Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư KCN mới vả đầu tư mở rộng KCN.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư KCN mới vả đầu tư mở rộng KCN.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
1.1. Thông tin chung về dự án 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương 2
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 3
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên
quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 9
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11
5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
5.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 13
5.2. HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 14
5.3. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH
THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN 15
5.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 21
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25
1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 25
1.1.1. Tên dự án 25
1.1.2. Tên chủ dự án 25
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 25
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 27
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 29
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 32
1.2.1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân hiện hữu 32
1.2.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 34
1.2.3. Các hoạt động của dự án 45
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 46
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 50
1.3.1. Giai đoạn xây dựng 50
1.3.2. Giai đoạn vận hành 50
1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 53
1.4.1. Công nghệ vận hành của dự án 53
1.4.2. Công nghệ vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung 54
1.4.3. Công nghệ vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn 55
1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 55
1.5.1. Trình tự thi công 55
1.5.2. Biện pháp tổ chức thi công 55
1.5.3. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến 58
1.6. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 59
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 59
1.6.2. Vốn đầu tư 59
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 59
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 62
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 62
2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án 62
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 67
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 70
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 70
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 80
2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 81
2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 82
2.4.1. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên 82
2.4.2. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về kinh tế - xã hội 83
2.4.3. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về môi trường.
. 83
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 85
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 85
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 85
3.1.2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công, xây dựng 106
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 113
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 139
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 139
3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH
GIÁ, DỰ BÁO 140
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 144
4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 144
4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 151
4.2.1. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng 151
4.2.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn dự kiến khi vận hành 152
5.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 155
5.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 155
5.2. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 156
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 157
1. KẾT LUẬN 157
3. CAM KẾT THỰC HIỆN CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 -Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, KCN và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư KCN mới và đầu tư mở rộng KCN, Dịch vụ lập hồ sơ đăng ký môi trường ban đâu, Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Dịch vụ đo quan trắc môi trường định ký, phân tích quan trắc môi trường cho dự án đầu tư khu công nghiệp..
PHỤ LỤC: 161
PHỤ LỤC I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ 161
PHỤ LỤC II: BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ HOẶC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 162
PHỤ LỤC III: CÁC VĂN BẢN THAM VẤN 163
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hình thành và phát triển rất nhiều các KCN, Khu kinh tế góp phần phát triển và chuyển biến tốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hình thành, phát triển của các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… là quá trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và nâng cao đời sống và phúc lợi của người lao động, của công nhân viên.
Theo quy hoạch định hướng phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trong tổng thể khu vực phát triển công nghiệp và đô thị của thành phố. Hiện nay, nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Lê Minh Xuân hiện hữu tương đối lớn, trong khi đó đất KCN này đã lấp đầy 100%, do đó việc mở rộng khu công nghiệp mới bên cạnh khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu là điều cấp thiết nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được hoàn thành phần mở rộng, phần lớn các nhà máy công nghiệp được xây dựng với tính chất ít gây ô nhiễm và sử dụng ít lao động, đây cũng là mục tiêu chung của thành phố cần đạt được.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha) đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016. Năm 2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng” và được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 1150/QĐ- STNMT-CCBVMT ngày 15/5/2017.
Đây là dự án đầu tư mới liền kề với KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. KCN sẽ lựa chọn các ngành nghề thu hút đầu tư có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng ưu tiên thu hút một số nhóm ngành như:
+ Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chương trình di dời và phát triển ra vùng quy hoạch ở ngoại thành. Phát triển các ngành có thế mạnh như sữa, dầu thực vật, bia rượu, chế biến thịt...
+ Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp...
+ Điện tử - công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần mềm
xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...
+ Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế,
các sản phẩm hóa chất công nghiệp...
Việc mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân phù hợp với tiêu chí quy định tại Khoản 2, điều 5 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về Quản lý cụm công nghiệp và khu kinh tế. Theo đó KCN Lê Minh Xuân với quy hoạch đầu tư ban đầu là 100 ha, hiện nay đã có tỉ lệ lấp đầy là 100%. Hạ tầng kỹ thuật của KCN Lê Minh Xuân đã được đầu tư hoàn thiện, toàn bộ nước thải KCN được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư với công suất
12.200 m3/ngày.đêm và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận số 53/GXN-BTNMT ngày 26/4/2022.
Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với diện tích 109,91 ha nằm tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016. Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc đã được BQL các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 2080423408 ngày 07/10/2020 để đầu tư hạ tầng dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với diện tích 109,91 ha.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc tiến hành lập Báo cáo ĐTM cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)”.
ự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)” là Dự án đầu tư mới thuộc Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP – Danh mục Dự án đầu tư Nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo khoản 1, điều 30 và khoản 1, điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1.1. Thông tin chung
(1). Tên dự án: “KCN Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)”
(2). Địa điểm thực hiện: Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
(3). Chủ Dự án: Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc.
– Địa chỉ: 550 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM.
– Điện thoại: 028.38753021. Fax: 028.38753552.
– Người đại diện: Ông Phạm Minh Nhựt. Chức vụ: Giám đốc.
1.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất
Khu đất quy hoạch đầu tư xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng nằm trên địa bàn xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM, với diện tích quy hoạch là 109,91ha. Các hạng mục đầu tư xây dựng bao gồm:
– Hệ thống giao thông.
– Hệ thống thoát nước mưa.
– Hệ thống thoát nước thải.
– Hệ thống cấp nước.
– Hệ thống chiếu sáng.
– Hệ thống cung cấp điện.
– Hê thống thông tin liên lạc.
– Hệ thống cây xanh.
– Trạm xử lý nước thải.
1.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Dự án “KCN Lê Minh Xuân mở rộng” được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích 109,91ha. Các hạng mục chính của dự án sẽ được xây dựng bao gồm:
– Hệ thống đường giao thông
– Hệ thống cấp nước
– Hệ thống thoát nước mưa- nước thải
– Hệ thống cấp điện chiếu sáng
– Hệ thống thông tin liên lạc
– Hệ thống cây xanh cảnh quant
– Trạm xử lý nước thải.
1.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Không có
1.2. HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường
– Xây dựng hệ thống đường giao thông trong và ngoài KCN.
– Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án.
– Xây dựng hệ thống thoát nước thải của KCN.
– Xây dựng mạng lưới cung cấp nước sạch.
– Xây dựng nhà máy nước và trạm xử lý nước thải tập trung.
– Xây dựng hệ thống cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.
– Xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như: nhà điều hành KCN, cổng KCN, hệ thống cây xanh cảnh quan, nhà bảo vệ, …
Các hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn vận hành: bụi khí thải từ phương tiện ra vào KCN; khí thải từ hoạt động của các nhà máy trong KCN; mùi từ khu vực trạm xử lý nước thải tập trung; nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các nhà máy trong KCN.
1.2.2. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Các hoạt động chính tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng:
– Hoạt động giải phóng mặt bằng, san nền;
– Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu, máy móc, trang thiết bị;
– Hoạt động thi công, xây dựng và lắp đặt các thiết bị;
– Hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng Dự án.
– Hoạt động của các phương tiện thực hiện thi công xây dựng.
– Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phục vụ thi công xây dựng.
Các hoạt động chính tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành:
– Hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu của các nhà máy tại KCN;
– Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của các nhà máy
– Hoạt động của CBCNV tại KCN;
– Hoạt động vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cảnh quan tại KCN.
1.3. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH
THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án
1.3.1.1. Nước thải
– Nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công cao nhất 12 m3/ngày. Thành phần: Chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, Nitơ (N), Phốt pho (P), Coliform.
– Nước thải phát sinh từ vệ sinh phương tiện, thiết bị khoảng 4,0 m3/ngày. Thành phần: Dầu mỡ, chất rắn lơ lửng (SS).
– Nước thải rửa cốt liệu bê tông khoảng 5,0 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: chất rắn lơ lửng (SS).
1.3.1.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
– Bụi phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng, đập phá công trình, san lấp, tôn nền,…
– Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện thi công xe tải, xe ủi, cẩu,.. với các thành phần ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx, CO, THC.
1.3.1.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại
– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên thi công xây dựng có khối lượng lớn nhất 50 kg/ngày. Thành phẩn: Các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa...
– Sinh khối thảm thực vật, thảm cây bụi hoang phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng khoảng 681 tấn.
– Chất thải rắn rơi vãi, dư thừa phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục:
+ Bê tông, gạch, đất, đá: chiếm từ 40 – 50% khối lượng chất thải rắn xây dựng, lắp đặt thiết bị;
+ Gỗ và các thành phần liên quan (pallet, coppha, ván ốp): chiếm từ 30 – 40% khối lượng chất thải xây dựng – lắp đặt thiết bị;
+ Sắt, thép, đinh tán, bu lông,...: chiếm từ: 10 – 30% khối lượng chất thải xây dựng – lắp đặt thiết bị.
– Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng chủ yếu là các giẻ lau dính dầu, bóng đèn, que hàn thải khoảng 10 kg/tháng; dầu nhớt thải khoảng 200 - 300 lít dầu thải/1 lần thay.
1.3.1.4. Tiếng ồn, độ rung
Nguồn phát sinh: tiếng ồn, rung phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu do các máy móc thiết bị trong quá trình thi công như xe tải vận chuyển, máy mủi, xe lu, gầu ngoạm, máy nạo, đầm, cần cẩu, máy trộn bê tông...
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
1.3.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án
5.3.1.1. Nước thải
– Nước thải sinh hoạt phát sinh bao gồm: Từ quá trình hoạt động của cán bộ công nhân viên tại khu KCN là 3,6 m3/ngày. Thành phần: Chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, Nitơ (N), Phốt pho (P), Coliform.
– Nước thải công nghiệp từ quá trình sản xuất của các nhà máy thuộc khu công nghiệp phát sinh khoảng 3.140 m3/ngày. Thành phần đa dạng, phức tạp tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể.
5.3.1.2. Khí thải, bụi
– Bụi, khí thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN với các thành phần ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx, CO, THC; các loại khí thải từ dây chuyền sản xuất của từng loại công nghệ như khí thải có chứa NH3, Cl2, CO, CO2, bụi, SO2, NO2, HF,… và các chất hữu cơ bay hơi
– Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa với các thành phần ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx, CO, THC.
5.3.1.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại
1). Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng khối lượng khoảng 55 tấn/ngày trong đó phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân và nhân viên trong toàn bộ KCN.
2). Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động vận hành KCN có khối lượng khoảng 31 tấn/ngày.đêm. Thành phẩn: Giấy vụn, thùng carton, bao nylon, bao bì thải, gỗ, kim loại, nhựa, bùn thải không nguy hại,…
3). Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động vận hành KCN có khối lượng khoảng 330 kg/tháng. Thành phần: giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải, bao bì đựng dầu nhớt, hộp mực in, dầu nhớt thải,…
5.3.1.4. Tiếng ồn, rung
Nguồn phát sinh: tiếng ồn, rung phát sinh trong giai đoạn vận hành do hoạt động vận tải của phương tiện ra vào KCN, hoạt động xe tải, xe cont vận chuyển hàng hóa ra vào KCN.
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
5.3.1.2. Các tác động khác
Việc xây dựng KCN sẽ làm tăng đáng kể mật độ giao thông tại địa phương do việc vận chuyển khối lượng lớn vật liệu xây dựng. Mật độ lớn sẽ có tác động đến các hộ dân nằm dọc tuyến đường vận chuyển của Dự án
1.3.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án
5.4.1.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
– Nước thải sinh hoạt → Nhà vệ sinh di động → Hợp đồng với đơn vị chức năng thu
gom và xử lý đúng quy định.
– Nước thải từ rửa thiết bị, vệ sinh phương tiện thi công xây dựng → Hệ thống thu gom
→ Hố lắng cặn → Tái sử dụng lại cho thi công xây dựng.
5.4.1.2. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải, bụi
Các biện pháp thực hiện giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng KCN:
– Phun nước tưới ẩm làm giảm bụi, dùng bạt che chắn phần đất đã đào lên để hạn chế gió phát tán bụi vào không khí, ngăn cách khu vực thi công với xung quanh bằng các tấm ngăn (tấm lợp, cốt ép...).
– Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực Dự án phải đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.
– Hoạt động vận chuyển tránh giờ cao điểm;
– Đảm bảo tốc độ vào khu vực Dự án 20 km/giờ, các xe ra vào cách nhau 5 phút tránh gây hiện tượng bụi mù;
– Các loại xe chuyên chở phải được che chắn, phủ bạt để tránh bụi phát tán trong quá trình di chuyển;
– Trang bị thiết bị bảo hộ lao động như nón, găng tay, khẩu trang,…để bảo vệ sức khỏe
cho người lao động.
5.4.1.3. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
1). Chất thải rắn sinh hoạt
– Thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng
– Bố trí thùng rác thu gom rác thải sinh hoạt và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định
2). Chất thải rắn xây dựng
– Các loại chất thải rắn như đất đá, vật liệu xây dựng,…được thu gom và sử dụng để san lấp mặt bằng khu vực dự án.
– Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng được thu gom và bán cho tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu.
– Các loại chất thải rắn không thể tận dụng được thu gom, lưu giữ trong các thùng chứa rác, hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
3). Chất thải nguy hại
Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn, băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng (dầu nhớt thải) sẽ được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có nắp đậy kín để trong kho chứa tạm thời.
Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hai đưa đi xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại tại 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1.3.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án
5.4.2.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
a). Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn
– Bố trí hệ thống cống ngầm hai bên các trục đường thu gom và dẫn nước mưa về phía kênh thủy lợi (Kênh 5) nằm ở giữa Khu công nghiệp và thoát ra Kênh C theo quy hoạch được duyệt.
– Nước mưa trên toàn bộ bề mặt quy hoạch sẽ được gom về các trục giao thông chính sau
đó được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận theo đường ngắn nhất thông qua các cửa xả.
b) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
– Hệ thống thu gom nước thải tách được bố trí xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa của KCN, và được thu gom thông qua hệ thống cống ngầm.
– Nước thải sinh hoạt từ khu hành chính dịch vụ của KCN sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.
– Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng mới gồm 02 đơn nguyên như
sau:
+ Giai đoạn 1: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000 m3/ngày đêm trong khuôn viên của Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT,cột B thoát ra kênh C16.
Nước thải đầu vào → Máy tác tác → Bể thu gom → Bể tách dầu mỡ → Bể điều hòa → Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng 1 → Bể sinh học thiếu khí → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh C16)
+ Giai đoạn 2: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m3/ngày đêm tại Lô N1 phía Bắc khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B thoát ra kênh số 4.
Nước thải đầu vào → Máy tác tác → Bể thu gom → Bể tách dầu mỡ → Bể điều hòa → Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng 1 → Bể sinh học thiếu khí → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh 4)
Ghi chú: 02 trạm xử lý nước thải có cùng quy trình xử lý giống nhau, công suất cho mỗi trạm là 4.000m3/ngày đêm.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, KCN và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư KCN mới và đầu tư mở rộng KCN, Dịch vụ lập hồ sơ đăng ký môi trường ban đâu, Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Dịch vụ đo quan trắc môi trường định ký, phân tích quan trắc môi trường cho dự án đầu tư khu công nghiệp..
– Đảm bảo điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào (tối thiểu chiếm 20% diện tích tường nhà). Diện tích cây xanh và mặt nước phải đảm bảo thông thoáng, cải thiện không khí.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.
– Các khu đất trống, nhà vệ sinh công cộng sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt muỗi, khử mùi hàng ngày.
– Rác thải sinh hoạt sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi phát triển và phun chế phẩm EM để giảm thiểu mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Rác thải này sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dùng
– Để tránh mùi phát sinh, xung quanh trạm XLNT tập trung được bố trí cây xanh bao bọc. Ngoài ra Chủ dự án còn sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi phát sinh từ trạm.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường, sửa chữa ngay các tuyến đường khi phát hiện hư hỏng.
– Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe.
–
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch ốp lát
600,000,000 vnđ
580,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng trạm biến áp 110 KV
200,000,000 vnđ
190,000,000 vnđ
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nạo vét sông
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng
220,000,000 vnđ
210,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá ĐTM cho dự án đầu tư nghĩa trang nhân dân
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá ĐTM nhà máy sản xuất linh kiện ô tô xe máy
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM khi thực hiện dự án đầu tư
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
HOTLINE: 0914526205
Mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương được hình thành trên cơ sở đội ngũ sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ, cơ ký kỹ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm và đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn