Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch, thương mại

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái

  • Mã SP:DTM KDL ST
  • Giá gốc:155,000,000 vnđ
  • Giá bán:150,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu du lịch sinh thái  nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch, thương mại

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix

MỞ ĐẦU 10

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 10

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 10

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 10

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 11

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 11

2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án. 11

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 12

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 13

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13

3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 13

3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường 13

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14

CHƯƠNG 1 18

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 18

1.1. TÊN DỰ ÁN 18

1.2. CHỦ DỰ ÁN 18

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 18

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 20

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 20

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 21

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 23

CHƯƠNG 2 37

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 37

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 37

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 37

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 37

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 38

2.1.3 Điều kiện thủy văn 42

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 43

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 46

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 46

2.2.1 Điều kiện về kinh tế 46

2.1.2. Văn  hóa xã hôi 47

2.1.3 Về Quốc phòng – An ninh: 50

CHƯƠNG 3 52

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 52

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 52

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 52

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 56

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án.

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án .

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO .

CHƯƠNG 4 79

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC  VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 79

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 79

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 79

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 80

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 90

4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 99

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 

4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 99

4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 105

CHƯƠNG 5 108

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 108

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 108

5.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 108

5.1.2. Giáo dục đào tạo môi trường 118

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 118

5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn tiền thi công 118

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 118

5.2.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 119

CHƯƠNG 6 119

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 121

6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 121

6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 121

6.2.1. Ý kiến của UBND 121

6.2.2. Ý kiến của UB MTTQ 122

6.2.3. Ý kiến của người dân nơi ảnh hưởng trực tiếp tới dự án 122

6.2.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn 122

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 123

1. KẾT LUẬN 123

2. KIẾN NGHỊ 124

3. CAM KẾT 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHỤ LỤC 127

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1. TÊN DỰ ÁN

LÀNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ NGHỈ DƯỠNG 

2. CHỦ DỰ ÁN

- Chủ dự án    : CÔNG TY CỔ PHẦN MP PHU QUỐC

- Đại diện    : Ông Trần Đăng Hạnh ; Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ    : xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;

- Điện thoại    :  0909170641

3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Vị trí khu đất thực hiện dự án Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng C thuộc Khu phức hợp Bãi Trường tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi ranh giới xác định như sau:

- Phía Bắc giáp: Dự án của Công ty TNHH Đầu tư địa ốc ;

- Phía Đông giáp: Đường Vòng quanh đảo.

- Phía Nam giáp: Dự án Công ty Cổ phần Trường Thiên Phú  và dự án Nhà Khách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

- Phía Tây giáp: Biển.

4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

a. Quy mô diện tích

- Khu đất đầu tư có diện tích 84,2071ha với chức năng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, vui chơi giải trí, kết hợp với các dịch vụ du lịch, thương mại mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước...

b. Hiện trạng mặt bằng

- Hiện trạng khu vực dự án còn nguyên sơ, chủ yếu là đất cây tạp tự nhiên, bãi cát mặt biển, một ít đất trồng dừa ven biển..còn lại là đất xây dựng công trình và đất giao thông chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Khu vực đất quy hoạch xây dựng có 10 căn nhà tạm, tập trung chủ yếu ven biển và ven đường đất đỏ hiện hữu đi ngang qua khu quy hoạch, không có công trình văn hóa, công trình tôn giáo có giá trị văn hóa lịch sử

 

Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng công trình

1.244

0,15

2

Đất cây tự nhiên

608.338

74,00

3

Đất trồng dừa

13.102

1,59

4

Đất hỗn hợp cây cỏ cao + cây bụi

162.781

19,80

5

Đất bãi cát

9.521

1,16

6

Mặt biển

18.502

2,25

7

Giao thông

8.583

1,04

TỔNG CỘNG

842.071

100,00

 

c. Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 822.071m2 và được phân khu chức năng như sau:

Bảng 2. Tổng hợp diện tích toàn khu

STT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ (%)

1

Đất dịch vụ du lịch

130.363

15,82

2

Đất resort nghỉ dưỡng

173.572

21,11

3

Đất biệt thự

60.379

7,35

4

Đất cây xanh – mặt nước

266.465

32,42

5

Đất hạ tầng kỹ thuật

1.923

0,23

6

Đất giao thông + bãi xe

138.217

16,81

7

Đất hành lang biển + cầu tàu

51.434

6,26

TỔNG CỘNG

822.071

100,00

d. Các công trình phụ trợ

- Hệ thống  giao thông:

- Đường giao thông đối ngoại: đường vòng quanh đảo (ký hiệu mặt cắt 1-1), đường trung tâm Bãi trường (ký hiệu mặt cắt 2-2), đường nhánh số 3 (ký hiệu mặt cắt 3-3), đường D1 (ký hiệu mặt cắt 4-4), đường D8 (ký hiệu mặt cắt 8-8).

- Đường giao thông nội bộ: gồm các đường N1, N2, D2, D3, D4, D5, D6, D7.

- Quy hoạch cấp điện

- Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện chung của đảo, dự kiến đấu nối trên tuyến cấp điện trung và hạ thế của khu vực.

- Sử dụng toàn bộ hệ thống cáp ngầm trung và hạ thế.

- Quy hoạch cấp nước

+ Giai đoạn ngắn hạn: sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ (nếu chưa có nước máy);

+ Giai đoạn dài hạn: đầu nối mạng lưới với tuyến ống cấp nước dẫn về từ 4 nhà máy nước Rạch Rá, Suối Lớn, Cửa Cạn và Dương Đông thông qua đường ống chính D300 & D200 nằm trên đường vòng quanh đảo đoạn An Thới – Cửa Lấp và đường trục chính Bãi Trường.

v Nhu cầu sử dụng nước:

Theo Quyết định 1450/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Châu Âu thuộc Khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy mô 799.810m2 – tỷ lệ 1/500

- Du lịch : 300 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước sinh hoạt nhân viên : 200 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước phục vụ khách vãn lai : 120 lít/ người/ ngày. đêm

- Nước phục vụ nhà hàng : 50 lít/ người/ ngày. đêm

- Công trình công cộng, TM – DV: 2 lít/ m2/ sàn. ngày. đêm

- Tưới cây, thảm cỏ… : 3 lít/ m2/ ngày. đêm

- Rửa đường : 0,5 lít/ m2/ ngày. đêm

- Nước chữa cháy : 15 lít/s, số lượng đám cháy là 02

Bảng 3. Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của dự án

Stt

Đối tượng dùng nước

Quy mô

Tiêu chuẩn cấp nước

Lưu lượng (m3)

Diện tích (m2)

Diện tích sàn (m2)

Số giường

Số người

1

Khách lưu trú

 

 

1.440

2.880

300 (l/ng.ngày.đêm)

864

 

+ Khách sạn 4 sao

40.570

 

550

1.100

+ resort nghỉ dưỡng 5 sao

111.059

 

522

1.044

+ resort nghỉ dưỡng 4 sao

62.513

 

368

736

2

Khách vãng lai

 

 

434

434

120 (l/ng.ngày.đêm)

52,08

3

Nhân viên phục vụ

 

 

1.686

1.686

200 (l/ng.ngày.đêm)

337,2

4

Nhà hàng – nhà ăn

 

 

 

5.000

50 (l/ng.ngày.đêm)

250

5

Đất công trình công cộng – TMDV

89.493

260.900

 

 

2,0

(l/m2/sàn.ngày.đêm)

521,8

6

Đất cây xanh

198.186

 

 

 

3

(l/m2.ngày.đêm)

594,56

7

Đất giao thông

132.217

 

 

 

0,5

(l/m2.ngày.đêm)

61,11

Qcung cấp

2.680,75

Nước rò rỉ dự phòng

20% Qcung cấp

536,15

8

Nước phòng cháy chữa cháy

 

 

 

 

15 lít/giây, n=2, t=3(h)

324

Tổng lưu lượng sử dụng ngày đêm:

3.540,9

 

Vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án là 3.540,9m3/ngày.đêm, làm tròn 3.541m3/ngày.đêm. Trong đó, nước tưới cây và rửa đường được tận dụng lại từ lượng nước thải sau xử lý nhằm tiết kiệm nguồn nước cấp.

- Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế, xây dựng tách riêng với hệ thống thoát nước thải và hoạt động theo chế độ tự chảy. Nước mưa được thu gom bằng các mương bê tông và các tuyến cống nội bộ nằm dọc theo trục giao thông và đấu nối thoát nước vào cống thoát nước chính ra hồ cảnh quan và ra biển.

Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước thải:

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT):

Tổng lượng nước thải phát sinh của dự án ước tính khoảng 1.670m3/ngày.đêm (xem cụ thể chương 3)

Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với lưu lượng 2.000m3/ngày.đêm để xử lý lượng nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tại mỗi công trình phải có bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi đưa vào HTXLNT tập trung

Hệ thống thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý cục bộ tại các công trình bằng bể tự hoại được thu gom về trạm xử lý bằng các tuyến đường ống HDPE. Trong giai đoạn đầu, nước thải được thu gom tập trung về trạm xử lý của dự án để xử lý đạt quy chuẩn theo quy định rồi thoát ra nguồn tiếp nhận. Giai đoạn sau được đấu nối vào tuyến cống thu gom nước thải chung để đưa về khu xử lý nước thải chung của khu vực xử lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng nước thải sau khi xử lý.

- Vệ sinh môi trường và quản lý, thu gom chất thải rắn

Rác thải được phân loại tại nguồn và thu gom về điểm tập kết rác được bố trí trong ở từng khu, sau đó được đưa về trạm trung chuyển rác thải chung nằm gần hệ thống XLNT tập trung của dự án và hợp đồng với đơn vị thu gom rác của huyện để thu gom xử lý.

II. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG

Các tác động chính trong công tác chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị xây dựng của dự án là:

- Bụi, chất thải rắn từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án và làm thay đổi địa hình địa mạo khu đất cũng như cảnh quan khu vực.

- Bụi, khí thải từ việc san lấp mặt bằng và các xe vận chuyển cát san lấp

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực san lấp cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.

Các tác động từ chất thải rắn

(1) Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt và một phần nhỏ là rác thải nguy hại thông thường.

Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ:

- Rác thải sinh hoạt từ hoạt động của du khách và nhân viên làm việc trong dự án như các loại thức ăn thừa, bao bì, giấy các loại, túi nilông, vỏ lon nước giải khát, vải sợi, ...

- Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật từ dự án: lá cây, cành cây khô, …

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải không nguy hại của dự án phát sinh không đa dạng về thành phần, chủ yếu là các loại rác không độc hại như: Các loại bao bì, thức ăn thừa, nylon, vỏ lon nước giải khát, giấy các loại, vỏ trái cây, vải sợi, lá cây, cành cây, …

Với số lượng ước tính (Theo Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2014 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thuộc Khu Phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy mô 84,2071ha) như sau:

- Rác thải : 2kg/ người/ ngày

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là:

Bảng 3.29 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự án

Stt

Thành phần CTR

Tiêu chuẩn

Quy mô

Khối lượng

1

Du khách và nhân viên

2 kg/người.ngđ

5.000 người

10 Tấn/ngày.đêm

3

CTR công cộng

20%

 

2 Tấn/ngày.đêm

Tổng cộng:

12 Tấn/ngày.đêm

=> Vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của dự án là khoảng 12tấn/ngày.đêm.

- Lượng rác thải này thành phần chủ yếu là chất hữu cơ phải được thu gom và xử lý hợp lý nếu không khi rác thải sinh hoạt bị phân hủy sẽ phát sinh ra các khí gây nên mùi hôi, thối (H2S, mercaptan), gây tác động đến chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực dự án.

- Các loại chất thải như: nhựa, nylon, kim loại, ... khi thải vào môi trường sẽ khó phân huỷ sinh học, làm mất mỹ quan, tích tụ trong đất, nguồn nước. Về lâu dài, các chất này sẽ bị phân huỷ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại, ... làm ô nhiễm đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật trên cạn và dưới nước.

Theo Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường, thành phần CTR sinh hoạt có thể tham khảo trong bảng sau:

Bảng 3.30 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Stt

Thành phần

% khối lượng ướt

1

Rác thực phẩm

75,.86

2

Giấy

5,33

3

Carton

0,12

4

PE

5,71

5

Nhựa

2,92

6

Mốp xốp

0,17

7

Thủy tinh

2,38

8

Sắt

0,97

9

Thiếc

0,42

10

Nhôm

0,02

11

Bông băng

0,50

12

Vải

1,68

13

Da

0,27

14

Sành sứ

0,16

15

Thành phần khác

3,49

Tổng cộng

100

 

(Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường, 2006)

(2) Chất thải nguy hại

Hoạt động của dự án cũng phát sinh một lượng nhỏ chất thải nguy hại như: pin, acquy, dầu mỡ thải, bóng đèn hư, vỏ chai thuốc dưỡng cây, chai xịt mùi/ xịt muỗi, hay các thiết bị lưu chứa nguyên vật liệu có chứa thành phần nguy hại… Lượng rác thải này không nhiều (chỉ khoảng 15 – 20 kg/tháng) nhưng khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, gây tác hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Do vậy, dự án phải phân loại, dán dãn đối với từng loại chất thải và định kỳ 1 năm hợp đồng đơn vị chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.Ước tính số lượng chất thải phát sinh khi dự án hoạt động như sau:

Bảng 3.31  Danh mục các chất thải nguy hại

Stt

Dạng chất thải

Khối lượng (kg/tháng)

1

Pin, ắcquy

4

2

Giẻ lau dích dầu mỡ

5

3

Bóng đèn hư

3,0

4

Vỏ chai thuốc dưỡng cây

1,5

5

Vỏ chai xịt mùi/muỗi

1,5

6

Các thiết bị chứa thành phần nguy hại khác.

1,0

Tổng cộng

16

 

 IV – Tác động đến tài nguyên sinh học

(1) Hệ sinh thái trên cạn

Hoạt động của dự án có tác động làm biến đổi thảm thực vật của khu vực vì phải phát bỏ cây cối xây dựng công trình. Tuy nhiên, mật độ cây xanh được giữ lại và trồng thêm rất lớn được bố trí trong khu công viên cây xanh và các khu chức năng khác. Ngoài ra, khu vực dự án chủ yếu là các loại cây tạp, cây bụi với mật độ thưa, không có các loại thực vật đặc thù, quý hiếm; không có giá trị kinh tế; không có các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Vì vậy, tác động của dự án đến hệ sinh thái trên cạn là không lớn.

(2) Hệ sinh thái dưới nước

Trong quá trình xây dựng, hệ sinh thái nước bị tác động do những chất thải ra từ việc thi công, chất thải từ sinh hoạt,…

Chất thải do hoạt động của dự án có khả năng tác động tới các hệ sinh thái dưới nước như:

- Nước thải làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS và các chất dinh dưỡng) trong nguồn nước khu vực gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh của con suối chảy qua khu vực dự án.

- Chất thải rắn nếu rơi vãi vào môi trường nước một phần sẽ phân hủy làm suy giảm chất lượng nước, gây ảnh hưởng đến đời sống hệ thủy sinh trong khu vực, một phần chất thải trơ sẽ không thể phân hủy gây cản lưu thông, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên.

Nhìn chung quy mô tác động trên không lớn do hệ sinh thái tại khu đất dự án nghèo nàn, số lượng động thực vật tương đối ít, không có loài có giá trị cao hay cần được bảo vệ. Tuy nhiên, những tác động đến chất lượng nước mặt của khu vực cũng như cảnh quan khu vực là rất quan trọng. Vì thế, Chủ đầu tư cần phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu để các tác động đến hệ sinh thái trong khu vực.

V – Tác động do hoạt động du lịch trên biển

Hoạt động của khách du lịch trên biển như: dạo biển, tắm biển, hóng mát, du lịch bằng du thuyền trên biển … sẽ phát sinh một số tác động đến môi trường nước bãi biển Bãi Trường và vùng hành lang ven biển:

- Khuấy động vùng bờ biển của khu vực, làm tăng độ đục của nguồn nước.

- Rác thải.

- Thay đổi cảnh quan khu vực.

 

 

 

3.1.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải của dự án bao gồm :

Bảng 3.32  Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá trình hoạt động của dự án

Stt

Nguồn gây tác động

01

Tiếng ồn

02

Tác động đến kinh tế - xã hội của khu vực

 

(1) Tiếng ồn

Khi dự án hình thành sẽ tập trung nhiều nguồn gây ồn. Nếu không được quản lý tốt, tiếng ồn có thể là nguồn ô nhiễm hàng ngày tại đây, tiếng ồn có thể kéo dài từ sáng sớm tới gần chiều tối và ảnh hưởng chính du khách đến dự án.

- Mức ồn liên quan đến số lượng du khách, số lượng phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực dự án … khoảng cách bố trí cơ sở hạ tầng các dịch vụ của dự án như khu thương mại, vui chơi giải trí, các công trình công cộng….

- Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội tại một số khu dân cư thì mức ồn dao động từ 40 – 68 dBA tùy vị trí. Nhìn chung, mức ồn đối với dạng hoạt động là khu du lịch sinh thái của dự án thì đạt tiêu chuẩn cho phép.

 (2) Tác động đến kinh tế -  xã hội

a. Tác động tích cực:

- Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như của huyện Phú Quốc.

- Việc đầu tư xây dựng dự án có hiệu quả lớn về mặt xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và phù hợp với định hướng phát triển của Phú Quốc.

- Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng thuế, và các thu nhập dịch vụ liên quan.

- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

- Tạo được công trình hạ tầng thẩm mỹ cho đảo Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, an sinh xã hội  của huyện đảo.

b. Tác động tiêu cực:

Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt mà dự án mang lại, đồng thời cũng làm phát sinh những vấn đề xã hội cần phải giải quyết như:

- Sự tập trung lớn mật độ người làm tăng thêm khả năng tác động đến an ninh trật tự khu vực.

- Phát sinh một số tệ nạn kèm theo.

- Ảnh hưởng đến việc cung cầu nhu yếu phẩm trên đảo.

3.1.4 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra

3.1.4.1 Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng

Các rủi ro gây nên sự cố môi trường, bao gồm cả các yếu tố có (hoặc không) liên quan trực tiếp đến chất thải trong giai đoạn xây dựng như:

- Các sự cố chập điện, tai nạn lao động, giao thông, cháy nổ nguyên nhiên liệu…  Các rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự bất cẩn hoặc các thiết bị điện máy móc không được kiểm tra định kỳ.

- Các tác nhân về bụi và khí thải vào những thời điểm cụ thể hoạt động với khối lượng và cường độ cao. Khi đó, các thông số phát thải có khả năng vượt mức so với tiêu chuẩn cho phép hiện hành. Sự phát sinh các rủi ro này thường do các nguyên nhân về kỹ thuật và tính đồng bộ của hệ thống thiết bị.

 Các sự cố trên nếu xảy ra sẽ gây hậu quả về tính mạng, tài sản và môi trường. Vì vậy, Cơ sở chủ quản cần phải thực hiện tốt các quy định, quy tắc an toàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ trên.

3.1.4.2 Những rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động

Trong quá trình hoạt động của dự án những rủi ro và sự cố môi trường có thể xảy ra là :

(1) Tai nạn giao thông

Hoạt động của dự án kéo theo sự tăng mật độ phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực. Từ đó, có thể làm tăng tai nạn giao thông như:

- Người điều khiện phương tiện không cẩn thận, không tuân thủ nguyên tắc an toàn giao thông.

- Phương tiện không an toàn khi sử dụng.

- Chuyên chở quá tải qui định.

Sự cố tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Từ đó, có thể làm gia tăng tai nạn giao thông của khu vực. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được.

(2) Sự cố cháy nổ:

Sự cố cháy nổ là một sự cố phải đặc biệt được chú trọng phòng ngừa và có biện pháp PCCC hữu hiệu của một khu dân cư vì đây là nơi tập trung nhiều người, nếu cháy xảy ra sẽ gây thiệt hại về tính mạng con người rất lớn. Vì thế, sự cố cháy nổ là một vấn đề hết sức quan trọng của dự án và cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể. Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ như sau:

- Các sự cố về các thiết bị điện: dây trần, động cơ, quạt, máy lạnh,…bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy nổ.

- Bất cẩn trong việc lưu trữ nhiên liệu.  

- nhân viên, du khách không thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy.

- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ.

Các sự cố vừa nêu nếu xảy ra sẽ gây hậu quả lớn về tính mạng, tài sản và môi trường. Do đó, chủ dự án cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy tắc an toàn trong quá trình làm việc nhằm hạn chế đến mức triệt tiêu các nguy cơ trên.

 (3) Dịch bệnh:

Dự án là một khu dịch vụ du lịch tập trung đông du khách nên có thể xảy ra các sự cố về dịch bệnh do: nguồn thực phẩm, nước uống không an toàn về vệ sinh, các dịch bệnh lây lan từ nơi khác, … Vì vậy, vấn đề về y tế cũng cần được quan tâm chu đáo.

(4) Sự cố tai nạn chết đuối:

Khu vực bãi tắm biển có thể xảy ra trường hợp tai nạn chết đuối dẫn đến thiệt hại về tài sản, tính mạng con người. Trong quá trình tắm biển các tai nạn như: trượt chân, chuột rút, du khách đi ra khỏi khu vực quy định được tắm hoặc không tuân thủ các nội quy bãi biển… sẽ dẫn đến tai nạn dưới nước.

Ngoài ra, dự án cũng có hoạt động của du thuyền, hoạt động không an toàn của du thuyền như: chở quá số lượng du khách, các thiết bị trên thuyền không đảm bảo kỹ thuật, không trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố chết đuối.

Vì vậy, chủ dự án cần có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa sự cố này và thường xuyên giám sát du khách để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

(5) Rủi ro do thiên tai:

Khu vực dự án thuộc đảo Phú Quốc, không thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lốc xoáy, sóng thần…

Tuy nhiên, do tính chất là huyện đảo nên các rủi ro thiên tai trên hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, chủ dự án phải có biện pháp ứng phó với thiên tai để bảo vệ tính mạng và tài sản cho du khách và nhân viên làm việc tại dự án.

(6) Sự cố hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải có thể xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và có thể ngưng hoạt động trong thời gian ngắn để xử lý sự cố, cụ thể như sau:

- Sự cố điện hệ thống hoặc sự cố thiết bị làm ngưng hoạt động toàn hệ thống, hoặc ngưng cục bộ từng bể.

- Nghẹt bơm bể gom dẫn đến tràn bể gom.

- Nhân viên vận hành không vận hành liên tục dẫn đến chết vi sinh, hệ thống hoạt động không hiệu quả.

- Mưa quá lớn làm tăng lưu lượng vượt công suất thiết kế làm hệ thống hoạt động không hiệu quả.

Các sự cố trên, khi xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến xấu đến chất lượng nước thải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ có các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố thích hợp.

Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha