Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao

Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao và hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án

Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao

  • Mã SP:DTM gd
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:165,000,000 vnđ Đặt mua

Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao và hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án 

I. Thông tin chung:

1.1.Tên dự án:

Xây dựng nhà văn hóa – Trung tâm thể thao xóm Thị Kiều, xã Lộc An, thành phố Nam Định

1.2. Tên chủ dự án

- Chủ dự án: Ủy ban nhân dân xã Lộc An

- Đại diện chủ dự án: ông TRẦN ĐẠI PHONG       Chức vụ: Chủ tịch

- Trụ sở: Đường Văn Cao, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

1.3. Vị trí địa lý của dự án:

Khu vực thực hiện dự án đã được quy hoạch là đất sinh hoạt cộng động tại xóm Thị Kiều, xã Lộc An, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Tổng diện tích thực hiện dự án 500 m2.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp đường bê tông; cách khu dân cư xóm Thị Kiều, xã Lộc An, thành phố Nam Định khoảng 10m;

+ Phía Tây Nam giáp đất ruộng;

+ Phía Tây Bắc giáp đất ruộng;

+ Phía Đông Nam giáp đất ruộng, cách khu dân cư xóm Thị Kiều, xã Lộc An, thành phố Nam Định khoảng 70m.

1.4. Mục tiêu đầu tư:

- Đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của đông đảo người dân và cán bộ cơ sở về việc có một nơi sinh hoạt, hội họp cộng đồng rộng rãi, độc lập.

- Phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân và góp phần cho địa phương hoàn thành các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

1.5. Quy mô, công suất dự án

- Tổng diện tích dự án là: 500 m2

- Quy mô dự án: Xây dựng nhà văn hóa xóm Thị Kiều với kích thước 13,44*8,02m; phòng hội trường cao 4,5m; hành lang cao 3,6m; nền cao 0,45m; hành lang rộng 1,8m; bao gồm hội trường 3 gian và gian sân khấu; hệ thống tường rào, san nền lát gạch, hệ thống cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng đồng bộ; hệ thống thoát nước mái bằng ống nhựa PVC ra rãnh…

II. Nội dung chính của dự án

2.1. Các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Số tầng cao

1

Nhà văn hóa xóm Thị Kiều

108

1

2

Sân cầu lông

82

-

3

Sân bê tông, hệ thống thoát nước

179

-

4

Sân thể thao có mái tôn

54

1

5

Nhà vệ sinh

5

1

6

Nhà kho có mái tôn

27

1

7

Cổng chính – rào xây

-

-

8

Cây xanh

4

-

9

Đất quy hoạch giao thông

41

-

 

Tổng

500

 

 

2.2. Nguyên liệu sử dụng trong dự án

a. Trong giai đoạn thi công xây dựng

Diện tích san nền 500 m2, cos san nền 1,2m.  Toàn bộ khu vực được đắp bằng cát đen và đất đào tận dụng đầm chặt K= 0,85. Tổng khối lượng cát san lấp mặt bằng khoảng 600m3 và được vận chuyển về dự án bằng đường bộ.

b. Trong giai đoạn dự án đi vào khai thác sử dụng

* Nguồn cấp nước: được lấy từ Công ty cổ phần cấp nước Nam Định.

STT

Nhu cầu dùng nước

Quy mô

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ng.đêm)

1

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, luyện tập thể dục thể thao của nhân dân trong xóm

100 chỗ ngồi

0,75

2

Nước cấp tưới cây

4 m2

0,006

 

Tổng cộng

 

0,756

 

* Nguồn cấp điện: được cấp bởi Điện lực thành phố Nam Định.

III. Các tác động đến môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.

3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh 

A, Giai đoạn thi công

-  Nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 1,2m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

+ Nước thải xây dựng: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng phát sinh khoảng 2 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: TSS,…

  - Khí thải: Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, bùn, đất thải. Thành phần khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx,..

   - Chất thải rắn thông thường:

+  Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân xây dựng với khối lượng khoảng 8 kg/ngày. Thành phần: thực phẩm, thức ăn thừa, giấy vụn, bìa carton, ...

+ Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, khối lượng phát sinh khoảng 98.256 tấn. Thành phần: đất đá, nạo vét bùn, đào hố móng; bê tông, gạch, đá,..

+ Chất thải rắn từ hoạt động bóc tách tầng đất mặt đất lúa 02 vụ: Khối lượng đất bóc tách khoảng 119,04m3

   - Chất thải rắn nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng chủ yếu là dầu thải, chất thải nhiễm dầu từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án. Khối lượng phát sinh: giẻ lau dính dầu mỡ, bao bì sơn thải,… khoảng 10 kg;

B, Giai đoạn vận hành

 -  Nước thải:

+ Nước mưa chảy tràn với thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát,...) bị cuốn trôi theo với tải lượng là:

1.863 (mm) x 500m2/1000 ≈ 931,5m3/năm

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,756 m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

- Khí thải:

Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông của CBCNV. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx,..

- Chất thải :

+ Chất thải rắn sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng 10kg/ngày

+ CTNH phát sinh khoảng 5 kg/năm.

3.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

a. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

* Hệ thống thu gom nước thải

Xây dựng 01 bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ nước thải từ bồn cầu nhà vệ sinh, xây dựng hệ thống đường ống PVC D200 gom nước thải thoát sàn từ hệ thống nhà vệ sinh, nước thải từ bể tự hoại về bể xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý.

* Bể xử lý nước thải:

- Xây dựng bể xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày đêm. Quy trình xử lý như sau:

 Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh® Bể tự hoại 3 ngăn® Ngăn chứa ® Ngăn lọc ® Ngăn khử trùng ® Hố ga lấy mẫu (Nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B)® Rãnh thoát nước khu vực ® Mương thoát nước của xã.

- Vị trí xả nước thải: rãnh thoát nước khu vực.

- Phương thức xả thải: tự chảy.

b. Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải

- Thường xuyên vệ sinh sau mỗi lần sinh hoạt tại nhà văn hóa.

- Quy định tốc độ xe di chuyển trong khu vực nhà văn hóa.

- Quy định các xe ra vào phải để xe đúng nơi quy định.

c. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Tại khu vực nhà văn hóa, nhà vệ sinh, sân thể thao … bố trí mỗi vị trí đặt 1 thùng có thể tích từ 20-50 lít/thùng nắp đậy kín.

- Thu gom rác: Hàng ngày bộ phận lao công của nhà văn hóa sẽ thu gom rác từ các khu vực khác nhau về khu vực tập kết rác phía Tây nhà văn hóa. Khu vực tập kết rác thiết kế thông thoáng với tường bao và mái che, nền chống thấm. Nhà văn hóa sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý đến thu gom vận chuyển, xử lý, tần suất thu gom 1 lần/ngày.

d. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Dự án thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu chứa và xử lý theo theo đúng hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật BVMT và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT.

+ Chủ dự án bố trí 01 kho chứa CTNH có diện tích 7m2. Kho có tường bao kín, nền đổ bê tông có mái che lợp tôn. Kho có khóa, bên ngoài có biển báo CTNH theo đúng quy định. Trong kho bố trí các thùng chứa để thu gom CTNH. Các thùng chứa phải được dán tên loại chất thải, mã CTNH theo quy định.

e. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường.

- Hệ thống thoát nước

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường cống thu gom nước mưa, nước thải, hệ thống hố ga và bể xử lý nước thải để có phương án xử lý kịp thời.

+ Chủ đầu tư quy định tải trọng của xe lưu thông ra vào nhà văn hóa để tránh hư hỏng, sập, gẫy đường cống cấp, thoát nước.

- Phòng ngừa cháy nổ:

+ Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+ Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định đặt tại các vị trí dễ cháy nổ để thuận tiện sử dụng khi xảy ra sự cố;

+ Thường xuyên tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và giáo dục các kiến thức về phòng chống cháy nổ cho người dân địa phương.

- Phòng chống thiên tai: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lụt; Thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn các đường dây tải điện, đặc biệt khi có tin bão có thể xảy ra trên địa bàn; Xây dựng hệ thống chống sét, nối đất tại nhà văn hóa.

Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao và hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án 

Chương trình quản lý, giám sát môi trường.

4.1. Giai đoạn xây dựng

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí cuối hướng gió ưu tiên gần khu dân cư (phía Đông, phía Bắc dự án).

+ Thông số giám sát: Tiếng ồn, tổng bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO.

+ Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm).

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

4.2. Giai đoạn vận hành

* Giám sát nước thải:

- Vị trí quan trắc giám sát: 01 mẫu nước thải tại hố ga sau bể xử lý nước thải tập trung, trước khi chảy ra rãnh thoát nước kh vực với thông số quan trắc, giám sát: Lưu lượng nước thải đầu ra (m3/ngày.đêm), pH, BOD5, TSS,  sunfua, amoni, nitrat, tổng các chất hoạt động bề mặt, phosphat, tổng coliform.

- Tần suất quan trắc giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt ( Cmax=C x K, K =  1,2 do diện tích dự án <10.000m2).

* Giám sát chất thải rắn:

- Vị trí quan trắc, giám sát: Khu vực thu gom, tập kết tạm thời xe vận chuyển CTR.

- Nội dung giám sát: Giám sát khối lượng, chủng loại; biện pháp phân loại, thu gom CTR...

 - Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

V. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.

Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Nội dung cam kết thực hiện những nội dung sau:

- Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ đã thể hiện những nội dung bảo vệ môi trường nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý nước thải và các biện pháp giảm thiểu khác nêu trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cam kết xử lý đạt các quy chuẩn hiện hành về môi trường do trung ương và địa phương quy định.

- Cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố về môi trường.

- Cam kết xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT (B)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương đương khi có thay đổi

Quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao và hồ sơ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án 

 
 
 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha