Dự án đầu tư trạm biến áp 110 KV phuc vụ cho khu dân cư tập trung

Dự án đầu tư trạm biến áp 110 KV phuc vụ cho khu dân cư tập trung

Ngày đăng: 07-04-2023

317 lượt xem

Dự án đầu tư trạm biến áp 110 KV phuc vụ cho khu dân cư tập trung

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.071,3 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định 332/QĐ-BCT, phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiệu phát triển KT-XH của địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 là 8%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 8% - 8,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 6% - 6,5%/năm, giai đoạn 2031- 2035 là 5,5% - 6%/năm. Theo số liệu cập nhật đến hết năm 2021 của điện lực tỉnh Bình Định, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 2,335 tỷ kWh, tăng 6,77% so với năm 2020.

Đến giai đoạn 2023-2035, trong trường hợp chưa có TBA 110kV Cát Nhơn thì khu vực tỉnh Bình Định thiếu nguồn cung cấp lớn nhất khoảng 6MVA (năm 2035) và thiếu khoảng 38MVA trong chế độ sự cố N-1 nặng nề nhất (năm 2024). Khi đưa vào vận hành TBA 110kV Cát Nhơn với quy mô 1x40MVA vào năm 2023, giai đoạn 2023- 2030 hệ thống điện khu vực đảm bảo nguồn cung cấp trong chế độ vận hành bình N-0 và N-1. Tuy nhiên, đến năm 2035 hệ thống điện khu vực chỉ đảm bảo nguồn cấp trong chế độ N-0 và không đảm bảo nguồn cấp trong chế độ N-1 (thiếu hụt lớn nhất khoảng 19MVA). Do đó, kiến nghị bổ sung máy 2 quy mô 1x40MVA vào giai đoạn 2031- 2035. Như vậy, khi đưa vào vận hành TBA 110kV Cát Nhơn với quy mô 1x40MVA vào năm 2023 và máy 2 với quy mô 1x40MVA vào giai đoạn 2031-2035, hệ thống điện khu vực đảm bảo nguồn cung cấp trong chế độ vận hành bình thường (độ dự trữ lớn nhất khoảng 78MVA) lẫn chế độ sự cố N-1 nặng nề nhất (độ dự trữ lớn nhất khoảng 38MVA).

Trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối là dự án đầu tư xây dựng mới, thuộc loại hình công trình công nghiệp gồm ba hạng mục chính: (i) TBA 110kV Cát Nhơn; (ii) tuyến đường dây 110kV đấu nối và (iii) tuyến đường dây 22kV đấu nối. Trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối cần thiết được xây dựng và đưa vào vận hành vào năm 2023 để đáp ứng nhu cầu phụ tải đang gia tăng rất cao, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo an toàn cung cấp điện liên tục và nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong khu vực huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Việc đưa vào vận hành TBA 110kV Cát Nhơn và đấu nối là thực sự cần thiết nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho phụ tải vùng 3 tỉnh Bình Định. Về lâu dài sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong khu vực, phục vụ phát triển kinh tế và xã hội khu vực dự án.

Căn cứ Mục 6, Điều II, Phụ lục IV tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

của Chính phủ thì dự án “Trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối” thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội thì dự án thuộc quyền thẩm định cấp UBND tỉnh. Do vậy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án sẽ trình UNND tỉnh Bình Định thẩm định và phê duyệt.

Tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án Điện Nông thôn miền Trung tiến hành lập báo cáo ĐTM của dự án.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt thỏa thuận địa điểm, Bộ Công thương thẩm định dự án. Dự án do Tổng Công ty Điện lực miền Trung là Chủ dự án và phê duyệt dự án đầu tư, Ban Quản lý dự án Điện Nông thôn miền Trung đại diện Chủ dự án thực hiện và quản lý.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch, quy định liên quan

Việc đầu tư xây dựng công trình phù hợp với Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 18/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030” (QĐ 428/QĐ- TTg); Quyết định số 332/QĐ-BCT ngày 03/02/2017 của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Quy hoạch và phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV. Đồng thời dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chấp thuận tại văn bản 4110/UBND-KT ngày 20/07/2022 về việc “Thoả thuận hướng tuyến đường dây 110kV, 22kV và vị trí trạm biến áp 110kV Cát Nhơn”.

2. CĂN CỨ PHÁP   KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn  hướng dẫn kỹ thuật  liên quan

Dự án đầu tư trạm biến áp 110 KV phuc vụ cho khu dân cư tập trung
 

1.1.1. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất  hoạt động của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu dự án

Công trình Trạm biến áp 110kV Cát Nhơn và đấu nối được xây dựng nhằm:

- Cấp điện khu vực Cụm Công nghiệp Cát Nhơn, phụ tải khu vực huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải tăng cao của khu vực.

- Giảm bán kính cấp điện cho các đường dây 22kV tại các TBA 110/35/22kV ở các khu vực lân cận, đảm bảo chất lượng điện áp, giảm tổn thất công suất và điện năng trên lưới điện phân phối khu vực.

- Tạo mạch vòng liên kết với các trạm 110kV trong khu vực làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ mất điện trên diện rộng, nâng cao độ tin cậy cho lưới điện. Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, kịp thời, an toàn và ổn định theo tiêu chuẩn N-1.

1.1.6.2. Loại hình, quy mô, công suất  công nghệ của Dự án

a) Loại hình dự án

Theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXD, Dự án thuộc loại hình dự án công trình năng lượng, cấp I thuộc dự án nhóm B.


b) Quy mô, công suất

Phạm vi Dự án:

- Xây dựng mới TBA 110kV Cát Nhơn với tổng diện tích xây dựng trạm khoảng

3.242,5 m2;

- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép từ TBA 110kV Cát Nhơn về điểm đấu transit trên Đường dây 110kV Đống Đa – Phương Mai 3 (mạch 2 Đường dây 110kV mạch kép Quy Nhơn - Nhơn Hội) hiện hữu. Tổng chiều dài toàn tuyến đường dây khoảng 12,24 km;

- Xây dựng mới đường dây 22kV từ TBA 110kV Cát Nhơn về đấu nối trên các tuyến đường dây 22kV hiện hữu. Tổng chiều dài toàn tuyến đường dây khoảng 1,881 km (trong đó có 0,144 km cáp ngầm).

Quy mô:

ü Phần TBA 110kV:

Cấp điện áp: 110kV và 22kV.

Kiểu trạm: Kiểu nửa ngoài trời, thiết bị phân phối 110kV và máy biến áp đặt ngoài trời, thiết bị phân phối 22kV và thiết bị điều khiển bảo vệ kiểu tủ hợp bộ trong nhà.

Công suất:

- Giai đoạn này: Lắp 01 MBA 110/22kV – 40MVA.

- Dự phòng đất cho lắp đặt MBA thứ 2: Lắp máy 02 1x40MVA (giai đoạn 2031- 2035).

Diện tích đất: Diện tích xin đất tổng cộng: 3.242,5 m2, bao gồm:

- Diện tích đất xây dựng trạm: 2.684,5 m2

- Diện tích đất taluy trạm và đường vào trạm (làm mới): 340,8 m2

- Diện tích tái lập đường dân sinh và mương thoát nước: 217,2 m2

 đồ nối điện  số ngăn lộ  cấp điện áp 110kV

Hệ thống phân phối 110kV dùng sơ đồ 01 thanh cái có phân đoạn, gồm 05 ngăn điện, như sau:

- 01 ngăn đường dây đi 110kV NMĐG Phương Mai 3;

- 01 ngăn đường dây đi 110kV Đống Đa;

- 01 ngăn phân đoạn (lắp đặt trước 02 dao cách ly);

- 01 ngăn MBA 110/22kV – T1.

- 01 ngăn MBA 110/22kV – T2 (dự phòng đất trống).

 đồ nối điện  số ngăn lộ  cấp điện áp 22kV

Hệ thống phân phối 22kV dùng sơ đồ hệ thống 01 thanh cái có máy cắt phân đoạn, gồm 18 tủ điện hợp bộ đặt trong nhà, bao gồm:

- 02 Tủ lộ tổng

- 02 Tủ biến điện áp

- 11 Tủ lộ ra


- 01 Tủ lộ ra MBA tự dùng

- 01 Tủ cầu dao cắm

- 01 Tủ máy cắt phân đoạn.

- Giai đoạn này lắp đặt 9 tủ hợp bộ đặt trong nhà, bao gồm:

- 01 Tủ lộ tổng

- 01 Tủ biến điện áp

- 05 Tủ lộ ra

- 01 Tủ lộ ra MBA tự dùng

- 01 Tủ máy cắt phân đoạn.

ü Phần đường dây đấu nối 110kV

 

- Cấp điện áp:

: 110 kV

- Số mạch:

: 02 mạch

- Điểm đầu:

: Thanh cái 110kV TBA 110kV Cát Nhơn xây dựng mới thuộc dự án.

- Điểm cuối:

: Cột đấu nối trước TBA 110kV Điện gió Phương Mai 3

- Điểm đấu transit trên Đường dây 110kV Đống Đa – Phương Mai 3 (mạch 2 Đường dây 110kV mạch kép Quy Nhơn - Nhơn Hội) hiện hữu.

- Chiều dài tuyến:

: Khoảng 12,24 km.

- Dây dẫn

: + Dây nhôm lõi thép ACSR 240/39 (từ TBA 110kV Cát Nhơn - G7C).

+ Dây nhôm lõi thép có mỡ bảo vệ ACSR/Mz 240/39 (từ G7C – Cột đấu nối trước TBA 110kV Điện gió Phương Mai 3).

- Dây chống sét

: Dây chống sét TK70

- Dây cáp quang

: Dây cáp quang OPGW 57 có 24 sợi quang.

- Cách điện

: Cách điện thủy tinh hoặc polymer loại chống ô nhiễm tải trọng 70kN, 120kN.

- Cột

: Sử dụng cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng liên kết bằng bulông, loại 02 mạch

- Móng

: Sử dụng móng BTCT đúc tại chỗ.

- Nốt đất cột

: Dạng tia bằng thép tròn và dạng tia kết hợp cọc, mạ kẽm.

- Số móng cột

: 44

ü Phần đường dây đấu nối 22kV:

- Điểm đầu: TBA 110kV Cát Nhơn.

- Điểm cuối: điểm đấu nối trên các tuyến đường dây 22kV hiện hữu.

- Số lộ ra: 05 lộ.

- Chiều dài tuyến: tổng cộng khoảng 1,881 km (trong đó có 0,144 km cáp ngầm).

- Cáp ngầm: Sử dụng cáp ngầm 24kV, Cu/XLPE/PVC-12,7/22(24) kV-1 x 240mm2.

- Dây dẫn: Sử dụng dây dây nhôm lõi thép bọc ACSR-XLPE-240/32.

- Hình thức lắp đặt: đoạn đi ngầm cáp đi trong ống nhựa xoắn HDPE D105/80, chôn trực tiếp trong đất và trong mương cáp hiện hữu; đoạn đi nổi xây dựng đường dây trên không bố trí cột 1 mạch và 2 mạch đi trên một hàng cột BTLT.

- Nối đất: Theo yêu cầu của quy phạm trang bị điện

c) Công nghệ của Dự án

- Dây dẫn điện: Dây nhôm lõi thép ACSR 240/39, dây nhôm lõi thép có mỡ bảo vệ ACSR/Mz 240/39

- Cột: Sử dụng cột thép hình mạ kẽm nhúng nóng liên kết bằng bulông, loại 02 mạch

- Móng: Sử dụng móng bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ.

- Cách điện: Cách điện thủy tinh hoặc polymer loại chống ô nhiễm tải trọng 70kN, 120kN.

- Nối đất cột: Dạng tia bằng thép tròn và dạng tia kết hợp cọc, mạ kẽm

1.1. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.1.1. Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1. Phần TBA 110kV

Các hạng mục công trình chính phục vụ sản xuất trong TBA 110kV được xây dựng và lắp đặt trong giai đoạn xây dựng dự án và đưa vào sử dụng trong suốt quá trình vận hành. Số lượng, quy mô các hạng mục công trình chính trong TBA 110kV được liệt kê và mô tả chi tiết như sau:

Bảng 1.4: Các hạng mục công trình chính trong TBA 110kV

stt

Hạng mục công trình

Đơn vị

Số lượng

1

Sân phân phối ngoài trời 110kV

m2

820

2

Móng máy biến áp

 

 

 

MBA lực 40MVA (11x8,4m2)

móng

01

 

MBA tự dùng 100kVA (1,5x1,5m2)

móng

01

3

Mương cáp

 

 

 

Mương cáp ngầm rộng 1.150mm

m

50,5

 

Mương cáp ngầm rộng 650mm

m

133,1

 

Mương cáp ngầm rộng 300mm

m

66,2

4

Nhà điều khiển

nhà

01

ü Sân phân phối ngoài trời

Sân phân phối ngoài trời bao gồm tổ hợp các thiết bị nối điện tại các ngăn lộ ở cấp điện áp 110kV. Hạng mục công trình sân phân phối ngoài trời bao gồm việc xây dựng

các móng trụ đỡ thiết bị, móng cột và lắp đặt cột, trụ đỡ thiết bị. Cột, xà và trụ đỡ thiết bị được lắp đặt bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng, trong đó trụ đỡ máy cắt và trụ đỡ dao cách ly 3 pha sẽ do nhà thầu cung cấp đồng bộ với thiết bị. Móng cột thanh cái và móng trụ đỡ thiết bị đổ tại chỗ bằng BTCT cấp bền B20 (M250) có lắp đặt sẵn bu lông neo để lắp với cột.

ü Móng máy biến áp

Móng MBA 40MVA là loại móng nông, có kích thước khuôn viên 11x8,4m2, được đỗ bằng BTCT cấp bền B20 (M250) đá 1x2 đổ tại chỗ. Nền đất dưới móng được gia cố bằng cọc ép BTCT cấp bền B20 (M250).

Móng MBA tự dùng 100kVA có kích thước 1,5x1,5m2, được đỗ bằng BTCT BTCT cấp bền B20 (M250) đá 1x2 đổ tại chỗ. Nền đất dưới móng được gia cố bằng cọc ép BTCT cấp bền B20 (M250).

ü Mương cáp

Mương cáp ngoài trời dùng mương cáp chìm cho cả mương cáp kiểm tra và mương cáp lực. Mương cáp chìm dùng bê tông cốt thép cấp bền B20 (M250), lớp lót đáy bằng bê tông cấp bền B7.5 (M100) đá 4x6 và được đánh dốc về phía hố thu nước. Mương cáp trong trạm gồm 4 loại: mương cáp rộng 1,15m MC-B1150, mương cáp rộng 0,65m MC-B650, mương cáp rộng 0,3m MC-B300. Nắp mương cáp dùng BTCT cấp bền B20 (M250) đá 1x2 đổ tại chỗ. Mương cáp qua đường bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ B20 (M250) đá 1x2. Các giá đỡ cáp đều được mạ kẽm nhúng nóng theo 18TCN 04-92.

ü Nhà điều khiển

Nhà điều khiển là loại nhà một tầng có kích thước 9x24m, tổng chiều cao nhà là 5,55m (so với cốt nền trạm chưa rải đá). Kết cấu chịu lực gồm khung, móng bằng bê tông cốt thép (BTCT) cấp bền B20 (M250) đá 1x2 đổ tại chỗ:

- Sàn trệt bằng BTCT B20 (M250) đá 1x2 dày 150mm.

- Sàn mái bằng BTCT B20 (M250) đá 1x2 dày 100mm.

- Móng là loại móng nằm trên cọc BTCT, cấp bền B20 (M250) đá 1x2, được liên kết bằng các dầm móng.

1.2.1.2. Phần ĐDĐN 110kV  22kV

Các hạng mục công trình chính của ĐDĐN 110kV và 22kV gồm xây dựng móng, lắp đặt trụ điện và căng dây. Các hạng mục công trình được xây dựng và lắp đặt trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án và đưa vào sử dụng trong suốt quá trình vận hành. Số lượng, quy mô các hạng mục công trình được liệt kê và mô tả chi tiết như sau:

a) ĐDĐN 110kV

Xây dựng móng cột:

Căn cứ địa hình và địa chất trên thì giải pháp móng được chọn như sau:

- Móng bản: sử dụng cho cột thép hình đoạn tuyến đi qua khu vực ruộng lúa. Móng được phân thành nhiều loại phù hợp cho từng loại cột.

- Móng cọc khoan nhồi: sử dụng cho cột đơn thân đoạn tuyến nằm ở dải phân cách và

lề đường. Giải pháp này có ưu điểm là khả năng chịu tải lớn trong khi diện tích chiếm đất nhỏ rất phù hợp với các vị trí nằm ở đường giao thông. Móng được phân thành nhiều loại với kích thước và số lượng cọc phù hợp cho từng loại cột.

Kích thước móng, khối lượng thi công và số lượng từng loại móng được liệt kê ở bảng dưới đây:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha