Biện pháp thi công tuyến ống dẫn khí

Biện pháp thi công tuyến ống dẫn khí

Ngày đăng: 14-05-2020

2,468 lượt xem

 

MỤC LỤC

 

  1. GIỚI THIỆU CHUNG 8
  2. PHẠM VI VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC 8
    1. Tuyến ống khí đầu vào nhà máy GPP2 phần trên bờ 8
    2. Phần sau nhà máy GPP2 9
  3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH TUYẾN ỐNG TRÊN BỜ 10
    1. Phân loại địa hình tuyến ống đi qua 10
    2. Thuận lợi và khó khăn 14
  4. MỤC ĐÍCH, CƠ SỞ VÀ YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN 15
    1. Mục đích 15
    2. Cơ sở pháp lý 15
    3. Yêu cầu của dự án 15
  5. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO TUYẾN ỐNG 16
    1. Mục đích 16
    2. Phân chia thành các phân đoạn trên tuyến ống 16
    3. Các biện pháp áp dụng 17
  6. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO ĐOẠN ỐNG 26” TRÊN BỜ TỪ LFS ĐẾN GPP2 17
    1. Quy trình thi công 18
  1. Thi công đường công vụ 18
  2. Trình tự thi công 18
    1. Các bản vẽ mô tả quá trình thi công 22
  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO 3 TUYẾN ỐNG SALE GAS, LPG & CONDENSATE TỪ GPP2 VỀ PHÚ MỸ VÀ THỊ VẢI 23
    1. Phân đoạn từ Kp 0.00 (GPP2) đến Kp 1.830 23
      1. Lựa chọn phương án thi công 24
      2. Lựa chọn bãi tập kết: 25
    2. Phân đoạn từ KP 1.830 đến Kp 4.030 25
      1. Lựa chọn phương án thi công 26
      2. Lựa chọn bãi tập kết 26
      3. Phương án thi công qua các đường giao với tuyến ống 27
      4. Phương án thi công đoạn tuyến ống khu vực tránh ngôi mộ 28
      5. Phương tiện chính dùng trong thi công 28
    3. Phân đoạn từ Kp 4.030 đến Kp 4.987 28
      1. Lựa chọn phương án thi công 29
      2. Lựa chọn bãi tập kết 29
      3. Phương án thi công qua  đường TL44 giao với tuyến ống 30
    4. Phân đoạn từ KP 4.987 đến Kp 7.103 31
      1. Lựa chọn phương án thi công 31
      2. Vị trí đặt bãi thi công 31
      3. Các bước thực hiện 31
    5. Phân đoạn từ KP 7.103 đến Kp 7.244 34
      1. Lựa chọn phương án thi công 35
      2. Phương án thi công 35
    6. Phân đoạn từ KP 7.244 đến Kp 8.193 (LBV2) 36
      1. Hiện trạng mặt bằng 36
      2. Lựa chọn phương án thi công 36
      3. Vị trí bãi thi công 36
      4. Các bước thực hiện công việc 37
      5. Thiết bị chính dùng trong thi công 37
    7. Phân đoạn từ Kp 8.193 đến Kp 18.351 (LBV2) 38
      1. Hiện trạng mặt bằng 38
      2. Lựa chọn phương án thi công 38
      3. Vị trí bãi thi công 38
      4. Các bước thực hiện công việc 39
      5. Thiết bị chính dùng trong thi công 39
    8. Phân đoạn từ 18.351 đến Kp 19.135 (Khu vực qua Làng Phước hòa) 39
      1. Hiện trạng mặt bằng 39
      2. Lựa chọn phương án thi công 39
    9. Phân đoạn từ 19.135 đến Kp 22.00 40
      1. Hiện trạng mặt bằng 40
      2. Lựa chọn phương án thi công 40
    10. Phân đoạn từ 22.00 đến Kp 22.400 40
      1. Hiện trạng mặt bằng 40
      2. Lựa chọn phương án thi công 40
    11. Phân đoạn từ 22.400 đến Kp 23.80 41
      1. Hiện trạng mặt bằng 41
      2. Lựa chọn phương án thi công 41
    12. Phân đoạn từ 23.80 đến Kp 29.533 41
      1. Hiện trạng mặt bằng 41
      2. Lựa chọn phương án thi công 42
      3. Lựa chọn bãi tập kết 42
    13. Phân đoạn từ 19.302 đến Kp 24.736 cho 2 đường ống 6inch 42
      1. Hiện trạng mặt bằng 42
      2. Lựa chọn phương án thi công 42
      3. Vị trí đặt bãi thi công 43
  2. THI CÔNG CÁC VỊ TRÍ TIE-IN 43
  3. THI CÔNG CÁC VỊ TRÍ BĂNG NGANG ĐƯỜNG ỐNG HIỆN HỮU 46
  4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ XE CẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG 48
  5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC 51
    1. Kết Luận và Kiến Nghị 51
    2. Tổng Hợp Khối Lượng Công Việc 51
  6. DANH MỤC CÁC BẢN VẼ 51
  7. PHỤ LỤC 52

 

 

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (Dự án NCS2) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại công văn số 19/VPCP-KTN ngày 04/01/2011 và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 801/QĐ-DKVN ngày 27/01/2011 và được Tổng Công ty Khí Việt Nam phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 497/QĐ-KVN ngày 04/05/2018. Dự án NCS2 nhằm thu gom, vận chuyển và xử lý khí mỏ Sư Tử Trắng, Sao Vàng – Đại Nguyệt, Thiên Ưng – Đại Hùng và dự phòng cho đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố.

  • Tên dự án: “Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2” điều chỉnh;
  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS). Dự án bao gồm các hạng mục sau:
  • Đường ống biển 26” dài khoảng 261.5 km vận chuyển khí 2 pha với

công suất thiết kế 20 triệu m3 khí/ngày bắt đầu từ KP 64 về bờ;

  • Đường ống bờ 26” dài khoảng 8km từ Long Hải đến GPP2 và đường ống 30” dài khoảng 30km vận chuyển khí thương mại từ GPP2 đến GDC Phú Mỹ, gồm 01 trạm van ngắt tuyến tại Phước Hòa và trạm phân phối khí Phú Mỹ mở rộng;

Nhà máy Xử lý khí GPP2 công suất 07 triệu m3/ngày cho 01 dây chuyền được đặt tại Dinh Cố; 02 đường ống dẫn sản phẩm lỏng khoảng 25km từ GPP2 đến Thị Vải và 03 trạm van ngắt tuyến dọc theo tuyến ống.

  1. PHẠM VI VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC

 

2.1Tuyến ống khí đầu vào nhà máy GPP2 phần trên bờ

Tuyến ống bờ từ trạm tiếp bờ Long Hải đến nhà máy GPP2:

  • Chiều dài: 8km;
  • Đường kính: 26inch;
  • Bề dày thành ống: 23.8mm;
  • Ống thép: API 5L, X65MO PSL2;
  • Áp suất thiết kế 160 barg, nhiệt độ thiết kế 70°C / -10°C;
  • Công suất thiết kế: 20 triệu m3 khí/ngày;
  • Lớp bọc bê tông gia tải dày 40mm;
  • Bảo vệ chống ăn mòn điện hóa bằng phương pháp dòng điện cưỡng bức;
  • Lớp bọc bảo vệ chống ăn mòn 3LPE dày 3,2 mm.

 

 

2.2Phần sau nhà máy GPP2

Tuyến ống dẫn khí thương phẩm từ nhà máy GPP2 đến GDC Phú Mỹ:

  • Chiều dài: 30km;
  • Đường kính: 30inch;
  • Bề dày thành ống: 14.3mm;
  • Ống thép: API 5L, X65M PSL2;
  • Áp suất thiết kế 71 barg, nhiệt độ thiết kế 65°C / -10°C;
  • Công suất thiết kế: 20.63 triệu m3 khí/ngày (bao gồm 10.13 triệu m3 khí/ngày khí từ GPP2 và 10.5 triệu m3 khí/ngày LNG);
  • Lớp bọc bê tông gia tải dày từ 45mm đến 60mm;
  • Bảo vệ chống ăn mòn điện hóa bằng phương pháp dòng điện cưỡng bức;
  • Lớp bọc bảo vệ chống ăn mòn 3LPE dày 3,2 mm.
  • Chiều sâu chôn ống: tối thiểu 1m tính từ đỉnh ống

Hai tuyến ống vận chuyển sản phẩm lỏng từ nhà máy GPP2 đến Kho cảng Thị Vải:

  • Chiều dài mỗi tuyến: 25km;
  • Đường kính: 6inch;
  • Bề dày thành ống: 5.6mm;
  • Ống thép: API 5L X52;
  • Áp suất thiết kế 49.1 barg, nhiệt độ thiết kế (65°C / -10°C đối với đường ống LPG, 65°C / 0°C đối với đường ống Condensate);
  • Công suất thiết kế đường ống vận chuyển condensate: 510.77 tấn/ngày;
  • Công suất thiết kế đường ống vận chuyển LPG: 991.66 tấn/ngày;
  • Lớp bọc bê tông gia tải dày 35mm;
  • Bảo vệ chống ăn mòn điện hóa bằng phương pháp dòng điện cưỡng bức;
  • Lớp bọc bảo vệ chống ăn mòn 3LPE dày 2,7 mm.

Các trạm dọc tuyến gồm:

  • 01 Trạm tiếp bờ Long Hải (LFS);
  • 01 Trạm van ngắt tuyến trên đường ống dẫn khí thương phẩm tại Phước Hòa;

 

 

  • 03 Trạm van ngắt tuyến dọc tuyến ống dẫn sản phẩm lỏng: LBV1, 2, 3.
  1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH TUYẾN ỐNG TRÊN BỜ

Tuyến ống phần trên bờ bắt đầu từ Long Hải tới GDC Phú Mỹ. Đường ống đi qua địa phận 3 huyện/thị xã: Huyện Long Điền, Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành, phần lớn địa hình thấp và bằng phẳng. Tuyến ống hầu hết đi qua khu vực đất nông nghiệp, đất trồng cây ăn trái, ruộng muối, đầm lầy, các khu vực dân cư, cắt qua 3 sông, các kênh rạch và cắt qua nhiều đường giao thông, như tỉnh lộ 44, quốc lộ 51, đường 965 từ quốc lộ 51 và cảng Thại Vải.

3.1Phân loại địa hình tuyến ống đi qua

  • Đất bình địa

Loại đất khô cứng có lẫn đá sỏi, lượng nước trong đất ít (đất khô) độ kết dính của đất sau khi đào lên yếu.

  • Đối với loại hình đất canh tác ruộng lúa, và các cây hoa màu khác

Thành phần đất chủ yếu là đất thịt và đất hữu cơ, độ kết dính đất phụ thuộc vào thành phần nước trong đất, trong qua trình đào đắp ít bị sạt lở và trôi chảy. Địa hình đất yếu nên trong quá trình thi công phương tiện thi công hoạt động khó khăn.

  • Đất cát pha sét

Loại đất này tại khu vực ruộng muối: Lớp trên mặt (khoảng 0,5m) thành phần chủ yếu đất tại đây là bùn yếu, lượng nước trong đất chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy đất rất dễ bị sạt lở, lớp dưới là đất rất dẻo và rắn.

  • Đất bùn tại những khu vực đầm lầy và sông

Đối với đất tại những khu vực đầm lầy thành phần chủ yếu đất tại đây là bùn yếu, lượng nước trong đất chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy đất rất dễ bị sạt lở và rửa trôi khi gặp tác động của yếu tố tự nhiên.

  • Cắt các đường bộ giao thông.

 

 

 

BẢNG THÔNG KÊ HIỆN TRẠNG TRÊN TOÀN TUYẾN VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

STT

Từ KP

Đến KP

Hiện Trạng

Biện pháp thi công

 

 

 

01

 

 

Kp 0.00 (LFS)

 

 

Kp 7.94 (GPP2)

 

Đất cao, cứng, không bị ngập nước, xung quanh nhiều nhà dân, đường nội bộ cắt ngang

Đào hào khô, tổ hợp ống trên hào và hạ ống xuống hào bằng cẩu

 

 

 

02

 

 

Kp 0.00 (GPP2)

 

 

Kp 1.830

Đất cứng và đá vỉa, khu vức xung quanh tuyến chủ yếu là đồi núi, vườn cây ăn trái và khu dân cư.

Địa hình có cao độ từ 6m đến 11m so với mực nước biển

 

 

 

Tương tự

 

 

 

 

03

 

 

 

Kp 1.830

 

 

 

Kp 4.030

Đặc điểm địa chất và địa hình của phân đoạn này tương tự phân đoạn trước, hành lang 2 bên tương đối đông dân cư sinh sống hoặc đất ở đã được quy hoạch phân lô. Trong phân đoạn này tuyến ống cắt qua 1 số đường hiện hữu.

 

 

 

 

Tương tự

 

 

 

04

 

 

 

Kp 4.030

 

 

 

Kp 4.987

Khu vực nhiễm mặn, có cao độ trung bình 1,5m. Gồm đất trống và ruộng muối xen kẽ nhau, cao độ thấp thường xuyên ẩm ướt, đường công vụ hiện hữu nằm ngay trên tuyến ống hiện hữu.

 

 

 

Tương tự

 

 

05

 

 

Kp 4.987

 

 

Kp 7.103

Đây là khu vực toàn bộ chiều rộng sông Rạch Hào, một mặt tiếp giáp với khu ruộng muối mặt còn lại tiếp giáp với quốc lộ 51 tại vị trí LBV1.

Đào hào

qua vùng ngập nước, thi công bãi đẩy ống để đẩy  ống từ

 

 

 

BẢNG THÔNG KÊ HIỆN TRẠNG TRÊN TOÀN TUYẾN VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

STT

Từ KP

Đến KP

Hiện Trạng

Biện pháp thi công

 

 

 

Chiều sâu lớn nhất -2,5 m và chịu ảnh hưởng của bán nhật triều.

đầu này

sang đầu kia. Có thể dùng      tời

kéo ống nếu cần

 

 

 

 

06

 

 

 

Kp 7.103

 

 

 

Kp 7.244

 

Đây là phân đoạn đường ống từ LBV1 đi qua quốc lộ 51, phía trên mặt và dưới đất có nhiều công trình ngầm, lượng phương tiện qua lại rất đông.

Kết hợp đẩy ống, và tổ hợp

những đoạn nhỏ tại chổ qua đường, tie- in dưới hào.

 

 

 

 

 

07

 

 

 

 

Kp 7.244

 

 

 

 

Kp 8.193 (LBV2)

 

Một đầu tiếp giáp quốc lộ 51 và đầu kia là sau nhà máy điện Bà Rịa, phần lớn là lòng sông Dinh. Cao độ - 2,5m so với mặt nước biển;

Độ sâu lớn nhất là 6m; Sông  chịu ảnh hưởng bán nhật triều;

Sình lầy nhiều, bùn ngậm lượng nước lớn.

Đào hào

qua vùng ngập nước, thi công bãi đẩy ống để đẩy ống từ đầu       này

sang đầu kia. Có thể dùng      tời

kéo ống nếu cần

 

 

 

 

 

08

 

 

 

 

Kp 8.193

 

 

 

 

Kp 18.351

khu vực đất sét pha cát, cao, khô, mặt bằng đất bình địa, trống và rất rộng, có cao độ từ 1 đến 4-5m so với mặt nước biển

Khu vực đất lúa và khu vực cây nước nợ xen kẽ, có cao độ +1m so với mặt nước biển. Mùa mưa thì ngập còn

mùa khô thì lầy do đất bị nhiễm  mặn  và  xen  kẽ  đất

 

 

Đào hào khô, tổ hợp ống trên hào và hạ ống xuống hào bằng cẩu

 

 

 

BẢNG THÔNG KÊ HIỆN TRẠNG TRÊN TOÀN TUYẾN VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

STT

Từ KP

Đến KP

Hiện Trạng

Biện pháp thi công

 

 

 

trồng lúa.

 

 

 

 

 

 

09

 

 

 

 

Kp 18.351

 

 

 

 

Kp 19.135

 

 

 

Hai bên hành lang hiện hữu, mật độ nhà ở và dân cư rất đông, sát với hành lang tuyến ống.

Đào hào bằng tay và đổ cống bê tông ngay trong hào, đẩy  ống từ

1 phía

bằng hệ

thống con

lăn đặt trong hào.

 

 

 

 

10

 

 

 

 

Kp 19.135

 

 

 

 

Kp 22.00

Khu vực có cao độ thấp mặt bằng hiện trạng khu vực này là đất trống và ruộng lúa xen kẽ

Cao độ thấp thường xuyên ẩm ướt và ngập vào mùa mưa

Cao độ của hành lang tuyến ống đi qua là từ 0,5-1 m so với mặt nước biển.

 

Đào hào khô, tổ hợp ống trên hào và hạ ống xuống hào bằng cẩu

 

 

 

11

 

 

 

Kp 22.00

 

 

 

Kp 22.400

Khu vực có cao độ thấp, tuyến ống đi qua con sông cụt, trên tuyến đi vào cản nội địa. Đặc biệt tuyến ống có cắt qua 2 con đường quan trọng là đường vào KCN Phú Mỹ 3 và đường vào cảng nội địa.

Đào hào, thi công bãi đẩy ống để đẩy ống từ đầu này

sang đầu kia.

 

 

 

12

 

 

Kp 22.400

 

 

Kp 23.80

Đây la khu vực có cao độ thấp, đầm lầy, ao đùm, ruộng lúa…Kết qua khảo  sat cho thấy, khu vực này mực nước ngầm rất cao. Thường xuyên ngập vào mùa mưa.

Đào hào

qua vùng ngập nước, thi công bãi đẩy ống để đẩy ống từ phía       KP

 

 

 

BẢNG THÔNG KÊ HIỆN TRẠNG TRÊN TOÀN TUYẾN VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

STT

Từ KP

Đến KP

Hiện Trạng

Biện pháp thi công

 

 

 

 

23.8  về KP

22.4. Tie-in

2 phân đoạn tại KP 22.4

 

 

 

13

 

 

Kp 23.80

 

 

Kp 29.533

 

Đường đất, Vườn cây, ruộng lúa, vườn cây, Đường nhựa trong KCN, băng qua đường vào cảng nội địa và đường 965.

Đào hào khô, tổ hợp ống trên hào và hạ ống xuống hào bằng cẩu.

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

Kp 19.302

 

 

 

 

 

Kp 27.736

Đất trồng trọt không nhiễm mặn, cao độ khoảng 1m.

Khu vực từ điểm rẽ nhánh tới bờ sông Mỏ Nhát, mặt bằng hiện trạng khu vực  này là đất trống và ruộng muối xen kẽ nhau. Cao độ thấp từ 0,5m-1m so với mặt nước biển, thường xuyên ẩm ướt. Toàn bộ hành lang tuyến ống đi qua là khu vực đất nhiễm mặn.

Đào hào

qua vùng ngập nước, thi công bãi đẩy ống để đẩy ống ở khoảng giửa 2

phân đoạn. Đẩy ống về 2 phía.

 

3.2Thuận lợi và khó khăn

  1. Thuận lợi:
    • Tuyến ống xây dựng mới cạnh với các tuyến ống đã xây dựng trước do đó chúng ta biết được mức độ phức tạp và các vấn đề cần quan tâm.
    • Hệ thống giao thông tại khu vực xây dung tuyến ống tương đối hiện đại, gần các cảng nước sâu, đường giao thông lớn. Công tác vận chuyển thiết bị vật tư thuận lợi.
  2. Khó khăn

 

 

  • Tuyến ống xây dựng đi qua nhiều loại địa hình vì vậy phải xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp thi công cho phù hợp từng loại, hiệu quả sử dụng biện pháp thi công thấp
  • Tuyến ống bị chia cắt thành nhiều đoạn bởi các đường giao thông, do đó phải dùng hố Tie-in kết nối gây tốn kém, ngoài ra còn làm giảm tiến độ thi công.
  1. MỤC ĐÍCH, CƠ SỞ VÀ YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN

 

4.1Mục đích

Nhằm nêu lên những phương án cơ bản phục vụ cho thi công toàn tuyến. Khi xây dựng biện pháp thi công cho từng hạng mục các đơn vị thi công phải cụ thể hóa để thực hiện một cách chủ động.

4.2Cơ sở pháp 

  • Nghị định số 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình Dầu Khí trên đất liền;
  • Số liệu khảo sát thực địa;
  • Luật giao thông đường thủy & bộ.

4.3Yêu cầu của dự án

  • Tuyến ống đi qua nhiều loại địa hình vì vậy cần phân ra từng loại địa hình để xây dựng biện pháp thi công chung cho từng loại địa hình, sau đó trên từng phân đoạn cụ thể xây dựng các chi tiết bổ sung cho phù hợp.
  • Tuyến ống chạy dọc theo hành lang tuyến ống hiện hữu đang hoạt động vì vậy việc tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn các tuyến ống hiện hữu là bắt buộc.
  • Việc xác định tải trọng cho phép của thiết bị hoạt động trên đường công vụ và mức độ gia cố cần phải có tính toán và thiết kế cụ thể, ngoài ra có sự thống nhất giữa chủ đầu tư, các đơn vị quản lý các đường ống trên. Trường hợp nhà thầu thi công sử dụng đường công vụ để vận chuyển vật tư, thiết bị…trong quá trình thi công phải được sự đồng ý của các đơn vị quản lý các đường ống hiện hữu đồng thời phải có các biện pháp gia cố đường công vụ theo yêu cầu của đơn vị chủ quản.
  • Đối với mọi hoạt động xây dựng công tác an toàn bao giờ cũng được đưa lên hàng đầu, mặt khác do đặc thù tính chất các tuyến ống dẫn khí đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và an toàn, vì vậy công tác an toàn cần phải được nêu cao hơn bao giờ hết cho việc xây mới cũng như bảo vệ các tuyến ống hiện hữu.

 

 

  • Tuyến ống xây dựng đi qua các tuyến giao thông đường sông (sông Rạch Hào, sông Dinh, sông Mỏ Nhát) các đê và các tuyến đường Tỉnh lộ (TL44) Quốc lộ (QL51) tùy theo vị trí và tính chất mà xây dựng các biện pháp riêng cụ thể. Cần có sự nhất trí và thống nhất của các bên liên quan và chính quyền địa phương, đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày vì vậy cần ưu tiên phương án thi công nhanh để giảm tối thiểu sự ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của địa phương.
  • Đối với các vị trí qua đê, và qua các khu vực trồng lúa, hoa màu và qua các khu sản xuất muối sen kẽ vì vậy trong quá trình xây dựng phải: Quan tâm tới việc duy trì tính chất đất hiện hữu không làm thay đổi môi trường (không để nhiễm mặn).
  • Đối với các phân đoạn qua sông biện pháp đạt hiệu quả cao là đẩy ống, vì vậy trong quá trình chuẩn bị xác định rõ: Cố gắng thực hiện trên bờ tối đa các việc có thể làm được để tiết kiệm thời gian và chi phí.
  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO TUYẾN ỐNG

 

5.1Mục đích

  • Đưa ra phương án phân chia toàn tuyến thành các phân đoạn hợp lý nhất cho việc thi công, vận chuyển.
  • Phân tích và lựa chọn phương án thi công cho từng phân đoạn trong đó cần:
    • Xác định mặt cắt sẽ được áp dụng cho từng phân đoạn;
    • Xác định hành lang thuê đất cho từng phân đoạn;
    • Xác định vị trí các bãi thi công, các hố tie-in;
    • Xác định khối lượng thi công (trang thiết bị thi công, khối lượng đào đắp, chiều dài thi công ....) áp dụng cho từng phân đoạn;
    • Các đề xuất nếu có;

5.2Phân chia thành các phân đoạn trên tuyến ống

Căn cứ phân chia:

  • Căn cứ vào khối lượng công việc, tiến độ và vào đặc điểm địa hình mà tuyến ống đi qua, chúng ta phân tuyến ống thành các phân đoạn nhỏ để thi công đồng thời.
  • Để thực hiện phương án đó chúng ta lựa chọn vị trí đặt bãi thi công cho từng phân đoạn trên. Khi phân các phân đoạn và các trạm chúng ta lưu ý sau:
    • Phương án thi công trong phạm vi từ bãi tới bãi gần nhất là giống

 

 

nhau;

  • Khối lượng công việc giữa các bãi là như nhau nếu có thể;
  • Hệ thống giao thông thuận lợi trong việc vận chuyển và thi công.
  • Trên cơ sở báo cáo khảo sát chúng ta có phương án chia toàn tuyến thành các phân đoạn thi công phù hợp cho từng loại địa hình trên từng KP.

5.3Các biện pháp áp dụng

  • Phương pháp đào hào khô: tại những khu vực khô ráo, hào được đào bằng máy đào. Trong khi đó, ống được tổ hợp và hàn trên hào, sau đó dùng cẩu hạ dần chuổi ống xuống hào.
  • Phương pháp đào hào đẩy ống: Tại những khu vưc qua sông, đầm lầy, các khu vực ngập nước, hào sẽ được đào bằng máy cuốc đứng trên xà lan. Trong khi đó ống được tổ hợp và hàn tại bãi thi công. Sau đó ống được đặt trên hệ thống ray và con lăn để đẩy ống xuống hào nước. Lực đẩy chuổi ổng từ các xe cẩu kết hợp với hệ thống palang. Ở đâu chuổi ống có thể dùng tời để kéo và dẫn hướng nếu cần.
  • Phương pháp đẩy ống trong hào bê tông: Tại những vị trí khô ráo, không ngập nước nhưng không có nhiều không gian như khu vực qua làng Tân Hòa. Cống hộp bê tông được đổ dọc hào theo bản vẽ thiết kế. Sau khi hoàn thiện hào ống ống được hàn tại bãi thi công bên ngoài khu vực đông dân cư và được đẩy vào trong hào nhưng hệ thống ray và con lăn. Ống được đẩy dần dần đến hết phân đoạn nhưng hê thống các con lăn bên trong hào bê tông. Sau khi đẩy xong từ đầu này sang đầu kia và hàn tie-in 2 đầu. Ống sẽ được hạ xuống đày hào bằng hệt thông palang. Đồng thời, các con lăn cũng sẽ đc lấy ra khỏi hào.
  • Phương án pipe jacking: Tương tự phương án HDD, tuy nhiên thay vì máy khoan sẽ khoan và kéo chuổi ống đi xuyên qua khu vực cần băng ngang. Đối với phương pháp Pipe jacking, các cống bê tông tròn sẽ được đẩy và dẫn hướng bởi đầu khoan và đầu đẩy. Sau khi hoàn thiện được viêc đặt cống bê tông cho khu vực cần băng ngang. Ống sẽ được kéo trong ống bê tông bằng hệ thống ray và con lăn.
  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO ĐOẠN ỐNG 26” TRÊN BỜ TỪ LFS ĐẾN GPP2

Tuyến ống 26” phần trên bờ được tính từ mặt bích phía hạ nguồn tại van tiếp bờ Long Hải GPP2 đến Trạm nhận thoi trong phạm vi nhà máy GPP2 với chiều dài khoảng 7.94km thuộc huyện Long Điền tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu.

Địa chất tại khu vực dọc tuyến ống bờ tương đối tốt chủ yếu là đất đồi pha cát địa hình cao ráo không bị ngập nước, xung quanh có tương đối nhiều

 

 

nhà dân ở, dọc tuyến có nhiều đường nội bộ của thị trấn Long Hải cắt ngang qua với chiều rộng chạy từ 5m-15m.

Dựa trên đặc điểm trên, phương pháp thi công được lựa chọn cho phân đoạn này là đào hào khô, ống được hàn bên cạnh hào và thả ống bằng hệ thống xe cẩu.

6.1Quy trình thi công

  1. Thi công đường công vụ Công tác chuẩn bị:
    • Dựng kho bãi, lán trại, trạm sửa chữa cơ giới, điện nước.
    • Tập kết nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ thi công
    • Nhận bàn giao mặt bằng đã được đền bù và rà phá bom mìn. Thiết bị thi công:

Số lượng chỉ tính cho 01 vị trí thi công. Các đơn vị thi công sẽ tổ chức các đội thi công dọc tuyến thuộc dự án.

 

 

STT

 

Chủng loại Thiết bị

Đặc điểm kĩ

thuật

Số

lượng

 

Ghi chú

1

Máy ủi

75-108 CV

01

 

2

Máy đào

0.5m3

01

 

3

Xe lu

35 tấn

01

 

4

Máy bơm nước

Diesel/Xăng

01

 

5

Máy toàn đạc

 

01

 

6

Máy thuỷ bình

 

01

 

  1. Trình tự thi công
  1. Định vị tuyến đường công vụ:

Căn cứ vào biên bản bàn giao mặt bằng, số liệu khảo sát, các hồ sơ thiết kế đường công vụ đã được phê duyệt để xác định tim tuyến thi công, định vị các cao trình thiết kế…

  1. Công tác dọn dẹp mặt bằng, bóc lớp hữu cơ:

Sử dụng nhân lực, bằng thủ công kết hợp phương tiện cơ giới để thực hiện.

  1. Thi công lớp cát nền đường:

 

 

Dựa trên báo cáo khảo sát FS, địa hình, địa chất ở khu vực này chủ yếu là á cát và cát. Nên khi hoàn thành công tác phát quang dọn dẹp mặt bằng, cần tiến hành công tác đắp bù cát làm nền hạ cho đường công vụ ở những vị trí trũng, thấp.

Nhà thầu thi công cần thực hiện khảo sát và trình chủ đầu những vị trí, kích thước từng khu vực phải gia cố đường công vụ.

Cát được vận chuyển bằng ô tô tự đổ hoặc phương tiện thích hợp khác đến các vị trí cần đắp bù theo thiết kế được phê duyệt;

Sau đó, tiến hành san ủi mặt đường lu lèn đạt độ chặt thiết kế.

Tiến hành đổ các lớp cát tiếp theo và dùng máy ủi san gạt như bước trên (nếu có).

Tiến hành lu lèn như trên cho đến khi đạt độ chặt thiết kế và cao độ thiết kế.

  1. Thi công đường tránh:

Dựng kho bãi, lán trại, trạm sửa chữa cơ giới, điện nước. Tập kết nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ thi công Nhận bàn giao mặt bằng đã được đền bù và rà phá bom mìn.

Đơn vị thi công xác định vị trí lắp đặt đường tránh, phóng tuyến, xác định cao độ… Sau đó tiến hành thi công đường tránh.

Thiết bị thi công:

Số lượng chỉ tính cho 01 vị trí thi công. Các đơn vị thi công sẽ tổ chức các đội thi công dọc tuyến thuộc dự án.

 

 

STT

 

Chủng loại Thiết bị

Đặc điểm kĩ

thuật

Số

lượng

 

Ghi chú

1

Máy ủi

75-108 CV

01

 

2

Máy đào

0.5m3

01

 

3

Xe lu

35 tấn

01

 

4

Máy bơm nước

Diesel/Xăng

01

 

5

Máy toàn đạc

 

01

 

6

Máy thuỷ bình

 

01

 

Vị trí các đường giao thông giao cắt với tuyến:

 

 

 

Từ trạm tiếp bờ LFS đến GPP2

Loại Đường

KP

Bề rộng (m)

PÁ thi công dự kiến

Đường nhựa

00 + 268

33.5

Pipe Jacking

Đường nhựa

02 + 253

9

Đào mở

Đường nhựa

02 + 689

23.5

Pipe Jacking

Đường nhựa

02 + 860

36

Pipe Jacking

Đường nhựa

03 + 029

23.5

Pipe Jacking

Đường nhựa

03 + 459

24

Pipe Jacking

Đường nhựa

03 + 693

18.5

Pipe Jacking

Đường nhựa

04 + 201

34

Pipe Jacking

Đường nhựa

04 + 625

9

Đào mở

Đường cấp phối

05 + 033

4

Đào mở

Đường bê tông (cấp phối)

05 + 159

4

Đào mở

Đường nhựa

05 + 281

10

Đào mở

Đường nhựa

06 + 865

7

Đào mở

  1. Công tác thi công đào hào và lấp hào chôn ống Công tác chuẩn bị công trường:

Nhận bàn giao mặt bằng đã được đền bù và di dời các địa vật cần thiết, giải tỏa và rà phá bom mìn;

Nhận bàn giao mốc khống chế dẫn truyền tọa độ, cao độ vào mốc khống chế vĩnh cửu;

Thiết kế sơ đồ công trường, lập lán trại, bãi sửa chữa cơ giới điện nước.

Tập kết các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ thi công. Phương án đào hào:

Căn cứ vào số liệu khảo sát và hồ sơ thiết kế được Chủ đầu tư (CĐT) phê duyệt, căn cứ vào điều kiện địa hình của tuyến ống thi công, nhà thầu đưa ra phương án thi công đào đắp bằng máy đào, máy ủi và các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào và lấp hào. Nhà thầu sẽ tiến hành thi công theo các bước sau:

Xác định tim tuyến, định vị tim tuyến và các cao trình thiết kế.

 

 

Bóc hữu cơ: Chặt bỏ cây, dùng máy đào kết hợp máy ủi đào gốc, đào bỏ lớp thực vật trên bề mặt. Dùng máy ủi gom và chuyển tới bãi thải.

Thiết bị đào sẽ tiến hành đào hào theo đúng bản vẽ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật đã được CĐT phê duyệt. Đất đào sẽ được chuyển tới vị trí bãi chứa theo thiết kế.

Tại các vị trí đào cắt qua đường quốc lộ, đường lớn do khu vực này mật độ dân cư đi lại nhiều, số lượng xe cộ lưu thông trên quốc lộ lớn nên biện pháp thi công áp dụng là phương pháp khoan pipe jacking được thực hiện bởi nhà thầu chuyên nghiệp. Chi tiết mặt cắt thi công bằng phương pháp pipe jacking được thể hiện trong Bản vẽ số 22.

Tại những đường giao thông nhỏ, mật độ lưu thông ít, nhà thầu thi công phải tiến hành làm đường tránh tạm (như bản vẽ đính kèm) kết hợp biển chỉ dẫn cho xe cộ lưu thông theo sự điều tiết của nhà thầu đảm bảo an toàn giao thông. Nhà thầu sẽ tiến hành đào kết hợp với lắp đặt ống sau đó tiến hành thi công lắp đặt các tấm bê tông trên tuyến ống tại vị trí giao cắt với đường quốc lộ và thi công hoàn trả lại đường.

Trong quá trình đào hào nhà thầu thi công sẽ sử dụng các thiết bị để kiểm tra cao độ cao đáy hào và có biện pháp tu sửa tại các vị trí không đạt yêu cầu kỹ thuật.

Trước khi tiến hành thi công lắp đặt tuyến ống nhà thầu thi công đào hào cùng CĐT sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hào chôn ống công tác nghiệm thu sẽ tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành.

Phương án lấp hào:

Sau khi thi công, lắp đặt xong tuyến ống nhà thầu thi công sẽ tiến hành lấp hào chôn ống. Công tác lấp hào sẽ được tiến hành đúng theo các tài liệu đã được CĐT phê duyệt, việc đổ đất lấp hào phải đảm bảo không gây hư hại cho lớp bê tông bọc ống.

Vật liệu sử dụng để lấp hào phải tuân thủ đúng theo các yêu cầu kỹ thuật. Trong quá trình lấp hào nhà thầu thi công phải loại bỏ tất cả các vật liệu có thể gây ảnh hưởng đến tuyến ống như các vật liệu bằng kim loại, bằng đá cứng, hoặc vật liệu nhiễm hóa chất….

Trong quá trình lấp hào nhà thầu thi công sẽ tiến hành lắp đặt dải cảnh báo dọc theo tuyến ống từ LFS đến GPP2.

Lắp đặt cọc tiêu, biển cảnh báo tuyến ống qui cách như qui định trong bản vẽ thiết kế đã được CĐT phê duyệt.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha