Báo cáo tư vấn môi trường dự án nâng công suất sản xuất ống cống bê tông các loại

Báo cáo tư vấn môi trường dự án nâng công suất sản xuất ống cống bê tông các loại

Ngày đăng: 06-05-2022

937 lượt xem

Báo cáo tư vấn môi trường dự án nâng công suất sản xuất ống cống bê tông các loại

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1 Thông tin chung về dự án

1.2 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án

1.3 Các hạng mục công trình của dự án:

1.4 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án

2.1.1 Dự báo các tác động

2.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

2.2 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.2.1 Dự báo các tác động

2.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

2.2.3 Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.2 Kế hoạch quan trắc môi trường

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN

PHỤ LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

COD : Nhu cầu oxy hóa học

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CTNH : Chất thải nguy hại

DO : Diezel oil – Dầu Diezel

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

GTVT : Giao thông vận tải

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

NĐ – CP : Nghị định – Chính Phủ

NM : Nước mặt

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QĐ-BTNMT : Quy định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ-BYT : Quy định Bộ Y tế

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QH : Quốc hội

SHCĐ : sinh hoạt cộng đồng

SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

CTNH : Chất thải nguy hại

TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

TT : Thông tư

TP : Trưởng phòng

UBND : Uỷ ban Nhân dân

VN : Việt Nam

XD : Xây dựng

BQL : Ban quản lý

NCS : Nâng công suất

CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trường

XL : Xử lý


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm

Hình 1. 2 Công nghệ quay ly tâm

Hình 1. 3 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ rung ép, rung lõi

Hình 1. 4 Công nghệ rung ép

Hình 1. 5 Công nghệ rung lõi

Hình 1. 6 Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông tươi của công ty

Hình 1. 7 Trạm trộn bê tông

Hình 1. 8 Sơ đồ quy trình sản xuất gia công các thiết bị cơ khí xây dựng

Hình 1. 9 Máy hàn lồng thép

Hình 1. 10 Sơ đồ vị trí dự án

 

Hình 2. 1 Mặt cắt của lò hơi

Hình 2. 2 Mô hình phát tán nguồn đường giai đoạn xây dựng

Hình 2. 3 Bể tự hoại 3 ngăn cải tiến

Hình 2. 4 Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Hình 2. 6 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn cải tiến

Hình 2. 7 Quy trình xử lý nước thải vệ sinh thiết bị và bồn trộn

Hình 2. 8 Sơ đồ thu gom chất thải sinh hoạt tại nhà máy

Hình 2. 9 Biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại

 

 

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1 Tiến độ thực hiện của dự án

Bảng 1. 2 Công suất sản xuất của dự án trong ngày (tính theo m/ngày)

Bảng 1. 3 Khối lượng các loại bê tông cống (tấn/m cống)

Bảng 1. 4 Công suất sản xuất của dự án trong ngày (tính theo tấn/ngày)

Bảng 1. 5 Tọa độ giới hạn của khu đất dự án

Bảng 1. 6 Nhu cầu nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất

Bảng 1. 7 Định mức sử dụng nguyên liệu sản xuất

Bảng 1. 8 Thông số kỹ thuật máy phát điện dự phòng

Bảng 1. 9 Nhu cầu sử dụng nước và xả nước của dự án

Bảng 1. 10 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn sản xuất

Bảng 1. 11 Danh mục sản phẩm được sản xuất tại công ty

Bảng 1. 12 Nhu cầu lao động trước và sau khi nâng công suất

Bảng 1. 13 Các hạng mục công trình hiện tại của dự án

Bảng 1. 14 Chất lượng không khí xung quanh tại nhà máy

Bảng 1. 15 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất khu vực Dự án

Bảng 1. 16 Hiện trạng chất lượng đất khu vực Dự án

 

Bảng 2. 1 Dự báo tổng hợp các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị

Bảng 2. 2 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu thi công và máy móc thiết bị.

Bảng 2. 3 Nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải phương tiện vận chuyển

Bảng 2. 4 Bảng tổng hợp nhiên liệu sử dụng của các thiết bị xây dựng

Bảng 2. 5 Tải lượng và nồng độ các khí ô nhiễm khí thải của phương tiện thi công

Bảng 2. 6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn sử dụng que hàn 3,25mm

Bảng 2. 7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí giai đoạn xây dựng

Bảng 2. 8 CTNH phát sinh trong thời gian xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị (6 tháng)

Bảng 2. 9 Mức ồn của các thiết bị thi công

Bảng 2. 10 Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của các thiết bị thi công

Bảng 2. 11 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

Bảng 2. 12 Số chuyến xe vận chuyển trong giai đoạn vận hành

Bảng 2. 13 Tải lượng chất ô nhiễm trong không khí do các phương tiện trong giai đoạn hoạt động

Bảng 2. 14 Nồng độ ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn trước và sau khi nâng công suất

Bảng 2. 15 Số lần bốc dỡ nguyên vật liệu và tải lượng ô nhiễm bụi do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu trong 1 ngày

Bảng 2. 16 Nồng độ bụi khi bốc dỡ nguyên vật liệu trước và sau khi nâng công suất

Bảng 2. 17 Khối lượng nguyên vật liệu dùn để trộn bê tông và tải lượng ô nhiễm bụi của hoạt động trộn bê tông trong 1 ngày

Bảng 2. 18 Lưu lượng dòng khí và nồng độ bụi phát sinh trong khu vực trộn bê tông

Bảng 2. 19 Hệ số phát thải khi sử dụng dầu DO

Bảng 2. 20 Tải lượng & nồng độ các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng

Bảng 2. 21 Hệ số ô nhiễm các chất ô nhiễm trong khí thải từ quá trình đốt củi trấu

Bảng 2. 22 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi 2 tấn hơi/h

Bảng 2. 23 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi 3 tấn hơi/giờ sau khi nâng công suất

Bảng 2. 24 Nồng độ các chất ô nhiễm khi sử dụng que hàn 3,25mm của 1 công nhân hàn

Bảng 2. 25Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (chưa qua xử lý)

Bảng 2. 26 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ NTSH (chưa qua xử lý)

Bảng 2. 27 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 2. 28 Nhu cầu xả nước thải trước và sau nâng công suất

Bảng 2. 29 Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trước và sau nâng công suất

Bảng 2. 30 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Bảng 2. 31 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

Bảng 2. 32 Độ ồn của một số thiết bị

Bảng 2. 33Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của các thiết bị

Bảng 2. 34 Mức rung phát sinh từ các máy móc thiết bị

Bảng 2. 35 Bảng mức gia tốc rung

Bảng 2. 36 Chất lượng không khí xung quanh tại nhà máy khi chưa nâng công suất năm 2020

Bảng 2. 37 Chât lượng không khí đo thực tế tại khu vực trạm trộn bê tông trước khi nâng công suất năm 2020

Bảng 2. 38 Nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi hiện hữu trước khi nâng công suất

Bảng 2. 39 Giá trị các thông số phát thải ứng với nồi hơi 3 tấn hơi/h.

Bảng 2. 40 Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý khí thải dự đoán

Bảng 2. 41 Kết quả phân tích nước thải của nhà máy năm 2020

MỞ ĐẦU

Cơ sở hình thành Dự án: Nắm bắt nhu cầu thị trường về sản phẩm bê tông ngày càng cao nên công ty đã quyết định nâng công suất hoạt động sản xuất ống cống bê tông và bê tông tươi cùng với việc sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm phát huy hiệu quả của đầu tư chiều sâu, khai thác tiềm năng sẵn có và lợi thế của công ty. Công ty dự kiến sẽ nâng công suất sản xuất ống cống bê tông các loại từ 200.000 m/năm lên 300.000 m/năm bằng cách xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất, kho chứa nguyên liệu, thành phẩm và đầu tư thêm một số máy móc thiết bị để đáp ứng cho việc nâng công suất.

Dự án “Nhà máy sản xuất ống cống bê tông và cọc bê tông” đã được Ban quản lý các Khu kinh tế - UBND tỉnh Bình Phước cấp thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 43/TB-BQL ngày 15/05/2012 cho Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà.

Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 380075389 cấp ngày 26/04/2011 và thay đổi lần thứ 7 ngày 21/12/2020 tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, trụ sở đăng ký tại ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà được Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Phước cấp giấy chứng nhận đầu tư số 44221000045 chứng nhận lần đầu vào ngày 21/06/2012, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 11/06/2021 đăng ký thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất ống cống bê tông và cọc bê tông với quy mô 300.000 m cống/năm; địa điểm thực hiện dự án tại KCN Đồng Xoài 1 (KCN Tân Thành) xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước với diện tích sử dụng 49.788,4 m2.

Tuy nhiên, việc triển khai dự án nâng công suất sản xuất ống cống bê tông các loại lên 300.000 m/năm (tương đương 272,4 tấn sản phẩm/ngày) bên cạnh những lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án mang lại tất yếu sẽ phát sinh những tác động tiêu cực đến môi trường nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp.

Vì vậy, nhằm tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trương; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của chính Phủ sử đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường cùng với phát triển kinh tế - xã hội Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Đầu tư xây dựng và Môi trường Việt Đô lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án “Nâng công suất hoạt động Nhà máy sản xuất ống cống bê tông và cọc bê tông từ 200.000 m/năm lên 300.000 m/năm ”tại KCN Đồng Xoài 1, Ấp 4, Xã Tân Thành, Thành phố Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước trình Ban Quản lý Khu Kinh tế xem xét thẩm định và phê duyệt Báo cáo. Dự án thuộc mục số 18 và 105, cột 5 Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ.

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: “Nâng công suất hoạt động Nhà máy sản xuất ống cống bê tông và cọc bê tông từ 200.000 m/năm lên 300.000 m/năm”.

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà

- Chi nhánh: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu Tư Ngọc Hà- Nhà máy bê tông Hùng Vương – Bình Phước

- Địa chỉ trụ sở chính: Đường 405, Ấp 4, xã Tiến Hưng, Tp. Đồng Xoài,Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.

- Địa điểm thực hiện dự án: KCN Đồng Xoài , Xã Tân Thành, Thành phố Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc Anh; Sinh ngày 28/10/1982; Quốc tịch: Việt Nam; Thẻ căn cước công dân số 032082014530 cấp ngày 17/02/2020 tại Cục trưởng cục cảnh sát QLHC về TTXH; địa chỉ thường trú tại KP2, , thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước; chỗ ở hiện nay, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: 0918150050 Fax:

- Nguồn vốn của dự án: 155.000.000.000 đồng (Một trăm mươi lăm tỷ đồng). Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là: 150.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 90,9% tổng vốn đầu tư.

- Loại hình dự án: Dự án đầu tư nâng công suất.

- Tiến độ thực hiện:

Bảng 1. 1 Tiến độ thực hiện của dự án

TT

Nội dung

Tháng 06/2020 –08/2020

Tháng 08/2021 – 09/2021

Tháng

09/2021- 12/2021

Tháng 12/2021

1

Hoàn thành các thủ tục pháp lý

 

 

 

 

2

Xây dựng các hạng mục công trình

 

 

 

 

3

Lắp đặt máy móc thiết bị

 

 

 

 

4

Chính thức hoạt động

 

 

 

 

 

 (Nguồn: Công ty TNHH Hùng Vương - Bình Phước, 2021)

Quy mô của dự án

Diện tích đất của dự án là: 49.788,4 m2 theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CG 436643 ngày 13/03/2017 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước cấp.

+ Diện tích đất: 49.788,4 m2.

+ Diện tích xây dựng công trình: 25.643,6 m2.

+ Diện tích giao thông: 7.462,47 m2.

+ Diện tích cây xanh: 10.611,58 m2.

+ Diện tích bãi sản phẩm: 6.070,75 m2.

- Loại hình sản xuất: Sản xuất ống cống bê tông các loại.

- Công suất sản xuất:

Trước khi nâng công suất, theo Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận năm 2012, dự án sản xuất với 02 sản phẩm gồm ống cống ly tâm và ống cống rung ép với công suất thiết kế là 200.000 mét dài/năm (tương đương 200 m3 bê tông/ngày, 182,84 tấn/ngày). Sau khi nâng công suất, dự án sản xuất 03 sản phẩm gồm ống cống ly tâm, ống cống rung ép và cống hộp với công suất thiết kế 300.000 mét dài/năm (tương đương 300 m3 bê tông/ngày, 272,4 tấn/ngày).

Bảng 1. 2 Công suất sản xuất của dự án trong ngày (tính theo m/ngày)

STT

Tên sản phẩm

Loại cống

Đơn vị

Công suất

Tăng/giảm so với hiện nay

Trước khi NCS

Sau khi NCS

Theo CKBVMT

Hiện nay

1

Cống ly tâm

D300-D2000

md/ ngày

641

641

300

+59

2

Cống rung ép

D300-D2000

400

3

Cống rung lõi

D300-D2000

-

-

248

+248

4

Cống hộp

1,2m đến 3m

-

-

12

+12

Tổng cộng

641 md/ngày (200 m3 bê tông/ngày)

641

md/ngày (200 m3 bê tông/ngày)

960

 md/ngày (300 m3 bê tông/ngày)

 

(Nguồn: Công ty TNHH Hùng Vương - Bình Phước)

 

Theo thực tế, 1m các loại bê tông cống có khối lượng như sau:

Bảng 1. 3 Khối lượng các loại bê tông cống (tấn/m cống)

STT

Tên sản phẩm

Loại cống

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống ly tâm

D300-D2000

Tấn/m cống

0,25

2

Cống rung ép

D300-D2000

0,27

3

Cống rung lõi

D300-D2000

0,3

4

Cống hộp

1,2m đến 3m

1,25

(Nguồn: Công ty TNHH Hùng Vương - Bình Phước)

Bảng 1. 4 Công suất sản xuất của dự án trong ngày (tính theo tấn/ngày)

STT

Tên sản phẩm

Loại cống

Đơn vị

Công suất

Tăng/giảm so với hiện nay

Trước khi NCS

Sau khi NCS

Theo CKBVMT

Hiện nay

1

Cống ly tâm

D300-D2000

Tấn/ ngày

182,84

182,84

75

+0,16

2

Cống rung ép

D300-D2000

108

3

Cống rung lõi

D300-D2000

-

-

74,4

+74,4

4

Cống hộp

1,2m đến 3m

-

-

15

+15

Tổng cộng

182,84

182,84

272,4

 

Công suất sản xuất của dự án sau khi nâng công suất khoảng 272,4 tấn sản phẩm ống cống bê tông các loại/ngày. Căn cứ vào mục số 18 và 105, cột 5 Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ. Dự án sau khi nâng công suất thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Quy trình sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất trước và sau khi nâng công suất không thay đổi. Tuy nhiên, sau khi nâng công suất, bên cạnh việc tiếp tục sử dụng máy làm cống theo công nghệ ly tâm và rung ép dự án có đầu tư thêm một số máy làm cống theo công nghệ rung lõi cụ thể như sau:

 Quy trình sản xuất ống cống

· Quy trình 1: Sản xuất ống cống theo công nghệ quay ly tâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. 1 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Sản xuất ống cống ly tâm quy trình gồm các bước như sau:

Bước 1: Gia công lồng thép

Bước gia công lồng thép này được chủ dự án gia công trước để làm khung cho ống cống. Lồng thép được gia công theo thiết kế tiêu chuẩn của công ty hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Gia công hàng loạt lồng thép giống nhau theo lô hàng sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất của dự án

Bước 2: Sản xuất cống bằng công nghệ ly tâm

Chuẩn bị khuôn:

+ Làm cống phải đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu: không cong vênh hay văn vỏ đỗ, các vành lăn tiếp xúc tốt với các bánh dàn ly tâm, đồng tâm, khi quay ly tâm không gây tiếng ồn lớn hay va đập mạnh khi ly tâm.

+ Khuôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, lắp ráp đúng tiêu chuẩn.

Sau khi chuẩn bị khuôn và kiểm tra khuôn thì tiến hành lắp đặt lồng thép vào khuôn và lắp khuôn:

+ Nửa khuôn dưới được đặt nơi bằng phẳng, chèn hai bên để không bị lăn; vận chuyển lồng sắt, lắp đặt vào khuôn sao cho đúng vị trí.

+ Những sai lệch như cốt thép bị vặn, nằm sát thành ngoài khuôn hay nổi quá trong lòng khuôn phải được chỉnh sửa cho đạt yêu cầu trước khi đậy phần trên của khuôn và tiếp tục căn chỉnh, vặn chặt các bu lông.

+ Phần mặt chặn hai đầu khuôn cũng được lắp đặt kín khít đảm bảo không rò rỉ nước xi măng khi quay ly tâm.

+ Vận chuyển khuôn cùng lồng thép lên dàn quay ly tâm chuẩn bị cho quá trình nạp bê tông và ly tâm.

Giai đoạn ly tâm và nạp bê tông:

+ Khởi động máy ly tâm cho khuôn quay từ từ, nạp bê tông vào khuôn; lưu ý quá trình nạp bê tông phải đều từ giữa ra hai đầu khuôn; quá trình nạp bê tông cần liên tục cho đến hết lượng bê tông xác định cho mỗi sản phẩm;

+ Tăng dần tốc độ quay ly tâm đến tốc độ phù hợp và duy trì trong thời gian xác định tùy loại sản phẩm và tình trạng khuôn, tình trạng máy ly tâm; khi mặt trong cống đã đồng đều và thời gian quay đã đạt thời gian tối thiểu, có thể giảm tốc độ quay và tắt máy ly tâm.

Hấp nhiệt bằng hơi nước: (Sử dụng lò hơi tầng sôi 3 tấn hơi/giờ)

+ Là quá trình dưỡng hộ bê tông cưỡng bức nhằm mục đích sớm ra khuôn, xoay vòng khuôn và bê tông sớm đạt cường độ để xuất hàng vận chuyển không bị hư hỏng nứt bể;

+ Quá trình hấp nhiệt phải khởi từ nhiệt độ thấp lên nhiệt độ cao một cách từ từ để bê tông không bị co ngót nhanh gây nứt bề mặt.

+ Sản phẩm cống ly tâm là các cống tròn BTCT có đường kính từ D300mm – D2.000mm.

Tháo khuôn:

+ Công tác tháo khuôn được tiến hành sau khi bê tông đạt cường độ nhất định (trên 30% Rtk) thường sau khi hấp nhiệt ở 800C trong thời gian 2 giờ, hoặc sau 48 h ở trạng thái tự nhiên.

+ Khuôn tháo ra cần đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác vệ sinh và lắp đặt cốt thép để đúc sản phẩm tiếp theo.

Bước 3: Thành phẩm

Sau đó, sản phẩm sẽ được đem đến bể ngâm để bảo dưỡng và xuất xưởng theo đơn hàng của khách hàng.

Ưu điểm của công nghệ quay ly tâm:

+ Công nghệ quay ly tâm có kết hợp rung tạo độ nén chặt bê tông rất cao.

+ Năng lực sản xuất: 15 phút/cống.

Hình 1. 2 Công nghệ quay ly tâm 

· Quy trình 2: Sản xuất ống cống theo công nghệ rung ép và rung lõi

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. 3 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ rung ép, rung lõi 

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ rung ép:

Bước 1: Gia công lồng thép

- Bước gia công lồng thép này được chủ dự án gia công trước để làm khung cho ống cống. Lồng thép được gia công theo thiết kế tiêu chuẩn của công ty hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Gia công hàng loạt lồng thép giống nhau theo lô hàng sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất của dự án.

Bước 2: Sản xuất cống bằng công nghệ rung ép

Chuẩn bị khuôn:

+ Chuyển khuôn vào vị trí sản xuất.

+ Kiểm tra khuôn đã được vệ sinh, bảo dưỡng, chống dính nếu chưa đạt phải chuẩn bị lại.

Sau khi chuẩn bị khuôn và kiểm tra khuôn thì tiến hành lắp đặt lồng thép vào khuôn và lắp khuôn: 

Giai đoạn rung ép và nạp bê tông:

+ Khuôn đảm bảo được đặt thẳng đứng trên bàn rung và đồng trục với trục dẫn động.

+ Hỗn hợp bê tông được máy nạp rót vào khuôn. (Hỗn hợp bê tông trong khuôn được ép theo hướng đường kính của ống bằng các con lăn ép).

+ Đầu tiên cho bàn rung hoạt động để làm chặt hỗn hợp tại phần loe của đầu ống. Tùy theo mỗi loại cống có đường kính khác nhau mà có một thời gian rung và quay khác nhau. Cần cài đặt các thông số thời gian cho từng loại cống.

+ Khi phần loe của đầu ống đã được làm chặt, bàn rung được dừng hoạt động và đầu ép được đẩy lên phía trên để thực hiện việc ép hướng theo chiều đường kính. Cụm đầu ép được gắn với trục và gồm có nón phân phối, cánh gạt, con lăn ép và ống là nhẵn. Đầu ép vừa tịnh tiến, vừa quay tròn. Do chuyển động quay tròn của đầu ép nên hỗn hợp bê tông vừa bị ép do lực quán tính ly tâm của cánh gạt, vừa bị ép do con lăn.

+ Sản phẩm cống theo công nghệ rung ép là các cống tròn BTCT có đường kính từ D300mm – D2.000mm.

Tháo khuôn:

+ Công tác tháo khuôn được tiến hành sau khi bê tông đạt cường độ nhất định (sau khoảng 24h ở trạng thái tự nhiên).

+ Khuôn tháo ra cần đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác vệ sinh và lắp đặt cốt thép để đúc sản phẩm tiếp theo.

Bước 3: Thành phẩm

Sau đó, sản phẩm sẽ được đem đến sân dưỡng hộ sẽ được bảo dưỡng giữ độ ẩm bằng cách phu nước. Tùy thuộc vào từng loại cống với đường kính khác nhau mà thời gian dưỡng hộ có thể từ 3-7 ngày và xuất xưởng theo đơn hàng của khách hàng.

Ưu điểm của công nghệ rung ép:

+ Độ nén của bê tông cao, không tạo ra áp suất xoắn trong ống.

+ Chịu mài mòn tốt, khả năng chịu áp lực và tính đồng nhất của bê tông cao.

+ Vị trí lồng thép, khoảng cách cốt thép luôn chính xác, kích thước hình học cống chính xác, bề mặt nhẵn.

+ Năng lực sản xuất: 3 phút/cống. Đáp ứng áp lực về tiến độ.

Hình 1. 4 Công nghệ rung ép

Quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ rung lõi:

Bước 1: Gia công lồng thép

- Bước gia công lồng thép này được chủ dự án gia công trước để làm khung cho ống cống. Lồng thép được gia công theo thiết kế tiêu chuẩn của công ty hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Gia công hàng loạt lồng thép giống nhau theo lô hàng sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất của dự án.

Bước 2: Sản xuất cống bằng công nghệ rung lõi

Chuẩn bị khuôn:

+ Chuyển khuôn vào vị trí sản xuất.

+ Kiểm tra khuôn đã được vệ sinh, bảo dưỡng, chống dính nếu chưa đạt phải chuẩn bị lại.

Sau khi chuẩn bị khuôn và kiểm tra khuôn thì tiến hành lắp đặt lồng thép vào khuôn và lắp khuôn.

Giai đoạn rung lõi và nạp bê tông:

+ Khuôn tạo hình được đặt thẳng đứng và đồng trục với cột rung trung tâm. 

+ Hỗn hợp bê tông được máy nạp rót vào khuôn. Hỗn hợp bê tông được máy nạp rót vào khuôn liên tục dưới sự kiểm soát của hệ thống tia laser. (Hệ thống kiểm soát việc tiếp liệu bằng tia laser điều khiển quá trình cung cấp bê tông cực kỳ chính xác cả về khối lượng và độ cao lớp bê tông ở từng vị trí).

+ Các máy rung từng tầng lần lượt hoạt động tự động theo chương trình điều khiển đã được lập trình sẵn. Đầu cống được tạo hình và lèn chặt nhờ bộ phận dưỡng đầu. (Bộ phận dưỡng đầu hoạt động nhờ hệ thống pit tông thủy lực nén, xoay đồng thời tạo đầu cống cực kỳ chính xác và có chất lượng cao; Cột rung trung tâm được thiết kế nhiều tầng đảm bảo lực rung phân bố đồng đều trên toàn thân cống và lực rung mỗi tầng theo phương ngang vừa nén bê tông xuống lại vừa nén bê tông vào thành khuôn).

+ Sản phẩm cống theo công nghệ rung lõi là các cống tròn BTCT có đường kính từ D300 mm – D2.000mm và các cống hộp BTCT có kích thước 1,2 m đến 3m.

Tháo khuôn:

+ Công tác tháo khuôn được tiến hành sau khi bê tông đạt cường độ nhất định (sau 24h ở trạng thái tự nhiên).

+ Khuôn tháo ra cần đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác vệ sinh và lắp đặt cốt thép để đúc sản phẩm tiếp theo.

Bước 3: Thành phẩm

Sau đó, sản phẩm sẽ được đem đến sân dưỡng hộ sẽ được bảo dưỡng giữ độ ẩm bằng cách phu nước. Tùy thuộc vào từng loại cống với đường kính khác nhau mà thời gian dưỡng hộ có thể từ 3-7 ngày và xuất xưởng theo đơn hàng của khách hàng.

Ưu điểm của công nghệ rung lõi:

+ Dây chuyền sản xuất cống có thể sản xuất được 2 sản phẩm cùng một lúc.

+ Tốc độ cấp liệu được kiểm soát bằng tia lazer.

+ Độ nén chặt của bê tông rất cao nhờ hệ thống rung trung tâm

+ Sản phẩm chịu mài mòn tốt, khả năng chịu áp lực cao.

+ Dây chuyền giúp rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

+ Năng lực sản xuất: 2 phút/cống. Đáp ứng áp lực về tiến độ.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha