Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
MỤC LỤC
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
1.3.1. Các quy hoạch có liên quan
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.2. Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm của dự án
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM
5.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh cuả dự án
5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải
5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường và chất thải sinh hoạt
5.3.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
5.3.5. Quy mô, tính chất của tiếng ồn, độ rung và các ô nhiễm khác
5.4. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án
5.4.1. Về thu gom và xử lý nước thải
5.4.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
5.4.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác
5.6. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn
5.7. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
5.8. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
5.1. Giai đoạn san lấp mặt bằng, thi công xây dựng
5.2. Giám sát giai đoạn hoạt động
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới các đối tượng xung quanh
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô; công suất; công nghệ sản xuất của dự án
1.2. Các hạng mục công trình của Dự án
1.2.1. Các hạng mục công trình chính
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1.5. Các biện pháp tổ chức thi công
1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động tới môi trường
3.1.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động tới môi trường
3.2.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải
3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
3.3. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành
3.3.1. Đánh giá các tác động môi trường
3.3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải
3.3.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
3.3.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải
3.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.4.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án
3.4.2. Tóm tắt kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
3.4.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường
3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Chương trình quản lý môi trường
4.2. Chương trình giám sát môi trường
4.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng
4.2.2. Giám sát giai đoạn hoạt động
5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
5.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử
5.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
5.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM
Bảng 1. 3. Danh mục các vật liệu chính sử dụng trong giai đoạn xây dựng
Bảng 1. 4. Định mức tiêu hao điện của một số phương tiện thi công
Bảng 1. 5. Máy móc thiết bị thi công
Bảng 2. 1. Nhiệt độ trung bình tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020
Bảng 2. 2. Lượng mưa các tháng tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020
Bảng 2. 3. Độ ẩm trung bình tại Hải Dương từ năm 2015 - 2020
Bảng 2. 4. Kết quả đo chất lượng môi trường không khí
Bảng 2. 5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất
Bảng 3. 1. Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng
Bảng 3. 2. Kết quả nồng độ phát sinh khí thải từ các thiết bị sử dụng
Bảng 3. 3. Tải lượng chất ô nhiễm phát thải đối với xe tải chạy trên đường
Bảng 3. 5. Nồng độ bụi phát sinh do san lấp tạo công trường
Bảng 3. 6. Dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách từ hoạt động GPMB
Bảng 3. 7. Mức rung đặc trưng của các thiết bị máy móc
Bảng 3. 8. Tính toán mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công
Bảng 3. 9. Tổng hợp các tác động môi trường từ hoạt động san lấp mặt bằng, thi công xây dựng
Bảng 3. 10. Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát thải trên tuyến đường vận chuyển đất, cát đắp
Bảng 3. 12. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại
Bảng 3. 13. Tính toán lượng khí thải từ que hàn
Bảng 3. 14. Tải lượng bụi và khí độc từ tiêu thụ nhiên liệu của các máy móc thi công
Bảng 3. 15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3. 16. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại mỗi công trường
Bảng 3. 17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3. 18. Bảng tính lưu lượng nước mưa chảy tràn
Bảng 3. 19. Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công đường ở khoảng cách 8m
Bảng 3. 20. Tính toán định lượng mức ồn nguồn trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3. 21. Dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách tính từ nguồn
Bảng 3. 22. Mức rung của một số phương tiện, máy móc thi công điển hình ở khoảng cách 10m
Bảng 3. 23. Tính toán mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công
Bảng 3. 24. Bảng tổng hợp các tác động phát sinh trong giai đoạn vận hành
Bảng 3. 25. Bảng tổng hợp nhu cầu vận tải (đơn vị: xe/ngày đêm)
Bảng 3. 26. Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO
Bảng 3. 27. Mức phát thải từ dòng xe dự báo theo năm 2030 và 2032 vào giờ cao điểm
Bảng 3. 28. Dự báo phân bố chất ô nhiễm vào năm 2030 và 2032
Bảng 3. 29. Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường
Bảng 3. 30. Tải lượng bụi từ vận hành dòng xe
Bảng 3. 31. Dự báo phân phối bụi cuốn từ đường do vận hành dòng xe
Bảng 3. 32. Đặc điểm hóa học của lớp đất bẩn trên mặt đường
Bảng 3. 33. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn (LA7TC)
Bảng 3. 34. Các trị số điều chỉnh độ ồn và mức ồn của dòng xe
Bảng 3. 35. Mức ồn giảm theo khoảng cách tại các điểm dự báo (a = 0,1)
Bảng 3. 36. Kết quả dự báo mức suy giảm rung theo khoảng cách (dB)
Bảng 4. 1. Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường của Dự án
Bảng 4. 2. Chương trình giám sát giai đoạn thi công xây dựng
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Sơ đồ thực hiện dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Hình 1. 2. Sơ đồ thực hiện dự án trong giai đoạn thi công
Hình 3. 1. Mô tả sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chân taluy
Hình 3. 2. Tác động của các hoạt động trong giai đoạn vận hành
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Thông tin chung về dự án
Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng của nước ta gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân Đất Việt qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó tiêu biểu là: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Nhà quân sự kiệt xuất; Nguyễn Trãi - Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới; Chu Văn An - Người thầy của mọi thời đại (vạn thế sư biểu). Xét từ góc độ địa hành chính và địa văn hóa thì quần thể di tích gồm 2 khu chính: Khu vực Côn Sơn và khu vực Kiếp Bạc. Tính theo trục từ Nam lên Bắc thì Côn Sơn ở phía Đông, Kiếp Bạc ở phía Tây tạo thành 1 phòng tuyến Đông Tây, thế như tựa lưng vào dãy núi Huyền Đinh (Yên Tử), mặt quay ra sông Lục Đầu. Kiếp Bạc có dãy núi Trán Rồng - Nam Tào - Bắc Đẩu; Côn Sơn có núi Kỳ Lân, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng. Trong đó dãy Trán Rồng - Nam Tào - Bắc Đẩu ở phía Tây như tiền án (Long), Kỳ Lân (Ly) & Phượng Hoàng (Phượng) như tả hữu; Bái Vọng (Quy) như hậu chẩm; Bố cục này cùng với thế nghinh lai tụ thuỷ của Lục Đầu Giang và khởi cao dần của địa hình từ Tây sang Đông đã vô hình chung tạo cho khu vực một địa cục rất có lợi về quân sự và đắc cách về địa lý phong thuỷ. Vì vậy, Côn Sơn - Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ khí thiêng của sông núi, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt cho đất nước và nhiều anh hùng hào kiệt cũng nhờ vào vùng đất này mà nổi danh.
Với những giá trị đặc sắc về lịch sử, danh thắng, nhiều năm qua, công tác tu bổ, tôn tạo khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Trung ương và địa phương quan tâm, góp phần hoàn thiện không gian kiến trúc, cảnh quan của khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, làm tăng giá trị lịch sử, thẩm mỹ, công năng sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, công tác nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Những việc làm này góp phần bảo tồn bền vững các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích, thu hút các nguồn lực đầu tư theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010;
Ngoài việc bảo tồn, duy trì tổ chức thường niên các kỳ lễ hội truyền thống, các sự lệ, lễ tiết…của di tích lịch sử, theo xu thế chung cùng với mức thu nhập của đông đảo người dân ngày càng nâng cao, phương tiện đi lại sẵn có…, từ đó đã làm tăng thêm nhu cầu thăm quan du lịch quanh năm, đặc biệt là du lịch tâm linh. Thu thập số liệu từ Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, những năm gần đầy vào các lễ hội chính từ ngày 13-18/9 (tức ngày 15-20/8 Âm lịch) có khoảng 12-13 vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái, tại khu di tích và năm sau tăng cao hơn năm trước 15-20%. Lượng du khách thập phương đến với Khu di tích chủ yếu bằng đường bộ, lưu thông trên các tuyến QL.18, QL.37, đường tỉnh 398 sau đó theo một số đường xã và đi chung với đường liên thôn để đi vào Khu di tích.
Đối với Khu di tích chùa Kiếp Bạc, hiện nay các phương tiện xe du lịch tập trung chủ yếu đi từ QL37 theo ĐT.398 nhánh Kiếp Bạc sau đó đi chung với một số tuyến đường dân sinh trong khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng các tuyến đường này có quy mô nhỏ hẹp (ĐT.398 có mặt đường rộng trung bình 5,5m chất lượng kém; một số đường dân sinh cơ bản là đường mặt đá dăm nhựa, BTXM rộng trung bình từ 3-3,5m) dẫn đến tình trạng xe du khách thường xuyên bị ùn tắc giao thông trên trục đường chính ra vào chùa…, dẫn tới chưa thu hút đông lượng khách du lịch lưu lại qua đêm và sử dụng các dịch vụ ăn, nghỉ sẵn có tại khu vực.
Do đó, Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh” thuộc Dự án tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh (nay là Thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 30/3/2012, chủ đầu tư lập và thực hiện thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (đã hoàn thiện): Phân đoạn từ ngã ba Cầu Rồng đến đền Kiếp Bạc: Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Đầu Rồng đến đền Kiếp Bạc (L=1,7km) theo quy mô chiều rộng nền đường B nền = 25m, gồm: 04 làn xe cơ giới (3,5mx4), 2 làn xe hỗ hợp (3,5mx2), bề rộng giải an toàn (0,5mx2), giải phân cách giữa 2m, bề rộng lề đường mỗi bên là 0,5m (riêng đoạn từ bãi xe số 2 đến đền Kiếp Bạc giữ nguyên quy mô hiện tại B mặt = 11-12m, cải tạo lát đá mặt đường và chỉnh trang đảm bảo cảnh quan hai bên); xây dựng hệ thống thoát nước dọc tại các khu vực tập trung dân cư, hệ thống chiếu sáng, mở rộng bãi đỗ xe số 2 (tại Km19+780) và cắm cọc quản lý quy hoạch toàn tuyến theo quy mô hoàn chỉnh. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1: 178,117 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Phân đoạn từ ngã ba An Lĩnh (QL 37) đến ngã ba Cầu Rồng và xây mới bãi đỗ xe số 3. Giai đoạn này đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh dự án theo Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 18/7/2019.
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh” là dự án nhóm II thuộc điểm đ, khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh). Theo điểm b, khoản 1, Điều 30, Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tiếp nhận, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép môi trường. Do vậy, chủ dự án kết hợp với Công ty cổ phần công nghệ và Phân tích chất lượng cao Hải Dương lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định./.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
1.3. Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.3.1. Các quy hoạch có liên quan
- Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 v/v phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh.
- Quyết định số 2469/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 v/v phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Kết quả thẩm định số 1016A ngày 28/6/2012 Thiết kế BVTC-tổng dự toán công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ ngã ba An Lĩnh vào Đền Kiếp Bạc thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Quyết định số 44/QĐ-BQLDTCS-KB ngày 28/6/2012 v/v phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán công trình Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 (ngã ba An Lĩnh) vào Đền Kiếp Bạc của dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc thuộc tổng thể Bảo tồn khu di tích lịch sử - Văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh.
- Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm các trục ngang, trục dọc, hệ thống đường bộ đối ngoại và các đường vành đai đô thị, đảm bảo việc lưu thông đối ngoại cũng như lưu thông giữa các huyện được thuận tiện, an toàn.
Bản đồ QH tổng thể GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030
* Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích Quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc
Quy hoạch bảo tồn khu di tích Quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010. Hướng tuyến nằm vùng đệm khu di tích nhưng đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể khu di tích nhằm kết nối trung tâm thành phố, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc với phía Bắc Giang (qua ĐH.04 đang xây dựng) và liên thông kết nối tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, QL1 và v
Thiết kế đường giao dân sinh
Tất cả các vị trí tuyến thiết kế giao với các đường dân sinh đều được thiết kế trên nguyên tắc vuốt nối từ đường thiết kế vào đường dân sinh. Các đường giao này được thiết kế theo dạng ưu tiên hướng chính là đường thiết kế.
Trong phạm vi đoạn tuyến có 15 đường giao là đường bê tông xi măng và đường đất, đường đá có quy mô nền đường 2m – 4,0m. Tổng hợp vị trí giao cắt dân sinh:
|
Tên |
Lý trình |
Góc giao |
Kết cấu mặt đường |
Bề rộng mặt đường B(m) |
Ghi chú |
1 |
7B |
Km0+153,90 |
266055' |
Đất |
B=2,50m |
Nút giao An Lĩnh |
2 |
6 |
Km88+287,70 |
261039'16" |
Đá |
B=3,0m |
|
3 |
36 |
Km15+906,70 |
256010' |
Đất |
B=2,0m |
|
4 |
38 |
Km15+970 |
94019' |
Đất |
B=2,0m |
|
5 |
46 |
Km16+105 |
82039'28" |
BTXM |
B=3,0m |
|
6 |
59 |
Km16+276,50 |
254044'35" |
Đất |
B=4,0m |
|
7 |
59 |
Km16+276,50 |
254044'35" |
Đất |
B=4,0m |
|
8 |
64B |
Km16+354,60 |
87011'53" |
Đất |
B=3,0m |
|
9 |
95 |
Km16+966,50 |
104047' |
Đất |
B=2,80m |
|
10 |
6A |
Km17+189,40 |
106053'17" |
Đất |
B=2,0m |
|
11 |
11A |
Km17+286,80 |
94052'42" |
Đất |
B=2,0m |
|
12 |
12 |
Km17+447,51 |
252022'40" |
Đất |
B=2,0m |
|
13 |
28 |
Km17+743,20 |
303049'15" |
Đất |
B=2,5m |
|
14 |
13 |
Km18+250,41 |
274053'35" |
Đất |
B=2,0m |
|
15 |
18 |
Km0+114,90 |
279049'29" |
Đất |
B=2,0m |
Nhánh 5 Nút giao Kiếp Bạc |
Việc vuốt nối vào tuyến thiết kế được thực hiện trong phạm vi từ 12 - 107m kể từ mép đường chính, bán kính vuốt nối thay đổi từ R= 2 - 5m đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân.
Trong phạm vi giao cắt có bố trí đầy đủ các công trình an toàn giao thông.
a9. Thiết kế công trình cầu, cống hộp lớn
Trên tuyến không có cầu và cống hộp khẩu độ lớn.
Nguồn: Thuyết minh dự án thành phần đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc thuộc tổng thế bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương – phân đoạn ngã ba An Lĩnh vào ngã ba Đầu Rồng.
b. Bãi đỗ xe
Theo tính toán tại Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường vào Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đoạn từ Quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc: Tổng nhu cầu bãi đỗ xe khu vực Kiếp Bạc đến năm 2032 là 3,25 ha. Quy hoạch bãi đỗ xe khu vực như sau:
- Bãi xe số 1 tại Km19+680 có diện tích 0,2ha giữ nguyên hiện trạng.
- Bãi xe số 2 tại Km19+780 có diện tích 0,77ha mở rộng thêm 0,28ha theo chiều dọc bãi đỗ xe về phía đường đi đền Bắc Đẩu. Công trình này đã được thực hiện hoàn thiện trong giai đoạn 1. Hiện tại giữ nguyên hiện trạng.
- Bãi xe số 3 tại ngã ba Kiếp Bạc Km18 bên phải tuyến với diện tích 2ha. Công trình này dự kiến xây mới trong giai đoạn 2.
Trong đó: Bãi số 1 và số 2 để đỗ toàn bộ xe con và ½ lượng xe khách nhỏ; bãi số 3 để đỗ toàn bộ lượng xe khách lớn và ½ lượng xe khách nhỏ.
Kết cấu mặt của bãi đỗ xe số 3 được thiết kế mặt đường bê tông xi măng C25 dày 20cm trên lớp cấp phối đỏ dăm loại 1 dày 15cm. Mặt đường được thiết kế san nền với độ dốc từ 1 – 2,0%, dốc từ mép đường ra phía ngoài.
Xung quanh bãi đỗ xe được thiết kế hộ lan cứng bằng bê tông C20 dài 392,81m.
Để thoát nước khu vực quanh chân bãi đỗ xe, bố trí hệ thống mương bao quanh để đón nước lưu vực, tập trung dẫn nước về cửa xả tại Km0+121,57 (lý trình nhánh 5 nút giao Kiếp Bạc). Trong đó đoạn từ Km0+269,99 – Km0+406,19 (lý trình mương dẫn) là mương hở hình thang B đáy = 1,5m; đoạn từ Km0+47,58 – Km0+269,99 9 lý trình mương dẫn là mương đá xây có lắp đậy kích thước BxH = 1,5x2,0m. Ngoài ra do mặt bằng bãi đỗ xe chiếm dụng vào đường dân sinh khu dân cư thôn Bến, để đảm bảo sinh hoạt bình thường của người dân, cần thiết xây dựng hoàn trả đường dân sinh: Bm= 3m đi cạnh mép của mương xây để nhánh vào nhánh 5 nút giao Kiếp Bạc, mặt đường dân sinh hoàn trả là BTXM, chiều dài 293,60m.
c. Điểm dừng xe buýt
Đoạn tuyến từ ngã ba An Lĩnh vào ngã ba Đầu Rồng bố trí 3 điểm dừng xe buýt trên tuyến để phục vụ nhân dân đi lễ hội Kiếp Bạc: tại Km15+360, Km16+200, Km17+040.
Điểm dừng xe buýt được thiết kế dạng dừng tránh: Xe dừng một phần trên phần xe chạy và một phần trên lề đường. Xe giảm tốc và gia tốc ngay trên làn ngoài cùng.
Bến lấy khách được bố trí trên hè đường dài 5m.
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
1.2.2.1. Giai đoạn xây dựng
a. Công trường thi công
Dự án dự kiến bố trí công trường thi công gồm lán trại công nhân và khu tạm chứa nằm tại khu vực nút giao Kiếp Bạc với tổng diện tích khoảng 3.000m2.
Mặt bằng công trường chính gồm nhà điều hành công trường (sử dụng container), bãi chứa vật liệu, bố trí giáp tuyến đường công vụ để thuận tiện cho việc thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.
Hiện trạng các khu đất dự kiến bố trí mặt bằng thi công đều là thuộc đất giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư dự kiến hai phương án:
+ Thu hồi vĩnh viễn đất bố trí mặt bằng thi công (bồi thường theo đơn giá của nhà nước).
+ Thu hồi có thời hạn (tự thỏa thuận với các hộ dân bị mất đất).
Tùy thuộc vào kinh phí giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư sẽ làm có phương án cụ thể gửi địa phương có diện tích đất bị thu hồi để bố trí mặt bằng thi công.
* Nhà điều hành công trường
- Sử dụng các container 40 feet để làm nhà điều hành
- Tại khu vực công trường lắp đặt 2 nhà vệ sinh lưu động có dung tích bồn chứa 2,5 m3 để thu gom và xử lý nước thải xí tiểu. Sau khi kết thúc thi công, tháo dỡ, san gạt và hoàn trả mặt bằng khu vực.
* Khu nhà ở công nhân xây dựng
Căn cứ điều kiện thực tế, trong phạm vi Dự án không phù hợp lắp dựng lán trại công nhân. Do đó, nhà thầu xây dựng sẽ thuê nhà dân gần khu quy hoạch làm nhà ở cho công nhân xây dựng.
Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình sau khi xử lý được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
b. Đường công vụ
Trong quá trình thi công các nhà thầu thi công phải sử dụng các đường hiện có của địa phương và đường công vụ nội tuyến để đưa máy móc và vật tư thiết bị vào công trường. Tuyến đường chủ yếu men theo tuyến đường cũ nên có địa chất tốt mặt khác nền đường thiết kế rộng do đó nền đường công vụ bố trí trùng với nền đường chính.
Đối với đường công vụ ngoại tuyến, tận dụng hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các đường lân cận hiện có trong phạm vi dự án do Sở GTVT hoặc Bộ GTVT quản lý để chuyên chở vật liệu trong quá trình thi công dự án. Khi sử dụng hệ thống đường giao thông hiện hữu do cấp huyện, xã hoặc địa phương quản lý, nhà thầu phải có phương án thiết kế hoàn trả lại nền mặt đường và công trình trên tuyến tối thiểu bằng quy mô đường hiện hữu cho địa phương nếu có hư hỏng.
c. Công trình phòng hộ
- Gia cố mái ta luy nền đắp:
Đối với những đoạn nền đắp bình thường được trồng cỏ hoặc lát vầng cỏ chống xói mòn. Vầng cỏ được lát liên tục, có ghim tre giữa vầng cỏ với mặt mái đốc.
Mái ta luy bãi đỗ xe số 3 được gia cố bằng đá hộc xây M100 dày 25cm trên 10cm đá dăm đệm.
- Tường chắn:
Đối với đoạn tuyến từ Km18+463,12 - Km18+524,10 bên trái có cột điện cao thế 110KV, cách tim tuyến khoảng 23,66m. Để không đào lấn vào cột điện và đảm bảo an toàn bố trí tường chắn ta luy dương cao 2 - 5m từ Km18+463,12 - Km18+524,10 dài 60,98m.
Tường chắn thiết kế áp dụng theo định hình 86-06x, kết cấu thân bằng BTXM C16, kết cấu móng bằng BTXM C12 (xem bản vẽ thiết kế chi tiết và bảng tổng hợp khối lượng tường chắn).
d. Tuy nen kỹ thuật ngang
Hệ thống tuy nen kỹ thuật để chứa các đường dây, đường ống kỹ thuật sau này (điện, thông tin, cáp quang,…).
Tuynen kỹ thuật ngang khẩu độ 2,0x2,0m; hai đầu tuynen ngang bố trí hố ga tuynen ngang, đây là các vị trí nút của hệ thống các đường dây kỹ thuật (ra, vào, chuyển hướng,…). Ngoài ra các ga tuynen ngang còn làm nhiệm vụ thu nước từ hệ thống tuynen dọc, mỗi hố ga tuynen đặt 01 máy bơm cưỡng bức. Để tránh xung đột với hệ thống thoát nước dọc nên thân tuynen ngang phải đặt sâu xuống dưới.
Kết cấu tuynen kỹ thuật: kết cấu BTCT M300 đổ tại chỗ, bố trí mối nối ở giữa. Các mối nối này có tác dụng để phòng lún và tạo thành vết dừng thi công.
Kết quả thiết kế:
TT |
Tên ngã ba |
Lý trình |
Chiều dài |
1 |
Ngã ba An Lĩnh |
Km15+300 |
28,60 |
2 |
Nút giao quy hoạch dự kiến với đường vào công viên Văn Hóa |
Km17+0,00 |
28,70 |
3 |
Ngã ba Kiếp Bạc |
Km17+820,85 |
38,70 |
4 |
Ngã ba Kiếp Bạc |
Km18+188,01 |
35,47 |
e. Dải phân cách, hè đường
Dải phân cách sử dụng viên bó vỉa bê tông C20 loại B. Viên bó vỉa được thiết kế đúc sẵn, có chiều cao 47cm (chiều cao so với mặt đường là 30cm), chiều dài 1 viên bó vỉa là 1m.
Vỉa hè sử dụng viên bó vỉa bê tông C20 loại A. Viên bó vỉa được thiết kế đúc sẵn vát cạnh, có chiều cao 23cm (chiều cao so với đan rãnh là 15cm), chiều dài 1 viên bó vỉa là 1m đối với đoạn thẳng, 0,25m đối với đoạn cong. Vỉa hè tại vị trí hố thu nước sử dụng viên bó vỉa bê tông C20 loại D.
Đảo giao thông tại các vị trí nút giao được xếp bằng bó vỉa di động, bó vỉa di động được làm bằng thép bên ngoài sơn trắng.
Vỉa hè lát gạch TERRAZZO trên lớp vữa xi măng M100 dày 2cm, nền bằng bê tông M100 dày 8cm.
f. Cây xanh
Trên giải phân cách toàn tuyến được trồng cỏ và cây thông thấp chiều cao từ 1- 1,5m; đường kính gốc khoảng 5cm, tán rộng khoảng 1,0 – 1,5m; khoảng cách giữa các cây được thiết kế là 5m.
Trên hè đường trồng cây bóng mát với khoảng cách trung bình giữa tim các bồn cây là 7m, bồn cây được xây bo xung quanh bằng gạch chỉ, cao độ tường bo bằng với cao độ mặt của hè đường. Cây trồng sử dụng loại cây bóng mát có chiều cao từ 3 – 5m, tán rộng 2 – 3m. Các loại cây dự kiến trồng đan xen nhau gồm: cây bằng lăng, cây sấu, cây phượng vĩ.
Tại các đảo giao thông tại nút giao, bên trong bố trí các chậu cây để tạo cảnh quan.
g. An toàn giao thông
Các công trình an toàn giao thông đều được thiết kế theo đúng điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT. Biển báo dùng loại sơn phản quang.
· Vạch sơn
- Đối với đoạn tuyến từ Km15+157,80 – Km18:
+ Vạch sơn dải an toàn và vạch sơn phân cách giữa làn cơ giới, làn hỗn hợp: dùng vạch sơn số 4 màu trắng.
+ Vạch phân làn dùng vạch sơn số 2 màu trắng.
+ Các vị trí giao cắt
+ Vạch sơn dùng loại sơn phản quang rải nóng dày 2mm.
- Đối với đoạn tuyến từ Km18 – Km18+524,10:
+ Vạch sơn dải an toàn và vạch sơn phân cách giữa làn cơ giới, làn hỗn hợp: dùng vạch sơn số 1.2 màu trắng.
+ Vạch phân làn dùng vạch sơn số 1.5 màu trắng.
+ Các vị trí giao cắt
+ Vạch sơn dùng loại sơn phản quang rải nóng dày 2mm.
· Vạch người đi bộ
Vạch đi bộ qua đường là các vạch đậm liền song song màu trắng có ý nghĩa cho phép người đi bộ cắt qua đường.
Kích thước như sau: Chiều dài: 3,0m; Chiều rộng: 40cm. Khoảng cách giữa các vạch: 60cm.
· Gờ giảm tốc
Gờ giảm tốc là vạch sơn phản quang dày, được rải nóng ngang trên mặt đường những đoạn nguy hiểm cần giảm tốc độ (đoạn trước cửa vào, ra bãi đỗ xe số 3).
Kích thước gờ như sau: Chiều rộng: 20cm; Chiều dài: rải hết chiều rộng mặt đường; Chiều dày: 0,6 cm.
Gờ giảm tốc được bố trí kết hợp với hệ thống biển báo hiệu, cọc tiêu, sơn kẻ đường...
· Cọc tiêu
Tại các đoạn tuyến phía lưng đường cong, nền đắp cao từ 2,0 – 4,0m đều bố trí hệ thống cọc tiêu bằng bê tông cốt thép. Cọc tiêu chôn sát vai đường, phần phía trên mặt đường cao 60 cm trên đường thẳng và từ 40 cm đến 60 cm trong các đường cong. Kích thước cọc tiêu dùng loại 18cm x 18m.
· Hệ thống biển báo
Hệ thống biển báo, hiệu lệnh, các bảng chỉ dẫn được thiết kế theo quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
· Kết quả thiết kế:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Cọc tiêu |
Cọc |
90 |
2 |
Biển báo tam giác |
Biển |
35 |
3 |
Biển báo tròn |
Biển |
64 |
4 |
Biển báo vuông |
Biển |
30 |
5 |
Biển báo chữ nhật |
Biển |
13 |
6 |
Cột Km |
Cột |
3 |
7 |
Sơn giảm tốc |
m2 |
40,94 |
8 |
Vạch sơn phản quang |
m2 |
4201,38 |
9 |
Trạm vạch dừng xe buýt |
m2 |
115,08 |
10 |
Vạch sơn bãi đỗ xe |
m2 |
1154,67 |
1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Đây là dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nên dự án chỉ bố trí các công trình phục vụ chủ yếu cho giai đoạn thi công, cụ thể:
a. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
a1. Hệ thống thoát nước ngang
Cống ngang được xây dựng tại các vị trí khe tụ thuỷ, kênh mương, chuyển lưu lượng cống dọc. Khẩu độ cống được xác định theo các biên bản làm việc với các cơ quan quản lý và khai thác địa phương và lưu vực của khe tụ thủy, bao gồm:
Cống hộp BxH = 2x(4,0x3,0)m: 1 cái/37,51m.
Cống hộp BxH = 1,5x1,5m: 1 cái/28,5m.
Cống hộp BxH = 3,0x3,5m: 1 cái/35,00m.
Cống hộp BxH = 2,0x2,0m: 1 cái/33,50m.
Cống hộp BxH = 2,0x1,5m: 1 cái/37,00m.
Cống tròn D = 1,25m: 7 cái /280,00m.
Cống tròn 2D = 1,5m: 1 cái /123,00m.
Cống tròn D = 1,0m: 1 cái /18m. (cống trên đường giao dân sinh)
Cống tròn D = 0,75m: 3 cái/35m. (02 cống trên đường giao dân sinh và 01 cống phạm vi nút giao An Lĩnh)
Cống được thiết kế làm mới có khẩu độ tối thiểu là 0,75m với cống tròn và 1,5x1,5m; đối với cống hộp, ống cống tròn được thiết kế theo định hình 533 - 01 - 02 có mộng âm dương (chiều dài mỗi đốt cống là 1,00m).
Kết cấu đầu cống, móng, sân cống, hố ga thượng hạ lưu bằng bê tông xi măng C12.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng đường vào khu du lịch cao cấp
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Lập báo cáo đánh giá ĐTM cho dự án đầu tư nghĩa trang nhân dân
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá ĐTM nhà máy sản xuất linh kiện ô tô xe máy
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM khi thực hiện dự án đầu tư
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường trại chăn nuôi lợn thương phẩm
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khai thác đất làm vật liệu san lấp
185,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo, gà quy mô công nghiệp
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án sản xuất năng lượng điện mặt trời
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái
155,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
Hợp đồng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu
155,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
HOTLINE: 0914526205
Mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương được hình thành trên cơ sở đội ngũ sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ, cơ ký kỹ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm và đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn