạt động nữa, nhiệt độ buồng sơ cấp sẽ được cung cấp bởi chính nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình phản ứng nhiệt phân. Khi đó cần phải tiến hành nạp một mẻ mới vào lò. Thời gian giữa hai lần nạp được xác định trong quá trình vận hành thử và hiệu chỉnh lò.

Nhiệt độ  trong buồng sơ cấp được kiểm tra bằng đầu dò lắp cố định. Vị trí lắp đầu dò phải đánh giá được bản chất cháy của lò nhưng không làm hư đầu dò khi cấp liệu vào.

Không khí cấp vào buồng sơ cấp bởi 1 quạt thổi vào dưới ghi lò, phun qua các lỗ nhỏ trên các tấm ghi phục vụ cho quá trình oxy hóa và đốt cháy chất thải.

- Buồng đốt thứ cấp:

Buồng đốt thứ cấp có nhiệm vụ đốt khí gas sinh ra từ buồng đốt sơ cấp. Khí gas được phối trộn với không khí cấp vào ở chế độ không khí dư để đảm bảo cháy hết.

Nhiên liệu trong buồng đốt được duy trì ở 1,000 – 1,200oC bởi 1 béc đốt chạy bằng nhiên liệu dầu DO và luôn được kiểm tra nhờ 1 bộ đầu dò lắp cố định trong buồng đốt điều khiển sự làm việc của béc đốt nhằm đảm bảo nhiệt độ cháy trong lò ở giá trị mong muốn. Tại đây, các chất ô nhiễm sinh ra từ buồng đốt sơ cấp được xử lý (đốt cháy) hoàn toàn.

 

- Thiết bị xử lý

Sau khi ra khỏi buồng đốt thứ cấp, khí thải được xử lý trong tháp xử lý khí nhằm loại bỏ các tạp chất ô nhiễm trước khi thải ra ngoài ống khói. Thiết bị xử lý bằng phương pháp lớp đệm vòng sứ có tưới dung dịch kiềm, bộ phận này đảm bảo các thông số khí thải đạt tiêu chuẩn do nhà nước quy định QCVN 02/2008 về chất lượng khí thải của lò đốt rác công nghiệp. Để tránh ăn mòn, thiết bị xử lý được chế tạo bằng vật liệu thép SUS – 304.

- Hệ thống điều khiển

Tủ điện điều khiển được thiết kế với mức độ tự động hóa cao nên việc vận hành hết sức đơn giản, nhẹ nhàng. Khi yếu tố nhiệt độ ở buồng đốt thứ cấp đạt trị số cho phép thì việc vận hành của người công nhân chỉ đơn giản là nạp liệu vào lò, còn các bước sau đó thiết bị điều khiển sẽ tự động xử lý bằng cách đóng mở hoặc tắt các béc đốt nhờ sensor nhiệt. Tuy nhiên việc điều khiển có thể đặt ở chế độ bằng tay nhằm tăng độ linh hoạt của hệ thống.

 

Thuyết minh công nghệ lò đốt:

Công nghệ xử lý chất thải áp dụng trong lò đốt rác FSI được thực hiện theo nguyên lý nhiệt phân và thiêu đốt ở nhiệt độ cao nhằm phân hủy hoàn toàn các chất thải nguy hại.

- Mở cửa buồng chứa rác, cho rác vào bộ phận nạp rác (mẻ đầu tiên có thể cho trực tiếp vào lò từ phía cửa lò mà không cần phải đưa qua cơ cấu nạp rác)…Sau một khoảng thời gian (tùy theo loại rác và kinh nghiệm của người vận hành) tiến hành nạp mẻ tiếp theo. Thỉnh thoảng mở cửa quan sát, kiểm tra quá trình nhiệt phân để điều chỉnh thời gian nạp rác thích hợp. Từ mẻ đốt thứ 3 trở đi, dùng que cào lò, cào cặn carbon về ngăn thấp hơn trong buồng đốt để đốt cháy hoàn toàn và xả tro xuống hộc chứa tro;

- Buồng đốt sơ cấp: Nhiệt độ buồng sơ cấp được duy trì ở nhiệt độ 600 – 800oC tạo điều kiện tối ưu cho chất thải cháy. Nhiệt độ được duy trì do hai béc đốt với nhiên liệu là dầu DO;

- Buồng thứ cấp: Nhiệt độ buồng thứ cấp được duy trì ở nhiệt độ 1,1000C tạo điều kiện tối ưu đốt cháy khói lò buồng sơ cấp (gồm khí cháy chưa hoàn toàn: CH4, C2H2, CO, ClxOy, NxOy, …) cho ra các khí cháy có tính ổn định. Nhiệt độ duy trì do hai béc đốt với nhiên liệu là dầu DO;

- Hệ thống trao đổi nhiệt: Kết cấu dạng thiết bị ống chùm tiết diện truyền nhiệt cao, dùng nước làm dung chất truyền nhiệt. Khói lò có nhiệt độ cao > 1.0000C khi vào thiết bị nhờ phễu phân phối được phân bố đều các ống nhiệt. Khói lò đi dọc theo chiều dài ống và truyền nhiệt lượng cho pha nước đi bên ngoài ống;

- Với tác dụng của thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ khói lò giảm nhanh (xuống < 2000C) đảm bảo tránh gây phát sinh quá trình tái hình thành các khí độc, đồng thời giảm đáng kể thể tích khói thải;

- Tháp làm mát giải nhiệt: Có thiết kế dạng tấm truyền nhiệt, không khí mát đi từ dưới lên do tác động của các quạt gió. Dung chất truyền nhiệt (nước) sau khi ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệt độ cao (thông thường có nhiệt độ khoảng  60 – 800C) dưới tác dụng của dòng không khí được làm mát xuống dưới 300C, được dẫn về bể chứa và tiếp tục được bơm tuần hoàn lên thiết bị giải nhiệt;

- Bể dung dịch truyền nhiệt: Nước sau khi làm mát được bơm tuần hoàn lại thiết bị trao đổi nhiệt;

-  Quạt gió: Quạt hút tạo áp lực âm trong lòng ống nhằm hút luồng khói ra khỏi lò đốt và các thiết bị trong toàn hệ thống;

- Tháp hấp thụ: Có kết cấu dạng thép không gỉ. Tác nhân hấp thụ là dung dịch kiềm được phun vào thiết bị dưới dạng sương nhằm tăng cường khả năng gây phản ứng hấp thụ, các khí độc hại được hấp thụ sạch nhờ các tác nhân hấp thụ, vật liệu chuyên dùng. Phần khí thải đạt tiêu chuẩn được thải ra ngoài không khí qua ống khói;

- Bể dung dịch kiềm:  Dung dịch kiềm từ bể chứa được bơm phun vào tháp rửa khí làm tác nhân rửa. Nước sau khi rửa khói dẫn qua thiết bị thu hồi muội khói trước khi về bể xử lý nước rửa khói, được bổ sung hóa chất trước khi bơm tuần hoàn về tháp hấp thu;

- Tro than sau khi đốt, cặn bùn sau khi xử lý nước rửa khói được chuyển về khu vực hóa rắn, thực hiện bê tong hóa và chuyển đi chôn lấp theo đúng qui định.

 

Thiết bị đầu tư là lò đốt FSI

Số lượng: 01 cái

 

Bảng: Thông số kỹ thuật của lò đốt FSI

 

STT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Giá trị

1

Công suất tiêu hủy rác

Kg/h

1000

2

Nhiệt độ buồng sơ cấp

0C

500 – 900

3

Nhiệt độ buồng thứ cấp

0C

1,000 – 1,300

4

Thời gian lưu khí

giây

1 – 2

5

Cường độ rối Re

-

7,000

6

Nhiệt độ khói thải thoát ra môi trường

0C

< 200

7

Tốc độ khói thải

m/s

20 – 25

8

Lưu lượng khí thải

N.m3/h

1,800 – 2,500

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha