Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất bao bì carton sóng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất bao bì carton sóng công suất 20 triệu m2 sản phẩm/năm. Nhà máy sử dụng hệ thống máy tự động từ khâu đưa nguyên liệu vào tới khâu ra thành phẩm với tốc độ và độ chính xác cao.

Ngày đăng: 03-04-2025

6 lượt xem

MỤC LỤC................................................................................................................. 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................. 4

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... 5

DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... 6

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7

Chương I....................................................................................................................... 8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................................... 8

1.    Tên chủ cơ sở............................................................................................................ 8

2.    Tên cơ sở................................................................................................................... 8

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở............................................. 13

3.1.     Công suất hoạt động của cơ sở........................................................................... 13

3.2.     Công nghệ sản xuất của cơ sở.............................................................................. 13

3.2.     1. Quy trình sản xuất bìa carton sóng.................................................................. 13

3.2.     2. Quy trình sản xuất thùng carton................................................................. 15

3.2.     3. Quy trình hoạt động của lò hơi........................................................................ 17

3.3.     Sản phẩm của cơ sở............................................................................................. 18

4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..... 19

4.    1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất.................................................. 19

4.    2. Nhu cầu sử dụng điện.............................................................................................. 22

4.    3. Nhu cầu sử dụng nước............................................................................................. 22

Chương II........................................................................................................................ 24

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,....................................................... 24

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.............................................................. 24

1.    Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 24

2.    Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 25

Chương III.............................................................................................................. 26

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................................................................... 26

1.    Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............................ 26

1.    1. Thu gom, thoát nước mưa................................................................................ 26

1.    2. Thu gom, thoát nước thải................................................................................. 28

1.2.     1. Công trình thu gom nước thải..................................................................... 28

1.2.     2. Công trình thoát nước thải............................................................................... 30

1.2.     3. Điểm xả nước thải sau xử lý.................................................................... 30

1.2. 4. Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải............... 30

a.  Trong thời điểm hiện tại................................................................................. 31

1.    3. Xử lý nước thải................................................................................................ 32

2.    Công trình, biện pháp thu gom, xử lý bụi khí thải............................................ 38

3.    Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải thông thường................................ 41

3.    1. Đối với CTR sinh hoạt............................................................................................. 41

3.    2. Đối với CTR thông thường................................................................................. 42

4.    Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại......................................... 43

5.    Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.................................................................................. 44

6.    Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..................................................... 44

6. 1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố lò hơi....................................................... 46

6. 2. Phương án ứng phó với sự cố của hệ thống xử lý khí thải...................................... 46

6. 3. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ...................................... 46

6. 4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động....................................... 49

6.5. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó với sự cố tràn đổ hóa chất................... 49

7.    Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường..52

Chương IV...................................................................................................... 53

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................................ 53

1.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.......................................................... 53

1.1.     Nội dung đề nghị cấp phép xả nước thải............................................................... 53

1.2.     Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải......................... 55

1.3.     Kế hoạch vận hành thử nghiệm................................................................................... 56

1.4.     Các yêu cầu về bảo vệ môi trường........................................................................... 57

2.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................................. 57

2.    1. Nội dung cấp phép đối với khí thải..................................................................... 57

2.2.     Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý bụi........................................... 58

2.3.     Kế hoạch vận hành thử nghiệm.......................................................................... 58

2.4.     Các yêu cầu về bảo vệ môi trường....................................................................... 59

3.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải......................................................... 59

3.1.     Khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh thường xuyên....................................... 59

3.2.     Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải....................................................................... 60

4.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn............................................................ 62

Chương V................................................................................................................ 63

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......................................... 63

1.    Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.............................................. 63

2.    Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.............................................. 65

3.    Kết quả quan trắc định kỳ đối với môi trường không khí xung quanh...................... 66

4.    Kết quả quan trắc định kỳ môi trường nước mặt năm 2023......................................... 67

5.    Kết quả quan trắc định kỳ môi trường nước dưới đất năm 2023................................. 68

6.    Kết quả quan trắc định kỳ môi trường đất năm 2023................................................. 69

Chương VI........................................................................................................ 71

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................. 71

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải............................ 71

2.    Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật................ 72

Chương VII..................................................................................... 74

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA............................................... 74

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ............................. 74

Chương VIII............................................................................... 75

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................... 75

MỞ ĐẦU

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì carton sóng công suất 20 triệu m2 sản phẩm/năm do Công ty TNHH ... (trước đây là Công ty TNHH Thương mại ....) thực hiện tại Cụm KTXH Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số .... ngày 12/12/2012, với tổng vốn đầu tư 93,031 tỷ đồng. Ngoài ra, Dự án cũng đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt nội dung báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 và chính thức đi vào hoạt động từ 15/10/2013, công suất trung bình hiện nay đạt khoảng 15 triệu m2 sản phẩm/năm.

Theo tiêu chí, quy định của pháp luật về đầu tư công, Dự án thuộc nhóm B (tổng vốn đầu tư của dự án là 93,031 tỷ đồng, thuộc Mục III, Phần B – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ). Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Dự án thuộc nhóm II (số thứ tự 2, mục I, phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) và thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Khoản 2, Điều 39, thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Do đó, Công ty TNHH .... đã phối hợp với ... tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho Cơ sở Nhà máy sản xuất bao bì carton sóng công suất 20 triệu m2 sản phẩm/năm để trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 41, Luật Bảo vệ môi trường. Cấu trúc và nội dung của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục X, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH ....

- Địa chỉ trụ sở chính: .....KTXH Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Người đại diện theo pháp luật: ........

+ Chức danh: Tổng Giám đốc

+ Quốc tịch: Việt Nam

+ Địa chỉ thường trú: ......Bà Triệu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

+ Địa chỉ liên lạc:.......Bà Triệu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.

- Điện thoại:.......

-  E-mail: ..........   Website:...........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn số ...... do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc chứng nhận lần đầu ngày 22/02/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 21 tháng 09 năm 2023.

2.Tên cơ sở

a.Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất bao bì carton sóng công suất 20 triệu m2 sản phẩm/năm (Sau đây gọi tắt là Cơ sở).

b.Địa điểm cơ sở:Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mã số .......do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 05/10/2012, Cơ sở có địa điểm tại Cụm KTXH Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, trên khu đất có diện tích 17.761,1m2. Hiện tại, Cơ sở đã được xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và công trình bảo vệ môi trường có kết cấu BTCT, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động sản xuất của Cơ sở. Ranh giới tiếp giáp của Cơ sở như sau:

+ Phía Bắc: Giáp Quốc lộ 2A;

+ Phía Nam: Giáp đường quy hoạch, hiện là khu ruộng đang canh tác của người dân Khu 1, xã Đại Đồng;

+ Phía Đông: Giáp với Công ty chè Hiền Hòa;

+ Phía Tây: Giáp với Công ty TNHH BMC.

Hình 1.1. Vị trí của Cở sở trên Google.Maps

c.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

-   Giấy phép xây dựng số 59/GPXD-SXD do Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22/7/2013.

d.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

-   Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nội dung Báo cáo ĐTM Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì carton sóng công suất 20 triệu m2 sản phẩm/năm của Công ty TNHH .....

-   Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 26.000200.T do Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 04 tháng 4 năm 2014.

d.Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

v Quy mô phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công:

Tổng vốn đầu tư của dự án là 93.031.000.000 tỷ đồng (Chín mươi ba tỷ không trăm ba mươi mốt triệu đồng). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo quy mô, mức độ quan trọng), Dự án thuộc nhóm B (Mục III, Phần B – Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ).

v Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình:

Trên khu đất hiện có, Chủ cơ sở đã được đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo cho nhu cầu hoạt động sản xuất hiện tại cũng như khi hoạt động hết công suất, bao gồm: Văn phòng, xưởng chính, xưởng phụ, nhà bảo vệ, trạm biến áp, khu lò hơi.  Quy mô các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1. 1. Quy mô các hạng mục công trình của Cơ sở

 

TT

 

Tên hạng mục

Số tầng

Diện tích

xây dựng (m2)

Diện

tích sàn (m2)

Chiều

cao công trình (m)

 

Ghi chú

I

Hạng mục công trình chính

1

Văn phòng

03

508,8

1.526

09

Đang hoạt động tốt

2

Xưởng chính

01

10.368

10.368

13

3

Xưởng phụ

01

1.277

1.277

08

II

Hạng mục công trình phụ trợ

 

1

Nhà bảo vệ

01

10

10

4

 

 

Đang hoạt động tốt

2

Nhà lò hơi

01

72

72

6

3

Trạm biến áp 400kVA

01

36

-

-

4

Cây xanh, đường nội bộ

-

5.459,85

-

-

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

 

1

Kho lưu giữ chất thải nguy hại

01

24

24

5

 

 

Đang sử dụng tốt

 

2

Bể chứa mực in thải (bể nửa chìm nửa nổi, thể tích 09m3)

 

-

 

5,45

 

-

 

-

 

 

 

3

 

 

Bể tự hoại 3 ngăn (02 bể, xây dựng ngầm, tổng thể tích 20m3)

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

Hiện đã xuống cấp, Cơ sở đang làm việc với nhà cung cấp để lắp đặt 01 hệ thống XLNT công suất 10m3/ngày.đêm bằng bể hợp khối

Tổng

 

 

 

 

(Nguồn: Bản vẽ tổng mặt bằng của Cơ sở

Hình 1. 2. Hiện trạng nhà xưởng và một số máy móc, thiết bị của Cơ sở

Hình 1.3. Khu lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải thông thường của Cơ sở

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

Hiện tại, Cơ sở đang sản xuất bìa carton dạng tấm và thùng carton với công suất 15 triệu m2 sản phẩm/năm (tương đương 8.250 tấn sản phẩm/năm, đạt 75% công suất đã đăng ký). Theo thiết kế, khi Cơ sở sản xuất ở mức tối đa, tổng công suất là 20 triệu m2 sản phẩm/năm (tương đương 11.000 tấn sản phẩm/năm).

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Cơ sở đã được đầu tư dây chuyền sản xuất carton sóng, do tập đoàn Ming Wei – Đài Loan cung cấp. Dây chuyền là một hệ thống máy tự động từ khâu đưa nguyên liệu vào tới khâu ra thành phẩm với tốc độ và độ chính xác cao. Trên dây chuyền có tích hợp sẵn máy cán lằn chia khổ, máy cắt tấm vi tính tạo ra các sản phẩm có vết cắt gọn, đẹp giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các tấm bìa carton thành phẩm có thể được xuất bán ra thị trường hoặc làm nguyên liệu để sản xuất bao bì carton tại Cơ sở, quy trình sản xuất cụ thể như sau:

3.2.1. Quy trình sản xuất bìa carton sóng

Hình 1. 4. Quy trình sản xuất bìa carton dạng tấm

Thuyết minh quy trình:

-   Giấy nguyên liệu (bao gồm giấy mặt và giấy lõi làm từ giấy duplex, giấy kraft) dạng cuộn được công nhân đưa vào giá lên giấy, sau đó giấy được tự động đưa tới lô gia nhiệt. Thông thường, lớp giấy mặt sẽ có định lượng cao hơn so với các lớp giấy còn lại bởi vì đây là nơi in ấn thông tin sản phẩm, doanh nghiệp và chịu tác động nhiều nhất trong quá trình sử dụng (định lượng càng cao thì chất lượng và độ cứng của giấy sẽ càng tốt).

-   Gia nhiệt: Dùng hơi nước từ nồi hơi (công suất 4 tấn hơi/giờ) để tăng nhiệt độ (khoảng 120oC) giúp thuận lợi cho việc tạo sóng (đối với giấy lõi) cũng như ép tạo tấm sau này. Quá trình này chủ yếu làm phát sinh nhiệt, bụi, khí thải từ khu vực lò hơi.

-   Tạo sóng: Giấy lõi sẽ được đi qua lô sóng để tạo sóng. Tại lô sóng có bộ phận hút chân không để giấy ôm sát vào lô. Dưới lực ép của 2 lô sóng, lớp dợn sóng được tạo thành. Máy tạo sóng được trang bị hệ thống cảm biến để phát hiện giấy đứt hoặc hết giấy, máy sẽ tự động dừng lại khi xảy ra tình trạng giấy đứt.

-   Bôi keo: Ngay sau khi dợn sóng được hình thành, máy tra keo sẽ tự động tráng một lớp keo lên đỉnh sóng của cả 2 mặt. Keo kết dính sử dụng trong quá trình này chủ yếu là hồ tinh bột (thành phần chính là tinh bột sắn và nước), được pha chế trong hệ thống cấp hồ tuần hoàn, tự động, do đó không làm phát sinh keo rơi vãi, chất độc vào môi trường.

-   Ép tạo tấm: Lớp gợn sóng sau khi được tráng keo sẽ tiếp xúc ngay với lớp giấy mặt đề tạo thành tấm carton 2 lớp. Sau đó, băng carton sẽ đi qua bộ phận gia nhiệt để giảm lượng ẩm trong băng carton 2 lớp giúp lớp này dễ thấm hút keo hơn khi ghép với 1 lớp mặt ngoài nữa. Với nhiệt độ sấy (khoảng 120-150oC) và áp lực từ giàn băng tải ép, lớp carton 2 lớp sẽ dính chặt với 1 lớp giấy mặt ngoài tạo thành tấm carton 3 lớp. Tiếp tục gắn thêm 1 lớp sóng và 1 lớp giấy mặt để tạo thành tấm carton 5 lớp hoàn chỉnh.

-   Cán lằn, chia khổ: Các tấm carton sau khi ép sẽ được đưa qua máy cán lằn, chia khổ để tạo ra các đường gấp (lằn) trên tấm carton, giúp dễ dàng gấp thành thùng carton sau này. Các bánh răng hoặc trục lăn trong bộ phận này được điều chỉnh để tạo ra các đường gấp chính xác theo yêu cầu. Đồng thời các tấm bìa cũng được cắt thành khổ theo chiều dọc với kích thước được lập trình sẵn. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn, bụi và chất thải rắn là vụn liệu, dao cắt giấy thải. Sau một thời gian sử dụng (trung bình khoảng 06 tháng), dao cắt giấy sẽ bị mòn đi và được thay thế. Các chất thải này được tập kết về khu vực lưu giữ ở phía cuối xưởng sản xuất chính, diện tích khoảng 1.000m2, định kỳ chuyển giao cho đơn vị chức năng vận chuyển đưa đi xử lý. Riêng vụn liệu, sản phẩm lỗi hỏng được Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và Thương mại Trường An, có địa chỉ tại thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đến thu gom vận chuyển về làm nguyên liệu sản xuất vào cuối giờ chiều hàng ngày (Hợp đống số 30/2024/TA đính kèm Phụ lục Báo cáo).

-   Cắt tấm: Công nhân vận hành máy sẽ thiết lập các thông tin về quy cách và kích thước sản phẩm, các lưỡi dao sẽ cắt tấm carton thành các tấm nhỏ theo chiều ngang đúng yêu cầu của đơn hàng. Công đoạn này phát sinh tiếng ồn, bụi và chất thải rắn là các mẩu bìa carton thừa, dao cắt giấy thải.

-   Thành phẩm: Sản phẩm của quá trình này là các tấm bìa carton 2, 3 hoặc 5 lớp tùy theo yêu cầu của đơn hàng. Tùy theo đơn hàng mà được xuất bán luôn (khoảng 10% sản lượng) hoặc chuyển tiếp sang công đoạn in, dán keo hoặc đóng ghim để tạo thành hộp carton hoàn chỉnh.

3.2.2. Quy trình sản xuất thùng carton

Quy trình sản xuất thùng carton được khái quát bằng sơ đồ công nghệ sau:

Hình 1.5. Quy trình sản xuất thùng carton

Thuyết minh quy trình sản xuất:

- Nguyên liệu là các tấm bìa carton 2, 3, 5 lớp được sản xuất tại Cở sở. Tùy thuộc vào đơn hàng mà các tấm bìa carton này sẽ được đưa qua công đoạn in hay trực tiếp đến công đoạn tiếp theo.

Đối với các sản phẩm có in: Tấm bìa carton được đưa qua hệ thống máy in liên hợp 02, 03 hoặc 05 màu hoặc máy in offset để in ấn các thông tin theo yêu cầu của đơn hàng. Các máy in liên hợp đều được tích hợp cả chức năng cán lằn, xẻ rãnh và bế tròn. Công nhân vận hành máy có thể tùy chọn 1 hoặc tất cả các chức năng của máy. Vì vậy, các sản phẩm không in nhưng phải cán lằn, xẻ rãnh, bế tròn cũng sẽ được đưa vào máy in liên hợp này.

Tùy theo yêu cầu của đơn hàng, có một số sản phẩm sau in phải được sấy tự động bằng UV (Các máy móc, thiết bị là loại tự động, khép kín, được bố trí ở phòng riêng nhằm hạn chế ảnh hưởng tới công nhân vận hành máy cũng như môi trường xung quanh) để tránh nhòe, phai mực hoặc phủ bóng sáng (ở 50~70 độ), phủ bóng mờ (dưới 20 độ).

Cán lằn, xẻ rãnh (tích hợp trong máy in liên hợp): Tại đây, tấm carton được các lưỡi dao (dao sắc dùng để cắt đứt, dao cùn hay còn gọi là dao gân có công dụng tạo nên đường gấp hay dao răng cưa để tạo ra đường xé) xẻ rãnh, cán lằn theo các kích thước được lập trình sẵn. Toàn bộ quá trình này diễn ra liên tục và tự động, giúp tăng năng suất và đảm bảo sự đồng nhất của các sản phẩm. Công nhân vận hành máy có thể điều chỉnh các thông số như tốc độ, lực cắt, độ sâu của lằn, độ rộng của rãnh… giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất cũng như đảm bảo tối đa chất lượng của sản phẩm.

Bế tròn (tích hợp trong máy in liên hợp): Gọi là bế tròn vì bộ phận cắt được gắn trên con lăn tròn bằng thép không gỉ chất lượng cao. Công đoạn này nhằm tạo hình cho sản phẩm một cách chính xác, đảm bảo tính thẩm mỹ, khác biệt và nhanh chóng bằng thiết bị bế hộp tự động công suất 3.000 sản phẩm/giờ. Khuôn bế là các mũi dao sắc bén có thể điều chỉnh, chế tác theo ý muốn. Công nhân vận hành máy sẽ lắp khuôn và cho các tấm bìa carton vào mâm máy để dập, định hình sản phẩm.

Khuôn in và khuôn bế được Chủ cơ sở hợp đồng với đơn vị bên ngoài thiết kế, gia công mà không thực hiện tại Cơ sở.

Tại khu vực máy in liên hợp này có thể phát sinh hơi mực in, thùng đựng mực in thải bỏ, vụn liệu, các sản phẩm lỗi, hỏng,.... Tuy nhiên, máy in được sử dụng là loại tự động, khép kín, mực in là loại đã qua kiểm định chặt chẽ, hầu hết không chứa MOAH, MOSH (Báo cáo thử nghiệm đính kèm phụ lục báo cáo) và các chất độc hại khác nên nguy cơ ảnh hưởng tới công nhân vận hành máy cũng như môi trường xung quanh được giảm thiểu.

Đối với các sản phẩm không in: Tấm bìa carton sẽ được đưa trực tiếp đến máy bế phẳng hoặc máy in liên hợp để cán lằn/xẻ rãnh/bế tròn.

-   Bồi: Máy bồi sẽ tự động bồi keo để dán thêm 1 lớp giấy mặt vào tấm bìa carton 2, 3 lớp. Sau đó, bán thành phẩm có thể được đưa vào hệ thống máy in liên hợp hoặc đưa thẳng vào máy bế phẳng tùy theo đơn đặt hàng của đối tác. Công đoạn này làm phát sinh chất thải rắn nguy hại như thùng đựng keo thải, giẻ lau, găng tay dính keo thải.

-   Bế phẳng: Với một số đơn hàng, bán thành phẩm phải qua công đoạn bế phẳng. Máy bế phẳng cũng có chức năng tạo lằn, xẻ rãnh tương tự như máy bế tròn nhưng bộ phận cắt tác động lên mặt tấm bìa bằng cách dập thay vì dùng con lăn như máy bế tròn.

-   Dán keo, đóng ghim: Tại đây, tùy theo yêu cầu của đơn hàng, các mép dọc biên của bìa carton, đáy sẽ được gập hoặc dán lại với nhau bằng keo dán hoặc ghim để tạo thành hình sản phẩm thùng carton hoàn thiện bằng máy đóng ghim, máy dán keo tự động. Công đoạn này làm phát sinh sản phẩm hỏng, ghim hỏng, bao bì đựng keo dán thải.

-   Kiểm tra cuối cùng: Các sản phẩm được công nhân kiểm tra lại kích thước thùng carton cũng như các chi tiết in đã đúng yêu cầu chất lượng của khách hàng chưa. Sản phẩm đạt yêu cầu được nhập kho thành phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được lưu giữ, chuyển giao cùng với các loại chất thải thông thường khác của Cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các máy móc, thiết bị của Công ty như máy tạo sóng, máy in, máy dán keo, máy trộn keo sẽ được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng và nước vào cuối mỗi ngày làm việc. Nước thải từ hoạt động rửa máy móc thiết bị được xả vào các thùng chuyên dụng đặt cạnh máy, sau đó tập kết về bể chứa thể tích 9m3, ở gần khu vực lò hơi và chuyển giao cho đơn vị chức năng cùng với các loại chất thải nguy hại khác của Cơ sở.

3.2.3. Quy trình hoạt động của lò hơi

Để cấp hơi phục vụ cho hoạt động sản xuất, Công ty đã lắp đặt 1 lò hơi công suất 4 tấn hơi/giờ, sử dụng nhiên liệu là củi khô. Quy trình tạo hơi cụ thể như sau:

Hình 1. 6. Quy trình sản xuất và sử dụng hơi của cơ sở

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu được đưa vào sản xuất hơi gồm củi khô và nước. Củi khô được đưa vào khoang đốt sơ cấp của lò qua cửa tiếp liệu. Tại đây, nhiên liệu tham gia quá trình cháy tạo ra 2 sản phẩm chính là CO2 và H2O đồng thời tỏa nhiệt lớn. Nhiệt độ buồng sơ cấp có thể đạt 8500C. Phần nhiên liệu chưa cháy hết và các sản phẩm cháy trung gian sẽ tiếp tục tham gia phản ứng cháy ở khoang đốt thứ cấp.

Hơi nóng tạo ra từ quá trình cháy sẽ trao đổi với nước cấp từ bên ngoài qua hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp dạng ống lồng ống. Hơi nước nóng tạo thành sẽ theo đường ống cấp đến khu vực sử dụng trong xưởng sản xuất.

- Khí thải sau lò đốt sẽ đi vào hệ thống xử lý khí trước khi thải vào môi trường. Tro đốt, cặn ở bể dập bụi được định kỳ tháo thủ công bằng cuốc, xẻng, thanh cời và hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của Cơ sở sản xuất là các tấm bìa carton và hộp carton với công suất thiết kế 20 triệu m2 sản phẩm/năm (tương đương 11.000 tấn sản phẩm/năm). Tuy nhiên, hiện nay Cơ sở đang sản xuất các sản phẩm với công suất trung bình khoảng 15 triệu m2 sản phẩm/năm.

Hình 1. 7. Một số sản phẩm của Cơ sở

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất

Các nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Cơ sở được nhập từ các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Khối lượng cụ thể như sau:

Bảng 1. 2. Danh mục nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất chính tại Cơ sở

 

TT

 

Nguyên liệu

 

Đơn vị

Tổng khối lượng

Hiện tại

Hoạt động hết công suất

I. Nguyên vật liệu

10.773,347

14.365,13

1

Giấy các loại

tấn/năm

10.567

14.090

2

Bột sắn (sử dụng để làm keo)

tấn/năm

165

220

3

Các loại keo dán khác

tấn/năm

23,347

31,130

4

Mực in không dầu khoáng

tấn/năm

12

16

5

Mực in có dầu khoáng

tấn/năm

3

4

 

6

Một số nguyên liệu khác như ghim dập, dây buộc, màng PE...

 

tấn/năm

 

3

 

4

II. Nhiên liệu

250

334

1

Củi khô

tấn/năm

250

334

III. Hóa chất

0,125

0,197

1

Cồn (methanol 96%)

tấn/năm

0,125

0,167

2

Các hóa chất phục vụ cho xử lý nước thải

tấn/năm

-

0,03

Tổng cộng (đã làm tròn)

tấn/năm

11.023

14.699

(Nguồn: Thống kê nguyên vật liệu, hóa chất chính sử dụng trong sản xuất của cơ sở và dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu khi hoạt động hết công suất)

Hình 1. 8. Một số nguyên, nhiên liệu đang được sử dụng tại Cơ sở

Thành phần, tên thương mại, mã CAS của các hóa chất được sử dụng tại Dự án như sau:

Bảng 1. 3. Thành phần, mục đích, khối lượng sử dụng của các hóa chất

 

TT

Tên hóa chất

 

Thành phần

 

Mã CAS

Nhu cầu sử dụng (kg/năm)

Hiện tại

Hoạt động hết công suất

 

1

Keo nhựa

Nhựa tổng hợp

108-78-1

 

1.733

 

2.311

Natri cacbonat

497-19-8

Canxi cacbonat siêu mịn

471-31-4

2

Keo Resin

Kẹo cao su nhựa tổng hợp

9011-05-6

7.974

10.632

3

Keo bồi

Polyvinyl Alcohol

9002-89-5

13.640

18.187

Vinyl Acetate

108-05-04

4

Cồn

Methanol 96%

67-56-01

125

167

 

TT

Tên hóa chất

 

Thành phần

 

Mã CAS

Nhu cầu sử dụng (kg/năm)

Hiện tại

Hoạt động hết công suất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mực V-flex series

Titanium dioxide

13463-67-7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.000

1-Naphthalenesulfonic acid, 2- [(2-hydroxy-1-naphthalenyl)azo]

1103-38-4

barium salt (2:1)

 

Phthalocyanine blue

147-14-8

Phthalocyanine green

1328-53-6

C.I. Pigment Red 169

12237-63-7

2-Naphthalenecarboxylic acid, 3-hydroxy-4-[(4-methyl-2- sulfophenyl)a zo]- , calcium salt (1:1)

 

5281-04-9

Butanamide,2,2'-[(3,3'- dimethoxy[1,1'-biphenyl]-4,4'- diyl)bis(azo)]bis[3-oxo-N- phenyl

 

6505-28-8

Diethylene glycol

111-46-6

Carbonic acid, calcium salt (1:1)

471-34-1

Ammonia

7664-41-7

Carbon black

1333-86-4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

Mực in Flexo hệ nước (hỗn hợp)

Nước

7732-18-5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.000

Styrene/acrylic copolymer

25212-88-8

Acrylic Solution

52831-04-6

MEA (Methylethanoamine)

141-43-5

Polypropylene glycol

25322-69-4

Blue 15.3

147-14-8

Red 53.1

5160-02-1

Yellow 12

6358-85-6

White 6

13463-67-7

Red 49.1

1103-38-4

Green 7

1328-53-6

Carbon Black

1333-86-4

Violet 3

1325-82-2

Red 169 (Pink)

12237-63-7

Orange 13

3520-72-7

(Nguồn: Thống kê hóa chất chính sử dụng trong sản xuất tại Cơ sở và dự báo nhu cầu sử dụng hoá chất khi hoạt động hết công suất)

4.2. Nhu cầu sử dụng điện

-   Nhu cầu sử dụng điện hiện tại: Theo hóa đơn sử dụng điện 08 tháng đầu năm 2024 của Cơ sở, tổng lượng điện tiêu thụ là 503.954 kwh. Như vậy, nhu cầu sử dụng điện trung bình là 62.995 kwh/tháng.

-   Nhu cầu sử dụng điện khi hoạt động hết công suất: Dự kiến khoảng 84.000 kwh/tháng.

-    Nguồn cung cấp điện: Được lấy từ mạng lưới cung cấp của Điện lực Vĩnh Tường cấp về trạm biến áp 560kVA của Cơ sở.

4.3. Nhu cầu sử dụng nước

a.  Nhu cầu sử dụng nước hiện tại:

Theo thống kê của Cơ sở, nước được sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất (pha keo, rửa lô, cấp cho lò hơi và hệ thống xử lý khí thải của lò hơi) với khối lượng như sau:

-   Nước pha keo: 1,0m3/ngày (trung bình công nhân sẽ pha 02 mẻ/ngày, mỗi mẻ 0,5m3 nước);

-  Nước rửa lô: 0,02m3/ngày.

-  Nước cấp cho lò hơi: 3,0m3/ngày.

-    Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi là 5 m3/lần và được bổ sung thường xuyên khoảng 15l/ngày. Lượng nước này được tuần hoàn liên tục và định kỳ 1 năm sẽ được thay mới.

-   Nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt là 3,5m3/ngày. Với tổng số 160 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Cơ sở thì lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt tương đương với 21,875 lít/người/ngày (Cán bộ công nhân viên của Cơ sở chủ yếu là người dân địa phương có điều kiện tự túc về ăn ở nên Cơ sở không bố trí nhà ăn ca cũng như tổ chức hoạt động nấu ăn).

b.Nhu cầu sử dụng nước Của cơ sở khi hoạt động hết công suất

Hầu hết máy móc thiết bị của Cơ sở là loại hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, vì vậy khi hoạt động hết công suất Cơ sở không có nhu cầu tuyển dụng thêm công nhân lao động. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước hiện tại, Chủ cơ sở đã đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng nước khi hoạt động hết công suất cụ thể như sau:

-  Nước pha keo: trung bình khoảng 1,3m3/ngày;

-  Nước rửa lô: 0,03m3/ngày.

-  Nước cấp cho lò hơi: khoảng 4,0m3/ngày.

-    Nước cấp cho hoạt động xử lý khí thải lò hơi là 5 m3/lần và được bổ sung thường xuyên khoảng 20l/ngày. Lượng nước thải này được tuần hoàn liên tục và định kỳ 01 năm sẽ được thay mới.

-  Nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt là 3,5m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước sử dụng được lấy từ mạng lưới cung cấp của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn. Riêng nước uống cho cán bộ công nhân viên là nước đóng bình mua của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã Đại Đồng.

>>> XEM THÊM: Giấp phép môi trường cho dự án đâu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha