Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn công nghệ cao và bê tông thương phẩm sử dụng dây chuyền công nghệ cao, sử dụng nhiều công đoạn tự động trong quá trình sản xuất.

Ngày đăng: 15-04-2025

15 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................. 4

DANH MỤC BẢNG............................................................................................. 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ 7

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................ 8

1.1.  Thông tin Chủ dự án................................................................................................ 8

1.2.  Tên dự án đầu tư............................................................................................... 8

1.3.  Công suất, công nghệ và sản phẩm của Dự án........................................................ 10

1.3.1.   Công suất của Dự án đầu tư................................................................................... 10

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 11

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư....................................................................................... 16

1.4.  Nguyên, nhiên vật liệu, phế liệu và nguồn cung cấp điện, nước............................ 16

1.4.1.   Giai đoạn xây dựng............................................................................................... 16

1.4.2.   Giai đoạn vận hành.............................................................................................. 18

1.5.  Các thông tin khác liên quan dự án......................................................................... 22

1.5.1.    Quy mô các hạng mục công trình của dự án, các hạng mục công trình của nhà máy...22

1.5.2.   Hạng mục công trình............................................................................................. 25

1.5.3.   Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................... 27

1.5.4.   Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.................................................. 27

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 33

2.1.  Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch Tỉnh, phân vùng môi trường.... 33

2.2.  Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........... 34

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 35

3.1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật........................ 35

3.1.1.   Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án..35

3.1.2.   Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án.. 37

3.2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án...................................... 38

3.3.  Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện Dự án............................................. 38

3.3.1.   Hiện trạng môi trường đất.................................................................................. 39

3.3.3.   Hiện trạng môi trường nước mặt................................................................. 40

CHƯƠNG IV:................................................................................................................. 42

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG... 42

4.1.   Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng Dự án đầu tư..42

4.1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động............................................................................. 42

4.1.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................... 61

4.2.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành... 67

4.2.1.   Đánh giá, dự báo tác động các tác động......................................................... 67

4.2.2.   Các công trình, biện pháp BVMT đề xuất thực hiện....................................... 79

4.3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................... 98

4.4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo......... 100

CHƯƠNG V.................................................................................................................... 104

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..104

CHƯƠNG VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................................. 105

6.1.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải............................................... 105

6.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải.................................................................................... 105

6.1.2.   Lưu lượng xả thải................................................................................................... 105

6.1.3.   Dòng nước thải....................................................................................................... 105

6.1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng nước thải.................................... 105

6.1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.......................... 105

6.1.6.   Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải........................................... 106

6.2.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải..................................................... 106

6.2.1.   Nguồn phát sinh khí thải...................................................................................... 106

6.2.2.   Lưu lượng xả khí thải tối đa.............................................................................. 106

6.2.3.   Dòng khí thải................................................................................................... 106

6.2.4.   Các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải..106

6.2.5.   Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải...................................... 107

6.3.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung................................ 108

6.3.1.   Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung........................................................................ 108

6.3.2.   Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:...................................................................... 108

6.3.3.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.......................................................... 109

6.3.4.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:........................................ 109

6.4.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với quản lý chất thải................................... 110

CHƯƠNG VII:................................................................................................................. 112

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 112

7.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án............. 112

7.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm........................................................ 112

7.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..112

7.2.  Chương trình quan trắc chất thải...................................................................... 115

7.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ......................................... 115

7.2.2.   Chương trình quan trắc chất thải tự (tự động liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật..116

7.2.3.   Giám sát và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.................................. 116

7.3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................. 116

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ...................................... 117

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Thông tin Chủ dự án

Tên chủ Dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ...

Địa chỉ: La Điền, Xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Người đại diện: .........

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Điện thoại: .......    Fax: ........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số ... do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 01/04/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 19/09/2023.

1.2.Tên dự án đầu tư

Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn công nghệ cao và bê tông thương phẩm

1/ Địa điểm thực hiện dự án

Dự án được xây dựng tại Thôn La Điền, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, ranh giới tiếp giáp như sau:

Diện tích đất sử dụng của dự án là: 44.376,5 m².

Vị trí địa lý khu đất dự án như sau:

+ Phía Bắc giáp: Giáp đường bờ Nam sông Kiến Giang;

+ Phía Nam giáp: Giáp ruộng canh tác;

+ Phía Đông giáp: Giáp đường liên thôn xã Tự Tân;

+ Phía Tây giáp: Giáp nhà máy MAXPORT.

Vị trí khu đất này thuận lợi cho Công ty trong việc quản lý sản xuất và điều hành; nằm cạnh bờ sông Kiến Giang và cạnh tuyến đường Quốc lộ 10, vì vậy thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoàn thiện, bổ sung hỗ trợ cho dự án sản xuất của Công ty.

Tọa độ ranh giới theo hệ toạ độ VN 2000 kinh tuyến 107045’ múi chiếu 30 được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng tọa độ ranh giới Dự án

BẢNG THỐNG KÊ TỌA ĐỘ RANH GIỚI (VN-2000)

TT

X (m)

Y(m)

1

2260648.337

579030.583

2

2260634.264

579252.890

3

2260604.960

579261.324

4

2260591.736

579268.321

5

2260583.929

579267.008

6

2260578.205

579274.661

7

2260535.913

579280.971

8

2260536.622

579257.005

9

2260538.117

579253.798

10

2260538.096

579246.727

11

2260471.644

579256.465

12

2260447.949

579001.764

(Nguồn: Báo cáo đầu tư của dự án, 2024)

Hình 1.1: Vị trí của Dự án

2/ Cơ quan cấp các loại giấy phép của Dự án

  • Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Thái Bình.
  • Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án:

+ Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 12/06/2024 của UBND tỉnh Thái Bình quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

+ Thông báo số 916-TB-TU của Tỉnh ủy Thái Bình về kết luận của Ban thường vụ tỉnh ủy về chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn công nghệ cao và bê tông thương phẩm tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng (trên cơ sở điều chỉnh Dự án nhà máy sản xuất gạch, vật liệu xây dựng) ngày 5/6/2024.

+ Văn bản số 601/STNMT-QLĐĐ ngày 27/02/2024 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình về việc tham gia ý kiến hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án chuyển nhà máy sản xuất gạch, sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng . Văn bản số 325/STNMT-CCBVMT ngày 26/01/2024 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình về việc báo cáo kết quả thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 52/VP-KT ngày 17/01/2024. Biên bản họp xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn công nghệ cao và bê tông thương phẩm tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng ngày 24/01/2024.

+ Công văn 2890 /STNMT-QLĐĐ ngày 6/10/2023 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình về việc tham gia ý kiến hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án chuyển nhà máy sản xuất gạch, sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng. Văn bản số 3553/ STNMT-QLĐĐ ngày 23/11/2023 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình về việc tham gia ý kiến hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án chuyển nhà máy sản xuất gạch, sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Tự Tân, huyện Vũ Thư của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng (lần 2).

3/ Quy mô dự án đầu tư

Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Dự án có tổng mức đầu tư là 239.280.000.000 đồng, thuộc dự án nhóm B. (lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng theo tiêu chí quy định Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư công năm 2019).

Thuộc danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường (thuộc Khoản 2, mục I, phụ lục IV kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

1.3.Công suất, công nghệ và sản phẩm của Dự án

1.3.1.Công suất của Dự án đầu tư

Quy mô diện tích: 44.376,5m2.

Quy mô công suất thiết kế:

+ Sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực: 750.000 md cọc/năm tương đương 125.000 tấn/năm.

+ Sản xuất cọc bê tông khác: 250.000 md cọc/năm tương đương 49.500 tấn/năm.

+ Sản xuất bê tông thương phẩm: Cung cấp bê tông thương phẩm có Mác từ 200 đến 400. Công suất năm hoạt động ổn định: 35.000m³/năm tương đương 77.000 tấn/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

*Quy cách sản phẩm

  • Đối với cọc bê tông ly tâm: đường kính từ d300 - d600mm, chiều dài từ 6m - 14m.
  • Đối với cọc vuông: từ tiết diện cọc từ 200mm x 200mm đến 300mm x 300mm, chiều dài từ 3m đến 6m.

*Tiêu chuẩn áp dụng

Công ty áp dụng tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và thay đổi theo nếu tiêu chuẩn nhà nước thay đổi.

Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng sản xuất tại nhà máy có các tiêu chuẩn yêu cầu cơ bản như sau:

+ TCVN 7888:2014: Tiêu chuẩn cọc bê tông ly tâm dự ứng lực trước.

+ TCVN 5574: 2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế.

+ TCVN 9340:2012 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu.

Và các tiêu chuẩn hiện hành khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

*Quy trình công nghệ sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Cốt liệu: đá, cát, sỏi sau khi được kiểm tra nhập vào kho chứa có mái che, sau đó dùng xe xúc lật đưa lên khu vực trạm trộn;

Xi măng được vận chuyển về nhà máy bơm nạp riêng vào các silo chứa của trạm trộn, từ đó theo vít tải chuyển xi măng vào cân;

Nước và phụ gia được bơm lên cân của trạm trộn;

Cốt liệu xi măng, nước, phụ gia được định lượng bằng thiết bị chuyên dụng;

Cốt thép được cắt dập đầu, nắn theo đúng kích thước.

Các nguyên vật liệu được định lượng theo một tỉ lệ nhất định và cho vào trạm trộn, bê tông được trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối, thời gian 03 phút/ mẻ.

Bước 2: Tạo lồng thép

  • Đưa đầu thép vào đĩa khóa.
  • Nạp đai lên giá rải đai.
  • Hàn lồng thép bằng máy hàn tự động.

Bước 3: Đặt lồng thép vào khuôn

  • Lắp chi tiết neo;
  • Lắp chi tiết phụ;
  • Lồng thép sau khi lắp đặt vào khuôn phải được định vị chính xác và chắc chắn đảm bảo không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông.

Bước 4: Nạp bê tông

  • Nạp bê tông vào khuôn;
  • Vệ sinh nẹp 2 đầu khuôn và 2 rãnh dọc.

Bước 5: Đậy khuôn

  • Đậy nửa khuôn trên;
  • Xiết chặt bu long liên kết.

Bước 6: Căng dây tạo ứng lực trước

  • Dây căng trên kích thủy lực;
  • Đưa đầu trục ren vào đầu máy căng.

Bước 7: Đầm bê tông bằng phương pháp quay ly tâm

Đây là bước rất quan trọng, bê tông được nén chặt, không bị rỗng ruột, thường được quay ở 3 cấp độ.

Bước 8: Dưỡng hộ

Sau khi quay ly tâm, khuôn chứa sản phẩm đã được tạo hình và đưa vào quy trình dưỡng hộ bằng hơi nước nóng. Thời gian 8h với nhiệt độ khoảng 70-1000C. Quá trình này giúp tháo khuôn được sớm hơn.

Bước 9: Kiểm tra, bảo dưỡng và tháo khuôn

Sau thời gian dưỡng hộ, bộ phận kiểm tra cường độ bê tông tới công đoạn tháo khuôn, kiểm tra thông số kỹ thuật, kích thước hình học của sản phẩm, đóng dấu hoàn thiện sản phẩm.

Bước 10: Lưu kho, phân phối sản phẩm

Cuối cùng, sản phẩm đã được đóng dấu hoàn thiện được sắp xếp vào kho chứa thành phẩm theo đúng quy trình, chờ vận chuyển sản phẩm ra công trình.

* Quy trình sản suất cấu kiện bê tông đúc sẵn

Hình 1.3: Quy trình sản xuất cấu kiện bê tông bê tông đúc sẵn

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Gia công thép

Quá trình gia công được diễn ra tại nhà máy, được tính toán chính xác. Điều này giúp làm giảm hao phí, tăng hiệu quả và độ an toàn. Gia công bằng việc sử dụng ván khuôn bằng thép tạo nên những tấm bê tông chất lượng với kích thước tương đồng nhau.

Bước 2: Đặt thép vào khuôn

Sau khi đã gia công thép sẽ tiến hành đặt thép vào khuôn chuẩn bị đổ bê tông. Công đoạn này được thực hiện một cách tỉ mỉ và yêu cầu tính chính xác cao. Ván khuôn được làm bằng thép hợp kim, có kích thước được định sẵn theo yêu cầu của công trình.

Bước 3: Đổ bê tông

Sau khi cố định khung thép nằm ngang song song với mặt đất, bê tông sẽ được đổ vào theo phương nằm ngang để không bị rơi vãi. Lượng bê tông được tính toán trước khi đem đổ để tránh gây hao phí. Đảm bảo nước đủ để lấp đầy ván khuôn, không tạo lỗ hở.

Bước 4: Hoàn thiện bề mặt và dưỡng hộ

Việc làm chuẩn, đánh bóng được thực hiện khá dễ dàng khi bê tông được đổ theo phương ngang. Quá trình thực hiện sử dụng phụ gia để tăng độ bóng, chống nứt nẻ bề mặt. Sau khi đổ xong, bê tông được dưỡng hộ bằng hơi nước tại môi trường nhiệt độ cao (từ 50 độ C).

Bước 5: Tháo khuôn

Bê tông đã đông cứng sẽ được tháo khuôn. Việc tháo khuôn không quá phức tạp do nằm ngang. Sau khi tháo khuôn toàn bộ khuôn có thể tái sử dụng, giúp tiết kiệm, tránh lãng phí.

Bước 6: Vận chuyển và lắp ghép cấu kiện bê tông

Sau khi đã hoàn thiện cấu kiện bê tông được chuyển đến công trường xây dựng để tiến hành thi công, lắp đặt. Cấu kiện bê tông được làm rỗng, lõm nên nhẹ hơn khoảng 30%. Đồng thời tăng năng lực vận chuyển để giảm thiểu chi phí, giá thành so với bê tông thông thường khác. Cấu kiện bê tông được vận chuyển đến công trường sẽ được thi công lắp ghép với nhau để hoàn thiện. Tùy thuộc vào từng công trình mà thời gian lắp đặt sẽ nhanh, chậm khác nhau. Sản phẩm được lắp ghép từ cấu kiện bê tông có khả năng chịu lực cao, chống chịu tốt.

* Quy trình sản suất bê tông thương phẩm

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm:

Hình 1.4: Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Trước khi bắt đầu quá trình trộn, nhân công sẽ tập trung vào việc sắp xếp và đặt cốt liệu vào máng chứa cốt liệu. Lượng cốt liệu đã được định lượng và cân bằng để đảm bảo phân phối đúng cho từng loại bê tông cần sản xuất. Đá, cát, xi măng, phụ gia sẽ cân chuyển qua băng chuyền lên phễu chờ.

Bước 2: Khi xi măng đã cân đủ thì máy tiếp tục cân nước và đồng thời phụ gia từ bể đong định lượng bơm hòa chung cùng phễu đựng nước. Khi cát, đá, xi măng, phụ gia, nước đã cân đủ, cửa xả cát, đá đã cân sẽ xả trước, năm phút sau cửa xả phễu xi măng, phụ gia và nước sẽ mở xả vào cối trộn. Thời gian trộn chỉ được tính sau khi các phễu chứa bằng 0. Khi hết thời gian trộn cửa xả bê tông mở một khoản thời gian cho đến khi xả hết thì đóng lại.

Bước 3: Bê tông tươi sau khi đã được trộn sẽ được xả ra và thùng xe chở bê tông sẽ được di chuyển đến công trình theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Sau khi hoàn tất việc bơm bê tông, thùng trộn sẽ được đóng lại để bắt đầu trộn tiếp theo. Quy trình này liên tục lặp đi lặp lại cho đến khi đủ số lượng bê tông được giao cho đơn vị đặt hàng.

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dây chuyền công nghệ nhà máy lựa chọn là dây chuyền công nghệ cao, sử dụng nhiều công đoạn tự động trong quá trình sản xuất. Các thiết bị dây chuyền sản xuất đảm bảo các thông số kỹ thuật, vận hành theo một chu trình tự động hạn chế tối đa rơi vãi nguyên vật liệu.

Hoạt động sản xuất của đơn vị có phát sinh chất thải, tuy nhiên chủ đầu tư có biện pháp đảm bảo hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cảnh quan xung quanh khu vực.

1.3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Cọc bê tông các loại (cọc bê tông dự ứng lực và cấu kiện bê tông đúc sẵn), bê tông thương phẩm.

1.4.Nguyên, nhiên vật liệu, phế liệu và nguồn cung cấp điện, nước

1.4.1.Giai đoạn xây dựng

  1. Nguyên vật liệu xây dựng

Các nguyên liệu xây dựng của dự án được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Nguyên, vật liệu phục vụ cho giai đoạn xây dựng

 

 

 

TT

 

 

 

Tên vật liệu

 

 

 

Đơn vị

 

 

Khối lượng

Quy đổi

 

 

Nguồn gốc

Hệ số quy đổi (Theo TCVN 2737:2020)

 

 

Đơn vị

 

Khối lượng (tấn)

 

1

Bê         tông thương phẩm

 

 

m3

 

6.000

 

2,4

 

tấn/m3

 

14.400

Sử dụng máy trộn của nhà máy

2

Cát          xây dựng

m3

2.220

1,3

tấn/m3

2.886

 

 

 

 

 

 

Các cơ sở cung cấp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận.

3

Đá xây dựng

m3

1.200

1,5

tấn/m3

1.800

4

Gạch xây

viên

1.000.000

2,5 kg/viên

tấn

2.500

 

5

 

Gạch ốp

 

hộp

 

7.320

 

5,7 kg/m2

 

tấn

 

41,72

6

Xi măng các loại

kg

720.000

0,001

tấn/kg

720

7

Sắt thép các loại

kg

2.100

0,001

tấn/kg

2,1

8

Que hàn

kg

250

0,001

tấn/kg

0,25

9

Đất đắp

m3

43000

1,4

tấn/m3

60.200

 

10

Các nguyên vật liệu xây dựng khác

 

kg

 

261.504

 

 

tấn/kg

 

0,25

(Nguồn: Báo cáo đầu tư của dự án, 2024)

  1. Nhiên liệu

Nguồn cung cấp: Dầu Diesel và xăng được mua tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện Vũ Thư. Sử dụng loại dầu Diesel 0,001%S cho các xe vận chuyển và thiết bị thi công.

Lượng nhiên liệu sử dụng ước tính khoảng 21.300 lít/ tháng. Dầu DO được chứa trong các bồn chứa chuyên dụng được chế tạo bằng hợp kim nhôm và thép cacbon chất lượng cao. Các bồn chứa dầu được đặt tại kho riêng biệt có bố trí đầy đủ các thiết bị PCCC để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu trữ.

  1. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cấp điện: Đấu nối từ trạm biến áp hiện có của địa phương tới vị trí Dự án.

Nhu cầu sử dụng điện phục vụ thi công: Điện sử dụng để vận hành các thiết bị như máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy hàn điện, máy cắt gạch, máy mài,…. Lượng điện sử dụng thi công ước tính khoảng 180.000 kW/ tháng.

Nhà máy đã đầu tư 01 máy phát điện dự phòng công suất 200KVA có bộ chuyển đổi nguồn tự động, phục vụ cho chiếu sáng toàn bộ công trường.

  1. Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cung cấp: Xí nghiệp nước Vũ Thư, sử dụng nước máy cho hoạt động sinh hoạt.

Nhu cầu sử dụng nước của công nhân xây dựng: ước tính số công nhân làm việc tại khu vực Dự án khoảng 20 người. Tiêu chuẩn dùng nước mỗi người khoảng 45l/người/ngđ (do công nhân không sinh hoạt tại khu vực Dự án). Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho công nhân: Qsh = 20 người x 45 lít /ngày đêm = 0,9 (m3/ngày đêm).

  • Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động xây dựng:

Nước cấp xây dựng được sử dụng trong công đoạn trộn nguyên liệu, bảo dưỡng bê tông công trình và rửa dụng cụ, máy móc thi công.

+ Nước phối trộn nguyên liệu: Với thời gian thi công dự kiến 6 tháng ước tính thời gian thi công các hạng mục cần phải phối trộn nguyên, vật liệu khoảng 150 ngày. Lượng nước cho phối trộn nguyên, vật liệu chiếm khoảng 10% tổng lượng nguyên vật liệu sử dụng ( xi măng, cát, đá) như sau: Qtrộn = (10% x 12.710)/150 = 8,5m3/ ngày đêm

+ Nước bảo dưỡng bê tông công trình: Căn cứ TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên quy định bê tông sau khi hoàn thiện kết cấu cần được bảo dưỡng tưới ẩm trong ít nhất 6 ngày. Lượng nước cấp khoảng 2lít/m3/ngày. Thời gian bảo dưỡng các công trình ước tính khoảng 6 ngày. => Qbd = (2 x 11.200 x 6)/150 x10-3 = 0,9m3/ngày đêm.

+ Nước vệ sinh dụng cụ, máy móc thi công: Trong quá trình thi công, sau mỗi ca làm việc sẽ tiến hành vệ sinh máy trộn vữa, máy trộn bê tông và dụng cụ xây dựng cầm tay để hạn chế quá trình đóng mảng cứng gây ảnh hưởng đến hoạt động của thi công. Lượng nước cấp ước tính chiếm 5% lượng nước cấp cho phối trộn nguyên, vật liệu: 5% x 4 m3/ngày đêm = 0,2 m3/ngày đêm.

=> Lượng nước sử dụng trong giai đoạn xây dựng QXD = 0,9 + 8,5 + 0,9 + 0,2 10,5 m3/ngày đêm.

Giai đoạn vận hành

Khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình vận hành Dự án như sau:

  1.  Nguyên vật liệu chính

Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất của nhà máy bao gồm các loại xi măng, cát đá, sắt thép và chất phụ gia. Các loại nguyên vật liệu được thu mua trong và ngoài nước.

Xi măng: sử dụng các nguồn cung cấp xi măng PC30, PCB30, PC40 tại khu vực lân cận như xi măng chinfon Hải Phòng,… theo phương thức vận chuyển bằng hoặc xe bồn, dùng ống bơm vào các silo chứa xi măng.

Cát, đá: được mua từ các nguồn cung cấp khu vực trong địa bàn tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận.

Thép thường mua trong nước từ các cơ sở sản xuất trong nước tùy theo yêu cầu của thiết kế.

Phụ gia dẻo hóa và tăng cường độ bê tông: Thành phần của phụ gia này thường là các loại Melamine formaldehyde, Naphthalene formaldehyde, hoặc một số loại khác có tác động tăng tính linh động của bê tông mà vẫn giữ tỉ lệ N/X cố định, tăng cường độ của bê tông bằng cách giảm lượng nước.

Bảng 1.3: Nguyên, vật liệu phục vụ giai đoạn sản xuất

TT

Nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng

Nguồn cung cấp

1

Đá

m3/năm

91.124.07

 

 

 

Trong nước

2

Cát

m3/năm

46.597.54

3

Xi măng

tấn/năm

35.310.6

4

Thép

tấn/năm

7.685

5

Phụ gia HE-10

l/năm

85.300

6

Que hàn

kg/tháng

900

7

Dầu DO

tấn/năm

100

(Nguồn: Báo cáo đầu tư của dự án, 2024)

2. Nhu cầu nhiên liệu, năng lượng

  • Nhu cầu sử dụng điện: công suất tối đa ước tính 383kW/h. Công ty sử dụng 02 máy phát điện dự phòng tiêu thụ 380lit/giờ, sử dụng nguyên liệu dầu diesel, định mức theo nhà cung cấp, máy phát điện công suất 100KVA sẽ tiêu thụ trung bình 15 - 26 lít dầu/giờ. Tuy nhiên chỉ vận hành máy phát trong trường hợp cúp điện mà yêu cầu đơn hàng gấp và phục vụ cho hành chính văn phòng.
  • Nhu cầu sử dụng củi băm, gỗ dăm: Công ty trang bị 01 lò hơi công suất 3tấn/ giờ để phục vụ sản xuất. Lò hơi chủ yếu sử dụng cho quá trình dưỡng hộ bê tông. Nhiên liệu sử dụng là củi băm, gỗ dăm; áp suất hơi lớn nhất =12bar. Khối lượng gỗ dăm nhà máy tiêu thụ tối đa 1 giờ là 688,75kg. Nhu cầu sử dụng củi băm, gỗ dăm cho hoạt động lò hơi trong 1 tháng khoảng 143,2 tấn

 3Nhu cầu sử dụng nước

  • Nguồn nước:

+ Nước cấp sinh hoạt: Sử dụng nước cấp từ Xí nghiệp nước Vũ Thư cấp nước sinh hoạt.

+ Nước cấp sản xuất: Nước sông Kiến Giang

Sơ đồ hệ thống cấp nước: Nguồn nước → Bể chứa → Mạng cấp nước trong nhà máy

- Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn vận hành:

+ Nước cấp sinh hoạt

Tổng số CBCNV của công ty là 155 người. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi CBCNV bình quân theo tiêu chuẩn xây dựng QCVN 14 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng thì: nước cấp sinh hoạt là 45 lít/người/ngày đêm (24 giờ). Lưu lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt là: Qsh = 155 người x 45 lít/người/ngày = 6.975 lít/ngày = 6,975 m3/ngày.

+ Nước cấp cho sản xuất

Nhu cầu nước cấp cho quá trình trộn bê tông như sau:

Bảng 1.4: Nhu cầu nước dành cho quá trình trộn bê tông

TT

Tên sản phẩm

Công suất (tấn/năm)

Định mức (m3/tấn thành phẩm)

Lượng nước (m3/năm)

1

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

125.000

0,18

22.500

2

Cọc bê tông khác

49.500

0,18

8.910

3

Bê tông thương phẩm

77.000

0,18

13.860

 

Tổng

 

 

45.270

(Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án,2024)

Định mức dùng nước 0,18 m3/ tấn thành phẩm dựa trên cơ sở thực tế của nhà máy bê tông thương phẩm và bê tông cốt thép của Công ty TNHH Thương mại, vận tải và xây dựng Thịnh Lộc tại thôn Kênh Trạch, xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho công đoạn trộn bê tông của nhà máy là 45.270 m3/năm ~ 145,1m3/ngày.

Nước cấp cho lò hơi hoạt động

Dự kiến nước cấp sử dụng cho lò hơi dưỡng hộ bê tông: 20 m3/ngày.

Nước cấp cho quá trình xử lý khí thải của lò hơi

Chủ dự án đầu tư hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp dập bụi ướt. Nhà máy sử dụng nước làm chất hấp thụ, có bể 4,5m3 (kích thước 2 x 1,5m x 1,5m). Để đảm bảo quá trình hấp thụ đạt hiệu quả cao, nước chỉ lấp đầy 80% bể và được định kỳ bổ sung nước, thay mới khi đã bão hòa.

Lượng nước bay hơi theo dòng khí trong quá trình hấp thụ xử lý khí thải khoảng 20% (do khí thải từ lò hơi là khí nóng), như vậy sẽ phải cấp bổ sung bù vào hệ thống xử lý khí thải hàng ngày là: 20% x (4,5 x 80%) m3 = 0,72 m3/ngày.

Lượng nước trong hệ thống xử lý khí thải được sử dụng tuần hoàn và tiến hành thay nước mới từ 5-6 ngày/lần tùy thuộc vào mức độ bão hòa của nước với khí thải, để đảm bảo khả năng hấp thụ của công trình xử lý. Mỗi lần thay lượng nước cần là: 3,6 m3/lần, do đó lượng nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải là: 0,6m3/ngày.

Tổng lượng nước cấp cho hoạt động của hệ thống xử lý khí thải là: 0,72 + 0,6 =1,32m3/ngày.

Nước cấp cho quá trình dưỡng sản phẩm

Nhà máy sử dụng nước tuần hoàn làm dưỡng sản phẩm cọc, bê tông cấu kiện đúc sẵn. Lượng nước này thẩm thấu vào sản phẩm, một phần bay hơi do thời tiết nóng bức, một phần nhỏ thấm hút qua nền sàn, dự kiến 5 m3/ngày.

Nước dùng cho quá trình xả cặn, rửa thiết bị

Hoạt động này không thường xuyên, nên lượng nước sử dụng khoảng 1,4m3/ngày.

Nước cho vệ sinh thiết bị, nước rửa xe

Dự kiến nước cấp phụ vụ hoạt động vệ sinh máy móc như sau:

+ Nước rửa dụng cụ, thiết bị 10m3/ngày.

+ Nước rửa xe 3m3/ngày.

Nước tưới cây, rửa đường

Theo TCVN 13606:2023- Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế thì tiêu chuẩn nước tưới, rửa đường là 0,5 l/m2 cho một lần tưới; tưới cây xanh, thảm cỏ là 3 l/m2. Hiện tại, cây xanh thảm cỏ của nhà máy có diện tích là 8.367,2 m2, diện tích sân đường nội bộ là 8.970,8 m2. Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích tưới cây, PCCC không thường xuyên.

Nước cấp tưới cây xanh, thảm cỏ: 3 lít/m2 x 8.367,2 m2 = 25,1m3. Nước cấp rửa đường: 0,5 lít/m2 x 8.970,8 m2 = 4,485m3.

>>> XEM THÊM: Bảng báo giá dịch vụ khoan ngầm kéo ống qua đường

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha