Thiết kế quy hoạch cảng và dự án đầu tư xây dựng cảng và quy trình xin phép đầu tư xây dựng cảng hậu cần, cảng container và cảng nội địa, cảng vậy liệu xây dựng.
Ngày đăng: 06-07-2023
400 lượt xem
Thiết kế quy hoạch cảng và dự án đầu tư xây dựng cảng và quy trình xin phép đầu tư xây dựng cảng hậu cần, cảng container và cảng nội địa, cảng vậy liệu xây dựng.
MỤC LỤC
------—1–-----
LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 6
I.2. Quy hoạch chung đô thị Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030 8
I.2.1. Phạm vi lập quy hoạch 8
I.2.5. Định hướng phát triển đô thị 9
I.2.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 11
I.2.7. Quy hoạch sử dụng đợt đầu đến năm 2020 14
I.3. Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 15
I.3.2. Hiện trạng các cảng bến đang khai thác 15
I.3.3. Dự báo hàng hóa qua cảng 15
I.3.5. Định hướng quy hoạch 16
I.3.6. Quy hoạch chi tiết cảng, bến thủy nội địa đến năm 2020 16
I.3.7. Quy hoạch chi tiết luồng thủy nội địa đến năm 2020 18
I.4. Các căn cứ pháp lý lập quy hoạch 18
I.4.1. Căn cứ pháp lý chung 18
I.4.2. Căn cứ pháp lý riêng của dự án 19
I.4.3. Các nguồn tài liệu, số liệu 20
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ 21
CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 21
II.1. Ranh giới và phạm vi nghiên cứu dự án 21
II.1.1. Vị trí và ranh giới 21
II.1.2. Quy mô lập quy hoạch 22
II.2. Hiện trạng điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực lập quy hoạch xây dựng 22
II.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 22
II.2.2. Điều kiện khí tượng 23
II.3. Hiện trạng khu vực lập quy hoạch 25
II.3.1. Hiện trạng về dân cư và lao động 25
II.3.2. Về cơ sở hạ tầng giao thông 25
II.3.3. Kết nối hạ tầng kỹ thuật 27
II.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng khu vực 27
CƠ SỞ HÌNH THÀNH - TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ QUY MÔ CỦA 28
III.1. Chức năng khu vực lập quy hoạch 28
III.1.1. Cấu trúc ngành nghề kinh doanh 28
III.1.2. Các thành phần chức năng 28
III.2. Vùng hấp dẫn của dự án 28
III.3. Dự báo nhu cầu hàng hóa qua Khu Hậu cần cảng 29
III.4. Nhu cầu sử dụng đất và cầu cảng 29
III.4.1. Năng lực thông qua của bến 29
III.4.2. Tính toán nhu cầu kho chứa hàng 30
III.4.3. Tổng hợp công suất cầu cảng và kho bãi 31
III.5. Xác định quy mô đầu tư xây dựng Dịch vụ hậu cần cảng 32
III.5.1. Nhu cầu đầu tư cầu cảng 32
III.5.2. Nhu cầu đầu tư xây dựng kho bãi 32
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH MỞ RỘNG 34
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU 34
IV.1. Các nguyên tắc thiết kế 34
IV.2. Các chỉ tiêu quy hoạch 34
IV.2.1. Chỉ tiêu xây dựng cầu cảng 34
IV.2.2. Các chỉ tiêu về cân bằng sử dụng đất 34
IV.2.3. Các chỉ tiêu về xây dựng 35
BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, SỬ DỤNG ĐẤT 36
V.1. Cơ cấu phân khu chức năng 36
V.1.1. Tính chất của Dự án dịch vụ Hậu cần cảng 36
V.1.2. Phương án quy hoạch cơ cấu phân khu chức năng 36
V.2. Cơ cấu sử dụng đất và tổ chức không gian quy hoạch 37
V.2.2. Quy hoạch sử dụng đất 38
V.2.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan 39
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 45
VI.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, san nền 45
VI.1.1. Chỉ tiêu, yêu cầu về san nền kỹ thuật 45
VI.1.2. Hiện trạng địa hình khu vực 45
VI.2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật giao thông 47
VI.2.3. Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ 48
VI.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa 51
VI.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế 51
VI.3.2. Phương án thoát nước 51
VI.3.3. Mạng lưới thoát nước mưa 51
VI.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước sinh hoạt 53
VI.5. Quy hoạch hệ thống cấp nước PCCC 54
VI.6. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải 56
VI.6.1. Tiêu chuẩn thiết kế 56
VI.6.2. Lưu lượng nước thải khu cảng 56
VI.6.3. Mạng lưới thoát nước thải 57
VI.6.4. Thống kê khối lượng 57
VI.7. Quy hoạch hệ thống cấp điện và chiếu sáng 58
VI.7.1. Chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống cấp điện 58
VI.8. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc 63
VI.9. Hệ thống thu gom chất thải rắn 64
VI.10. Quy hoạch tổng hợp đường dây, đường ống 65
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 66
VII.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá môi trường 66
VII.3. Các yếu tố tác động môi trường 67
VII.3.1. Tác động đến môi trường không khí 67
VII.3.2. Tác động đến môi trường nước 68
VII.3.3. Tác động đến chất lượng đất 68
VII.3.4. Tác động đến các hệ sinh thái 68
VII.3.5. Tác động đến kinh tế xã hội 69
VII.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường 69
VII.4.1. Bảo vệ môi trường không khí 69
VII.4.2. Bảo vệ môi trường nước 70
VII.4.5. Giải pháp đảm bảo cảnh quan, môi trường 70
VII.5. Những nhận xét và kiến nghị 71
VII.5.3. Đối với việc đánh giá tác động môi trường 71
TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG HẠ TẦNG, 72
GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 72
VIII.1. Tổng chi phú xây dựng hạ tầng cho dự án: 72
VIII.2. Giải pháp nguồn vốn và tổ chức thực hiện 72
VIII.2.1. Khả năng thu xếp vốn: 72
Thiết kế quy hoạch cảng và dự án đầu tư xây dựng cảng và quy trình xin phép đầu tư xây dựng cảng hậu cần, cảng container và cảng nội địa, cảng vậy liệu xây dựng.
– w — Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020 |
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
DỰ ÁN DỊCH VỤ HẬU CẦN CẢNG
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN TAM THẮNG
ĐỊA ĐIỂM: P. PHƯỚC HÒA - TX. PHÚ MỸ - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------- Ϥ -------
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 1.987 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ theo đường biển đi vào vùng Đông Nam Bộ. Sự phát triển năng động của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Theo nhiệm vụ triển kinh tế xã hội, Quốc phòng An ninh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 thì mục tiêu tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung kế hoạch 5 năm 2016 ÷ 2020, tạo đà hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế toàn giai đoạn 2016 ÷ 2020, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giảm biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường phòng, chống tham nhũng. Để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, tạo sức hút đẩy nhanh việc triển khai các dự án hạ tầng và các dự án đầu tư vào KCN, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực xúc tiến, kêu gọi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tới nghiên cứu, khảo sát, chuẩn bị phương án đầu tư vào các dự án trong KCN của tỉnh.
Lĩnh vực kinh tế lợi thế, có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ lệ cao của tỉnh là công nghiệp, dịch vụ và logistics. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, ngoài các ngành truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ… một số ngành công nghiệp mới du nhập vào Bà Rịa - Vũng Tàu có kỹ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có xu thế tăng nhanh như hoá chất, cơ khí, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp, khai thác cảng biển.
Là tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn và là một trong những tỉnh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước. Theo sơ đồ phân bố, các KCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung tại các huyện, thị xã, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh thông qua khu cảng Cái Mép - Thị Vải.
Là tỉnh có hệ thống cảng nước sâu được quy hoạch phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận đội tàu biển thế giới có kích cỡ ngày càng gia tăng, chia sẻ lượng hàng hóa thông qua cảng biển Tp. Hồ Chí Minh và dần dần đóng vai trò cảng chính, cảng cửa ngõ quốc tế của khu vực phía Nam. Nếu thực hiện đúng theo quy hoạch thì đến năm 2030, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đảm nhận thông qua khối lượng hàng hóa khoảng 162÷296 triệu tấn/năm, trở thành cảng biển lớn nhất trong toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam. Các bến cảng đã và đang được xây dựng tại khu vực sông Thị Vải được thiết kế có thể tiếp nhận các tàu container trọng tải 80.000DWT đến 120.000DWT, các bến tại khu vực sông Cái Mép được thiết kế có thể tiếp nhận các tàu container trọng tải 110.000DWT đến 200.000DWT. Từ năm 2009, sau khi một số bến cảng container tại khu vực Cái Mép - Thị Vải đi vào hoạt động, tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải được nạo vét bằng vốn ODA Nhật Bản, đặc biệt sau quá trình hơn 2 năm thí điểm dẫn tàu trọng tải lớn đến 157.000DWT (sức chở 14.000TEU) vào, rời các bến cảng thành công, các hãng tàu đã đưa tàu mẹ vào khu vực đồng thời thiết lập nhiều tuyến hàng hải mới trực tiếp từ Cái Mép - Thị Vải đi châu Âu, châu Mỹ.
Thực tế lượng hàng thông qua khu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể khu cảng Cái Mép - Thị Vải trong những năm gần đây tăng trưởng rất nhanh: năm 2013 đạt 945.740teus, đến năm 2018 đạt 5.352.688 teus (tăng gần 6 lần, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 45,2%). Với kịch bản tốc độ tăng trưởng thị trường hàng hóa trung bình khoảng 30÷40% thì dự kiến đến 3÷5 năm tiếp theo sẽ đạt công suất theo quy hoạch theo quyết định số 3655/QĐ- BGTVT. Theo số liệu thống kê lượng hàng trung chuyển qua khu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng nhanh; tuy nhiên, có đến 80% lượng hàng nay được vận chuyển đến/về qua các trung tâm logistics tại Tp. Hồ Chí Minh, gần 20% lượng hàng còn lại được trung chuyển thẳng tới cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu (chủ yếu từ Miền Tây Nam Bộ). Sở dĩ như vậy là do cở sở hạ tầng giao thông kết nối cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu còn hạn chế, các trung tâm logistics (hậu cần cảng) chưa đầu tư hoặc đầu tư chưa bài bản, các bảng biển còn thiếu và yếu trong công tác vận tải thủy nội địa... Hiện nay tại Vũng Tàu chưa có một trung tâm logistics quy mô tầm cỡ để đảm nhiệm công tác này;
Năm 2009, Công ty Cổ phần Tam Thắng đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho thực hiện dự án đầu tư xây dựng “Dịch vụ Hậu cần cảng” bằng giấy chứng nhận đầu tư số 49121000166, thay đổi lần thứ nhất vào ngày 8/9/2014. Ngày 28/10/2010 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định số 3519/QĐ-UBND giao 419.997,3 m2 đất cho Công ty Cổ phần Tam Thắng thực hiện dự án “Dịch vụ Hậu cần cảng”, với mục tiêu góp phần triển khai chuỗi dịch vụ logistics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ở khu vực; là hậu phương cho các khu cảng biển trong khu vực, đặc biệt là khu cảng Cái Mép - Thị Vải, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, làm giảm chi phí vận chuyển, hình thành một đầu mối tiếp nhận, bảo quản, phân phối hàng hóa kết nối giữa các cơ sở kinh tế và tuyến hành lang kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, mang lại hiệu quả cao cho các nhà sản xuất, chủ hàng cũng như gia tăng hàng hóa thông qua khu vực phía Đông Nam Bộ, là nới tập kết thu gom xuất nhập khẩu hàng hóa từ các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ. Theo điều chỉnh quy hoạch chung khu đô thị Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 1113/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 thì khu đất xây dựng dự án được quy hoạch nằm trong khu chức năng dịch vụ vận tải - Bến bãi. Để cụ thể hóa quy hoạch chung tạo cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo của dự án theo đúng các quy định hiện hành, thì việc triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 “Dịch vụ Hậu cần cảng” là cần thiết và cấp bách.
Ngày 9/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1113/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030. Nội dung chính của quy hoạch như sau:
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 33.794 ha.
Là đô thị mới, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Đến năm 2020 dân số toàn đô thị khoảng 200.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 174.000 người, dân số ngoại thị khoảng 26.000 người;
- Đến năm 2030, dân số toàn đô thị khoảng 310.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 285.000 người, dân số ngoại thị khoảng 25.000 người.
Trong đó:
- Đất nội thị 20.500 ha, gồm:
+ Đất xây dựng đô thị 6.923 ha, trong đó đất dân dụng 1.783 ha, bình quân 102,5 m2/người; đất khác trong phạm vi khu dân dụng là 700,3 ha; đất ngoài dân dụng 4.439,7 ha (trong đó đất công nghiệp 3058,2 ha, đất cảng 216,1 ha);
+ Đất khác trong khu vực nội thị (cây xanh sinh thái, đồi núi tự nhiên,...) là 13.577,1 ha.
- Đất ngoại thị 13.294 ha.
Trong đó:
- Đất nội thị 20.500 ha, gồm:
+ Đất xây dựng đô thị 11.945,4 ha, trong đó đất dân dụng 3.125,5 ha, bình quân 109,66 m2/người; đất khác trong phạm vi khu dân dụng là 1.188,6 ha; đất ngoài dân dụng 7631,4 ha (trong đó đất công nghiệp 5.278,2 ha, đất cảng là 934,4 ha);
+ Đất dự trữ phát triển là 3.493,4 ha, trong đó đất dự trữ phát triển công nghiệp là 1261ha và cảng là 201 ha, dịch vụ vận tải, bến bãi, kho vận là 815 ha...;
+ Đất khác trong khu vực nội thị (cây xanh sinh thái, đồi núi tự nhiên,...) là 5.061,2 ha.
- Đất ngoại thị 13.294 ha.
v Khu ngoài dân dụng
- Khu công nghiệp:
+ Các khu công nghiệp hiện hữu có tổng diện tích 3.432,45 ha. Bao gồm các khu: Mỹ Xuân A (303 ha), Mỹ Xuân A2 (313 ha), Mỹ Xuân B1 (226,15 ha), Tiến Hùng (200 ha), Đại Dương (145,7 ha), Phú Mỹ I (954 ha kể cả cảng), Phú Mỹ II (620,6 ha), Cái Mép (670 ha);
+ Các khu công nghiệp xây dựng mới, có diện tích khoảng 1.845 ha, bao gồm các khu: Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng: 403 ha (thép, hóa chất, vv...); khu công nghiệp Phú Mỹ III: 942 ha (điện, thép, phân bón, hóa chất, công nghiệp nặng, vv...); khu công nghiệp Long Hương: 400 ha; khu công nghiệp Mỹ Xuân mở rộng: 100 ha;
+ Dành quỹ đất dự trữ (1.590 ha) cho phát triển một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp địa phương trong tương lai, như: khu công nghiệp Phú Mỹ III mở rộng: 600 ha (đa ngành); Khu Logistic Cái Mép Hạ: 815 ha....
- Cảng biển, các Dự án dịch vụ Hậu cần cảng cảng:
+ Hệ thống cảng chính, bao gồm các cảng hiện hữu và các cảng mới được phát triển dọc hệ thống sông Thị Vải, Cái Mép, có tổng diện tích 934,4 ha và quỹ đất dự trữ phát triển các khu dịch vụ trong tương lai khoảng 201 ha.
- Khu các công trình đầu mối HTKT có tổng diện tích khoảng 31 ha.
v Khu dân dụng
- Sau khi điều chỉnh, tổng diện tích đất dân dụng của đô thị mới Phú Mỹ khoảng 3.125,5 ha. Khu vực dân dụng đô thị được phân bổ thành 06 khu đô thị:
+ Khu đô thị Phú Mỹ có diện tích đất dân dụng 879,4 ha;
+ Khu đô thị Mỹ Xuân có diện tích đất dân dụng 827,0 ha;
+ Khu đô thị Phước Hòa có diện tích đất dân dụng 789,0 ha;
+ Khu đô thị Hắc Dịch có diện tích đất dân dụng 443,6 ha;
+ Khu đô thị Tóc Tiên có diện tích đất 378,0 ha;
+ Khu đô thị Tân Hải có diện tích đất dân dụng 124 ha.
v Hệ thống các trung tâm, các cơ quan, các khu du lịch và công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Hệ thống công trình dịch vụ đô thị có quy mô diện tích đất là 142,5 ha, bao gồm hệ thống giáo dục phổ thông, mạng lưới công trình y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ, TDTT, vv... cấp đô thị được bố trí phù hợp với bán kính phục vụ.
Hệ thống các trung tâm đô thị, các công trình công cộng đô thị được quy hoạch phù hợp với tính chất và cấu trúc của đô thị:
- Các công trình hành chính - chính trị bố trí tại khu đô thị Phú Mỹ;
- Các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính - ngân hàng bố trí tại các khu đô thị Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa và Hắc Dịch;
- Các công trình vui chơi, giải trí, trung tâm thể dục thể thao bố trí tại khu đô thị Phú Mỹ, Phước Hòa;
- Các trường đào tạo - dạy nghề, bệnh viện bố trí tại khu đô thị Phú Mỹ và Hắc Dịch.
- Các cơ quan ngoài đô thị có diện tích 47,4 ha;
- Các khu du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí được bố trí tại khu du lịch Núi Dinh, Thị Vải, có diện tích 371,1 ha;
- Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng có tổng diện tích là 124 ha được gìn giữ, tu tạo;
- Hệ thống công viên, lâm viên, sinh thái cách ly: hệ thống công viên, lâm viên, sinh thái cách ly có diện tích 2.010,3 ha. Tại khu đô thị Mỹ Xuân, bố trí 01 công viên cây xanh - hồ điều hòa có diện tích 160 ha; khu công viên rừng ven núi Tóc Tiên, Thị Vải, Núi Dinh có diện tích 350 ha. Bên cạnh đó là hệ thống cây xanh cách ly của hành lang bảo vệ lưới điện cao thế, bảo vệ kênh rạch mặt nước tự nhiên, vv...;
Khu vực ngoại thị: không gian khu vực ngoại thị, nông nghiệp, bảo vệ cảnh quan, dự trữ phát triển là các khu vực Châu Pha, Tóc Tiên, Tân Hải, Sông Xoài và Hắc Dịch.
Khai thác đặc điểm đô thị ven sông gắn với các rạch và dãy núi Thị Vải, núi Dinh, hình thành không gian kiến trúc phong phú, đa dạng trên cơ sở phát triển kiến trúc nhà thấp tầng gần kề các khu công nghiệp, các khu ở hiện có cải tạo; các khu ở mật độ thấp gắn với các khu du lịch, giải trí và hệ thống công viên cây xanh; đồng thời phát triển các khu ở và khu trung tâm với kiến trúc nhà cao tầng tại các khu vực trung tâm đô thị;
Xây dựng cao tầng, kiến trúc hiện đại, tạo nhiều khoảng không mở, gắn kết với hệ thống cây xanh, mặt nước tại các khu vực trung tâm các khu đô thị. Hướng bố cục theo các trục giao thông chính; trên các tuyến giao thông, tạo không gian mở và khoảng lùi công cộng phù hợp;
Tổ chức không gian khu vực ngoại thị, cảnh quan tự nhiên gắn kết các thành phần không gian đô thị.
v Giao thông đối ngoại
- Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ đường 1.435 mm nối từ thành phố Biên Hòa tới thành phố Vũng Tàu, đoạn tuyến qua đô thị Phú Mỹ chạy dọc theo phía Tây của quốc lộ 51. Hành lang đường sắt và đường ống dẫn khí đảm bảo trên toàn tuyến là 150m; xây dựng 3 tuyến nhánh tới các cụm cảng;
- Cảng đường thủy: cảng tổng hợp công suất 80 triệu tấn/năm; cảng chuyên dụng công suất 15-25 triệu tấn/năm; cảng nước sâu công suất 100 - 120 triệu tấn/năm;
- Đường bộ:
+ Nâng cấp quốc lộ 51, chỉ giới đường quy hoạch 70 m; xây dựng mới tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hành lang an toàn đường bộ 100 m;
+ Xây dựng 4 trục ngang chính:
o Trục ngang số 1: lộ giới 50 m, điểm đầu tuyến kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến kết nối với cảng Mỹ Xuân A;
o Trục ngang số 2: xây dựng và mở rộng trên cơ sở tuyến Mỹ Xuân - Hắc Dịch - Ngãi Giao, lộ giới đường 30m, điểm đầu tuyến kết nối với đường vành đai 4 của vùng thành phố Hồ Chí Minh, điểm cuối tuyến kết nối với tuyến đường liên cảng Phú Mỹ - Thị Vải;
o Trục ngang số 3: lộ giới đường 75÷82,5 m, điểm đầu tuyến kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến kết nối với tuyến đường liên cảng Phú Mỹ - Thị Vải;
o Trục ngang số 4: xây dựng và mở rộng trên cơ sở tuyến Tân Hòa - Tóc Tiên, lộ giới đường 44 m, điểm đầu tuyến điểm kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến kết nối với tuyến đường liên cảng Phú Mỹ - Thị Vải.
+ Xây dựng 4 nút giao khác cốt trên tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và 4 nút giao khác cốt qua hành lang đường sắt và quốc lộ 51;
+ Xây dựng 01 bến xe khách phục vụ đô thị. Bến xe tải phục vụ các khu công nghiệp và cảng sẽ được bố trí theo từng khu chức năng.
v Giao thông nội thị
- Hình thành trục giao thông liên các khu công nghiệp, tăng tính liên hoàn và tính hệ thống cho mạng lưới;
- Hệ thống bãi đỗ xe trong đô thị: Chỉ tiêu đất đỗ xe cho toàn khu vực đô thị chiếm 2,5-3% trên toàn quỹ đất xây dựng dân dụng; tổng quỹ đất đỗ xe trong phạm vi khu đô thị: 40 - 50 ha;
- Hệ thống bãi đỗ xe trong công nghiệp và cảng: Bãi đỗ xe công cộng bố trí kết hợp cùng hệ thống kho bãi, ga tiền cảng; bãi đỗ xe riêng được phân bổ trong từng khu công nghiệp, cảng, chỉ tiêu bãi đỗ xe đảm bảo 1÷1,5% quỹ đất.
- Nền: Cao độ nền xây dựng khu công nghiệp và dân dụng ≥ 2,7 m, khu công viên cây xanh tập trung ≥ 2,0 m;
- Thoát nước: Khu dân cư cũ xây dựng hệ thống thoát nước chung hoàn chỉnh; các khu công nghiệp và khu đô thị mới xây dựng hệ thống cống riêng thoát nước mưa, các tuyến cống này được tập trung dẫn xả về một số các điểm xả ra bên ngoài hàng rào dự án.
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt nội thị là 150lít/người/ngày, nước sinh hoạt ngoại thị là 120 lít/người/ngày. Nước công nghiệp tập trung: 22÷45 m3/ha/ngày. Nước cấp cho cảng: 10 m3/ha/ngày;
- Nhu cầu dùng nước: đợt đầu đến 2020 khoảng 240.000 m3/ngày; dài hạn đến 2030 khoảng 325.000 m3/ngày;
- Nguồn nước cấp cho đô thị mới Phú Mỹ là nguồn nước ngầm tại chỗ và nguồn nước mặt hồ suối Sao, hồ Đá Đen và hồ Sông Ray;
- Công trình đầu mối: nâng cấp, mở rộng nhà máy nước mặt Tóc Tiên lên công suất 20.000 m3/ngày; nhà máy nước ngầm Phú Mỹ, công suất 25.000 m3/ngày; nhà máy nước mặt Phú Mỹ (Châu Đức) công suất 150.000 m3/ngày; nhà máy nước mặt Tóc Tiên II, công suất 60.000 m3/ngày; nhà máy nước mặt Phú Mỹ II công suất 100.000 m3/ngày.
- Chỉ tiêu tính toán điện sinh hoạt là 500 KW/1.000 người; chỉ tiêu cấp điện công nghiệp 150-300 KW/ha;
- Tổng công suất yêu cầu 1.728 MW;
- Đô thị mới Phú Mỹ được cấp điện từ trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ thông qua các đường dây 110 KV; xây dựng mới 16 trạm 110 KV công suất mỗi trạm từ 2x25 đến 2x63 MVA.
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước;
- Toàn bộ nước thải được tập trung về 14 trạm xử lý nước thải công nghiệp và 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải được xử lý đạt theo tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường;
- Đô thị mới Phú Mỹ xây dựng 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt: Công suất các trạm lần lượt là 26.000 m3/ngày, 25.500 m3/ngày và 2.000 m3/ngày;
- Khu công nghiệp gồm 14 trạm xử lý nước thải: Công suất mỗi trạm từ 4.800 m3/ngày đến 21.000 m3/ngày;
- Xây dựng khu liêp hợp xử lý chất thải rắn tại xã Tóc Tiên, quy mô đất xây dựng 100 ha;
- Xây dựng nghĩa trang tại xã Tóc Tiên, diện tích 20 ha. Nghĩa trang sử dụng công nghệ tổng hợp: Chôn cất một lần, địa táng có cải táng.
- Phát triển các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cảng biển từ khu vực Mỹ Xuân đến khu vực Cái Mép Hạ, Long Hương với tổng quy mô khoảng 5.000 ha;
- Phát triển các dự án du lịch tại khu vực núi Dinh, núi Tóc Tiên và núi Thị Vải;
- Cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu từ khu vực Mỹ Xuân, Ngọc Hà đến khu vực Tân Hòa, Tân Hải.
- Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Phú Mỹ II mở rộng (403 ha); khu công nghiệp Phú Mỹ III (942 ha); khu công nghiệp Long Hương (400 ha); khu công nghiệp Mỹ Xuân mở rộng (100 ha);
- Cảng biển: cụm cảng Phú Mỹ; cụm cảng Cái Mép theo quy hoạch cảng biển, nhu cầu thị trường và năng lực tài chính;
- Khu đô thị mới: khu đô thị Mỹ Xuân (105 ha); khu đô thị Phú Mỹ (125 ha); khu đô thị Tóc Tiên (190 ha);
- Cải tạo chỉnh trang các khu vực dân cư hiện hữu: tại Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Phước Hòa và xây dựng hoàn chỉnh khu trung tâm đô thị mới Phú Mỹ. Xây dựng các công trình dịch vụ công cộng (rạp phim, trường học...); hoàn thành xây dựng các dự án cải tạo, xây dựng mới các khu dân cư trong khu vực từ quốc lộ 51 đến hành lang đường điện cao thế;
- Xây dựng các tuyến giao thông trọng yếu:
+ Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua đô thị Phú Mỹ và tuyến trục ngang số 4;
+ Hoàn thiện tuyến giao thông liên cảng theo các dự án hiện có, công trình bến, bãi đầu mối.
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trong những khu vực xây dựng đợt đầu và cải tạo, nâng cấp (khơi thông, nạo vét, kè bờ) các kênh tiêu thoát nước chính của đô thị như: Suối Nhum, rạch Mương, suối Sao, suối Ngọc Hà, suối Ba Dinh, sông Mỏ Nhát, suối Đá, rạch Tre, suối Châu Pha, sông Kinh Tài, sông Châu Pha, vv...;
- Xây dựng hệ thống cấp nước: Xây mới nhà máy nước mặt Phú Mỹ và hệ thống đường ống cấp nước cho khu vực;
- Xây dựng hệ thống cấp điện: Xây dựng 2 trạm 220/110.KV; 13 trạm 110/22 KV; 5 km đường dây 220 KV mạch kép; 20 km đường dây 110 KV mạch kép; 45 km đường dây 22 KV mạch đơn; 150 km đường dây 0,4 KV;
- Xây dựng hệ thống đường ống, trạm xử lý nước thải và vệ sinh môi trường đô thị.
Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phê duyệt bằng quyết định số: 2667/QĐ-UBND ngày 3/10/2016 với nội dung như sau:
- Rà soát quy hoạch chi tiết tuyến luồng đường thủy nội địa để đảm nhận khối lượng vận tải hàng hóa dự báo chiếm khoảng 10÷15% trên tổng lượng hàng hóa của cụm cảng biển Vũng Tàu, chủ yếu là hàng container, hàng tổng hợp,... Đáp ứng được nhu cầu vận tải trong từng thời kỳ với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, giá thành hợp lý và có khả năng cạnh tranh cao;
- Đầu tư nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải thủy chính. Từng bước kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn. Hiện đại hóa thiết bị công nghệ quản lý và bốc xếp tại các cảng đường thủy nội địa, đảm bảo nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu kết nối với vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, từng bước đáp ứng yêu cầu của dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang khai thác 55 cảng bến thủy nội địa. Do vậy, trong quá trình quản lý và triển khai quy hoạch, nếu các cảng bến đường thủy nội địa hiện trạng không đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn kỹ thuật theo quy định, Sở Giao thông vận tải sẽ xem xét không gia hạn công bố cảng thủy nội địa hoặc giấy phép hoạt động cảng bến.
- Với tốc độ phát triển nhanh của các cảng biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay thì lượng hàng dự báo thông qua cho các năm từ năm 2015 đến 2020 và 2025 đã được dự báo tăng nhẹ vào thời kỳ sau 2015. Căn cứ vào lượng hàng xuất nhập khẩu và vận tải nội địa qua các năm gần đây của nhóm cảng số 5, hàng hóa vận tải nội địa chiếm tỷ lệ 10÷15% trên tổng lượng hàng qua các cảng biển. Dự báo lượng hàng qua các cảng thủy nội địa của tỉnh đến năm 2020: Hàng tổng hợp: 5,838 triệu tấn, hàng container: 405.000 teu, hành khách: 3,8 triệu hành khách.
- Phương tiện vận tải đường thủy nội địa chở lương thực, vật liệu xây dựng, phân bón và đưa hàng, rút hàng xuất nhập khẩu trên các tuyến chính, liên tỉnh (đi Tp.Hồ Chí Minh - Đồng Nai - đồng bằng sông Cửu Long, tiểu vùng sông Mekong - Campuchia) là tàu pha sông biển tới 3.000T, tàu tự hành 100T-300T/95CV-180CV, đoàn sà lan 250T-300T+tàu kéo đẩy 225CV-250CV, chở hàng nội tỉnh 100 tấn/125CV.
- Căn cứ chức năng, vai trò và vị trí có thể phân chia các dạng cảng nội địa theo các nhóm sau:
Các dạng cảng nội địa
TT |
Chức năng |
Ký hiệu tên nhóm |
|
Quy hoạch theo QĐ 34 (2011) |
Quy hoạch điều chỉnh (2016) |
||
1 |
Cảng trung chuyển và hỗ trợ cảng biển |
I |
I |
2 |
Các bến, cảng phục vụ dân sinh |
II |
II |
3 |
Các bến, cảng vật liệu xây dựng - Chuyên dùng |
III |
III |
4 |
Các bến, cảng tàu khách |
IV |
IV |
5 |
Các cảng cá, bến cá |
V |
V (Có quy hoạch riêng của ngành thủy sản) |
- Cải tạo, nâng cấp các tuyển vận tải thủy nội địa và kết nối với các tuyến đường thủy trong khu vực để vận chuyển hàng hóa đến đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và tiểu vùng sông Mêkong, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020.
- Đối với các dự án quy hoạch nằm trong các khu công nghiệp tập trung như: Khu CN Phú Mỹ II, Khu CN Phú Mỹ III, khu CN Thanh Bình - Phú Mỹ thực hiện theo quy hoạch các KCN. Các dự án cáng thủy nội địa đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương được cập nhật bổ sung đầy đủ trong rà soát quy hoạch. Hầu hết các tuyến phải nạo vét chỉnh trị cục bộ mới đảm bảo khai thác theo quy hoạch. Trong đó, một số dự án dọc theo rạch Ngã Tư, rạch Tắc Lớn phải chỉnh trị nạo vét trên toàn tuyến mới đảm bảo cho tàu 1.000T đi lại an toàn.
Rà soát quy hoạch chi tiết các dự án cảng thủy nội địa gồm:
Nhóm cảng dịch vụ và hỗ trợ cảng biển có 14 dự án với tổng chiều dài 4.903m, diện tích 120,4 ha.
Nhóm cảng phục vụ dân sinh: 01 dự án với tổng chiều dài 600m, diện tích khoảng 21 ha.
Nhóm cảng vật liệu xây dựng gồm 06 dự án, có chiều dài bến 1.260m, diện tích 29 ha phục vụ nhu cầu vận chuyển vật liệu và vận chuyển vật tư thiết bị cho các khu dịch vụ công nghiệp, du thuyền trên địa bàn tỉnh.
- Bến tàu Cầu Đá (Bãi Trước): để cập tàu cánh ngầm đi tuyến Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã được cải tạo nâng cấp quy mô lớn có 2 cầu cập tàu cánh ngầm cỡ 250 hành khách và khu dịch vụ hành khách. Chiều dài bến 155m, diện tích 0,93ha;
- Bến tàu Cát Lở: phục vụ tàu khách đi Côn Đảo chạy tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo. Hiện nay cảng đã được cải tạo nâng cấp toàn diện để phục vụ cho tuyến tàu khách đi Côn Đảo. Chiều dài bến 110m, diện tích 2,03ha;
- Bến Cầu Quan: đã có một bến cảng cho các tàu khách cỡ 50 ghế phục vụ hành khách tuyến tỉnh liền kề như Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Vàm Láng (Long An). Chiều dài bến 25m, diện tích 0,5ha;
- Cảng Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bến 50m, diện tích 0,35ha;
- Bổ sung các bến cảng khách sau: bến tàu khách Bà Rịa; cảng du thuyền của Công ty DIC; bến tàu khách của Công ty cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu; bến thuyền du lịch của Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc và các bến du thuyền, bến phục vụ du lịch (dự kiến) từ bãi Dứa đến bãi Dâu sẽ được xác định thực tế khi các Nhà đầu tư thực hiện dự án.
Đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô các cảng cá: Cát Lở, Bến Đình, Côn Đảo (Vũng Tàu), Bến Đầm (Côn Đảo), Bến Lội (Xuyên Mộc).
- Trong giai đoạn 2015÷2020, tiến hành nghiên cứu cải tạo để kết nối thành mạng lưới vận tải liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cảng nội địa được thuận lợi;
- Riêng đoạn cong của sông Mũi Giui cần nghiên cứu chỉnh trị, nạo vét để tàu thuyền có thể chạy thẳng từ khu vực thành phố Bà Rịa và cảng Cây Khế sang cảng Khu công nghiệp Phú Mỹ III, không phải đi qua vịnh Gành Rái.
Dự án dịch vụ Hậu cần cảng cảng được xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 1.000T, với loại hàng bốc xếp qua cảng là hàng tổng hợp, hàng container, công suất bốc xếp hàng hóa qua cảng khoảng 771.744Teus/năm, nhu cầu đầu tư như sau:
- Cầu cảng: Được xây dựng dạng bến liền bờ bao gồm 10 cầu cảng có tổng chiều dài 575m, rộng 9m.
- Kè bảo vệ bờ: Tuyến kè bờ sông Tắc lớn có chiều dài 1.227,5m.
- Khu đất phía tiếp giáp với khu dân cư được xây dựng hàng rào bảo vệ.
- Cổng ra vào cảng: bố trí 01 cổng chính ra vào cảng và 01 cổng vào Khu hành chính.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ trong cảng: bố trí 01 trục đường chính rộng 25m nối từ cổng ra đến cầu cảng; 01 tuyến đường phía sau kè bờ dọc sông rộng 15÷30m, tuyến đường giữa khu đất rộng 15m.
- Kho hàng: được bố trí tại trung tâm của khu đất cảng. Xây dựng 13 kho hàng với tổng diện tích 129.780,0m2, có kích thước như sau:
+ Kho số 1 ÷ 6, và kho 11 : LxB = 150x70m;
+ Kho số 7÷ 9 : LxB = 180x70m.
+ Kho 10 và kho 12 : LxB = 90x36m.
+ Kho 13 : LxB = 150x80m.
- Khu hành chính dịch vụ và khu kiểm hóa: bố trí dọc theo tường rào tiếp giáp với khu công nghiệp Cái Mép;
- Xưởng sửa chữa và bãi tập kết thiết bị của cảng: bố trí tại góc phía Đông Nam khu đất của cảng;
- Khu xây dựng nhà nghỉ thuyền viên được bố trí ở góc phía Tây khu đất;
- Khu nhà ở công nhân bố trí dọc theo đường 991B;
- Trạm cung cấp nhiên liệu góc Đông Bắc khu đất.
Thiết kế quy hoạch cảng và dự án đầu tư xây dựng cảng và quy trình xin phép đầu tư xây dựng cảng hậu cần, cảng container và cảng nội địa, cảng vậy liệu xây dựng.
CHƯƠNG I.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm liên quan;
- Tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực cũng như quy hoạch chi tiết cảng thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Bố trí phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và không gây ô nhiễm môi trường;
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Sử dụng kinh phí đầu tư hợp lý, tránh lãng phí;
- Thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có;
- Phân biệt chức năng rõ ràng giữa giao thông đối nội và đối ngoại;
- Bố trí cây xanh phù hợp, đảm bảo yêu cầu cải thiện khí hậu và bảo vệ môi trường;
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tạo nên hình ảnh một cảng chuyên dụng hiện đại, xanh, sạch.
Chỉ tiêu xây dựng bến cảng biển: Căn cứ theo bảng 2.17, QCXDVN 01:20019/BXD và Thông tư số 22/2019/QĐ-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng. Cầu cảng của dự án bao gồm dạng liền bờ có chức năng là bến tổng hợp/container tiếp nhận tàu có trọng tải đến 1.000T. Chỉ tiêu xây dựng bến cảng thủy nội địa như sau:
- Cảng thủy nội địa: ³ 250 m2/m dài bến cảng.
- Quy hoạch sử dụng đất trong dự án cần đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của từng khu vực trong cảng, đồng thời đảm bảo tận dụng và duy trì tối đa địa hình, hình thái tự nhiên khu vực. Tỷ lệ các loại đất trong dự án cần phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, QCXDVN 01:20019/BXD và thông tư số 22/2019/QĐ-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, được quy định như sau:
Thiết kế quy hoạch cảng và dự án đầu tư xây dựng cảng và quy trình xin phép đầu tư xây dựng cảng hậu cần, cảng container và cảng nội địa, cảng vậy liệu xây dựng.
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tỷ lệ các loại đất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QCVN 01:2019 |
Tỷ lệ (%) |
Giao thông |
≥ 10 |
Cây xanh |
≥ 10 |
Các khu kỹ thuật |
≥ 1 |
- Các lô chức năng kho – bãi: mật độ xây dựng tối đa 50%, tầng cao 1 tầng;
- Khu vực hành chính dịch vụ: mật độ xây dựng tối đa 75%, tầng cao £ 6 tầng;
- Khu hạ tầng kỹ thuật: mật độ xây dựng tối đa 70%, tầng cao 1÷3 tầng.
Dự án dịch vụ Hậu cần cảng cảng có vai trò, tính chất là một tổ hợp bến - dịch vụ hàng hải tiếp nhận đội tàu, sà lan có trọng tải lớn, tiếp chuyển một phần khối lượng hàng hóa của khu vực, bao gồm các khu đất chức năng chủ yếu sau:
- Khu bến cảng: Khu bến chính dự kiến xây dựng dạng liền bờ đảm nhiệm việc tiếp chuyển hàng hóa trong khu vực;
- Khu bãi hàng: là khu lưu giữ hàng hóa tổng hợp, lưu giữ container các loại;
- Khu kho hàng: là khu lưu giữ hàng hóa tổng hợp, chất rút container;
- Khu hành chính, dịch vụ: cơ quan quản lý và khai thác cảng, khu hải quan....; khu dịch vụ ăn uống, giải trí; thương mại.....;
- Khu đầu mối kỹ thuật: nơi tập trung các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, hệ thống thông tin liên lạc....;
- Khu vực cây xanh và đường giao thông.
Việc bố trí phân khu chức năng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bố trí đủ diện tích phù hợp với nhu cầu tính toán của từng chức năng;
- Bố trí khu chức năng ở những vị trí có lợi thế nhất định;
- Bố trí các khu chức năng hài hòa về mặt kiến trúc cũng như khai thác;
- Cầu cảng tại khu vực bố trí tiếp giáp phía sông Tắc Lớn;
- Bãi hàng container được bố trí tập trung ngay sau cầu cảng;
- Kho hàng bố trí phía hậu phương cầu cầu cảng;
- Khu hành chính được bố trí tập trung với khu hạ tầng kĩ thuật, gần đường giao thông kết nối ra tuyến đường vào cảng, tương đối tách biệt với khu bãi hàng container;
- Bố trí dải cây xanh xen kẽ trong cảng.
Cơ cấu phân khu chức năng như sau:
Tỷ lệ sử dụng đất
TT |
Danh mục |
Diện tích |
Tỷ lệ (%) |
Tỷ lệ (%) |
I |
Khu đất quy hoạch |
419.997,3 |
100,0% |
|
1 |
Đất xây dựng kho bãi |
239.115,3 |
56,9% |
|
2 |
Đất khu kỹ thuật |
8.719,3 |
2,1% |
≥1 |
3 |
Đất hành chính dịch vụ |
39.642,5 |
9,4% |
|
4 |
Đất giao thông |
74.003,7 |
17,6% |
≥10 |
5 |
Đất xây dựng cầu cảng |
5.175,0 |
1,2% |
|
6 |
Đất cây xanh, mặt nước |
53.341,6 |
12,7% |
≥10 |
Để đảm bảo quy hoạch Dự án dịch vụ Hậu cần cảng, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tính khả thi cao, việc tổ chức không gian quy hoạch cần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Quy hoạch Dự án dịch vụ Hậu cần cảng cần phù hợp với quy hoạch tổng thể khu vực thành phố thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Vị trí đầu tư xây dựng cần có những ưu thế nhất định về giao thông, nguồn hàng, đảm bảo có sự hỗ trợ về việc phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo thế mạnh và tính khả thi cho dự án. Quy hoạch cần đảm bảo sự liên hệ với các khu vực khác, đặc biệt là các KCN trong tỉnh và vùng lân cận, thuận tiện bằng giao thông đường thủy nội địa để giảm giá thành vận chuyển;
- Mặt bằng dự án được tổ chức đa dạng, phù hợp các chức năng khác nhau và đáp ứng nhu cầu bến, bãi của nhà đầu tư. Chia cụm chia lô theo mô đun phù hợp với tính chất ngành nghề đầu tư, quy mô hàng hóa và tiến độ đầu tư;
- Bố trí mặt bằng phù hợp với quy hoạch phát triển chung và không gây ô nhiễm;
- Phải gắn kết quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với quy hoạch phát triển khu vực, các quy hoạch chung khác có liên quan;
- Hạ thấp giá thành xây dựng, tiết kiệm đất đai, tiết kiệm khối lượng và chiều dài các đường ống hạ tầng kỹ thuật;
- Thuận tiện với điều kiện sử dụng đất đai và giải phóng mặt bằng, tôn trọng hiện trạng và phù hợp với khu vực. Tuân thủ theo các quy hoạch đã được duyệt. Quy hoạch, bố trí mặt bằng dựa trên cơ sở tận dụng tối đa các ưu thế về địa hình, san lấp và gìn giữ cảnh quan chung của khu vực;
- Giao thông phải được phân định rõ ràng giữa các tuyến đối ngoại, đối nội giữa đường trục chính và đường khu vực;
- Tạo được hệ thống cây xanh, kết hợp hành lang kỹ thuật, địa hình tự nhiên, đảm bảo cải thiện về khí hậu, môi trường sinh thái và cảnh quan;
- Tận dụng đặc điểm địa hình, phong cảnh thiên nhiên để tổ chức cảnh quan, ưu tiên tổ chức về hình thức kiến trúc tại các tuyến giao thông chính, lối vào, các đường chính, khu cây xanh trong phạm vi quy hoạch.
- Tuân thủ quy định về hành lang an toàn đường bộ theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.
Quy hoạch sử dụng đất trong dự án cần đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của khu cầu cảng, đồng thời đảm bảo tận dụng và duy trì tối đa địa hình, hình thái tự nhiên ven sông; Quy mô diện tích sử dụng đất là 419.997,3 m2. Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất theo bảng sau:
Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất
TT |
Loại đất |
Diện tích |
Tỷ lệ |
MĐXD |
Hệ số Hsdd |
Chiều cao (m) |
TC |
I |
Khu đất quy hoạch |
419.997,3 |
100,0% |
|
|
|
|
1 |
Đất xây dựng kho bãi |
239.115,3 |
56,9% |
|
|
|
|
|
KB1 |
56.436,4 |
13,4% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
|
KB2 |
54.573,4 |
13,0% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
|
KB3 |
64.238,6 |
15,3% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
|
KB4 |
26.134,0 |
6,2% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
|
KB5 |
10.830,3 |
2,6% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
|
KB6 |
26.902,7 |
6,4% |
50% |
0,50 |
≤ 25 |
1,0 |
2 |
Đất khu kỹ thuật |
8.719,3 |
2,1% |
|
|
|
|
|
HTKT 1 |
1.117,9 |
0,3% |
70% |
0,70 |
≤ 16 |
1,0 |
|
HTKT 2 |
5.827,3 |
1,4% |
70% |
0,70 |
≤ 16 |
1,0 |
|
HTKT 3 |
1.774,0 |
0,4% |
|
|
|
|
3 |
Đất hành chính dịch vụ |
39.642,5 |
9,4% |
|
|
|
|
|
DV-VP |
7.326,1 |
1,7% |
75% |
4,50 |
≤ 22 |
6,0 |
|
DV-TM1 |
12.559,2 |
3,0% |
75% |
4,50 |
≤ 22 |
6,0 |
|
DV-TM2 |
15.688,4 |
3,7% |
75% |
4,50 |
≤ 22 |
6,0 |
|
DV-TM3 |
4.068,9 |
1,0% |
75% |
4,50 |
≤ 22 |
6,0 |
4 |
Đất giao thông |
74.003,7 |
17,6% |
|
|
|
|
|
GT |
74.003,7 |
17,6% |
|
|
|
|
5 |
Đất xây dựng cầu cảng |
5.175,0 |
1,2% |
|
|
|
|
|
CC |
5.175,0 |
1,2% |
|
|
|
|
6 |
Đất cây xanh, mặt nước |
53.341,6 |
12,7% |
|
|
|
|
|
CX |
45.611,2 |
10,9% |
|
|
|
|
|
MN |
7.730,4 |
1,8% |
|
|
|
|
Tổng |
419.997,3 |
100,0% |
|
|
|
|
Xuất phát từ tính chất của khu vực quy hoạch, việc tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc tập trung vào việc đề xuất nguyên tắc tổ chức không gian chung toàn khu vực quy hoạch dự án, đề xuất tổ chức không gian cụ thể cho các khu vực chức năng trong dự án để đảm bảo sự đồng bộ về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật.
- Các khu vực chức năng có tính chất “dân dụng” như khu trung tâm điều hành và khu công trình dịch vụ sẽ được bố trí gần cổng. Các công trình xây dựng tại đây ngoài việc đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng trong dự án còn tạo thêm không gian cách ly giữa khu kho bãi hàng với các khu vực phụ cận, đóng góp tích cực cho cảnh quan đô thị dọc các trục đường giao thông;
- Các khu kho hàng bãi hàng được bố trí ở trung tâm khu đất quy hoạch và được kết nối liên tục với tuyến cầu cảng;
- Các khu vực chức năng sẽ được liên kết bởi hệ thống giao thông nội bộ được phân cấp rõ ràng, đảm bảo tách biệt luồng hàng (xe chuyên dụng, thiết bị bốc xếp) và luồng người (giao thông nội bộ giữa các khu vực chức năng và từ bên ngoài vào các khu vực hành chính, quản lý);
- Tuyệt đối tôn trọng các hành lang bảo vệ kênh rạch, hành lang an toàn của các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khu vực bên trong và lân cận hành lang bảo vệ sẽ chỉ bố trí cây xanh, tuyệt đối không xây dựng công trình;
- Các khu vực cây xanh tập trung, cây xanh cách ly được bố trí xen kẽ giữa các khu chức năng sẽ tạo được sự chuyển tiếp về không gian, đáp ứng nhu cầu khai thác chung cho toàn bộ khu vực.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn