Đồ án quy hoạch khu đô thị và khu dân cư tập trung

Đồ án quy hoạch khu đô thị và khu dân cư tập trung

Ngày đăng: 30-11-2021

1,111 lượt xem

Đồ án quy hoạch khu đô thị và khu dân cư tập trung

MỤC LỤC

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP ĐỒ ÁN:

II. TÊN ĐỒ ÁN:

III. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:

IV. MỤC TIÊU QUY HỌACH:

V. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ:

PHẦN II:

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

1.1. Vị trí, giới hạn khu đất:

1.2. Điều kiện tự nhiên:

II. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT QUY HOẠCH:

2.1. Hiện trạng dân số:

2.2. Hiện trạng sử dụng đất :

2.3. Hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:

III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẤT XÂY DỰNG:

3.1. Những điểm thuận lợi:

3.1. Những điểm bất lợi:

PHẦN III

PHẠM VI VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU

I. PHẠM VI, RANH GIỚI:

II. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN:

2.1. Quy mô dân số - quy mô đất đai:

2.2. Các chỉ tiêu sử dụng đất:

2.3. Các chỉ tiêu thiết kế hạ tầng kỹ thuật:

2.4. Các chỉ tiêu đạt được:

PHẦN  IV

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

II. NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT:

2.1. Tầm nhìn:

2.2. Những quan điểm chủ đạo trong thiết kế quy hoạch:

2.3. Xác định tính chất đô thị:

2.4. Pha trộn các chức năng đô thị:

2.5. Giải pháp quy hoạch tối ưu:

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐẾN NĂM 2030:

3.1. Mục tiêu và quan điểm cụ thể:

3.2. Nguyên tắc:

IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

4.1. Cơ cấu quỹ đất xây dựng:

4.2. Cơ cấu tổ chức không gian:

4.3. Phát triển các khu vực chính:

4.4. Các yêu cầu về quản lý xây dựng:

4.5. Phân kỳ đầu tư, xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:

4.6. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc:

PHẦN V

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT

I. QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG:

1.1. Hiện trạng:

1.2. Quy hoạch:

1.3. Kết cấu nền, mặt đường, vỉa hè và bó vỉa:

1.4. Khái toán kinh phí xây dựng mạng lưới đường:

II. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG:

2.1. Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng:

2.2. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:

III. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC:

3.1. Hiện trạng cấp nước:

3.2. Cơ sở thiết kế:

3.3. Dự báo nhu cầu dùng nước:

3.4. Các phương án cấp nước:

3.5. Lựa chọn sơ bộ công nghệ xử lý nước:

3.6. Thiết kế mạng lưới cấp nước:

3.7. Quy mô các công trình cấp nước:

3.8. Biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước:

3.9. Tổng hợp khối lượng và khái toán kinh phí:

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG:

4.1. Hiện trạng:

4.2. Cơ sở thiết kế :

4.3. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế :

4.4. Nhu cầu sử dụng điện:

4.5. Nguồn Và Lưới Điện :

4.6. Chiếu sáng đô thị :

4.7. Tổng hợp khối lượng và khái toán kinh phí:

V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:

5.1. Nguồn tiếp nhận nước thải:

5.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tính toán:

5.3. Phương án thiết kế:

5.4. Biện pháp xử lý nước thải:

5.5. Các vấn đề vệ sinh môi trường khác:

5.6. Tổng hợp khối lượng và khái toán kinh phí:

VI. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC:

6.1. Khái Quát:

6.2. Các tác động tích cực:

6.3. Các tác động tiêu cực:

6.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước,..:

6.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình đi vào hoạt động:

VII. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ:

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP: Đồ án quy hoạch khu đô thị và khu dân cư tập trung

Thành phố Cần Thơ là thành phố lớn nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long-Việt Nam. Dân số khoảng 1,2 triệu người hiện nay theo dự phóng sẽ tăng lên đến 2,0 triệu vào năm 2030. Khu đô thị mới Nam Cần Thơ nằm ở vị trí trái tim của thành phố năng động này, và là khu vực có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển mở rộng khu trung tâm Thành phố cũ theo hướng mở rộng về phía sông Cần Thơ. Khu đô thị mới Nam Cần Thơ có diện tích 2081,66 ha nằm ở vị trí chiến lược trên hành lang kinh tế TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, ở một vị trí độc đáo ngay phía bên kia Sông Cần Thơ nhìn từ khu vực trung tâm Thành phố cũ. Sự phát triển của Khu đô thị mới Nam Cần Thơ đến nay vẫn bị giới hạn do thiếu nối kết hạ tầng với thành phố hiện hữu phía bên kia sông Cần Thơ. Tuy nhiên, một số sáng kiến điều chỉnh đang tập trung vào định hướng lại cấu trúc phát triển không gian đô thị Thành phố Cần Thơ dựa trên những biến đổi tại khu vực quy họach gồm có:

§ Xây dựng Cầu Cần Thơ ;

§ Mở rộng không gian trung tâm đô thị dọc 2 bên sông Cần Thơ;

§ Hoàn tất Quy hoạch Tổng thể Giao thông TP. Cần Thơ;

§ Phát triển xây dựng Trung tâm Văn hóa Tây Đô ;

§ Phát triển các cơ sở Trường Đại học.

Qua quá trình triển khai đồ án quy họach chi tiết TL 1/2000 Khu đô thị mới Nam Cần Thơ, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để đánh giá đồ án quy họach chi tiết TL 1/2000 đã được phê duyệt năm 2002. Qua quá trình khảo sát, đánh giá và phân tích nhận thấy cấu trúc không gian tổng thể không còn phù hợp trong xu thế phát triển hiện nay do vậy đồ án điều chỉnh quy họach chi tiết nhằm đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy họach cho phù hợp với nhu cầu mới của thành phố Cần Thơ, các vấn đề cần quan tâm trong đồ án quy họach điều chỉnh:

1. Tầm nhìn tương lai của Khu đô thị mới Nam Cần Thơ

2. Xây dựng đô thị sông nước đặc thù vùng Nam bộ   

3. Phát triển cân bằng giữa khu đô thị cũ và mới

4. Giải pháp thu hút đầu tư  

5. Phát triển bền vững

6. Khai thác cảnh quan sông Cần Thơ

7. Tăng cường không gian công cộng và hệ thống cây xanh

8. Tổ chức tốt hệ thống giao thông cá nhân và công cộng

III. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN:

- Cơ quan phê duyệt

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

- Cơ quan thẩm định

SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

- Đơn vị tư vấn thiết kế

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỰC NGHIỆM KIẾN TRÚC XÂY DỰNG

IV. MỤC TIÊU QUY HỌACH:

- Định rõ mối quan hệ của Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trong tổng thể quy họach chung Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, đặc biệt chú trọng sự kết nối với không gian khu đô thị hiện hữu (Quận Ninh Kiều) dọc theo 2 bên sông Cần Thơ.

- Đề xuất các giải pháp kết nối quy họach Khu đô thị mới Nam Cần Thơ và khu vực phát triển Cảng và khu công nghiệp phía Nam (Cảng Cái Cui mở rộng) và các khu vực lân cận;

- Đề xuất giải pháp tái cơ cấu chức năng sử dụng đất, tạo quỹ đất dự trữ cần thiết cho nhu cầu đầu tư xây dựng trong tương lai phù hợp với quy mô và cấu trúc không gian đô thị Cần Thơ.

- Căn cứ vào tính chất, chức năng của Khu đô thị mới Nam Cần Thơ, phân tích và xác định:

+ Tỷ trọng giữa các khu chức năng trong việc sử dụng đất;

+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo tiêu chí của các đô thị tiên tiến trong khu vực;

+ Tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hòan chỉnh;

+ Tạo dựng hình ảnh Khu đô thị mới dọc theo 2 bên bờ sông Cần Thơ theo hướng hiện đại kết hợp với những đặc điểm truyền thống, phù hợp với thói quen sinh hoạt của người dân.

- Xác định tiến trình phát triển và hòan thiện xây dựng Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trên cơ sở hợp lý quy trình và khả thi về tài chính;

- Đề xuất nghiên cứu các dự án trọng điểm của một số khu chức năng xúc tác cho quá trình triển khai đầu tư xây dựng.

V. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ: 

- Quyết định số 778/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cần Thơ ngày 09/03/2006  “V/v phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ TP.Cần Thơ .

- Căn cứ bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung TP.Cần Thơ - tỉnh Cần Thơ đến 2020” tỷ lệ 10.000 do Xí nghiệp Thiết kế Quy hoạch xây dung-Công ty tư vấn Xây dựng Tổng hợp - Bộ Xây Dựng lập.

- Quyết định số 90/2002/QĐ-UB ngày 04/ 10 / 2002 (và số 2207/ QĐ-UB ngày 02 / 07 / 2003 phần mở rộng)

- Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát, và các số liệu, tài liệu về khí tượng, thuỷ văn, hải văn, địa chất tại khu vực nghiên cứu lập quy hoạch.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ xây dựng năm 1997.

- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua, ngày 26/11/2003.

- Căn cứ nghị định của Chính phủ về Quy họach xây dựng số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2004.

- Căn cứ thông tư của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy họach xây dựng số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005.  

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH khu đô thị mới

I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Nội dung nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Nam Cần Thơ bao gồm:

1) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về: tình hình triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch, điều kiện kinh tế-xã hội, dân số-lao động, sử dụng đất đai, hiện trạng về xây dựng, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị.

2) Xác định khả năng điều chỉnh các dự án trên cơ sở xây dựng khung cấu trúc phát triển mở rộng không gian đô thị trong tương lai. Xác định lại tính chất đô thị, quy mô dân số-lao động và bổ sung các chức năng mới. Điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu cho các giai đọan phát triển đô thị.

3) Định hướng phát triển không gian đô thị bao gồm các nội dung:

- Dự kiến điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của đô thị theo định hướng chiến lược mới.

- Xác định vị trí, quy mô các khu chức năng trong đô thị. Xác định các khu vực hiện có phát triển ổn định, các khu vực cần điều chỉnh. Các khu chuyển đổi chức năng, các khu quy hoạch xây dựng mới, các khu vực cấm xây dựng và các khu dự kiến phát triển mở rộng đô thị.

- Xác định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ dân cư, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao tối đa của các công trình trong các khu chức năng đô thị.

4) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:

- Đánh giá tổng hợp việc triển khai hạ tầng của các dự án đang xây dựng.

- Điều chỉnh cấu trúc mạng lưới giao thông đô thị, tính đến đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển công cộng lớn trong tương lai như bus, tramway, xe điện ngầm…

- Cân đối lại việc lựa chọn nguồn, xác định quy mô, vị trí, công suất của các công trình đầu mối, mạng lưới truyền tải và phân phối chính của các hệ thống cấp nước, cấp điện, mạng lưới đường ống thóat nước, các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác.

IINHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT:

2.1. Tầm nhìn:

Khu trung taâm ñoâ thò Nam soâng Caàn Thô töông lai seõ trôû thaønh:

- Một trung tâm kinh tế-dịch vụ lớn của Vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

- Một nơi để làm việc, ở, giải trí của các tầng lớp dân cư bao gồm: cư dân địa phương, Việt kiều, doanh nhân nước ngoài và khách du lịch trong và ngoài nước.

- Một hình thái không gian đô thị tập trung, tập trung các dịch vụ và tiện ích công cộng, khuyến khích đi bộ và các loại hình giao thông công cộng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

- Một không gian xây dựng bảo đảm sự hài hoà giữa công trình kiến trúc địa phương và các công trình phức hợp cao tầng hiện đại.

- Một dòng sông cảnh quan với các công trình kiến trúc công cộng phục vụ cho toàn cư dân thành phố với hình dáng đặc biệt phản chiếu trên dòng sông tạo nên hình ảnh sống động, lãng mạn và đáng nhớ.

- Một hệ thống công viên-quảng trường-không gian mở kết nối giữa khu trung tâm đô thị hiện hữu mở rộng và Khu trung tâm đô thị mới.

- Một nơi cung cấp đầy đủ loại hình giao thông cá nhân và công cộng đảm bảo cho sự lưu thông liên tục và hiệu quả.

2.2. Những quan điểm chủ đạo trong thiết kế quy hoạch:

- Khu đô thị mới Nam Cần Thơ có những tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ-văn hóa-giải trí của Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.

- Những tiềm năng nói trên, từ nguồn lực con người và kinh tế cho đến di sản văn hóa lịch sử, có thể được phân loại chủ yếu thành Bản sắc địa phương, Tiện nghi sinh họat và Không gian sinh thái.

- Nên duy trì và nâng cao Bản sắc bằng việc tuân thủ trình tự ưu tiên và cân nhắc cẩn trọng để tạo ra một thành phố đầy nội lực và đa dạng hóa trên nền tảng những di sản tự nhiên và văn hóa đang có.

-  Đảm bảo Tiện nghi sống và sinh hoạt cao cấp cho người dân và du khách theo tiêu chuẩn những đô thị có quy mô tương tự tiêu biểu trên thế giới.

- Trong vấn đề phát triển đô thị, cần nghiên cứu Không gian Sinh thái ở các mặt như sức khỏe, môi trường an toàn, hài hòa với tự nhiên, bảo tồn cây xanh và mặt nước.

- Quan điểm thiết kế đô thị hướng tới khôi phục và xây dựng lại vị thế trung tâm của Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây đô) bằng cách tận dụng hoặc đẩy mạnh phát triển những tiềm năng này.

2.3. Xác định tính chất đô thị:

Khu đô thị mới Nam Cần Thơ là khu trung tâm mới hiện đại, mở rộng của trung tâm Thành phố Cần Thơ, với chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của Thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển. Khu đô thị mới Nam Cần Thơ là cấu trúc không gian hiện đại hòa hợp với không gian cảnh quan của cầu Cần Thơ, tạo động lực tăng trưởng và phát triển Thành phố Cần Thơ ngang tầm với các đô thị loại I cấp Quốc gia. Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trước đây được phê duyệt quy hoạch với định hướng là một đô thị mới hiện đại. Trong quy hoạch điều chỉnh vẫn giữ nguyên tính chất nêu trên và định hướng quy hoạch điều chỉnh với các chỉ tiêu của đô thị lọai I với các đặc trưng sau:

- Khu đô thị mới Nam Cần Thơ nằm vị trí cửa ngõ kết nối với hành lang kinh tế Tp.HCM-Cần Thơ trên trục giao thông chính là QL1A nên có lợi thế về giao lưu hàng hoá, tạo điều kiện thuận tiện để phát triển mạnh về kinh tế-xã hội cho thành phố Cần Thơ.

- Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trong tương lai là phần của Trung tâm TP.Cần Thơ mở rộng.

- Động lực phát triển của Khu đô thị mới Nam Cần Thơ trong giai đoạn trung và dài hạn là tập trung phát triển trung tâm thương mại-dịch vụ và trung tâm văn hóa-giáo dục lớn.

2.4. Pha trộn các chức năng đô thị:

- Giải pháp pha trộn các chức năng đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho Khu lõi trung tâm Khu đô thị mới Nam Cần Thơ, tạo nên sự sống động cho không gian đô thị vào ban ngày và cả ban đêm.

- Giải pháp pha trộn các chức năng nhằm tạo nên không gian dịch vụ đa mục đích sử dụng phù hợp với nhu cầu và thói quen sinh họat của người Á Châu, tạo sự thuận tiện trong sử dụng và khai thác, tăng tính sống động cho tổ chức không gian đô thị.

- Giải pháp pha trộn chức năng nhằm tạo nên sự tập trung đông người phù hợp cho việc đề xuất giải pháp giao thông công cộng, không gian dành riêng cho khách bộ hành và các không gian quảng trường Thành phố.

2.5. Giải pháp quy hoạch tối ưu:

- Các giải pháp đề xuất cơ cấu quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào 3 tiêu chí: thiết kế quy hoạch kiến trúc, khả năng huy động nguồn tài chính thực hiện dự án và khả năng thực hiện được về mặt kỹ thuật.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐẾN NĂM 2030:

3.1. Mục tiêu và quan điểm cụ thể:

Mục tiêu:

- Điều chỉnh cấu trúc không gian đô thị cho Khu đô thị mới Nam Cần Thơ theo các giai đoạn phát triển, tạo điều kiện xây dựng cấu trúc đô thị hoàn chỉnh theo hướng hiện đại khai thác đặc trưng đô thị sông nước Nam bộ.  

- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển nền kinh tế và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.  

- Tạo tiền đề cho việc hình thành một mẫu hình Khu đô thị mới dọc theo 2 bên bờ sông Cần Thơ xây dựng cấu trúc không gian đô thị hiện đại kết hợp với những đặc điểm truyền thống, phù hợp với thói quen sinh hoạt của người dân.

Quan điểm:

- Phát huy vai trò đặc biệt của Thành phố Cần Thơ trong mối quan hệ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hành lang kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ, với cả nước và quốc tế;

- Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa Khu đô thị mới Nam Cần Thơ với trung tâm khu đô thị hiện hữu;

- Phát triển không gian đô thị hiện đại, có bản sắc; phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng thời tăng tính hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3.2. Nguyên tắc:

- Giữ lại cấu trúc các dự án xây dựng khu dân cư hiện có phát triển ổn định nhằm tránh gây ra sự xáo trộn trong cuộc sống của người dân.

- Tôn trọng và kế thừa các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và thực hiện.

- Bảo vệ và tôn tạo môi trường cảnh quan của sông Cần Thơ và sông Hậu.

- Tận dụng các lợi thế của địa hình ngã 3 sông để bố cục không gian chức năng đô thị.

- Xây dựng không gian cảnh quan đô thị hài hòa giữa cải tạo và xây dựng mới kế thừa các yếu tố truyền thống địa phương.

IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

4.1. Cơ cấu quỹ đất xây dựng:

Quy hoạch sử dụng đất cho Khu đô thị mới Nam Cần Thơ cho thấy một loạt các mục đích sử dụng đa dạng, mang lại kết quả là một khu đô thị mạnh mẽ năng động nằm ở vị trí trung tâm mở rộng của Thành phố Cần Thơ. Các mục đích sử dụng đất được đáp ứng trong quy hoạch này, với những mục đích sử dụng chính như thương mại, nhà ở, công sở, văn hoá, giáo dục, và không gian mở. Các khu thương mại chính được đặt tại ngã 3 sông Cần Thơ và sông Hậu. Đại lộ dọc sông Cần Thơ - chạy song song dòng sông và nối khu thương mại với khu dân cư và kết nối vào đô thị hiện hữu bằng 4 cây cầu. Mục đích nhà ở chiếm vị trí quan trọng bên trong khu đô thị mới này. Sử dụng đất cho nhà ở được đề nghị với nhiều mật độ khác nhau, thường kết hợp với các mục đích sử dụng khác như thương mại với mật độ thấp hơn. Cơ cấu sử dụng đất bao gồm các loại đất với chức năng sau:

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2030

(Dân số toàn đô thị khoảng 250.000 người)

Stt

Loại đất

Diện tích

(ha)

Tỉ lệ

(%)

Chỉ tiêu

(m²/người)

1

Đất công trình công cộng

112,7594

5,4

4,5

2

Đất nhà cao tầng

282,3995

13,6

11,3

3

Đất biệt thự

96,4554

4,6

3,9

4

Đất nhà chia lô

370,3491

17,8

14,8

5

Đất chợ, siêu thị

30,1617

1,4

1,2

6

Đất trường học

79,4700

3,8

3,2

7

Đất cây xanh, công viên, TDTT

345,5514

16,6

13,8

8

Đất giao thông, bến bãi

536,6458

25,8

21,5

9

Sông rạch

78,8106

3,8

3,2

10

Đất khác

71,4765

3,4

 

11

Đất dự trữ

47,6222

2,3

 

12

Đất đầu mối hạ tầng

29,9584

1,4

 

 

 Đất xây dựng nhà máy nước

6,0379

 

 

 

Trạm điện (1 trạm)

0,7962

 

 

 

 Trạm xăng giai đoạn 1(1 trạm)

0,7000

 

 

 

Trạm xăng giai đoạn 2 (1 trạm)

2,7237

 

 

 

Trạm xăng bán lẻ (6 trạm)

1,7738

 

 

 

Trạm xử lý nước thải (1 trạm)

16,6485

 

 

 

Trạm bơm (2 trạm)

0,6264

 

 

 

Trạm trung chuyển rác (1 trạm)

0,3521

 

 

 

Đất hạ tầng kỹ thuật

0,2998

 

 

 

TỔNG CỘNG

2081,6600

100,0

83,3

4.2. Cơ cấu tổ chức không gian:

Đất công trình công cộng (112,7594 ha, chiếm 5,4%):

Đất xây dựng công trình công cộng có tổng diện tích 112,7594 ha, bao gồm 2 cấp độ: công trình công cộng cấp Thành phố và công trình công cộng khu ở. Xây dựng theo hướng đáp ứng đầy đủ công năng yêu cầu, tạo mối liên kết giữa các không gian chức năng trong một khu vực và đạt hiệu quả cao trong sử dụng và khai thác. Tổng cộng toàn bộ đất dành cho hoàn thiện nhu cầu của Khu đô thị mới trong dài hạn (đến năm 2030):

Công trình công cộng cấp Thành phố có tổng diện tích 94,9147 ha, bao gồm đất xây dựng các công trình: Trung tâm hành chính văn hóa, trường Đại học Quốc tế, trường Đại Học Kiến Trúc, Trụ sở UBND Quận Cái Răng, Quảng trường Thành phố, các cơ sở Bệnh viện ( như bệnh viện Tây Đô, bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện 200 giường trong khu Hồng Loan), …Tùy theo yêu cầu từng công trình cụ thể mà có quy định riêng về tầng cao và mật độ xây dựng.

Công trình công cộng khu ở có tổng diện tích 17,8447 ha, gồm đất xây dựng các công trình hành chính – văn hóa, y tế phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của cư dân. Được xây dựng trong khu ở, vì vậy tầng cao tối đa khoảng 4 tầng nhằm tạo sự hài hòa với không gian ở xung quanh.

Đất xây dựng nhà ở (749,2040 ha, chiếm 36,0%):

Đất xây dựng nhà ở được chia làm các loại hình cư trú chính: đất xây dựng nhà cao tầng mật độ thấp và đất xây dựng nhà thấp tầng mật độ cao. Khu dân cư cao tầng chính là khu nhà ở cao tầng (12-20 tầng) nằm tại khu trung tâm và các trục chính đô thị (đường Nam Sông Hậu và trục đường chính 60m). Khu dân cư thấp tầng là khu nhà ở dạng biệt thự và liên kế phố (2-4 tầng) nằm bên trong các khu ở (theo dự án).

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Đất xây dựng nhà cao tầng

282,3995

37,7

Đất xây dựng nhà thấp tầng

466,8045

62,3

Đất biệt thự

96,4554

12,8

Đất nhà chia lô

370,3491

49,5

Tổng cộng

749,2040

100,0


§ Nhà cao tầng:

Diện tích : 282,3995 ha

Mật độ xây dựng : 40%

Tầng cao tối đa : 40 tầng

Khoảng lùi tối thiểu : 6m so với lộ giới

§ Nhà biệt thự:

Diện tích : 96,4554 ha

Mật độ xây dựng : 70 - 80%

Tầng cao tối đa : 3 tầng

Khoảng lùi tối thiểu : 3m so với lộ giới

§ Nhà chia lô:

Diện tích : 370,3491 ha

Mật độ xây dựng : 80 - 90%

Tầng cao tối đa : 4 tầng

Khoảng lùi tối thiểu : 0 -  2m so với lộ giới

Đất chợ và siêu thị (30,1617 ha, chiếm 1,4%):  

Xây dựng mới các dịch vụ thương mại (chợ, siêu thị )phục vụ cho nhu cầu mua sắm của cư dân bên cạnh các trung tâm thương mại-dịch vụ ở các khối cao ốc.

Đất xây dựng trường học(79,4700 ha, chiếm 3,9%):  

Xây dựng mới mạng lưới công trình giáo dục phục vụ cho nhu cầu học tập của người dân trên cơ sở cân đối nhu cầu của Khu đô thị mới. Theo định hướng chung là các cơ sở trường lớp phải bảo đảm cho tất cả số học sinh trong độ tuổi đi học. Quy mô số học sinh được tính tóan từ quy mô dân số theo các giai đọan quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các công trình giáo dục bao gồm 4 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, phân bố đều khắp khu vực. Ngoài ra, còn bố trí thêm 1 trường Trung học dạy nghề gần khu Logistic và 1 Trung tâm giáo dục đa năng tại khu dân cư 6.

Luật giáo dục quy định phải tạo đủ điều kiện cho phổ cập tiểu học, nâng cao tỷ lệ huy động đi học, giảm hệ số vòng quay sử dụng phòng và điều kiện trường lớp phải bảo đảm ngày học 2 buổi cho số học sinh trong độ tuổi đi học. Mỗi khu dân cư theo dự án cần có đầy đủ trường lớp cho giáo dục tiểu học và mầm non trong bán kính phục vụ.

Chỉ tiêu theo đúng tiêu chuẩn của Bộ XD ban hành là 15m²/học sinh.

Diện tích : 79,4700 ha

Diện tích đất nhà trẻ-mẫu giáo  :15,5247 ha (27 điểm trường).

Diện tích đất xây dựng trường cấp1: 24,3607 (19 điểm trường).

Diện tích đất xây dựng trường cấp2: 14,4825 (09 điểm trường).

Diện tích đất xây dựng trường cấp3: 13,6385 (05 điểm trường).

Diện tích đất trường dạy nghề : 12,5445 ha.

Diện tích đất trường GD đa năng: 3,0654 ha.

Mật độ xây dựng : 40%

Tầng cao tối đa : 4 tầng

Đất cây xanh công viên TDTT (345,5514 ha, chiếm  16,6%):

Đất cây xanh công viên TDTT bao gồm các loại công viên cây xanh cụm dân cư (theo từng dự án), công viên dọc kênh rạch, hành lang sinh thái dọc sông Cần Thơ và sông Hậu, cây xanh công viên-TDTT cấp thành phố và khu Văn hóa Tây Đô. Cách thức tổ chức hàng lang sinh thái bằng giải pháp kết hợp giữa công viên khu ở, công viên dọc kênh rạch, cây xanh dọc theo các tuyến trục cảnh quan chính tạo nên mạng lưới không gian xanh phủ khắp không gian đô thị.

Công viên văn hóa Tây Đô là trung tâm văn hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi diễn ra các họat động biểu diễn, sinh họat, vui chơi giải trí và giao lưu văn hóa của cư dân 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tổ chức các họat động văn hóa lớn của vùng và quốc gia. Nội dung các hạng mục của Trung tâm văn hóa Tây đô bao gồm: Nhà hát Thành phố, Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Thiếu nhi, khu dịch vụ thương mại, quảng trường văn hóa, thư viện thành phố, Trung tâm hội nghị báo chí, bảo tàng văn hóa dân gian, công viên văn hóa các dân tộc, biểu tượng Tây đô, Trung tâm sản vật miệt vườn.

Chỉ tiêu sử dụng đất cây xanh công viên TDTT 13,8 m²/người.

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Khu Văn hóa Tây Đô

94,1087

27,2

Cây xanh ven sông rạch

203,5653

58,9

Đất cây xanh công viên-TDTT cấp thành phố

11,3615

3,3

Đất công viên cây xanh khu ở

36,5159

10,6

Tổng cộng

345, 5514

100,0

 

Diện tích : 345, 5514

Mật độ xây dựng : 5%

Tầng cao tối đa : 1 tầng

Riêng đối với khu Văn hóa Tây Đô và trung tâm TDTT thành phố,  mật độ xây dựng và tầng cao được phép cao hơn (20%, 3 tầng).

Đất giao thông, bến bãi (536,6458 ha, chiếm  25,8%):

Đất giao thông bến bãi có diện tích 536,6458 ha, bao gồm các loại đất giao thông nội bộ trong khu ở, giao thông đối nội, giao thông đối ngoại (trục đường Quốc lộ 1A và đường Nam sông Hậu), bãi sát hạch lái xe, bến xe 1 được xây dựng gần cầu Trần Hoàng Na để phục vụ nhu cầu trước mắt và dành quỹ đất hơn 10ha cho bến xe tương lai.

Đồng thời bố trí thêm 5 bãi xe ngầm với diện tích khoảng 33,4273ha  nhằm phục vụ cho nhu cầu đậu xe của người dân trong đô thị ở các khu vực trung tâm, khu văn hóa Tây Đô.

Bố trí bến thuyền khách (gần vị trí bến xe giai đoạn 1) nhằm tạo sự liên hệ tốt hơn giữa giao thông thủy và giao thông bộ.

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Đất giao thông nội bộ trong khu ở

294,8574

54,9

Đất giao thông đối nội

108,4882

20,2

Đất giao thông đối ngoại

112,6287

21,0

Bãi sát hạch lái xe

5,1203

1,0

Bến xe giai đoạn 1

5,1201

1,0

Bến xe giai đoạn 2

10,4311

1,9

Tổng cộng

536,6458

100,0

 

Đất sông rạch (78,8106 ha, chiếm  3,8%):

Quan điểm thiết kế đã nêu rõ việc giữ gìn sông nước như một đặc trưng hình ảnh đô thị và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái ít bị tác động bởi môi trường xây dựng. Giữ toàn bộ các tuyến kênh rạch chính trong khu đô thị với diện tích 78,8106 ha.

Đất khác (71,4765 ha, chiếm  3,4%):

Đất khác có diện tích là 71,4765 ha, bao gồm các loại lãnh sự quán, khu logistic, cục hải quan, trạm cảnh sát giao thông, trạm dừng chân và trạm PCCC trung tâm.

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Lãnh sự quán

23,445

32,8

Khu Logistic

40,5861

56,8

Cục hải quan

1,9382

2,7

Trạm cảnh sát giao thông

2,6768

3,7

Trạm dừng chân

1,2287

1,7

Trạm PCCC trung tâm

1,6017

2,2

Tổng cộng

71,4765

100,0

 

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật (29,9584 ha, chiếm  1,4%):

Dành quỹ đất 29,9584 ha cho việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu đô thị, bao gồm các công trình như trạm điện, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm xăng, trạm xăng bán lẻ (bố trí dọc theo tuyến Quang Trung – Cái Cui) nhà máy xử lý nước sạch, trạm trung chuyển rác.

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

 Đất xây dựng nhà máy nước

6,0379

20,2

Trạm điện (1 trạm)

0,7962

2,7

 Trạm xăng giai đoạn 1(1 trạm)

0,7000

2,3

Trạm xăng giai đoạn 2 (1 trạm)

2,7237

9,1

Trạm xăng bán lẻ (6 trạm)

1,7738

5,9

Trạm xử lý nước thải (1 trạm)

16,6485

55,6

Trạm bơm (2 trạm)

0,6264

2,1

Trạm trung chuyển rác (1 trạm)

0,3521

1,2

Đất hạ tầng kỹ thuật

0,2998

1,0

Tổng cộng

29,9584

100,0

4.3. Phát triển các khu vực chính: 

4.3.1. Khu lõi trung tâm:

Là hạt nhân của trung tâm có không gian sống động, hấp dẫn. Chức năng chủ yếu là trung tâm thương mại-dịch vụ, tài chính-ngân hàng cấp thành phố, cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Á. Các công trình cao tầng đa chức năng được bố trí tập trung trên các trục không gian đô thị kết hợp với quảng trường, không gian mở về phía ngã 3 sông Cần Thơ và sông Hậu. Khu lõi trung tâm bao gồm 2 phân khu: Trung tâm thương mại dịch vụ-triển lãm-hội nghị quốc tế, Khu phức hợp tài chính-ngân hàng.

Xem Đồ án quy hoạch khu đô thị và khu dân cư tập trung

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha