Nội dung thuyết minh dự án đầu tư

Nội dung thuyết minh dự án đầu tư đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án.

Ngày đăng: 08-09-2017

25,025 lượt xem

Nội dung thuyết minh dự án đầu tư

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bối cảnh chung

Thuyết minh sơ bộ bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai, đánh giá các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương. Đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án. Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

2. Hiện trạng của dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa, đánh giá bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa.

3. Các dự án có liên quan

Nếu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Thuyết minh sơ bộ các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt được trong bối cảnh, hiện trạng đã phân tích ở các mục trên.

5. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; khả năng phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung khác.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích sơ bộ nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án.

2. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả địa điểm, khu đất thực hiện dự án và các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp được triển khai trong vùng lân cận (nếu có).

3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh sơ bộ phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và dự án khác (nếu áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

Căn cứ quy mô, công suất của dự án, tiêu chuẩn, định mức của ngành, tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ, ĐXDA phân tích một số phương án có thể áp dụng và đề xuất phương án phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. ĐXDA cần nêu rõ việc nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

5. Thiết kế sơ bộ

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Tổng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, ĐXDA xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng, vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án bằng tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng ban đầu theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh

Đánh giá tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có).

IV. Dự báo nhu cầu

Phân tích lưu lượng, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong tương lai, làm cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế xã hội và phương án tài chính.

V. Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định sơ bộ các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

(i) Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phụ lục này).

(ii) Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không quy đổi được thành tiền.

(iii) Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính.

2. Sơ bộ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua tỷ suất li ích và chi phí về kinh tế (BCR - Benefit Cost Ratio)

Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR) là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác, được quy về giá trị hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR yêu cầu phải lớn hơn 1 (>1) và được tính toán sơ bộ trong bước lập ĐXDA theo công thức sau:

BCR = =

Trong đó:

Bt = Sơ bộ giá trị lợi ích năm t;

Ct = Sơ bộ giá trị chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập ĐXDA có thể tham khảo giá trị re=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này và kết quả tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR), ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ điều kiện xác định nhóm (i) theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án: Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Tổng doanh thu: Xác định tổng doanh thu của dự án (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) và doanh thu qua từng năm trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu đã được phân tích chi tiết tại Mục IV Phụ lục này; giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác của dự án; dự kiến lộ trình tăng giá, phí.

- Các thông số đầu vào khác: lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Các chỉ tiêu tài chính xem xét tính khả thi của dự án

Căn cứ các thông số đầu vào nêu trên, phương án tài chính của dự án cần được tính toán, phân tích dựa trên các chỉ tiêu chính sau đây:

a) Giá trị hiện tại thuần tài chính (NPV - Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần tài chính là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí trong suốt vòng đời dự án. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

NPV =

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

b) Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR - Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn tài chính là tỷ suất chiết khấu (r) tại điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

NPV = = 0

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Để đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án (WACC - Weighted Average Cost of Capital); (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn các giá trị (i), (ii), (iii) và phù hợp với giá trị (iv).

3. Kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại mục 1 và mục 2 nêu trên, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án, đồng thời trình bày phương án tài chính sơ bộ bao gồm các nội dung:

- Tổng vốn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Yêu cầu về giá, phí hàng hóa, dịch vụ;

- Các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR).

VII. Loại hợp đồng dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về dự báo nhu cầu, phương án tài chính, xác định cụ thể loại hợp đồng phù hợp với dự án.

Loại hợp đồng được lựa chọn cần nêu rõ việc phân chia vai trò, trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ một số rủi ro chính có thể phát sinh trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: rủi ro về chính trị và pháp lý, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn, rủi ro về thiết kế và xây dựng, rủi ro về tài chính, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro vận hành...

Phân tích cơ chế phân chia, quản lý rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro, xác định một số biện pháp giảm thiểu các rủi ro.

IX. Các hỗ trợ của Nhà nước

1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)

Trường hợp dự án cần sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, căn cứ kết quả phân tích kinh tế - xã hội; phân tích tài chính của dự án và loại hợp đồng dự án được lựa chọn, thuyết minh các nội dung có liên quan bao gồm: giá trị phần vốn; dự kiến nguồn vốn và khả năng cân đối; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ giá trị dự án BT, dự kiến quỹ đất được sử dụng để nhà đầu tư thực hiện dự án khác, thời điểm giao đất, cách thức giao đất, điều kiện thực hiện dự án khác.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

Đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án); thời gian thực hiện dự án và thời điểm kết thúc dự án.

XI. Quản lý thực hiện dự án

1. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

ĐXDA thuyết minh sơ bộ phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của dự án, bao gồm: phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án; phương thức giám sát để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phương thức quản lý quá trình nhà đầu tư thu phí người sử dụng theo mức phí đã quy định trong hợp đồng dự án (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác); phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ do nhà đầu tư cung ứng (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT và các loại hợp đồng tương tự khác).

2. Quản lý thực hiện dự án

ĐXDA cần xác định sơ bộ năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư và quản lý hợp đồng.

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐXDA trình bày các kết luận và kiến nghị cụ thể, đồng thời xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi tiết tại báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha