Báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất

Báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất

Ngày đăng: 06-05-2022

1,057 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1 Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án)

1.2 Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án

2.2 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.2.1 Dự báo các tác động

2.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

2.2.3 Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.2 Kế hoạch quan trắc môi trường

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN

PHỤ LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

COD : Nhu cầu oxy hóa học

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CTNH : Chất thải nguy hại

DO : Diezel oil – Dầu Diezel

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

GTVT : Giao thông vận tải

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

NĐ – CP : Nghị định – Chính Phủ

NM : Nước mặt

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QĐ-BTNMT : Quy định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ-BYT : Quy định Bộ Y tế

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QH : Quốc hội

SHCĐ : sinh hoạt cộng đồng

SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

CTNH : Chất thải nguy hại

TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

TT : Thông tư

TP : Trưởng phòng

UBND : Uỷ ban Nhân dân

VN : Việt Nam

XD : Xây dựng

BQL : Ban quản lý

NCS : Nâng công suất

CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trường

XL : Xử lý


DANH MỤC HÌNH ẢNH

 

Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí dự án

Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm

Hình 1. 3 Quy trình sản xuất hiện tại thay đổi của dự án

Hình 1. 4 Quy trình xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm

 

Hình 2. 1 Sơ đồ vị trí dự án

Hình 2. 2 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm

Hình 2. 3 Quy trình sản xuất hiện tại thay đổi của dự án

Hình 2. 4 Quy trình xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm

Hình 2. 5 Quy định đồng phục và bảo hộ lao động tại khu vực in của Dự án

Hình 2. 6 Hệ thống nóc gió nhà xưởng

Hình 2. 7 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Hình 2. 8 Quy trình xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm

 

 

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1 Tọa độ giới hạn của khu đất dự án

Bảng 1. 2 Nhu cầu nguyên liệu trong quá trình sản xuất của dự án trước và sau thay đổi

Bảng 1. 3 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

Bảng 1. 4 Quy mô công suất của dự án

Bảng 1. 5 Các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1. 6 Chất lượng không khí xung quanh tại nhà máy

Bảng 1. 7 Hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý khu vực Dự án

 

Bảng 2. 1 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

Bảng 2. 2 Số chuyến xe vận chuyển trong giai đoạn vận hành

Bảng 2. 3 Tải lượng chất ô nhiễm trong không khí do các phương tiện trong giai đoạn hoạt động

Bảng 2. 4 Nồng độ ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn trước và sau khi nâng công suất

Bảng 2. 5 Số lần bốc dỡ nguyên vật liệu và tải lượng ô nhiễm bụi do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu trong 1 ngày

Bảng 2. 6 Nồng độ bụi khi bốc dỡ nguyên vật liệu trước và sau khi nâng công suất

Bảng 2. 7 Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (chưa qua xử lý)

Bảng 2. 8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 2. 9 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Bảng 2. 10 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

Bảng 2. 11 Hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý khu vực Dự án

Bảng 2. 12 Kích thước, kết cấu của công trình

Bảng 2. 13 Thiết bị của hệ thống xử lý nước thải

 

 

MỞ ĐẦU

Bao bì là ngành công nghiệp phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất nhưng giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của kinh tế. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Tập đoàn SPG Media – trị giá ngành công nghiệp bao bì toàn cầu, đạt khoảng 424 tỷ USD. Trong đó ngành bao bì châu Á chiếm 27%, châu Âu 30% và Bắc Mỹ là 28% (Báo Vietnamnet, 2020). Hiện ngành công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Giai đoạn 2015-2020, trong đó ngành sản xuất bao bì carton cũng có tốc độ tăng trưởng tương xứng 76% (Huyền Trang, 2020). Theo báo cáo tổng kết ngành in Việt Nam do Ngân hàng Đông Á thực hiện, cả nước có tổng số gần 1.500 cơ sở in, mảng in lớn nhất ở hiện nay là in nhãn hàng và in bao bì, khoảng 900 cơ sở. Trong đó, khoảng 70% số cơ sở sản xuất bao bì tập trung ở khu vực ngoại thành TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Loại sản phẩm này phát triển theo tỷ lệ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến (Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động, 2016).

Dự án “Xưởng sản xuất thùng giấy carton, công suất 90.000 sản phẩm/tháng” tại số 34 đường số 9, khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức đã được UBND quận Thủ Đức cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Giấy xác nhận số 2749/UBND-TNMT ngày 05/07/2019. Công ty TNHH Bao Bì Minh Phúc hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số 0314500525 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 07 năm 2017, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 08 tháng 02 năm 2021. 

Dự án đã được phê duyệt hoạt động với công suất sản xuất là 90.000 sản phẩm/tháng (tương đương 36 tấn sản phẩm/tháng). Quy trình hoạt động sử dụng nguyên liệu đầu vào là bìa tấm nhập từ Công ty cổ phần Giấy Linh Xuân để sản xuất bao bì và không có công đoạn in trên bao bì. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động dự án theo nhu cầu, yêu cầu của khách hàng và đảm bảo nguyên liệu đầu vào do đó chủ dự án quyết định điều chỉnh lại quy trình sản xuất của dự án (bổ sung công đoạn sản xuất giấy tấm và công đoạn in trên bao bì) và không thay đổi quy mô, công suất của dự án.

Khi dự án thay đổi quy trình sản xuất có thay đổi nguyên liệu đầu vào (giấy cuộn), bổ sùn sử dụng mực in gốc nước (Công nghệ in Flexco) dẫn đến sẽ phát sinh thêm một số loại chất thải mới. Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, loại hình hoạt động của dự án không thuộc đối tượng quy định tại côt 5 Phụ lục II mục 1 của nghị định này do đó sẽ xét theo quy định tại Mục 11, Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP về lượng chất thải rắn phát sinh tại dự án khoảng 0,15 tấn/ngày < 1 tấn/ngày, nước thải phát sinh khoảng 8,4 m3/ngày < 20 m3/ngày.

Tuy nhiên, nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường cùng với phát triển kinh tế - xã hội Công ty TNHH Bao bì Minh Phúc đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Đầu tư xây dựng và Môi trường Việt Đô tiến hành lập lại Báo cáo bảo vệ môi trường cho dự án “Cơ sở sản xuất bao bì carton, công suất 90.000 sản phẩm/tháng (tương đương 36 tấn sản phẩm/tháng)” tại số 34 – 36 – 36A đường số 9, Khu phố 5, phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh trình UBND thành phố Thủ Đức xem xét báo cáo.

 

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1 Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án)

Thông tin chung

- Tên gọi dự án: “Cở sở sản xuất bao bì carton, công suất 90.000 sản phẩm/tháng (tương đương 36 tấn sản phẩm/tháng)”

- Chủ dự án: Công ty TNHH bao bì Minh Phúc

- Địa chỉ trụ sở chính: số 34 đường số 9, Khu phố 5, phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa điểm thực hiện dự án: số 34 đường số 9, Khu phố 5, phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ QUỐC SINH; Sinh ngày 15/04/1972; Quốc tịch: Việt Nam; Thẻ căn cước công dân số 052072000164 cấp ngày 20/02/2017 tại Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL và DLQG về Dân cư; địa chỉ thường trú tại 56/1B đường số 4B, KP2, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; chỗ ở hiện nay tại 56/1B đường số 4B, KP2, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

- Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: (0283) 6282 9578 Fax:

- Vốn của dự án: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng).

- Loại hình dự án: Dự án sản xuất bao bì cartoon từ giấy cuộn.

Quy mô công suất của dự án

- Loại hình sản xuất: Sản xuất bao bì cartoon 3 lớp, 5 lớp từ giấy cuộn

- Công suất sản xuất: 90.000 sản phẩm/tháng (tương đương 36 tấn sản phẩm/tháng). Công suất của dự án không thay đổi so với Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT số 2749/UBND-TNMT ngày 05/07/2019.

Công nghệ và loại hình của dự án

Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án nằm trên khu đất có tổng diện tích 3.000 m2 tại số 34 đường số 9, khu phố 5, phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức (theo Hợp đồng dân sự thuê nhà xưởng ngày 01/07/2019 giữa Ông Nguyễn Văn Minh và Công ty TNHH Bao bì Minh Phúc). Dự án có tứ diện tiếp giáp như sau:

- Phía Đông : Giáp nhà xưởng của Công ty cổ phần giấy Minh Xuân.

- Phía Tây : Giáp nhà xưởng của Công ty cổ phần giấy Minh Xuân.

- Phía Nam : Giáp nhà xưởng của Công ty cổ phần giấy Minh Xuân.

- Phía Nam : Giáp nhà xưởng của Công ty cổ phần giấy Minh Xuân.

§ 

Hình 2. 1 Sơ đồ vị trí dự án

Bảng 1. 1 Tọa độ giới hạn của khu đất dự án

Điểm móc khu đất

Toạ độ VN 2000

X

Y

1

1204237

611309

2

1204346

611411

3

1204329

611432

4

1204219

611335

 

1.2 Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của dự án

Bảng 1. 2 Nhu cầu nguyên liệu trong quá trình sản xuất của dự án trước và sau thay đổi

TT

Tên nguyên liệu/ hóa chất sử dụng

Đơn vị tính

Số lượng

Quy đổi thành tấn/năm

Nguồn cung cấp

Ghi chú

Theo KHBVMT

Thay đổi

1

Giấy tấm carton các loại

m2/năm

80.000

-

-

Việt Nam

Bỏ

2

Kẽm đóng kim

Kg/năm

150

150

0,15

Việt Nam

Không thay đổi

3

Keo sữa dán thùng

Kg/năm

100

100

0,1

Việt Nam

4

Dây cột

Kg/năm

50

50

0,05

Việt Nam

5

Băng keo + màng co

cuộn/năm

10

10

0,003

Việt Nam

6

Dầu DO

Lít/năm

200

200

0,174

Việt Nam

7

Giấy cuộn

tấn/năm

-

480,0

480,0

Việt Nam

Mới

8

Mực in

kg/tháng

-

323,1

3,9

Việt Nam

Tổng nhu cầu nguyên liệu (tấn/năm)

484,4

 

 

 (Nguồn: Công ty TNHH bao bì Minh Phúc)

 

Nhu cầu sử dụng điện, nước

· Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

Điện tại cơ sở được sử dụng cho hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng và hệ thống chiếu sáng. Nhu cầu sử dụng điện trung bình của cơ sở là 35.083 kWh/tháng (theo hóa đơn điện nước 03 tháng của năm 2021 đính kèm phụ lục). Nguồn cung cấp điện phục vụ cho quá trình sản xuất được lấy từ nguồn điện của Công ty Linh Xuân.

Nhu cầu sử dụng nước

Theo KHBVMT:

Nguồn cấp nước: Công ty Cổ phần Giấy Linh Xuân.

Mục đích sử dụng: sinh hoạt, không sử dụng cho mục đích sản xuất

Nhu cầu sử dụng: 3,71 m3/ngày. Sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho 33 người làm việc tại dự án (33 người x 45 lít/người/ngày x 2,5 (hệ số không điều hòa) = 3,71 m3/ngày – Theo TCXDVN 33:2006).

Nước thải phát sinh bằng 100% nước cấp khoảng 3,71 m3/ngày.

Giai đoạn thay đổi:

Nước cấp cho sinh hoạt: tổng nhu cầu khoảng 5,9 m3/ngày

+ Cấp nước cho công nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà xưởng: Tiêu chuẩn 45 lít/người.ca với hệ số không điều hòa Kgiờ = 2,5 (theo Bảng 3.4 thuộc TCXDVN 33:2006/BXD về Cấp nước - Mạng lưới đương ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế). Dự án làm việc 01 ca/ngày, sẽ có khoảng 35 nhân viên làm việc cùng lúc.

42 người x 45 lít/người.ca x 1 x 2,5 = 4,7 m3/ngày

+ Của nhân viên văn phòng: Tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực thành thị 120 lít/người/ngày với Kngày max = 1,2 (theo Bảng 2.1 thuộc thuộc TCXDVN 33:2006/BXD về Cấp nước - Mạng lưới đương ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế).

8 người x 120 lít/người/ngày x 1,2 = 1,2 m3/ngày

Nước cấp cho sản xuất: Chủ dự án không pha mực in tại dự án, chỉ sử dụng mực in được pha sẵn từ nhà cung cấp do đó nước cấp cho công đoạn rửa máy in khoảng 2,5 m3/ngày (căn cứ vào mục đích sử dụng thực tế tại dự án tại thời điểm sản xuất nhiều lô hàng nhất trong ngày).

STT

Mục đích sử dụng nước

Nước cấp (m3/ngày)

Nước thải (m3/ngày)

1

Cấp nước cho sinh hoạt

5,9

5,9

2

Cấp nước cho sản xuất

2,5

2,5

Tổng

8,4

8,4

Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị:

Theo dây chuyền sản xuất mới tại dự án, dự án đã thanh lý hai thiết bị (Máy cắt rãnh, máy bồi tay) vì hai thiết bị này không sử dụng tiếp tục trong quy trình mới. Tất cả thiết bị của dự án đều chạy bằng điện. Xe nâng sử dụng dầu DO (hàm lượng S = 0,05%). Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị tại dự án như sau:

Bảng 1. 3 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng

Ghi chú

1

Máy cắt rãnh

02

Trung Quốc

80%

Đã thanh lý, không sử dụng

2

Máy đóng kim tự động

01

Trung Quốc

90%

Thiết bị dây chuyền cũ

3

Máy dán

05

Trung Quốc

90%

4

Máy dán tự động

02

Trung Quốc

80%

5

Máy bồi tay

02

Trung Quốc

90%

Đã thanh lý, không sử dụng

6

Máy cột dây

06

Trung Quốc

90%

Thiết bị dây chuyền cũ

7

Máy bế tròn

01

Trung Quốc

80%

8

Máy bế tay

02

Trung Quốc

90%

9

Máy xả tấm

02

Trung Quốc

90%

10

Máy tính để bàn

05

Hàn Quốc

80%

11

Quạt trần

04

Việt Nam

90%

12

Máy lạnh

03

Trung Quốc

80%

13

Pallet

50

Việt Nam

90%

14

Xe nâng

03

Trung Quốc

90%

15

Máy in Flexo

02

Trung Quốc

90%

Thiết bị bổ sung mới

16

Máy tạo sóng 3 – 5 lớp

01

Trung Quốc

90%

(Nguồn: Công ty TNHH bao bì Minh Phúc)

Các sản phẩm của dự án

Dự án có hai loại sản phẩm chính là thùng carton 3 lớp (chiếm 80% công suất sản xuất) và thùng carton 5 lớp (chiếm 20% công suất sản xuất). Công suất sản xuất cho một năm của dự án theo bảng 1.1 sau:

Bảng 1. 4 Quy mô công suất của dự án

STT

Sản phẩm

Công suất

Sản phẩm/năm

Tấn sản phẩm/năm

1

Thùng carton 3 lớp (80% công suất tổng)

864.000

302,4

2

Thung carton 5 lớp (20% công suất tổng)

216.000

129,6

Tổng cộng

1.080.000

432,0

 Ghi chú: 1 sản phẩm (thùng carton 3 lớp) ≈ 350 gram; 1 sản phẩm (thùng carton 5 lớp) ≈ 600 gram

Thùng carton 3 lớp bao gồm: Lớp mặt là lớp ngoài cùng của thùng để đảm bảo tính thẩm mỹ, thường được chọn bằng những loại giấy phẳng, mịn, đẹp, màu sắc tươi sáng. Lớp giữa là lớp sóng nằm giữa lớp mặt và lớp đáy. Thường có 4 loại giấy hình song và tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà người ta thường chọn những loại thùng với các lớp sóng khác nhau. Lớp đáy sẽ được thiết kế dày hơn một chút so với các lớp khác để hỗ trợ trong việc trợ lực.

Thùng carton 5 lớp gồm: Tương tự như các lớp của thùng carton 3 lớp, tuy nhiên số lượng và cách sắp xếp của mỗi loại lớp được thay như sau: Hai lớp mặt thay, trong đó 1 lớp dưới là thay cho lớp đáy; Hai lớp sóng và thêm lớp giấy giữa 2 lớp song này, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta chọn những loại giấy mỏng hoặc dày.

 

Nhu cầu sử dụng lao động cho dự án

- Nhu cầu lao động hiện tại cho giai đoạn thay đổi là: 50 người (Trong đó: nhân viên văn phòng là 8 người, công nhân là 42 người).

- Số ngày làm việc là 6 ngày/tuần. Số ngày làm việc trong năm là 312 ngày làm việc (nghỉ chủ nhật và các ngày lễ, Tết theo quy định nhà nước).

- Số ca làm việc là 01 ca/ngày. Số giờ làm việc là 8 h/ngày

1.3 Các hạng mục công trình của dự án

1.3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Theo hồ sơ đã được phê duyệt trước đó, chủ dự án thuê nhà xưởng của Công ty cổ phần giấy Linh Xuân (gọi tắt là Công ty Linh Xuân) với tổng diện tích 1.800 m2. Tuy nhiên, giai đoạn chủ dự án thực hiện điều chỉnh quy trình sản xuất, để phù hợp với quy trình mời và đảm bảo chứa lượng nguyên liệu đầu vào cũng như dây chuyền sản xuất giấy tấm do đó chủ dự án thuê lại Công ty Linh Xuân phần nhà xưởng với tổng diện tích 3.000 m2. Diện tích quy hoạch nhà xưởng được bố trí như sau:

Bảng 1. 5 Các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Tình trạng

A

Các công trình chính

2.346

 

Đã xây dựng

1

Nhà xưởng

1.660

55,3

2

Nhà kho (nguyên liệu + thành phầm)

500

16,7

3

Văn phòng

180

6,0

4

Nhà bảo vệ

6

0,2

B

Các công trình phụ trợ

600

 

1

Nhà xe (sử dụng chung với Công ty Linh Xuân)

-

-

2

Cây xanh

600

20,0

C

Công trình bảo vệ môi trường

54

 

1

Khu vực lưu chứa chất thải rắn CNTT

30

1,0

2

Khu vực lưu chứa CTNH

4

0,1

3

Hệ thống XLNT công suất 3 m3/ngày đêm

20

0,7

Tổng

3.000

100,0

 

 (Nguồn: Công ty TNHH bao bì Minh Phúc)

 

1.3.2 Các hạng mục công trình chính

Dây chuyền sản xuất sản phẩm chính của dự án

 Quy trình sản xuất theo KH BVMT

Quy trình công nghệ sản xuất đã được phê duyệt theo hồ sơ môi trường trước đó như sau:

ình 2. 2 Sơ đồ quy trình sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Quá trình sản xuất giấy chủ yếu sử dụng giấy tấm carton các loại, thùng carton để làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu. Khi nhận được đơn hàng yêu cầu từ khách hàng, các kiểu mẫu và kích thước của các cây giấy carton. Giấy tấm được kiểm tra cẩn thận và được sắp xếp ngay ngắn trước khi cho vào máy cắt theo rãnh, các tấm giấy sau khi được cắt sẽ đưa qua khâu đóng kim, sử dụng kẽm đóng kim và keo sữa dán thùng để kết dính các tấm giấy lại với nhau.

Sau khi hoàn thành được các tấm giấy carton đã cắt theo kích thước như yêu cầu khách hàng và được dán keo sẽ được công nhân kiểm tra cẩn thận lại một lần nữa rồi cho vào kho lưu trữ. Quá trình cắt có dư thừa các mãnh giấy vụn sẽ được tái sử dụng giấy làm vách ngăn hoặc tấm lót cho các lớp giấy mới hoàn thiện.

Khi đó, các thùng giấy đã hoàn thành sẽ được sắp xếp theo đơn hàng và đóng gói lên xe hàng, tiến hành giao hàng cho khách như đơn hàng ban đầu.

 

 Quy trình sản xuất thay đổi (bổ sung dây chuyền sản xuất giấy tấm và in ấn trên sản phẩm)

 

Hình 2. 3 Quy trình sản xuất thay đổi của dự án

Thuyết minh quy trình sản xuất thay đổi:

Tùy theo từng đơn hàng mà chủ dự án thiết lập thiết bị, quy trình để chạy máy phù hợp theo từng đơn hàng. Nguyên vật liệu ban đầu là giấy cuộn được mua trong nước.

- Công đoạn sản xuất giấy tấm (3 lớp, 5 lớp):

Dây chuyền sản xuất giấy tấm sóng bao gồm: giá đỡ cuộn, máy ép đơn, bình gia nhiệt sơ bộ, cầu băng tải, máy dán, máy ghi điểm lưỡi mỏng, máy cắt CNC và máy xếp chồng tự động. Dây chuyền hoạt động tự động với tốc độ cao và hiệu suất cao. Dây chuyền sản xuất các tông sóng 3 lớp, 5 lớp, chiều rộng dao động từ 1.400mm đến 2.500mm, tốc độ sản xuất dao động từ 60 đến 300 mét/phút.

Các công đoạn sản xuất giấy tấm gồm có:

+ Đầu tiên giấy cuộn theo giá đỡ giấy không trục kiểu thủy đưa tới máy tạo sóng đơn để tạo sóng. Sau khi giấy được tạo dợn sóng sẽ cho qua lô gia nhiệt giấy để sấy khô bề mặt giấy.

+ Tiếp theo giấy bán thành phẩm sẽ theo dây chuyền trên khung cầu đến máy lên hồ 2 tầng, tại đây các lớp carton sẽ được quét một lớp hồ dán và sau đó sẽ được chuyển qua máy làm nhiệt hai mặt (máy làm nhiệt được cung cấp nhiệt bởi Công ty TNHH nồi hơi Đặng Huỳnh theo HĐ mua hơi số 0301/2018/HĐ-MP-HĐKT ngày 02/01/2018 đính kèm phụ lục) nhằm mục đích tạo độ kết dính cao các lớp carton với nhau (thành tấm carton 3 lớp hoặc 5 lớp theo yêu cầu của từng sản phẩm).

+ Các lớp carton 3 lớp hoặc 5 lớp sẽ được đưa qua máy cán lằn và máy chặt tấm để tạo thành giấy tấm carton theo yêu cầu kích thước của từng sản phẩm được đặt hàng.

- Công đoạn in:

Tiếp theo giấy tấm carton bán thành phẩm sẽ được đưa qua công đoạn in ấn tại máy in. Máy in là thành phần máy quan trọng thứ hai trong trong dây chuyền sản xuất thùng carton.

Tất cả các công đoạn này được hỗ trợ bằng hệ thống băng chuyền con lăn chạy motor điện. Giấy tấm sẽ được in các chi tiết về thông tin sản phẩm, nhãn hiệu lên bề mặt của lớp bìa carton bên ngoài. Công nghệ in được công ty lựa chọn là Máy in Flexo hoàn toàn tự động, khép kín, được điều khiển bằng điện tử.

In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.

Khuôn in flexo: Được làm bằng nhựa photopolymer, tùy từng đơn hàng mà có khuôn in khác nhau.

Tất cả các loại mực in được công ty sử dụng là mực in gốc nước. Ưu điểm của loại mực gốc nước là an toàn và thân thiện với môi trường, giảm bớt sự nguy hại cho người sử dụng, không bị vón cục trong quá trình sử dụng và lưu trữ, dễ tẩy rửa, vệ sinh bảng in, không chứa các hóa chất độc hại, kim loại nặng. Mực in gốc nước sử dụng pigment như sau: Các pigment hữu cơ (bồ hóng) cho màu đen; Titanium dioxide cho màu trắng (đục); Các pigment kim loại cho mực nhũ vàng và bạc; Các pigment phản chiếu cho các màu đặc biệt.

- Công đoạn bế phẳng:

Giấy tấm đã in tiếp tục được đưa qua máy bế phẳng tự động. Máy bế phẳng tự động có tác dụng trong việc gia công cắt tạo hình và cán lằn cho thùng carton, phù hợp để sản xuất đơn hàng có quy mô lớn.

- Công đoạn dán hoặc đóng ghim và lưu kho:

Giấy tấm định hình sau bế phẳng hoặc xẻ rãnh sẽ được đưa qua công đoạn dán hoặc đóng ghim tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng sẽ được cột thành kiện và lưu kho chờ giao cho khách hàng.

Hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án

Chủ dự án thuê lại nhà xưởng của Công ty Linh Xuân, do đó chủ dự án không thực hiện giai đoạn xây dựng. Các hạng mục công trình xây dựng đà kiềng, nền, dầm, sàn BTCT; cột BTCT và thép hình; vì kèo, xà gồ thép hình; tường gạch và tôn; mái tôn.

 

1.3.3 Các hạng mục công trình phụ trợ

Giao thông vận tại dự án

Dự án có cổng riêng, không đi chung cổng với Công ty Linh Xuân, cổng của djw án nằm gần đường số 9, dự án vì diện tích hạn hẹp nên khu vực xe ra vào nhập nguyên vật liệu, xuất hàng hóa ra vào nằm gần khu vực cổng.

Bưu chính viễn thông

Chủ dự án thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

Hệ thống cấp điện

Sử dụng nguồn cấp điện điện lực Thủ Đức cung cấp nguồn điện sử dụng cho mục đích sản xuất.

Hệ thống cấp nước

Bao gồm phần cấp nước cho khu vực sinh hoạt và sản xuất. Sử dụng đường ống nhựa PVC. Nguồn nước cấp sử dụng tại dự án do Công ty Linh Xuân cấp.

1.3.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Hệ thống thu gom và thoát nước

- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa khu vực toàn dự án sẽ được thu gom dẫn vào hệ thống thu gom nước mưa của Công ty Linh Xuân và thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của thành phố nằm trên đường số 9.

- Hệ thống thoát nước thải:

Đối với nước thải sinh hoạt: được thu gom xử lý bởi bể tự hoại 3 ngăn, nước thải được dẫn vào hệ thống thoát nước thải chung của Công ty cổ phần giấy Linh Xuân để đưa vào hệ thống xử lý nước thải của Công ty Linh Xuân trước khi xả thải ra cống thoát nước chung của thành phố nằm trên đường số 9.

Đối với nước thải sản xuất: Nước thải từ quá trình rửa máy in sẽ đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án công suất 3 m3/ngày đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, nước thải sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước của Công ty Linh Xuân để xả thải ra ngoài môi trường. Công ty đang tiến hành chuẩn bị cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi xả thải ra ngoài.

Hệ thống xử lý nước thải

Theo hồ sơ Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải này được đưa vào hầm tự hoại 3 ngăn sau đó chảy vào hệ thống xử lý của Công ty Linh Xuân.

Sau khi điều chỉnh lại quy trình sản xuất, dự án có phát sinh thêm lượng nước thải sản xuất từ khâu in ấn do đó chủ dự án đã đầu tư quy trình xử lý với công suất 3 m3/ngày đêm. Quy trình xử lý nước thải của dự án được thể hiện tại hình 1.4 dưới đây:

 

 

Hình 2. 4 Quy trình xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm

Thuyết minh quy trình xử lý

Nước thải phát sinh được thu gom bằng hệ thống đường cống riêng biệt, tất cả được dẫn tập trung về bể gom 3 ngăn.

Nước thải sau khi tập trung về bể thu gom 3 ngăn sẽ được bơm lên cụm bồn hóa lý bằng bơm chìm nước thải. Tại cụm bồn hóa lý, NaOH được đưa vào bể nhằm nâng pH tới 9 - 10 nhằm tạo môi trường tối ưu để keo tụ chất bẩn, tiếp đến hóa chất PAC được đưa vào bể để keo tụ cặn bẩn. Sau khi các chất bẩn đã keo tụ toàn bộ, hóa chất trợ keo tụ Polymer được châm vào bể để tạo điều kiện tối ưu trong quá trình lắng.

Nước thải sau cụm hóa lý được chảy xuống bể lắng. Tại đây bùn sẽ được lắng nhờ trọng lực còn nước sạch sẽ theo máng thu chảy qua bồn than hoạt tính + Ozone bâc 1. Bùn lắng sẽ được xả định kỳ, để khô và mang đi xử lý.

Bồn than hoạt tính + Ozone bậc 1 có tác dụng giảm độ màu trong nước thải. Nước sau khi được giảm độ màu sẽ tự chảy qua bể anoxic. Bể thiếu khí Anoxic, có chức năng xử lý Nitơ trong nước thải nhờ quá trình khử nitrat trong môi trường thiếu khí. Tại đây máy khuấy sẽ khuấy trộn nước tuần hoàn trong môi trường thiếu khí, tạo điều kiện tiếp xúc giữa bùn hoạt tính và nước thải trong môi trường thiếu khí để xử lý Nitơ. Ngoài ra, trong bể Anoxic còn được cấp thêm giá thể dạng cầu D50 (nhựa PVC) để làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật. Hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ bám dính vào bề mặt các đệm này để sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Nước thải sau bể thiếu khí anoxic sẽ chảy qua bể MBR.

Trong bể MBR thực hiện quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ xảy ra nhờ các vi sinh hiếu khí – quá trình bùn hoạt tính. Dưới tải trọng thấp, nhờ oxy cung cấp từ các đĩa phân phối khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O... Nước được chảy qua liên tục, trong khi đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh vật phát triển và phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Sau khi lưu nước đủ thời gian, hỗn hợp nước và bùn được tuần hoàn lại bể anoxic để khử nitrat theo lưu lượng tính toán. Nước sẽ được hút qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,03 micromet, phần bùn sẽ được giữ lại trong bể còn phần nước qua màng sẽ được bơm sang bồn than hoạt tính + Ozone bậc 2 có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn cho nước thải. Nước sau khi được khử trùng sẽ chảy qua bồn trung gian và ra ngoài.

Nước thải sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Công trình lưu giữ và xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: Toàn bộ chất thải rắn từ quá trình sinh hoạt và làm việc của cán bộ công nhân viên chủ yếu là: bao nilon, thực phẩm thừa, giấy vụn, giấy carton... sẽ được chứa vào thùng chứa dung tích 120 lít có nắp đậy vào cuối ngày công nhân vệ sinh sẽ đem thùng chứa này ra trước cổng của dự án và chuyển giao cho đơn vị thu gom có chức năng (Theo hợp đồng số 228/21/HĐ-HTX ngày 31/12/2020 đính kèm phụ lục). Tần suất thu gom: 1 lần/ngày.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường: phát sinh trong quá trình sản xuất của dự án gồm chất thải có thể tái chế và chất thải cần phải xử lý. Chủ dự án sẽ phân loại hai loại chất thải này, chất thải có thể tái chế (Giấy dư thừa) sẽ chuyển giao cho Công ty Linh Xuân để tái sử dụng cho công đoạn sản xuất với tần suất 1 lần/ngày; chất thải cần phải xử lý sẽ lưu chứa tại nhà chứa chất thải có diện tích 30 m2 sau đó chuyển giao cho đơn vị thu gom, xử lý có chức năng (Theo hợp đồng số 56/2021/HĐ.THN ngày 02/08/2021 đính kèm phụ lục) với tần suất 3 tháng/lần.

Chất thải rắn nguy hại: chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, pin thải, hộp mực in (văn phòng), bao bì mềm thải, … Tất cả loại này sẽ được thu gom và phân loại vào thùng chứa riêng, lưu trữ tại khu vực có diện tích 4 m2 có mái che, có biển cảnh báo, nền bê tông chống thấm. Sau đó, chuyển giao cho đơn vị xử lý có chức năng (theo hợp đồng số 6975/HĐ.MTĐT-NH/21.4.VX ngày 30/11/2021 đính kèm phụ lục) với tần suất 01 lần/năm.

1.4 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án: Dự án đấu nối nước thải sau xử lý vào hệ thống thoát nước của Công ty Linh Xuân trước khi đấu nối vào cống thoát nước chung của thành phố tại đường số 9.

Hiện trạng chất lượng không khí của khu vực dự án theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

 

Bảng 1. 6 Chất lượng không khí xung quanh tại nhà máy 

Điểm quan trắc

Tiếng ồn

(dBA)

Bụi

(mg/m3)

Khu vực cổng dự án (ngày 10/11/2020)

65,4

0,201

QCVN 05:2013/BTNMT

0,3

QCVN 26:2010/BTNMT

70

-

QCVN 26:2016/BYT

-

-

(Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh dự án, 2020)

Nhận xét: Qua kết quả phân tích ta thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 26:2016/BTNMT . Như vậy, chất lượng không khí tại khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Hiện trạng chất lượng nước thải của dự án theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 (lấy mẫu ngày 01/12/2020) như sau:

Bảng 1. 7 Hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý khu vực Dự án

Stt

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 40:2011/BTNMT, cột B

1

pH

-

7,41

5,5 – 9

2

Độ màu

mg/l

23

150

3

TSS

mg/l

54

100

4

BOD5

mg/l

37

50

5

COD

mg/l

62

150

6

Amoni

mg/l

4,38

10

7

Tổng N

mg/l

10,5

40

8

Tổng P

mg/l

1,71

6

9

Coliforms

MNP/100 ml

2,9 x 103

5.000

Nhận xét: Qua kết quả phân tích ta thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Chất lượng nước thải sau xử lý của dự án vẫn đảm bảo đúng quy định.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Để việc đánh giá được chi tiết và triệt để ta cần đánh giá các nguồn tác động có liên quan đến chất thải và nguồn tác động không liên quan đến chất thải tác động đến môi trường của dự án. Các nguồn tác động và quy mô, mức độ tác động của các nguồn chất thải được đánh giá cụ thể tại các phần dưới đây, những đánh giác tác động môi trường này xét trong trường hợp các chất thải không được thu gom và xử lý. Mức độ các tác động liệt kê và tính toán ở mức cao nhất có thể xảy ra.

Tác động tiêu cực của dự án, bao gồm các tác động có liên quan và không liên quan chất thải được trình bày chi tiết như sau:

2.1 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án

Dự án không triển khai xây dựng và lắp đặt thiết bị nên không đánh giá tác động và đề xuất biện pháp cho giai đoạn này.

2.2 Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất và danh mục nguyên vật liệu sử dụng như đã được mô tả ở chương 1, các dạng chất thải phát sinh trong suốt quá trình sản xuất của dự án được dự báo tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2. 1 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

Nguôn gây tác động

Hoạt động phát sinh

Tác nhân gây tác động

Đối tượng bị tác động

Mức độ tác động

A. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI

Khí thải

Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu sản phẩm và các quá trình giao thông khác

Bụi đất lôi cuốn từ mặt đất, các khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu vận hành xe: Bụi, NOx, SOx, CO, …

Môi trường không khí

 

Dài hạn, trung bình, thấp

Khí thải từ công đoạn in, dán keo

Bụi, NOx, SOx, CO, …

Nước thải

Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên

Ô nhiễm chủ yếu các chất hữu cơ BOD, COD, SS và vi sinh vật gây bệnh.

Môi trường không khí, đất, nước ngầm

Dài hạn, trung bình, thấp

Nước thải sản xuất

Ô nhiễm chủ yếu: độ màu, BOD, COD, TSS, …

Chất thải rắn thông thường

Hoạt động văn phòng

Giấy vụn phế liệu phát sinh từ văn phòng, chủ yếu chứa các thành phần như xenluloza, hemin xenluloza.

Môi trường không khí, nước mặt, đất, nước ngầm

Dài hạn, trung bình, thấp

Hoạt động sản xuất

Giấy dư thừa, bao bì, dây, …

Rác thải sinh hoạt

Chất rắn, chủ yếu là hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ lon, đồ hộp, …

Chất thải nguy hại

Hoạt động văn phòng

Phát sinh bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in…

Môi trường không khí, nước mặt, đất, nước ngầm

Dài hạn, trung bình, thấp

Hoạt động sản xuất

Than hoạt tính (từ hệ thống xử lý nước thải), bao bì thải, …

B. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI

Tiếng ồn, độ rung

- Từ các thiết bị sản xuất

- Phương tiện giao thông

Sức khỏe công nhân

Công nhân

Dài hạn, nhỏ, thấp.

Nguy cơ cháy nổ trong nhà máy

Nguy cơ cháy nổ từ hoạt động lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm

Công nhân

Dài hạn, trung bình, thấp.

Tai nạn lao động

Công nhân không đảm bảo an toàn lao động theo quy định

Công nhân

Dài hạn, trung bình, thấp.

Tác động đến kinh tế xã hội

Ảnh hưởng đến môi trường văn hóa xã hội khu vực

Nhân dân địa phương

Dài hạn, nhỏ, thấp.

Cụ thể các nguồn gât tác động trong quá trình hoạt động được trình bày như sau:

2.2.1 Dự báo các tác động

2.2.1.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Tác động của bụi, khí thải từ phương tiện vận chuyển trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động của dự án các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, … ra vào khu vực dự án sẽ phát sinh lượng khí thải phát tán vào môi trường không khí xung quanh. Đối với xe vận tải, hệ số phát thải ô nhiễm phải nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BGTVT.

Xe vận chuyển ra vào nhà máy có tải trọng trung bình là 7 tấn, số chuyến xe vận chuyển trung bình trong giai đoạn vận hành được tính toán và trình bày như sau:

Bảng 2. 2 Số chuyến xe vận chuyển trong giai đoạn vận hành

TT

Nội dung

Đơn vị

Khối lượng

Trước điều chỉnh

Sau điều chỉnh

1

Tổng lượng nguyên vật liệu đầu vào

Tấn/ngày

0,1

1,6

2

Tổng lượng sản phẩm

Tấn/ngày

0,1

0,1

3

Số chuyến xe ước tính

Chuyến/ngày

2

2

(Nguồn: Công ty TNHH Hùng Vương)

Quãng đường vận chuyển trung bình từ nơi cung cấp nguyên vật liệu và giao sản phẩm cho khách hàng bán kính khoảng 100 km. Căn cứ vào lượng xe vận chuyển trong ngày do chủ đầu tư cung cấp, quãng đường vận chuyển và hệ số ô nhiễm không khí tối đa đối với xe tải, tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí của các phương tiện vận chuyển được tính toán và trình bày trong Bảng 2.3.

Căn cứ vào lượng xe vận chuyển trong ngày, quãng đường vận chuyển và hệ số ô nhiễm không khí tối đa đối với xe tải, tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí có trong khí thải của các phương tiện vận chuyển được tính toán và trình bày trong bảng sau:

Bảng 2. 3 Tải lượng chất ô nhiễm trong không khí do các phương tiện trong giai đoạn hoạt động

TT

Thông số

Hệ số ô nhiễm tối đa (g/km) (1)

Tải lượng ô nhiễm trung bình ngày (2) (g/ngày)

Trước điều chỉnh

Sau điều chỉnh

1

Bụi PM

0,17

34

34

2

NOx

0,6

120

120

3

CO

1,5

300

300

4

HC

0,6

120

120

(Nguồn: (1) QCVN 05:2009/BGTVT, (2) tính toán)

Trong QCVN 05:2009/BGTVT, hệ số ô nhiễm tối đa của NOx + HC = 1,2. Nên chọn NOx = 0,6 (g/km) và HC = 0,6 (g/km).

Nồng độ bụi và khí thải trong khí thải của phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào tình trạng xe và tải trọng hàng hóa trên xe so với tải trọng thiết kế của xe. Phương thức bảo dưỡng xe như nhau, tải trọng hàng hóa được chở đúng tải trọng xe như giai đoạn hiện tại nên nồng độ bụi và khí thải trong khí thải của phương tiện vận chuyển giai đoạn cơ bản không thay đổi đáng kể.

Theo định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu của Bộ Giao thông vận tải năm 2011, lượng nhiên liệu xe tiêu thụ được tính toán theo công thức sau:

Trong đó:

G: Lượng nhiên liệu tiêu hao của chuyến công tác.

A: Hệ số quy đổi cấp đường. Chọn cấp đường loại 1, 2, 3 ứng với hệ số a =1.

K1: Là lượng nhiên liệu cần thiết để phương tiện chạy 100 km trên đường loại 1, 2, 3; tính bằng (lít/100 km). Định mức tiêu hao nhiên liệu của xe tải 7 tấn là 26 lít/100 km.

K2: Là lượng nhiên liệu tăng thêm khi chở 1 tấn hàng, với khoảng cách 100 km trên đường loại 1, 2, 3; được tính bằng (lít/100km.tấn). Tra bảng định mức tiêu hao nhiên liệu của xe tải trên 6 tấn khi chở 1 tấn hàng trong 100 km là K2 =1,0 lít/100km.tấn.

b: Là hệ số điều chỉnh khi xe chạy có điều hòa nhiệt độ b = 1,1.

L: Là tổng chiều dài (km) cung đường thực tế xe chạy trong chuyến công tác tại khu vực Dự án. Khoảng cách vận chuyển trong khu vực Dự án khoảng 100 km. Vậy tổng quãng đường 2 chuyến xe vận chuyển là 200 km.

P: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tính bằng (tấn). P = 7 tấn

Lượng nhiên liệu tiêu hao của quá trình vận chuyển nguyên nhiên vật liệu sản xuất và sản phẩm trong ngày là: 72,6 lít dầu DO, tương đương 61,5 kg dầu DO (tỷ trọng của dầu DO là 0,847 kg/lít). Đối với dầu DO, lượng khí thải khi đốt cháy 1 kg dầu DO là 28 Nm3/kg DO. Do đó, lượng khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của dự án khoảng 1.721,8 Nm3/ngày.

Bảng 2. 4 Nồng độ ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn trước và sau khi nâng công suất

TT

Chỉ tiêu

Nồng độ ô nhiễm (mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

(mg/Nm3)

Trước điều chỉnh

Sau điều chỉnh

1

Bụi

19,8

19,8

200

2

NOx

69,7

69,7

850

3

CO

174,2

174,2

1.000

4

HC

69,7

69,7

-

 

Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Công ty sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường khí thải từ phương tiện vận chuyển được trình bày trong phần giải pháp của chương này.

Tác động của bụi từ quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu

Tính toán lượng bụi từ quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại Nhà máy.

Theo AIR CHIEF Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (U.S Environmental Protection Agency) tài liệu Emission Inventories, năm 1995 thì hệ số phát thải do các đống vật liệu (chủ yếu là cát) được tính theo công thức sau:

 Báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất 

Trong đó:

- E là Hệ số phát thải bụi cho 1 tấn vật liệu (kg/tấn).

- k: hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,74 cho các hạt bụi có kích thước <30 micron).

- U: Tốc độ gió trung bình (m/s). Tốc độ gió càng cao thì bụi bốc càng nhiều. Do đó, lựa chọn tốc độ gió trung bình lấy vào mùa hè là 2 m/s.

- M: Độ ẩm của vật liệu, chọn M = 2% (tính toán cho giấy cuộn = 2%).

Khi đó ta có:

Hệ số phát thải bụi: g/tấn = 1.065,6 mg/tấn

Vật liệu chuyển tới dự án bằng xe 7 tấn.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha