Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn

Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Mã SP:DTN nuoc sach
  • Giá gốc:250,000,000 vnđ
  • Giá bán:245,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn

I. Thông tin chung:

1.1.Tên dự án:

Đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng nhà máy nước sạch Yên Lộc

1.2. Tên chủ dự án

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần nước sạch 

- Đại diện chủ đầu tư : ông      Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Trụ sở: S, khu đô thị Hòa , ph, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

1.3. Vị trí địa lý của dự án:

Khu vực thực hiện dự án đã được quy hoạch tại xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Vị trí thửa đất số 18 tờ bản đồ số 23 (bản đồ địa chính xã Yên Lộc lập năm 1998). Tổng diện tích thực hiện dự án 17.374,2m2 trong đó diện tích phần mở rộng là 8.000m2.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

+ Phía Đông giáp ruộng lúa; cách khu dân cư xóm 12, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên khoảng 300m.

+ Phía Bắc giáp ruộng lúa; cách khu dân cư xã Yên Lộc, huyện Ý Yên khoảng 100m.

+ Phía Tây giáp ruộng lúa xã Yên Lộc, cách khu dân cư xóm 13 xã Yên Lộc, huyện Ý Yên khoảng 20m.

+ Phía Nam giáp đất lưu không của đê sông Đào.

1.4. Mục tiêu đầu tư:

- Nâng cao hiệu quả khai thác quỹ đất chuyển đổi từ nông nghiệp, đảm bảo không đầu tư dàn trải, lãng phí đất.

- Mở rộng khu vực sản xuất, nâng công suất xử lý nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn của 9 xã (Yên Lộc, Yên Lương, Yên Nhân, Yên Phúc, Yên Cường, Yên Thắng, Yên Trị, Yên Đồng, Yên Ninh) và các cụm công nghiệp đọc đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

1.5. Quy mô, công suất dự án

* Quy mô dự án: Đây là Dự án mở rộng. Tổng diện tích mặt bằng của dự án sau khi mở rộng, bổ sung là 10.374,2m2.

* Công suất dự án:

- Nâng công suất thiết kế của nhà máy nước từ 12.000 m3/ngày lên 16.000 m3/ngày (giai đoạn 2022-2024). Sản phẩm của dự án: là nước sạch phục vụ sinh hoạt  đạt tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế quy định.

* Công nghệ sản xuất dự án:

Sơ đồ: Quy trình vận hành, khai thác nước của nhà máy

Dự án nhà máy sản xuất nước sạch và hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn
 

Nội dung chính của dự án

2.1. Các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục công trình

Kích thước

Diện tích xây dựng (m2)

Ghi chú

Dài

Rộng

A

Hạng mục công trình đã được xây dựng trong khuôn viên nhà máy

1

Tường bao

 

 

 

Giữ nguyên

2

Cổng

 

 

 

3

Nhà quản lý số 1

11,4

6,9

74,65

4

Nhà ở công nhân

13,5

6

96,24

5

Nhà bơm cấp II số 1

10,5

6,9

70,84

6

Nhà bơm cấp II số 2

7

4,5

35,43

7

Bể lắng

12,6

6,3

85,15

8

Bể lắng lọc số 1

12,5

8,97

105,29

9

Bể lắng lọc số 2

12,5

8,97

105,29

10

Bể lọc tự rửa

7,3

7,3

40,49

11

Bể chứa số 1

12

12

156,36

12

Bể chứa số 2

13,5

13,5

189,06

13

Nhà hóa chất số 1

8

5,2

47,09

14

Hố thu bùn số 1

10,5

10,25

112,88

15

Sân phơi bùn số 1

13

10

137,91

16

Nhà kho, xưởng

9,9

5

54,53

17

Rãnh thoát nước

 

 

125

18

Nhà để xe

7,5

2

15

19

Sân đường bê tông

 

 

1.282,5

20

Đất trồng cây

 

 

1533,69

21

Trạm biến áp

3

2

6

22

Trạm bơm nước thô

 

 

100

Cộng

 

 

 

4.374,2

 

B

Các hạng mục công trình xây mới, bổ sung

I

Giai đoạn 2022-2024

1

Nhà quản lý

 

 

204,69

Xây mới

2

Bể lắng lọc 3 (200m3/h)

 

 

105,29

3

Bể chứa 3 (1000m3)

 

 

238,7

4

Bể chứa bùn 2

 

 

112,88

5

Sân phơi bùn 2

 

 

137,91

6

Rãnh thoát nước

 

 

135

7

Sân đường bê tông

 

 

2.300,97

8

Đất trồng cây

 

 

1.800,07

9

Trạm biến áp

 

 

6

II

Giai đoạn tiếp theo (dự phòng)

1

Nhà bơm cấp II

 

 

81,97

Dự phòng

2

Bể lắng lọc 4

 

 

105,29

3

Bể chứa 4

 

 

238,7

4

Nhà hóa chất 2

 

 

47,09

5

Nhà kho xưởng

 

 

54,53

Cộng

 

 

 

6.000

 

Tổng

 

 

 

10.374,2

 

 

2.2. Nguyên liệu sử dụng trong dự án

a. Trong giai đoạn thi công xây dựng

Diện tích san nền 6.000m2, cos san nền 1,2m.  Toàn bộ khu vực được đắp bằng cát đen và đất đào tận dụng đầm chặt K= 0,85. Tổng khối lượng cát san lấp mặt bằng khoảng 4.836,9m3 và được vận chuyển về dự án bằng đường bộ.

b. Trong giai đoạn dự án đi vào khai thác sử dụng

* Nguồn cấp nước: Công ty sử dụng nguồn nước sạch được sản xuất trực tiếp ở nhà máy nước Yên Lộc để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt.

STT

Nhu cầu dùng nước

Quy mô

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ng.đêm)

1

Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy

30 người

3

2

Nước cấp tưới cây

3.864,67m2

5,8

 

Tổng cộng

 

8,8

 

* Nguồn cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất và hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong nhà máy được cấp bởi Điện lực huyện Ý Yên. Căn cứ theo hóa đơn tiền điện 8 tháng đầu năm 2022, ước tính nhu cầu sử dụng điện như sau:

STT

Danh mục

Đơn vị

Khối lượng sử dụng

Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn nâng công suất từ 12.000 lên 16.000 m3/ngày.đêm

Giai đoạn nâng công suất từ 16.000 lên 20.000 m3/ngày.đêm

1

Điện

Kw/tháng

83.440

111.254

139.067

 

III. Các tác động đến môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư.

3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh 

A, Giai đoạn thi công

-  Nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 1,2m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

+ Nước thải xây dựng: Nước thải phát sinh từ quá trình rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng phát sinh khoảng 3 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: TSS,…

   - Khí thải: Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công, từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, bùn, đất thải. Thành phần khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx,..

   - Chất thải rắn thông thường:

+  Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân xây dựng với khối lượng khoảng 16 kg/ngày. Thành phần: thực phẩm, thức ăn thừa, giấy vụn, bìa carton, ...

+ Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, khối lượng phát sinh khoảng 1,585 tấn/quá trình xây dựng. Thành phần: đất đá, nạo vét bùn, đào hố móng; bê tông, gạch, đá,..

+ Chất thải rắn từ hoạt động bóc tách tầng đất mặt đất lúa 02 vụ: Khối lượng đất bóc tách khoảng 715,1m3

   - Chất thải rắn nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng chủ yếu là dầu thải, chất thải nhiễm dầu từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án. Khối lượng phát sinh: giẻ lau dính dầu mỡ, bao bì sơn thải,… khoảng 10 kg;

B, Giai đoạn vận hành

   -  Nước thải:

+ Nước mưa chảy tràn với thành phần chủ yếu là chất rắn (đất, cát,...) bị cuốn trôi theo với tải lượng là:

1.863 (mm) x 10.374,2m2/1000 ≈ 19.327 m3/năm

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân phát sinh khoảng 3m3/ngày.đêm. Thành phần gồm: TSS; BOD5; COD; Amoni; Nitrat; Sunfua; Photphat; vi khuẩn,…

- Khí thải:

Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông của CBCNV. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx,..

- Chất thải :

+ Chất thải rắn sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng 24kg/ngày

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường: chất thải từ quá trình sản xuất khoảng 194m3/tháng và các chất thải khác (bao bì nylon, bìa caton,…) khoảng 100 kg/năm.

+ CTNH phát sinh khoảng 11 kg/năm.

3.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

a. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

* Hệ thống thu gom nước thải

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải được thiết kế tách riêng hoàn toàn với hệ thống đường cống thu gom và thoát nước mưa.

- Nước thải sinh hoạt được thu gom theo hệ thống ống nhựa D90 về bể xử lý lắng lọc cát, sỏi sau đó về bể khử trùng clo trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Nước thải sản xuất thu gom theo đường rãnh thoát nước chảy về bể thu bùn.

- Thiết kế hệ thống rãnh thoát nước thải sản xuất về hệ thống bể thu bùn, sân phơi bùn. Dọc theo tuyến rãnh có bố trí các ga lắng cặn. Tại những vị trí có đường ống thu gom nước thải từ nhà máy thoát ra, độ dốc lấy theo độ dốc dọc đường hoặc độ dốc tối thiểu nếu như độ dốc đường nhỏ hơn độ dốc tối thiểu của đường ống =1/D.

* Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy:

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày đêm. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý như sau:

 Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh® Bể tự hoại 3 ngăn® Bể lắng lọc cát, sỏi® Bể khử trùng clo ® Mương nội đồng

Nước thải tắm giặt... ® Bể lắng lọc cát sỏi để xử lý

Nước thải nhà ăn ® Hố ga tách mỡ ® Bể lắng lọc cát sỏi để tiếp tục xử lý

Nước thải sản xuất® Đường rãnh thu gom ® Bể thu bùn ® Bể khử trùng clo để tiếp tục xử lý

- Vị trí xả nước thải: mương nội đồng phía Đông dự án.

- Phương thức xả thải: tự chảy.

b. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý bụi, khí thải

* Giảm thiểu khí thải, hơi mùi phát sinh từ nhà hóa chất, kho hóa chất:

- Để giảm thiểu khí thải, hơi mùi phát sinh từ khu vực chứa hóa chất gây ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khuôn viên nhà máy: Tại nhà hóa chất và kho chứa hóa chất, các thùng chứa đều được đậy nắp kín và trong kho có lắp đặt hệ thống quạt thông gióđể đảm bảo không khí trong nhà kho được thông thoáng.

* Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nhà máy.

- Thường xuyên vệ sinh khu vực nhà máy sau mỗi ca làm việc.

- Quy định tốc độ xe di chuyển trong khu vực nhà máy.

- Quy định các xe ra vào phải để xe đúng nơi quy định.

- Trồng cây xanh với tổng diện tích khoảng 3.764,67m2 đạt tỷ lệ khoảng 36,29% tạo cảnh quan, điều hòa không khí.

c. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

- Nhà máy có trách nhiệm trong việc ban hành quy chế, nội quy về việc quản lý, thu gom rác thải.

- Thực hiện thu gom, phân loại chất thải phát sinh; Đối với rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường: công ty trang bị 02 thùng chứa 120 lít và 02 thùng chứa 60 lít có nắp đậy kín và đến cuối ngày được đội thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương vận chuyển đến nơi tập kết.

d. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Nhà máy thực viện việc phân loại, thu gom, lưu chứa và xử lý theo theo đúng hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật BVMT và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT.

+ Công ty bố trí 01 kho chứa CTNH có diện tích 4,9 m2. Kho có tường bao kín, nền đổ bê tông có mái che lợp tôn. Kho có khóa, bên ngoài có biển báo CTNH theo đúng quy định. Trong kho bố trí 05 thùng chứa 60 lít để thu gom CTNH. Các thùng chứa phải được dán tên loại chất thải, mã CTNH theo quy định.

+ Công ty thuê đơn vị có chức năng là Công ty CP đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC (theo hợp đồng kinh tế số 12123/2021/HĐKT/ETC ngày 15/12/2021 giữa Công ty CP nước sạch và VSNT tỉnh Nam Định và Công ty CP đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC); địa chỉ đường D1 (M2+M3), KCN Hòa Xá, phường Lộc Hòa, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

e. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường.

- Hệ thống thoát nước

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường cống thu gom nước mưa, nước thải, hệ thống hố ga và trạm xử lý nước thải để có phương án xử lý kịp thời.

+ Chủ đầu tư quy định tải trọng của xe lưu thông ra vào nhà máy để tránh hư hỏng, sập, gẫy đường cống cấp, thoát nước.

- Phòng chống sự cố về trạm xử lý nước thải tập trung

+ Thường xuyên theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát tính biến động của nước thải và các yếu tố bất thường liên quan đến quá trình xử lý nước thải của hệ thống.

+ Hàng ngày ghi chép, lưu giữ thông tin chính xác, đầy đủ trong Sổ nhật ký vận hành của trạm xử lý.

+ Khi thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào phải tiến hành kiểm tra, theo dõi và báo cho người có thẩm quyền của Công ty để có biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời.

- Phòng ngừa bệnh liên quan đến tác nhân nghề nghiệp: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị máy móc trong nhà xưởng. Đề ra nội quy về an toàn lao động trong quá trình vận hành các thiết bị máy móc và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động,…

- Phòng ngừa cháy nổ: Nhà máy thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định hiện hành. Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định; Lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn điện cho các thiết bị máy móc sản xuất; Định kỳ 6 tháng/lần sẽ tiến hành kiểm tra các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; Thường xuyên tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và giáo dục các kiến thức về phòng chống cháy nổ cho người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng nội quy PCCC nơi sản xuất, làm việc và phổ biến cho cán bộ, công nhân hiểu biết và nghiêm túc thực hiện.

- Phòng ngừa sự cố hóa chất: Thường xuyên kiểm tra hệ thống các quạt thông gió ở nhà hóa chất và kho chứa hóa chất để kịp thời khắc phục sự cố.

- Phòng chống thiên tai: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lụt;Thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn các đường dây tải điện, đặc biệt khi có tin bão có thể xảy ra trên địa bàn; Thành lập ban phòng chống bão lụt, triển khai các hoạt động cụ thể trong mùa mưa bão phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng hệ thống chống sét, nối đất tại xưởng sản xuất.

 
 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha