Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư Nhà văn hóa lao động và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà văn hóa lao động.

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động

  • Mã SP:GP nvh LD
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư Nhà văn hóa lao động và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà văn hóa lao động

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động 

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An.

- Địa chỉ văn phòng: số 71, đường Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Kha Văn Tám, Chức vụ: Chủ tịch.

- Điện thoại: 0238 3844 839; Fax: 0238.3844839; Email: ldld@nghean.gov.vn.

1.2. Tên dự án đầu tư: Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An – Giai đoạn 1.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: phường Lê Mao, thành phố Vinh.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): dự án nhóm B.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

Loại hình dự án là Nhà văn hóa lao động tỉnh Nghệ An nhằm tăng cường cơ sở vật chất để phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hội chợ, triển lãm, mít tinh diễu hành và các sự kiện văn hóa – chính trị của địa phương và các tổ chức đoàn thể. Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả công trifh, đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa, văn nghệ, tập trung chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động và nhân dân địa phương, là nơi tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh.

- Tổng diện tích khu đất: 43.729,50m2 (được giới hạn bởi đường nối các điểm M1, M2, M3,...,M8 và M1 trong bản vẽ quy hoạch);

- Diện tích xây dựng công trình: 10.468,00m2;

- Diện tích sân, đường nội bộ và cây xanh: 18.065,00m2;

- Mật độ xây dựng: 23,94%;

- Tầng cao: 01-02 tầng.

Các hạng mục công trình bao gồm:

(1). Cổng chính (đã xây dựng);

(2). Cổng phụ 1 (đã xây dựng);

(3). Cổng phụ 2 (đã xây dựng);

(4). Sân thể thao (đã xây dựng);

(5). Nhà bảo vệ (đã xây dựng);

(6). Bia tưởng niệm (đã xây dựng);

(7). Nhà văn hóa lao động, cao 02 tầng, DTXD 4.600m2 (đã xây dựng);

(8). Bãi đỗ xe;

(9). Bể bơi, diện tích 6.785,0m2 (cải tạo);

(9A). Nhà phụ bể bơi (02 nhà), cao 01 tầng, DTXD 406,0m2 (cải tạo);

(10). Khu văn hóa dịch vụ, vui chơi giải trí công cộng ngoài trời;

(11). Trạm điện 110 KVA, cao 01 tầng, DTXD: 54,0m2 (cải tạo);

(12). Nhà phụ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao, cao 02 tầng, DTXD: 960,0m2 (đã xây dựng);

(13). Nhà Trung tâm hội nghị kết hợp nhà ăn phục vụ hội nghị, cao 02 tầng, DTXD: 3.848,0m2 (xây dựng mới);

(14). Sân đường bê tông;

(15). Cây xanh cảnh quan, thảm cỏ;

(16). Nhà dịch vụ tổng hợp, cao 01 tầng, DTXD: 600,0m2 (xây dựng mới);

(P). Bãi đỗ xe cố định.

Giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2024 đầu tư các hạng mục:

- Nâng cấp cải tạo Nhà Văn hóa lao động (Hội trường A) quy mô sức chứa khoảng 1.200 người: Cải tạo mặt tiền hướng ra đường Lê Mao. Cải tạo nội thất hội trường, các khu vệ sinh, hành lang 2 bên, sân khấu chính, sân khấu phụ phía Bắc, tường vách 4 phía, hệ thống mái. Cải tạo không gian sảnh chính 2 tầng phía trước, các phòng làm việc. Nâng cấp bổ sung thay mới hệ thống âm thanh, ánh sáng, tủ điện điều hòa, ghế ngồi...

- Xây mới Trung tâm hội nghị Công đoàn khu vực Bắc Miền Trung kết hợp khu phụ trợ phục vụ trung tâm hội nghị 02 tầng với diện tích khoảng 7.600m2;

- Sân mít tinh: Cải tạo nâng cấp sân khấu ngoài trời, mặt sân quảng trường, đường nội bộ gắn với khu vực sân khấu ngoài trời để đảm bảo phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tổ chức sự kiện ngoài trời.

- Bể bơi đa năng: Nâng cấp, xây mới khu dịch vụ, phụ trợ phục vụ hoạt động bơi lội như phòng tắm, thay đồ, gửi đồ, giải khát ăn nhẹ, cửa hàng tiện ích. Đầu tư trang thiết bị máy bơm, máy lọc nước, làm hệ thống mái che bể trẻ em. Nâng cấp hệ tầng sàn bể bơi để kết hợp tổ chức sự kiện ngoài trời, gắn với nhà đa chức năng.

- Cải tạo sân quảng trường, bồn hoa thảm cỏ và hệ thống cổng, hàng rào để tăng hiệu quả sử dụng, giá trị thẩm mỹ và nhận diện thương hiệu của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Cải tạo sân thể thao ngoài trời.

- Nâng cấp trạm biến áp từ 110KVA lên 600KVA.

Giai đoạn 2 từ năm 2024 – 2025 đầu tư các hạng mục còn lại.

Báo cáo này chỉ đánh giá giai đoạn 1 của dự án.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

1.4.1. Giai đoạn vừa hoạt động của Nhà văn hóa Lao động hiện hữu vừa xây dựng, cải tạo các hạng mục

Trong giai đoạn này: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu (như đá, cát, gạch, sơn, thép, bê tông tươi…) cho dự án được lấy từ các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu ở trên địa bàn thành phố Vinh hoặc các vùng phụ cận với khoảng cách vận chuyển khoảng 5km.


Bảng 1.1. Bảng tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu phục vụ thi công

TT

 Tên vật tư

 Đơn vị

Khối lượng

Khối lượng (tấn)

1

 Đá 1x2

m3

395

908,5

2

 Đá 2x4

m3

375

862,5

3

 Đá 4x6

m3

500

1150

4

 Cát đen

m3

250

350

5

 Cát vàng

m3

750

1050

6

 Gạch chỉ 6,5x10,5x22

viên

375000

600

7

 Thép tròn D<=10mm

tấn

250

250

8

 Thép tròn D<=18mm

tấn

1250

1250

9

 Bột bả ma tít Ventonít

tấn

30

30

10

 Sơn lót chống kiềm

tấn

20

20

11

 Sơn

tấn

37,5

37,5

12

 Xi măng PC30

tấn

25000

25000

Tổng

31.508,5

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động 

Các hạng mục cần khối lượng nhỏ thì sử dụng các máy trộn bê tông 0,5-1m3.

Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng sử dụng nước máy của thành phố.

Điện lấy từ được lấy từ tuyến đường dây chạy dọc đường Lê Mao.

Trong quá trình thi công sử dụng các loại máy móc thiết bị như máy khoan, trộn bê tông, máy ủi, máy xúc, máy nén khí, máy hàn, máy cắt, máy mài, máy khoan, máy đầm, xe tải 8 tấn, máy ép cọc.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ xây dựng 

của dự án

TT

Loại máy móc thiết bị

Số lượng (chiếc)

Tình trạng

1

Máy xúc 1,25m3

3

Cũ (còn 90%)

2

Máy ủi 110CV

3

Cũ (còn 90%)

3

Máy khoan 105mm

5

Cũ (còn 90%)

4

Máy nén khí diezen 660m3/h

3

Cũ (còn 90%)

5

Máy cắt 5KW

3

Cũ (còn 90%)

6

Máy hàn 23KW

5

Cũ (còn 90%)

7

Máy trộn bê tông 0,5-1 m3

52

Cũ (còn 90%)

8

Máy đầm

3

Cũ (còn 90%)

9

Máy mài

2

Cũ (còn 90%)

8

Xe tải 10 tấn

30

Cũ (còn 90%)

9

Giàn nâng

1

Cũ (còn 90%)

10

Máy ép cọc

1

Cũ (còn 90%)

 

1.4.2. Giai đoạn vận hành

Do đặc thù của dự án là tổ chức các sự kiện, dịch vụ,… nên nguyên nhiên liệu đầu vào là điện, nước,…từ đó phát sinh các loại chất thải như: nước thải, chất thải rắn, bụi và khí thải.

- Cấp nước: nguồn nước được lấy từ mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố. 

Căn cứ mục 2.10.2 của QCXDVN 01:2021/BXD, dự báo nhu cầu sử dụng nước như bảng sau:

Bảng 1.3. Bảng dự báo nhu cầu sử dụng nước giai đoạn vận hành của dự án

TT

Đối tượng dùng nước

Đơn vị

Số lượng

Tiêu chuẩn cấp nước

Lưu lượng (m3/ng.đ)

I

Lưu lượng cấp nước sinh hoạt

83,5

1

Nhà văn hóa lao động

Người

1200

15l/ng.đ

18

2

Khách hội nghị, nhà hàng

Người

1000

50l/ng.đ

50

3

Khách đến chơi tại khu vui chơi

Người

500

15l/ng.đ

7,5

4

Cán bộ công nhân viên và kỹ thuật

Người

100

80l/ng.đ

8

II

Lưu lượng cấp nước bể bơi (Lần đầu sau cải tạo)

 

1

Bể bơi (Lưu lượng cấp nước lần đầu)

m2

6.785,0

1m

6.785,0

III

Lượng nước cấp bổ sung vào bể bơi hàng ngày do bốc hơi, rò rỉ và lọc rửa

10% x Q5

678,5

Tổng Q

7.547

 

Ghi chú:

 Đối với lượng nước sử dụng tại bể bơi được cấp ban đầu khoảng 6.785,0m3/ng.đ và hàng ngày sẽ được cấp bổ sung trung bình 678,5m3/ngày. Hồ bơi được kiểm tra nồng độ Clo và pH hằng ngày. Trung bình lọc nước tuần hoàn 2 lần/ngày. Tuân thủ phương pháp xử lý hồi lưu nước theo tiêu chuẩn trước khi sử dụng và đảm bảo sức khỏe cho khách.

- Lưu lượng nước cấp cho cứu hỏa (tính cho 3 giờ cháy liên tục):

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động 

Bảng 1.4. Lưu lượng nước cấp cho cứu hỏa

 

TT

Đối tượng sử dụng

Quy mô

Tiêu chuẩn

Công suất

Đơn vị

1

Nước chữa cháy ngoài nhà (Qcc1)

3h

10 l/s (36m3/h)

108

m3

2

Nước chữa cháy trong nhà (Qcc2)

N= 2

2,5 l/s

54

m3

Tổng cộng

162

m3

 

- Cấp điện: nguồn điện được lấy từ tuyến đường dây chạy dọc đường Lê Mao.

         - Các loại máy móc, thiết bị vận hành dự án:

Bảng 1.5. Bảng tổng hợp thiết bị máy móc phục vụ trong giai đoạn vận hành

TT

Tên gọi

ĐVT

Số lượng

1

Hệ thống điều hòa

Hệ thống

20

2

Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống

4

3

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống

4

4

Hệ thống camera

Hệ thống

4

5

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống

1

6

Máy tính

Bộ

10

7

Máy in

Chiếc

3

8

Máy photo

Chiếc

2

9

Điều hòa

Bộ

130

10

Bình nóng lạnh

Bộ

30

11

Tủ lạnh

Chiếc

5

12

Quạt

Chiếc

250

14

Máy giặt

Chiếc

20

15

Máy phát điện

Chiếc

1

16

Máy bơm nước

Chiếc

1

 

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

- Hạng mục xây mới (Trung tâm hội nghị kết hợp nhà ăn phục vụ Trung tâm hội nghị):

ü Thu gom và thoát nước thải: xử lý bằng bể tự hoại và bể tách dầu mỡ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của thành phố dọc đường Hồ Tùng Mậu và đường Lê Mao.

ü Thu gom và thoát nước mưa: mương bê tông, hố ga.

ü Kho rác sinh hoạt: diện tích 6 m2, có mái che, tường bao xung quanh.

ü Kho chất thải nguy hại: diện tích 5 m2, cạnh kho tập kết rác sinh hoạt (kho CTNH được xây dựng bằng vữa xi măng, gạch chỉ, mái khung thép và lợp tôn, có cửa và trang bị khóa kín).

- Hạng mục kế thừa: mương thu gom và thoát nước mưa, nước thải, hố ga cũ; bể tự hoại; bể tách dầu mỡ. 

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)

Dự án phù hợp với quyết định số 2599/QĐ-TLĐ ngày 17/05/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 03 dự án xây dựng sử dụng vốn ngành văn hóa giai đoạn 2021-2025 và quyết định số 3582/QĐ-TLĐ ngày 18/11/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An – Giai đoạn 1. 

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)

Do dự án nằm trong trung tâm thành phố Vinh nên toàn bộ nước thải phát sinh sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được đấu nối vào mương thoát nước chung dọc đường Lê Mao và đường Hồ Tùng Mậu đến trạm xử lý nước thải Hưng Hòa. 

ánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án và hoat động của Nhà văn hóa hiện hữu 

4.1.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng

4.1.1.1. Dự báo tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng

a. Tác động đến môi trường không khí

         Tác động đến môi trường không khí xảy ra chủ yếu do bụi và các khí độc hại (SOx, NOx, CO…) phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thi công xây dựng (bao gồm cả hoạt động phá dỡ, cải tạo).

Bụi, tiếng ồn do phương tiện xe cộ gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư dọc các tuyến đường vận chuyển. Bụi cùng với các khí NO2, SO2, CO, THC và VOC từ các phương tiện giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí xung quanh, gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến chất lượng không khí từ đó tác động lên các yếu tố môi trường, con người và sinh vật.

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây mùi hôi thối.

b. Tác động đến môi trường nước 

* Nước mưa chảy tràn:

nước mưa chảy tràn giai đoạn này là loại nước sinh ra do lượng nước mưa rơi vãi trên mặt bằng. nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án.

Thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ở giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu gồm các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi, dầu mỡ. Trong quá trình triển khai xây dựng nếu không thu gom, quản lý vật liệu xây dựng, để bừa bãi, gặp trời mưa, thì nước mưa sẽ cuốn theo đất, cát vào mương thoát nước, làm tắc nghẽn mương thoát nước dọc các tuyến đường tiếp giáp với dự án.

Diện tích khu vực dự án là 43.729,50 m2, cường độ mưa trung bình ngày lớn nhất trên địa bàn khoảng 313 mm, thời gian mưa 8 giờ. Do đó, lưu lượng nước mưa chảy qua mặt bằng Dự án được tính theo công thức sau

Q = w x q x F = 0,5 x 313 x 10-3 x 43.729,50 =  6.844 m3;

Trong đó:

Q: lưu lượng tính toán (m3);

w: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ của khu vực tính toán, chọn w= 0,5;

q: Cường độ mưa lớn nhất ngày (q = 186,7 mm/ngày);

F: Diện tích dự án (F = 43.729,50 m2).  

         * Tác động môi trường do nước thải sinh hoạt của công nhân

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực xây dựng dự án là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.

          Tuy nhiên, công nhân xây dựng là người địa phương và số lượng khoảng 40 người nên lượng nước thải trong giai đoạn xây dựng phát sinh ít.

Lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước cấp = 40 người x 25 lít/người /1.000 = 1 m3/ng.đ.

*Tác động nước thải phát sinh từ quá trình thi công tại Dự án do rửa thiết bị, máy móc, rửa bánh xe, rửa chân tay công nhân…

 Đặc tính của loại nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ cao, lưu lượng khoảng 5 m3/ngày. Lượng nước này tuy không nhiều nhưng nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh dự án và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

c. Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng bao gồm:

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn…Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ quản lý dự án, nguồn cấp vật liệu xây dựng…ước tính phát sinh khoảng 0,2 % tổng khối lượng nguyên vật liệu thi công (31.508,5 tấn), ước tính khoảng 63,017 tấn. 

Chất thải rắn xây dựng nếu không được thu gom sẽ làm mất mỹ quan khu vực thi công. Nếu để chất thải rắn rơi vãi ra đường sẽ gây ra bụi về mùa hè khô nóng và bùn bẩn khi gặp trời mưa.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân: khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh không đáng kể. Do công nhân là người địa phương, không ở lại tại công trường nên lượng chất thải rắn phát sinh khoảng: 40 người x 0,12 kg/người/ng.đ = 4,8 kg/ng.đ.

-  Khối lượng đất đá thải do từ hạng mục phá dỡ: 355,6 m3 tương đương 569 tấn bê tông gạch vỡ.

Khối lượng chất thải rắn phá dỡ sinh ra được tính xấp xỉ 8% thể tích toàn khối, khối lượng chất thải rắn phá dỡ phát sinh khoảng:

Bảng 4.1. Bảng khối lượng phá dỡ các công trình cũ

STT

Hạng mục

Tầng cao

DTXD

(m2)

Chiều cao (m)

Thể tích (m3)

Lượng CTR phát sinh (m3)

1

Nhà hàng Ngọc Châu cao 02 tầng

2

635

7

4.445

355,6

Tổng

355,6

(Nguồn: thuyết minh thiết kế cơ sở)

 Tổng lượng chất thải rắn là 355,6 m3 tương đương 569 tấn (Căn cứ công văn số: 1784/BXD-VP của Bộ xây dựng về công bố định mức vật tư trong xây dựng, thì dbê tông gạch vỡ khoảng 1,6 tấn/m3).

d. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ giai đoạn triển khai xây dựng của dự án chủ yếu gồm: Bóng đèn huỳnh quang, ắc quy, pin, dẻ lau dính dầu mỡ... phát sinh từ khu dự án, khối lượng phát sinh của nguồn này khoảng 06 kg/tháng. Cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh giai đoạn triển khai xây dựng

STT

Tên CTNH

Khối lượng

Mã CTNH

1

Pin, ắc quy thải

2 kg/tháng

16 01 12

2

Giẻ lau dính dầu

3 kg/tháng

16 01 08

3

Bóng đèn huỳnh quang

1 kg/tháng

16 01 06

 

e. Các tác động không liên quan đến chất thải

*Ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ quá trình thi công xây dựng, hoạt động của máy móc thi công, ngoài ra cộng hưởng cả tiếng ồn từ các phương tiện đi lại trên tuyến đường tiếp giáp xung quanh dự án và hoạt động hiện hữu của Nhà văn hóa lao động trong khu vực dự án. Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn chúng tôi sử dụng công thức Mackerminze, 1985 để tính toán mức ồn:

Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X). Trong đó

Lp(X0) : Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

X0            : 1m

Lp(X)  : Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)

X         : Vị trí cần tính toán

TT

Loại máy móc

Mức ồn ứng với khoảng cách 1m

Mức ồn ứng với khoảng cách

Khoảng

TB

5m

10m

20m

50m

100m

200m

1

Xe tải

82- 94

88

74,0

68,0

62,0

54,0

48

42

2

Cần trục di động

76- 87

81,5

67,5

61,5

55,5

47,5

41,5

35,5

3

Máy phát điện

72- 82,5

77,2

63,2

57,2

51,2

43,2

37,2

31,2

4

Máy nén khí

75- 87

81

67,0

61,0

55,0

47,0

41,0

35,0

5

Máy trộn bê tông loại nhỏ

75- 88

81,5

72,0

65,5

55,5

47,5

43,3

38,2

6

Máy ép cọc

75- 87

81

70

63

52

41

25

22

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn:

- Khu vực đặc biệt:            55 dBA (6h- 21h);

- Khu vực thông thường:   70 dBA (6h- 21h).

 

Tiếng ồn cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân khu vực thi công làm họ kém tập trung tư tưởng dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Độ rung phát sinh do hoạt động của các thiết bị thi công.

Độ rung thường xuyên gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ rung từ 0,5 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng. Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công trường chỉ tác động trong khu vực thi công dự án, ảnh hưởng tới công nhân thi công trên công trường ở các khoảng cách 15m từ nguồn phát sinh.

 Ngoài ra, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ khu vực dự án cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan, công ty gần khu vực dự án và hoạt động hiện hữu hiện có của nhà văn hóa.

* Nguồn gây tác động do nhiệt

         Trong giai đoạn này, nhiệt phát sinh chủ yếu từ các phương tiện xây dựng và ảnh hưởng của bức xạ nhiệt. Đối tượng bị ảnh hưởng chính là các công nhân làm việc trực tiếp trên công trường, có thể gây mệt mỏi, say xẩm, chóng mặt, ngất xỉu.

* Tác động do tập trung công nhân tại khu vực dự án

Việc tập trung công nhân xây dựng tại địa điểm thi công tạo phát sinh nước thải và rác thải sinh hoạt, có khả năng gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nguồn nước và sức khoẻ con người và mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, sự tập trung công nhân như vậy còn có thể gây nên những tác động tiêu cực về mặt an ninh xã hội trong khu vực. Bên cạnh đó, sự khác biệt về trình độ học thức của công nhân xây dựng và các kỹ sư xây dựng, với tính cách và lối sống khác nhau do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn.

* Tác động đến môi trường kinh tế, xã hội

Quá trình xây dựng tạo công ăn việc làm cho một số lao động, gia tăng các dịch vụ kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân xây dựng, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình thi công Dự án cũng có tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội địa phương:

- Việc tập trung đông công nhân phát sinh những mối quan hệ mới giữa công nhân và dân cư xung quanh dự án. Nếu các mối quan hệ này không được giải quyết một cách triệt để thì các mâu thuẫn phát sinh. Các mâu thuẫn mới này có thể làm ảnh hưởng đến trật tự trị an trong khu vực và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Việc tăng dân số cơ học có khả năng kéo theo nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội, tăng áp lực cho hệ thống y tế địa phương.

- Có thể có một số đối tượng xấu tại địa phương trộm cắp thiết bị, vật liệu xây dựng gây mất ổn định, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Trong giai đoạn thi công xây dựng, các loại chất thải phát sinh nếu không được kiểm soát tốt, phát tán ra môi trường xung quanh tác động đến chất lượng môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến công nhân lao động, dân cư xung quanh, từ đó có thể phát sinh mâu thuẫn giữa người dân địa phương và Chủ dự án.

* Tác động đến hoạt động thi công móng

Hoạt động thi công móng bằng phương pháp ép cọc có thể làm rạn nứt, sụt lún, sập nhà cửa của các công trình gần khu vực dự án.

e. Đánh giá các sự cố gây ra bởi dự án

* Tai nạn lao động

Cũng như bất cứ các công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề được đặc biệt quan tâm từ nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động:

- Do đặc trưng của dự án là phải thi công xây dựng, lắp đặt các loại thiết bị ở trên cao nên đòi hỏi phải có dây cáp, giàn giáo và thiết bị nâng đỡ để lắp đặt. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn là hết sức quan trọng do thiết bị rơi hoặc công nhân bị trượt té,…

- Sự ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài chất ô nhiễm như khói thải có chứa bụi, SO2, CO, CO2… tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu (thường xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu).

- Rơi vật liệu xây dựng khi thi công.

- Công trường thi công thường xuyên có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn do xe cộ gây ra.

- Quá trình sử dụng các loại phương tiện cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất cao có thể đổ, rơi vỡ.

- Tai nạn do sạt lở đất có khả năng xảy ra trong quá trình thi công nền móng vì địa tầng khu vực chủ yếu là đất cát.

- Tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với nguồn điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, gió bão gây đứt dây điện,…

- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì nguy cơ gây ra tai nạn lao động do đất cát sạt lỡ cũng như các sự cố về điện dễ xảy ra hơn.

- Nguy cơ điện giật do tiếp xúc nguồn điện chiếu sáng hoặc nguồn điện công cụ máy móc.

* Sự cố cháy, nổ

Tai nạn do cháy nổ ở các công trường xây dựng là một trong những hiểm họa đặc biệt nghiêm trọng mà cả chủ đầu tư và cả người lao động cần quan tâm, có hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ là:

- Sự cố cháy nổ do điện: trong giai đoạn thi công xây dựng hầu như các nhu cầu dùng điện đều phải tiến hành đấu nối tạm bợ, chính vì vậy khả năng gây ra chập điện và dẫn đến cháy nổ là rất cao.

- Sự cố cháy nổ do bất cẩn của công nhân lao động: vì trong khu vực dự án có lán trại của công nhân nghỉ ca, ở lại,việc sinh hoạt của công nhân cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến cháy.

* Sự cố thiên tai

- Mưa bão lớn hoặc dài ngày, gây ngập công trường, phá hủy những công trình chưa kiên cố (hố móng, tường, mái bê tông …), hư hỏng thiết bị, xe, máy …

- Sự cố do địa chất công trình như sụt đất gây lún, sạt lở cát, đổ vỡ công trình,

* Sự cố trong thi công móng công trình, sập giàn giáo:

- Sự cố: Sập đổ công trình, giàn giáo, hoặc một bộ phận công trình; sụt nền; gãy cấu kiện chịu lực chính, đứt đường ống, đường cáp hoặc hệ thống thiết bị công trình; nghiêng, lún công trình hoặc nứt, võng kết cấu chịu lực chính quá mức cho phép;

- Hư hỏng: nứt, tách nền; nứt tường hoặc kết cấu bao che, ngăn cách, hư hỏng cục bộ nhưng chưa tới mức gián đoạn hoạt động các đường ống, đường cáp hoặc hệ thống thiết bị công trình; nghiêng, lún công trình hoặc nứt, võng kết cấu chịu lực chính nhưng chưa tới mức cho phép;  

- Quá trình ép cọc có thể gây nứt nẻ, sụt lún các công trình xung quanh dự án.

* Sự cố giao thông: Xảy ra trên các tuyến đường lưu thông trong khu vực dự án và tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu và đổ thải.

* Sự cố hạ tầng giao thông: các máy móc thi công, xe tải vận chuyển có thể làm hỏng đường giao thông những nơi đi qua.

* Sự cố tắc nghẽn tuyến thoát nước mưa, nước thải: trong quá trình thi công xây dựng, nếu như để vật liệu ngổn ngang, không xử lý nước thải thi công, không thường xuyên nạo vét mương thoát nước thì có thể dấn đến tắc nghẽn tuyến thoát nước mưa, nước thải dọc các xung quanh khu vực dự án.

4.1.1.2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng

a. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Làm tôn cao bao quanh khu vực dự án để hạn chế bụi phát tán ra các khu vực xung quanh, có rào tôn ngăn cách khu vực xây dựng và khu vực hoạt động hiện hữu. Thường xuyên phun tưới ẩm, dập bụi trong khu vực xây dựng với tần suất 2 lần/ngày.

- Có biển báo hạn chế tốc độ phương tiện ra vào dự án.

- Thường xuyên bảo dưỡng các loại xe và thiết bị xây dựng để giảm tối đa lượng khí thải ra; không chở quá trọng tải quy định;

          - trang bị các thiết bị an toàn lao động cá nhân cho công nhân như mũ, mặt nạ, quần áo bảo hộ lao động…

          - Dùng bạt che chắn bãi tập kết cát xây dựng tạm thời và thu dọn vệ sinh hàng ngày vật liệu xây dựng thừa, rơi vãi;

- Phun nước nơi tập kết vật liệu, đặc biệt trong mùa khô;

-  Bố trí mặt bằng, kế hoạch thi công hợp lý, thi công dứt điểm từng hạng -tác quản lý xây dựng và giám sát hiện trường;

- Rửa bánh xe bằng vòi xịt cao áp bên cạnh cổng ra vào dự án trước khi ra khỏi khu vực dự án. Nước được thu gom vào hố lắng có thể tích 5m3 chia thành 3 ngăn để xử lý;

 - Quét dọn, tưới ẩm đoạn đường trước khu vực ra vào dự án là đường đường Lê Mao ngày 2 lần.

- Khu tập kết rác thải thường xuyên được phun khử mùi, thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển rác đúng quy định.

- Không thi công vào giờ nghỉ trưa từ (11h30-13h30 ) và ban đêm (từ 22 h tối đến 5 giờ sáng hôm sau).

b. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

* Kiểm soát ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân

- Đối với nước thải sinh hoạt của đội ngũ công nhân: Sử dụng nhà vệ sinh hiện có tại Nhà văn hóa Lao động.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào mương thoát nước thải 1 lần/tuần.

* Kiểm soát ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

         Xây dựng hệ thống thoát nước nội bộ tạm thời có lưới chắn rác, các hố ga, thường xuyên nạo vét hố ga, hạn chế tối đa khả năng làm tắc nghẽn cống thoát nước dọc đường Lê Mao, đường Hồ Tùng Mậu.

* Nước thải từ quá trình rửa bánh xe, thi công

          Thu gom, xử lý qua hố lắng tạm có thể tích 5m3 chia thành 3 ngăn (tách dầu mỡ, lắng, chứa nước sau xử lý). Nước sau xử lý sử dụng lại cho rửa bánh xe, thiết bị, dầu mỡ được vớt lên và thuê đơn vị có chức năng thu gom xử lý.         Ngoài ra, đơn vị thi công sẽ bố trí lắp đặt thêm máy bơm nước để hút nước kịp thời tránh ứ đọng tại công trình, nếu nước có độ đục cao sẽ xử lý lắng cặn sau đó mới bơm ra ngoài.

          c. Giảm thiểu chất thải rắn

- Đối với chất thải rắn xây dựng là kim loại, nhựa, sắt thép, giấy, bao bì được thu gom, phân loại bán phế liệu. Phần không tái sử dụng được thu gom, đổ thải tại các bãi thải xây dựng của thị xã theo đúng quy định.

- chất thải rắn do thi công móng được thu gom và đổ thải tại các bãi thải xây dựng của thành phố theo đúng quy định.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân: thu gom vào các thùng đựng rác hiện có tại dự án, thu gom vào khu vực lưu giữ tạm thời phía đông nam của dự án), hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển đổ thải đúng quy định (khu liên hiêp xử lý chất thải rắn Nghi Yên) với tần suất 01 lần/ngày.

          d. Giảm thiểu chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại sẽ được thu gom vào các thùng có dán nhãn, mã CTNH và lưu giữ tại kho chứa chất thải nguy hại (Kho CTNH được xây dựng bằng vữa XM, gạch chỉ, mái khung thép và lợp tôn, có cửa và trang bị khóa kín, diện tích 5 m2), khu vực lưu giữ CTNH được xây dựng cạnh kho tập kết rác sinh hoạt. Chủ đầu tư quản lý theo 

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động 

Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư Nhà văn hóa lao động và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà văn hóa lao động.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha