Dự án nhà thờ giáo họ

Dự án nhà thờ giáo họ và quy trình xin cấp phép đầu tư nhà thờ

Ngày đăng: 07-04-2023

317 lượt xem

TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN.

1.Thông tin chung về dự án.

1.1. Tên dự án:

Xây dựng Nhà thờ Giáo họ Hải An

1.2. Chủ dự án: Giáo họ Hai An;

- Địa chỉ trụ sở chính: Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Địa điểm thực hiện dự án: , xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Điện thoại: 0978 465 878

Người đại diện: Ông Hoàng Anh Tuấn; Chức vụ: Đại diện cho Giáo họ Hải An.

- Tổng vốn đầu tư là 16.680.000.00 đồng (Mười sáu tỷ, sáu trăm tám mươi triệu đồng).

- - Tiến độ dự án từ năm 2022 – 2024, cụ thể như sau:

+ Năm 2022: Hoàn thành các bước theo trình tự lập và phê duyệt dự án thiết kế kỹ thuật.

+ Quý II/2023- Quý II/2024: Triển khai san lấp mặt bằng và khởi xông xây dựng dự án  

+ Quý III/2024: Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

1.3. Vị trí địa lý dự án.

Khu đất thực hiện dự án Xây dựng Nhà thờ Giáo họ  có diện tích 5.319m2 với ranh giới như sau:

+ Phía Đông giáp đường quy hoạch, tiếp đến là ruộng lúa;

+ Phía Nam giáp mương tưới tiêu tiếp đến là đường bê tông xóm Mỹ an, nối tiếp là một vài hộ dân xóm Mỹ an;

+ Phía Tây giáp đường bê tông, tiếp đến mương tưới tiêu nối tiếp là một vài hộ dân cư và đất lúa.

+ Phía Bắc giáp đường bê tông xóm Mỹ an, tiếp đến là các hộ dân cư xóm Mỹ an.

1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất dự án.

Mục tiêu dự án:

Đầu tư Xây dựng Nhà thờ Giáo họ , để đáp ứng nơi sinh hoạt tập trung cho 625 bà con giáo dân thuộc Giáo họ .

Quy mô dự án:

- Quy mô dự án: Xây dựng Nhà thờ Giáo họ Đông Mỹ tại vị trí khu đất mới (toàn bộ là đất nông nghiệp) với diện tích quy hoạch dự án là 4.319m2. Quy mô xây dựng gồm: nhà thờ Giáo họ 554m2, nhà Giáo lý 102 m2, Nhà Mục vụ 102m2 và các hạng mục phụ trợ (cổng ra vào, Nhà chứa rác, nhà bơm nước, sân, lối đi, khuôn viên cây xanh).

2. Các hạng mục công trình của dự án.

2.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình.

Dự án “Xây dựng Nhà thờ Giáo họ ” tại xã Hải an, huyện Hải Hậu trên diện tích quy hoạch dự án là 6.319m2 (đã bao gồm diện tích hành lang bảo vệ lưới điện 1.017,5m2). Theo Quy hoạch đã được Sở Xây dựng phê duyệt kèm theo văn bản số 2283/SXD-QH ngày 15/12/2022 thì quy mô các hạng mục công trình dự án như sau:

Ký hiệu bản vẽ

Hạng mục công trình

Diện tích đất xây dựng

Số tầng

1

Cổng ra vào

-

-

2

Nhà thờ họ

554

01

3

Nhà giáo lý

102

01

4

Nhà mục vụ

102

01

5

Nhà chứa rác

15

01

6

Nhà bơm

16

01

7

Hồ nước PCCC

50

-

Sân đường giao thông nội bộ

2.224

-

-

Cây xanh

1.256

-

 

Tổng diện tích

4.319

 

 

2.2. Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng

a. Nguồn cấp nước

- Vì trên địa bàn khu vực thực hiện dự án chưa có nhà máy nước sạch nên Chủ dự án sẽ sử dụng nước ngầm làm nguồn cung cấp nước chủ yếu. Công suất khai thác nước ngầm dự kiến khoảng 5m3/ngày. Nước từ giếng khoan được máy bơm bơm lên téc chứa nước đặt trên mái nhà Mục vụ. Nước từ téc chứa được cấp tới khu vực có nhu cầu sử dụng nước trong khuôn viên dự án.

b. Cấp nước sinh hoạt cho công nhân xây dựng

- Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: Căn cứ là số liệu thực tế các công trình đang xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định vào thời điểm hiện tại, lượng nước cần cung cấp khoảng 60 lít/người/ngày (tính cho ăn uống, vệ sinh). Với số lượng lao động khoảng 25 người/ngày thì lượng nước cần cung cấp cho công nhân làm việc tại công trường là:

Qcấp SH = 25 người x 60 lít/ngày/người =1.500 lít/ngày = 1,5 m3/ngày.

c. Nhu cầu nước cấp cho Dự án giai đoạn đi vào khai thác sử dụng

Công trình hoàn thiện sẽ là nơi sinh hoạt tập trung cho 325 bà con giáo dân thuộc Giáo họ Đông Mỹ. Đây là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động tổ chức phần lễ và phần hội, phục vụ cho đời sống tôn giáo của bà con giáo dân. Bên cạnh đó, còn là nơi tập trung để học giáo lý, kinh thánh cho các bạn nhỏ thuộc Giáo họ Đông Mỹ.

Theo đó, Thánh lễ bắt buộc được tổ chức hàng tuần vào thứ 6 với sự tham gia đầy đủ của 325 bà con giáo dân (thời gian diễn ra từ 2-3 tiếng/ngày). Ngoài ra vào các ngày thường trong tuần bà con giáo dân có thời gian sẽ đến để cầu nguyện (thời gian từ  nửa tiếng đến 1 tiếng). Vào ngày chủ nhật là thời gian học tập giáo lý, kinh thánh cho 100 các bạn nhỏ thuộc Giáo họ Đông Mỹ (thời gian có thể vào buổi sáng hoặc buổi chiều, buổi tối) phụ thuộc vào lịch làm việc của Cha.

- Tham khảo nhu cầu sử dụng nước của bà con giáo dân tại Nhà xứ Ninh Mỹ (nơi sinh hoạt tập trung hiện nay của Giáo họ Đông Mỹ): Đối với ngày diễn ra Thánh lễ hàng tuần tổ chức vào thứ 6, mặc dù với sự tham gia của 325 bà con giáo dân, tuy nhiên thời gian diễn ra từ 2-3 tiếng/ngày nên nhu cầu sử dụng nước tương đối ít không đáng kể, số lượng người có nhu cần sử dụng chiếm khoảng 10%.

Nhu cầu sử dụng nước nhiều chủ yếu vào ngày học giáo lý của 100 con em giáo dân (vào chủ nhật hàng tuần, thời gian học có thể vào buổi sáng hoặc buổi chiều, buổi tối). Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước thực tế lượng nước cấp cho 1 người tối đa 10 lít/người/ngày (nước cho vệ sinh, rửa tay). Vậy nhu cầu sử dụng nước cấp cho sinh hoạt trong ngày tối đa là :

100 người x 10 lít/người/ngày = 1.000lít/người/ngày.

- Nước tưới cây xanh

Nước cấp cho tưới cây (bao gồm cây xanh, thảm cỏ và bồn hoa) theo QCVN 01:2021/BXD ≥ 3 lít/m2.lần tưới (chọn 3 lít/m2.lần tưới). Lượng nước trung bình sử dụng trong 1 ngày dự kiến như sau:

3 lít/m2.lần tưới x 1.256m2 ≈ 3,8ngày.đêm (chỉ tưới vào ngày nắng nóng).

Vậy tổng lượng nước sử dụng trong ngày tại Nhà thờ là:

1 + 3,8= 4,8 m3/ngày

2.3. Sản phẩm của dự án.

Hoàn thiện nhà thờ Giáo họ 554m2, nhà Giáo lý 102 m2, Nhà Mục vụ 102m2 và các hạng mục phụ trợ (cổng ra vào, Nhà chứa rác, nhà bơm nước, sân, lối đi, khuôn viên cây xanh)....

3. Các tác động môi trường chính của dự án.

3.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án

* Bụi và khí thải:

- Bụi: Phát sinh trong các công đoạn như bóc tách tầng đất mặt, san lấp mặt bằng, hoạt động bốc dỡ, đảo trộn, vận chuyển nguyên vật liệu và hoạt động của các phương tiện vận chuyển với thành phần ô nhiễm: Bụi đất, bụi đá, bụi cát,…

- Khí thải:

+ Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc hoạt động trên công trường (xe tải, máy xúc, máy cắt, máy đầm,...) và phương tiện vận chuyển với thành phần ô nhiễm: khí SO2, COx, NOx, Hydrocacbon...

+ Khí thải phát sinh từ sự phân huỷ các chất thải, rác thải trên công trường thi công như: CH4, NH3, H2S,...

* Nước thải:

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát, vật liệu rơi vãi, chất cặn bã, dầu mỡ,... với lưu lượng khoảng 8.046 m3/năm.

- Nước thải từ hoạt động xây dựng: Phát sinh chủ yếu là nước thải từ công đoạn rửa cát, đá xây dựng, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc, thiết bị tham gia thi công... Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải xây dựng là đất, cát xây dựng, dầu mỡ. Lượng phát sinh khoảng 1,5 m3/ngày.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: 1,5 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm chính là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật gây bệnh.

* Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, bìa carton, vỏ hoa quả, phần thức ăn thừa,... khoảng 10kg/ngày= 0,01 tấn/ngày.

- Chất thải rắn thông thường: Bao gồm sắt thép vụn, gỗ côtpha, dây thừng, thùng chứa,... phát sinh trong quá trình xây dựng khoảng 3,052 tấn.

- Chất thải nguy hại: Bao gồm: Dầu mỡ rơi vãi, các giẻ lau dính dầu mỡ, lượng dầu mỡ thải từ các thiết bị, máy móc tham gia thi công, sơn thải, que hàn thải,... khoảng 100 kg/giai đoạn.

* Tiếng ồn, độ rung:

- Tiếng ồn chủ yếu từ các phương tiện GTVT, máy bơm nước, máy nổ,...

- Độ rung từ máy đóng cọc, máy cắt kim loại,.... quá trình trộn bêtông.

Tác động đến hệ sinh thái, giao thông, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội khu vực thi công dự án.

* Các tác động khác:

Các tác động do các rủi ro, sự cố như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, sự cố dịch bệnh, thiên tai.

3.2. Giai đoạn vận hành Dự án

* Bụi và khí thải:

- Từ các hoạt động giao thông vận tải: Khí thải phát sinh có thành phần chính bao gồm: NO2, SO2, CO2, hyđrocacbon,…

- Hơi mùi từ khu vực quản lý chất thải, khu vực nhà vệ sinh chung: Thành phần hơi mùi, khí thải gồm CH4, NH3, H2S ... phát sinh từ sự phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải, nước thải.

* Nước thải:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của bà con giáo dân khi đến Nhà thờ với lượng nước 1 m3/ngày.đêm. Thành phần chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ như: COD, BOD5, Nitơ, phốt pho, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) cao và một số loại vi sinh vật.

* Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của bà con giáo dân khi đến Nhà thờ và rác thải sân đường nội bộ khoảng 5kg/ngày. Thành phần gồm rác thải hữu cơ và vô cơ.

- Chất thải thông thường: Phát sinh bùn thải từ bể tự hoại 3 ngăn.

- Chất thải nguy hại phát sinh không đáng kể. Thành phần CTNH chủ yếu gồm: bóng đèn led thải.

* Các tác động khác:

Các tác động do các rủi ro, sự cố như: Cháy nổ, do công trình xuống cấp, thiên tai, ..

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

4.1. Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải:

+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

+ Dự án xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sau đó qua hố ga lắng, lọc xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi thoát ra mương tưới tiêu phía Nam dự án tại 01 điểm xả.

4.2. Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, CTNH

* Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải cần được phân loại tại nguồn theo quy định tại điều 75 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020, thành chất thải thực phẩm (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...); chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, bìa, kim loại...) và chất thải rắn sinh hoạt khác (thuỷ tinh vỡ, mảnh sành...). Tuy nhiên chất thải phát sinh từ hoạt động của Nhà thờ chủ yếu là hoa, cánh cây,…  được thu gom vào  thùng chứa (dung tích 50lit/thùng), được đội thu gom rác thải của xã, thu gom hàng ngày đem đi xử lý tại khu xử lý chất thải rắn của xã. Trong khuôn viên Nhà thờ đều được bố trí các thùng rác thể tích 50lit/thùng để lưu chứa chất thải phát sinh từ hoạt động nhà thờ (tổng số 5 thùng rác). Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế bán cho cơ sở phế liệu hoặc chuyển giao cho đơn vị thu gom của xã.

* Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại.

Lượng chất thải rắn này phát sinh không thường xuyên, với khối lượng nhỏ, nên khi phát sinh chuyển giao cho đội thu gom rác của xã tiến hành phân loại, lưu giữ và chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý.

4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

* Đối với bụi, khí thải từ hoạt động giao thông:

- Đường giao thông nội bộ trong khuôn viên Nhà thờ đều được đổ bê tông để giảm thiểu bụi bị cuốn bay vào không khí.

- Xây dựng chế độ vận hành xe, các phương tiện giao thông ra vào hợp lý. Xe khi vào đến Nhà thờ phải chạy chậm với tốc độ cho phép.

- Trồng cây xanh trong khuôn viên Nhà thờ.

* Khí thải, hơi mùi phát sinh từ khu vực thu gom rác thải: Toàn bộ chất thải phát sinh cho vào thùng nhựa có nắp đậy kín, hợp đồng với đơn vị thu gom rác của địa phương hàng ngày vận chuyển đi xử lý theo quy định. Định kỳ (3-6 tháng) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại và định kỳ 1-2 năm thuê đơn vị có chức năng hút bùn cặn trong bể tự hoại.

4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Sự cố cháy nổ, chập điện

- Mặt bằng được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ. Tổ chức hệ thống giao thông nội bộ hợp lý tuân theo các quy định, đảm bảo thoát người và tài sản ra khỏi khu vực Nhà thờ nhanh chóng trong trường hợp nếu có sự cố xảy ra.

- Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như: Khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định, đặc biệt là các đường điện đi trong ống nhựa PVC, các thiết bị máy móc đều được tiếp địa thật an toàn.

- Dự án có bố trí 01 bể nước PCCC V=150m3 để PCCC trong tính huống xảy ra sự cố.

Sự cố tai nạn giao thông

- Quy định tốc độ xe ra vào Nhà thờ.

- Phân khu vực đậu, đỗ xe.

Sự cố thiên tai

Để hạn chế thiệt hại do bão lũ có thể gây ra, chủ dự án sẽ lên kế hoạch phòng chống như sau:

- Kiểm tra bảo đảm an toàn các đường dây tải điện.

- Kiểm tra hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, các hạng mục công trình; khơi thông cống rãnh….

- Định kỳ nạo vét bùn cặn, rác thải trong hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải đảm bảo hệ thống tiêu thoát nước được khơi thông không bị ách tắc trước mỗi mùa mưa bão.

- Triển khai các hoạt động cụ thể trong mùa mưa bão phù hợp với tình hình thực tế.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

a. Giai đoạn xây dựng

* Không khí xung quanh:

- Vị trí giám sát: 02 vị trí ưu tiên gần khu dân cư (phía Bắc, phía Nam dự án) tại khu vực xây dựng dự án.

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.

- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: theo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

b. Giai đoạn vận hành

Căn cứ vào Điều 111, 112 của Luật bảo vệ môi trường 2020; Điều 97, 98 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc định kỳ nước thải theo quy định tại phụ lục XXVIII, XXIX của Nghị định.

* Giám sát chất thải rắn:

- Vị trí giám sát: Khu vực thu gom, tập kết tạm thời CTR.

- Nội dung giám sát: Giám sát khối lượng, chủng loại, thành phần CTR; biện pháp phân loại, thu gom CTR,...

- Tần suất quan trắc giám sát: Giám sát thường xuyên và liên tục.

- Quy định áp dụng: Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

CAM KẾT.

Chủ dự án cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

- Tôn trọng các giá trị của các cộng đồng địa phương và liên tục tiến hành trao đổi, tham khảo ý kiến của người dân địa phương trong các công việc có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường trong khu vực thực hiện dự án.

- Xây dựng, duy trì và kiểm tra các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động của Dự án gây ra.

- Cam kết thực hiện các biện pháp hiệu quả, khả thi để đảm bảo chất lượng môi trường và giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

- Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung bảo vệ môi trường nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

- Cam kết xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu bụi trong quá trình xây dựng.

- Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng.

- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương đương khi có thay đổi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha