Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu

  • Mã SP:ĐTM THUYSAN
  • Giá gốc:155,000,000 vnđ
  • Giá bán:150,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu 

1.1. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 771/QĐ-CTT ngày 07 tháng 5 năm 2001 của Bộ TNMT về việc duyệt báo cáo ĐTM của dự án ĐTXD và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Phú Trung, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 597/QĐ-TNMT-QLMT ngày 09 tháng 08 năm 2007 của Sở Tài nguyên và môi trường về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.

- Công văn số  4048/GXN- TNMT- CCBVMT ngày  05 tháng 05 năm 2016 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc xác nhận hoàn thành các công trình Bảo vệ môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103000113 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/11/2006.

- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản Seajoco Tân Phú Trung” tại KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM số 4960/GXN-TNMT-CCBVMT do Sở Tài Nguyên và Môi trường – Uỷ ban nhân dân Tp.HCM cấp ngày 05/05/2016.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 41221000107 ngày 30/06/2015, do Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công ty Cổ phần nông nghiệp Hùng Hậu.

- Phụ lục biên bản thảo thuận số 33/PLBBTT-SCD và số 335/BBT-SCD về việc thuê đất của Công ty Cổ phần thuỷ sản số 1 với Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc tại KCN Tân Phú Trung.

1.2. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Dự án đầu tư “Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung”

- Kết quả đo đạc môi trường khu vực dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và thủ tuc xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến thủy sản

2.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.

 Thông tin về đơn vị tư vấn

· Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM

- Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh           Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 08. 22 142 126

- Email: minhphuongpmc1@yahoo.com.vn

2.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường

Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo các ĐTM tại bảng 0.1.

Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án

STT

Họ và tên

Chức danh/  Tổ chức

Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo

Nội dung phụ trách

trong quá trình ĐTM

Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM

A

Thành viên của Chủ dự án

1

Trần Minh Vinh

Trưởng ban dự án

Kỹ sư

Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM

 

2

Nguyễn Văn Quốc

TP. Kỹ thuật

Kỹ sư

Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM

 

B

Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM

1

Nguyễn Văn Thanh

 

Giám đốc

Quản lý dự án

Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM

 

2

Lê Thị Thùy Duyên

TP. QLMT

Th.S Kỹ Thuật môi trường

Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM.

Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực.

 

4

Võ Thị Bích Ty

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề

 

5

Hoàng Lê Minh Hằng

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề

 

6

Vũ Thị Là

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề

 

7

Trương Nhật Tân

Chuyên viên

ThS. Kỹ thuật Môi trường

Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề

 

8

Phan Văn Thanh

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

Chuyên gia quan trắc, xử lý số liệu

 

Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư.

- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án.

- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.

- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.

- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.

- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.

- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.

- Bước 8: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án.

- Bước 9: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;

- Bước 10: Trình thẩm định báo cáo ĐTM.

- Bước 11: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.

- Bước 12: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.

3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:

3.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản

4.1.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác.

- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.

- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.

4.1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê

Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.

Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.

- Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.

- Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.

Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.

4.1.3. Phương pháp đánh giá nhanh báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản

Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.

4.1.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để ĐTM.

4.1.5. Phương pháp dự báo

Dựa vào các số liệu đã tính toán, khảo sát, dự báo về các tác động liên quan tới môi trường của dự án: dự báo cường độ xe chạy; dự báo về hàm lượng bụi phát sinh, dự báo về ảnh hưởng của độ ồn, độ rung và các tác động liên quan đến kinh tế, xã hội khác.

Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.

4.1.6. Phương pháp ma trận

Các số liệu tính toán được sắp xếp theo ma trận để dễ cho việc tính toán và so sánh. Sắp xếp mức độ ô nhiễm về khí thải, nước thải,… Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.

4.1.7. Phương pháp mô hình hoá

Một số thông tin được mô hình hóa để biểu thị rõ hơn, như mô hình mô phỏng độ ồn ảnh hưởng theo khoảng cách, từ đó nhận định, đánh giá chính xác hơn. Mô hình này được sử dụng trong chương 3 của Báo cáo.

3.2. Các phương pháp khác

4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát hiện trạng là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện,…

Tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thuỷ văn và trầm tích phục vụ thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án.

Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu, đường giao thông, đường thuỷ khu vực để có cơ sở nghiên cứu đánh giá.

4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin về dự án, môi trường tự nhiên và xã hội khu vực thực hiện từ chủ đầu tư, UBND xã, huyện và các cơ quan quản lý nhà nước.

4.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án.

Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấy ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…

4.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm,… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan.

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án  MỞ RỘNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN HÙNG HẬU, CÔNG SUẤT 3.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM

1.2. Chủ dự án

· Chủ dự án: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu (Tên cũ: Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 1)

- Địa chỉ liên hệ: 1004A Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

- Đại diện chủ đầu tư: Từ Thanh Phụng Chức vụ: Tổng GĐ

- Điện thoại:  (08) 9741135 - 9741136                    Fax: (08) 8643925

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí địa lý

Dự án xây dựng nhà máy đặt tại lô đất số C2-1 của Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. HCM với tổng diện tích 21.868,3 m2 (biên bản thỏa thuận: phụ lục đính kèm).

- Trục phía Tây: giáp đường đất hiện hữu kênh thủy lợi số 3

- Trục phía Đông: giáp lô C2-3, Khu C, KCN Tân Phú Trung

- Trục phía Bắc: giáp đường Đ4, Khu C, KCN Tân Phú Trung

- Trục phía Nam: giáp lô C2-2, Khu C, KCN Tân Phú Trung

Tọa độ địa lý (VN:2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) của khu đất xây dựng dự án như sau:

Bảng 1.1: Tọa độ địa lý các điểm góc của khu đất

Điểm góc

Tọa độ địa lý

X (m)

Y (m)

Z (m)

1

1208314.88

585800.71

154.52

2

1208160.68

585810.63

155.13

3

1208152.34

585655.73

149.42

4

1208300.86

585672.08

11.43

5

1208308.70

585680.40

120.47

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và thủ tuc xin cap giấy phép môi trường cho dự án nhà máy chế biến thủy sản

1.4.6.1. Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ dự án

 Trong giai đoạn xây dựng

Căn cứ vào quy mô các hạng mục công trình và giải pháp thiết kế các hạng mục của Dự án. Căn cứ theo thuyết minh, có bảng dự toán khối lượng nguyên vật liệu chính sử dụng trong thi công được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong thi công

STT

Loại nguyên vật liệu

ĐVT

Khối lượng

Nguồn lấy vật liệu

1

Đất đào

m3

3.609

Tại chỗ

2

Đất đắp

m3

1.516

3

Cát

m3

3.771

Tp.HCM

4

Sỏi

m3

345

5

Đá dăm cấp phối

m3

1.644

6

Sắt thép

tấn

17

Tp.HCM

7

Ông nhựa các loại

m

1.515

8

Xi măng

tấn

20

9

Bao tải nhựa đường

m3

64

10

Các loại gạch

viên

30

11

Bột trét tường, nước sơn

kg

2

TP. Hồ Chí Minh

12

Kính cường lực

m2

210

13

Tôn

m2

34

 

Tổng cộng (không tính lượng đất đào đắp)

Tấn

12.777

 

 (Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)

Nhiên liệu cấp cho thi công chủ yếu là dầu diezel (DO), được sử dụng để vận hành máy móc thi công.

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của máy móc thi công

Máy móc thiết bị dùng dầu DO

Số lượng

(Chiếc)

Định mức nhiên liệu (lít/xe/ca)

Nhu cầu sử dụng

lít/ca

lít/h

kg/h

Máy đào

05

113,22

566,1

70,7625

59,1

Máy xúc

05

75,24

376,2

47,025

39,3

Xe ủi

04

22,95

91,8

11,475

9,6

Máy lu rung

02

40,32

80,64

10,08

8,4

Máy đầm bàn

02

26,4

132

16,5

13,8

Xe tưới nước

03

22,5

67,5

8,43

7,045

Tổng cộng

 

 

1.314,24

164,28

137,17

Ghi chú:

Tính mỗi ca làm 8h, tỷ trọng dầu 0,835 kg/lít.

Định mức tiêu hao nhiên liệu lấy theo Dữ liệu cơ sở xác định giá ca máy và thiết bị thi công, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/5/2010 về việc Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

Nguồn cung cấp nhiên liệu:

Nhiên liệu được đơn vị thầu thi công thu mua tại các đại lý xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vận chuyển về kho vật tư trên công trường. Nhiên liệu được lưu giữ trong xitec đảm bảo an toàn, chống rò rỉ.

 Trong giai đoạn vận hành

Dựa vào định mức nguyên, vật liệu sử dụng vào quy mô dự án, ước tính khối lượng, vật liệu sử dụng cho dự án như sau:

Bảng 1.10: Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án

STT

Tên nguyên liệu, nhiên liệu

Số lượng hiện tại (tấn/năm)

Số lượng dự kiến sau khi mở rộng giai đoạn 2 (tấn/năm)

1

Tôm

312

447

2

Thịt

104

146

3

Ghẹ

208

302

4

624

894

5

Rau, củ, quả

624

894

6

Bột chiên

156

218

 

Tổng cộng

2.028

2.902

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)

Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu:

Nhà máy được xây dựng nằm gần khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang… là vùng nguyên liệu chính của cả nước, cung cấp sản lượng lớn và đa dạng phong phú về chủng loại.

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tương đối ổn định. Nguyên liệu có thể sản xuất trong suốt cả năm. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng phụ thuộc vào mùa vụ. Nhà máy sẽ chuyển đổi cơ cấu ngành hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất cho nhà máy. Ngoài ra để hạn chế sự ảnh hưởng có thể gây khó khăn khan hiếm nguyên liệu, công ty đặt hàng trước ba tháng đồng thời ký hợp đồng dài hạn với người sản xuất, đánh bắt và các đơn vị thu mua nhằm đảm bảo sản xuất.

Để chủ động hơn nữa về nguồn nguyên liệu, Công ty đã chủ động hợp tác với các cơ sở nuôi trồng, khai thác thu mua ở các địa phương trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên, giữ vững truyền thống hợp tác hữu nghị nhằm chủ động về thị trường nguyên liệu, đảm bảo cho tiến độ hoạt động chế biến xuất khẩu được thường xuyên. Trong trường hợp nguyên liệu trong nước gặp khó khăn về số lượng cũng như giá cả thì công ty cũng đã tìm kiếm được các nguồn cung cấp từ nước ngoài.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Công ty còn sử dụng một số hoá chất được liệt kê ở bảng sau. Những hoá chất này được dùng để khử mùi, khử trùng và vệ sinh trong quá trình sản xuất.

 

Bảng 1.11: Nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất của dự án

STT

Tên hoá chất

Thành phần

Nước sản xuất

Số lượng hiện tại

Số lượng sau khi nâng công suất

1

Chlorin bột

Calcium hypochorite

Nhật

1.440 kg/năm

2.880 

kg/năm

2

Xà phòng bột

Lasna, stpp, cmc, chất làm trắng, chất diệt khuẩn nipacide sopp, hương thơm

Việt Nam

1.200 kg/năm

2.400 

kg/năm

3

Xà phòng nước

Lasna, sles, hương thơm

Việt Nam

6.500 lít/năm

13.000 lít/năm

4

Cồn

Este, aldehyde, acid acetic

Việt Nam

800 lít/năm

1.600 

lít/năm

5

Chlorin nước

Calcium hypochorite

Việt Nam

1.500 lít/năm

3.000 

lít/năm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)

1.4.6.2. Nhu cầu cấp điện phục vụ dự án

a. Nguồn cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện phục vụ cho quá trình hoạt động được lấy từ lưới điện lực Quốc gia. Việc cung cấp điện do Công ty Điện lực Củ Chi thực hiện. Ngoài ra, Dự án có trang bị 01 máy phát điện dự phòng có công suất 1.000 KVA phục vụ khi bị mất điện hoặc hệ thống lưới điện Quốc gia gặp sự cố.

b. Nhu cầu tiêu thụ điện

- Tổng công suất phụ tải điện của công trình dự kiến như sau:

+ Khu văn phòng, nhà xưởng: Phụ tải tính toán Po1 = 100 W/m²/sử dụng.

+ Chiếu sáng công cộng: Phụ tải tính toán Po2 = 8 W/m²/sử dụng.

→ Tổng công suất phụ tải cấp cho công trình:

(4.812,2 x 100 + 7.261,9 x 8) =  539.315,2 KVA

- Công suất điện tiêu thụ cho bơm nước, chiếu sáng chung được tính bằng 15% lượng điện sinh hoạt.

→ Tổng công suất phụ tải cấp cho công trình:

539.315,2 + 539.315,2 x 15% = 620.212,5 KVA.

Hệ số sử dụng không đồng thời, cos j = 0,7

→ Tổng công suất phụ tải dự kiến: 434.148,7 KVA.

Tải dự phòng MBT = 20%

→ Tổng thiết kế: 434.148,7 + 434.148,7 x 20% = 520.978,5 KVA.

1.4.6.3. Nhu cầu cấp nước phục vụ dự án

a. Nguồn cung cấp nước

Nguồn nước cấp cho hoạt động của dự án được lấy từ nguồn nước chung cung cấp cho khu vực. Việc cung cấp nước do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc.

b. Nhu cầu sử dụng nước

Dự án sử dụng nước cung cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, cho sản xuất, tưới cây và phòng cháy chữa cháy. Nước cấp đạt chất lượng theo QCVN 01:2009 BYT – Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Nhu cầu sử dụng nước của dự án như sau:

Nhu cầu cấp nước hiện tại của nhà máy

Với công suất hiện tại của nhà máy 2.100 tấn/năm (tương ứng với 6,7 tấn/ngày) thì lượng nước cấp cho sản xuất là 105,6 m3/ngày (1 tấn cần 11 m3 nước).

Ngoài việc cấp nước cho các công đoạn sản xuất như trên còn có một lượng nước cấp cho hoạt động vệ sinh nhà xưởng sản xuất. Lượng nước cấp cho công tác vệ sinh nhà xưởng sản xuất hiện tại của nhà máy là 12 m3.

Các hoạt động sản xuất hoàn toàn sử dụng nước thủy cục do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc cung cấp. Nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất tại nhà máy ước tính như sau:

Nhu cầu sử dụng nước hiện tại của nhà máy cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy trung bình khoảng 19 m3/ ngày (tương ứng với khoảng 550 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại nhà máy). Vậy trung bình nhu cầu dùng nước của mỗi người khoảng 35 L/người.ngày.

Ước tính lượng nước cấp cho nhà máy sau khi nâng công suất

Dựa trên số liệu về nhu cầu sử dụng nước hiện tại của nhà máy ta có thể tính toán và ước lượng nhu cầu sử dụng nước cho nhà máy sau khi nâng công suất nhà máy lên 3.000 tấn/năm.

- Lượng nước cấp cho các công đoạn sản xuất, chế biến (tiếp nhận → đóng gói):

Công suất sản xuất mỗi ngày: 3.000/312 = 9,6 tấn/ngày (312 ngày làm việc)

QSXM = 9,6 tấn/ngày x 11 m3/tấn = 105,6 m3/ngày.

- Nhu cầu cấp nước cho hoạt động làm mát máy ước tính khoảng 6 m3.

- Nhu cầu nước cấp cho chạy máy khoảng 7 m3.

- Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt của công nhân: 

620 người x 35 L/người/ngày = 11,2 m3/ngày

Sau đây là bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy hiện tại và sau khi nâng công suất.

Bảng 1.12: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất bình quân một ngày đêm  

STT

Mục đích sử dụng

ĐVT

Nhu cầu tiêu thụ hiện tại

Nhu cầu tiêu thụ sau khi nâng công suất

1

Nước cho chế biến (tiếp nhận → đóng gói)

m3

74,04

105,6

2

Nước cho chạy máy

m3

5

7

3

Nước làm mát máy

m3

4

6

3

Nước vệ sinh phân xưởng

m3

12

14

4

Nước sinh hoạt cho công nhân

m3

35

11,2

Tổng cộng

m3

130,04

143,8

Nguồn: Dự án đầu tư, 2017.

Lượng nước dự kiến cho hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Theo tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy tính cho 2 cột nước, mỗi cột nước là 2,5l/s. Giả sử hệ thống hoạt động với 1 cột nước, vậy lưu lượng nước dùng cho PCCC chữa cháy trong thời gian 3 giờ với lưu lượng cho mỗi cột nước theo tiêu chuẩn là 2,5 l/s được tính như sau:

(2 x 2,5 L/s x 3 h x 3600 s/h)/1.000 L/m3 = 54 m3

1.4.6.4. Mạng lưới đường ống cấp nước

Chọn hệ thống cấp nước chung cho cả sản xuất, sinh hoạt và cứu hỏa.

Mạng lưới cấp nước được thiết kế theo kiểu mạch vòng, kết hợp với mạng cụt, nhằm đảm bảo cấp nước một cách an toàn.

Việc tính toán mạng lưới cấp nước nhằm xác định đường kính ống hợp lý, trên cơ sở xác định lưu lượng tính toán và vận tốc nước kinh tế, đảm bảo áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất trên mạng lưới cho các cơ sở sản xuất.

Xác định đường kính mỗi đoạn ống dựa và lưu lượng nước lớn nhất mà đoạn ống đó phải truyền tải. Các lưu lượng này được tính toán căn cứ vào diện tích quy đổi cho các đoạn ống và tính chất, mục đích phục vụ của các lô đất.

Hệ thống cấp nước cứu hỏa cho dự án là hệ thống cấp nước cứu hỏa áp lực thấp, áp lực tối thiểu tại trụ cứu hỏa là 10m.

Các họng cứu hỏa có đường kính D100m được bố trí gần ngã ba, ngã tư hoặc trục đường lớn thuận lợi cho công tác phòng cháy, chữa cháy.

Khoảng cách giữa các họng cứu hỏa trên mạng lưới khoảng 100 - 150m.

Việc tính toán thủy lực mạng lưới được thực hiện bằng chương trình Epanet.

Đường ống chính dùng ống HDPE cấp nước có đường kính D150mm.

Đường ống phân phối dùng ống nhựa HDPE có đườnh kính D100mm.

Các ống cấp nước chính được chôn sâu dưới đất ở độ sâu từ 0,7 - 1,0m được quét 2 lớp bitum nóng trước khi chôn ống.

Các ống phân phối được chôn sâu từ 0,5 - 0,7m. Trên đường ống phân phối có bố trí các hố van cấp nước vào từng lô đất của doanh nghiệp.

1.4.6.5. Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn (tách riêng nước thải sản xuất và nước mưa).

a) Thoát nước mưa

- Nguyên tắc thiết kế:

Hệ thống thoát nước mưa chọn hệ thống tự chảy, cấu tạo bởi các cống tròn bê tông cốt thép nằm cách mép bó vỉa 0,5m đến 1,0m (tính đến tim cống).

Do cao độ san nền của dự án ta có thể chọn kiểu cống thoát nước là cống BTCT.

Nước mưa trên đường sẽ được thu vào các tuyến thoát nước mưa qua các ga thu nước hàm ếch đặt trên vỉa hè.

Nước mưa từ dự án đấu nối trực tiếp vào mương thoát nước mưa bên ngoài. Các đoạn đầu nối này sẽ do Chủ đầu tư tự làm.

- Cấu tạo của hệ thống thoát nước:

+ Các tuyến thoát nước mưa dọc theo hè.

+ Các tuyến qua đường dùng cống BTCT D = 600 đến D = 1000. Đối với những đoạn vượt đường dùng cống hộp tính toán với tải trọng xe H30.

b) Thoát nước thải

Hiện tại nước thải của nhà máy được xử lý tại trạm xử lý nước thải của nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tân Phú Trung. Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Phú Trung.  

Sau khi nâng công suất nhà máy lên 3.000 tấn/năm thì lượng nước thải này vẫn vẫn sẽ được xử lý đạt yêu cầu đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, sau đó sẽ theo cống nước thải dẫn về khu xử lý tập trung của KCN. Cống thoát được thiết kế chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ của KCN ở phía trước nhà máy. Độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,7m và cách 50m có một hố ga tách cát và rác.

Tuyến cống tiếp nhận nước thải của Dự án chạy dọc theo đường nội bộ vành đai có đường kính là 500mm, độ dốc 5%, đây là tuyến cống phụ chảy ra tuyến cống chính của toàn hệ thống và chảy sang khu xử lý tập trung. theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

c) Trạm xử lý nước thải tập trung

- Công suất của trạm xử lý nước thải : 350 m3/ngđ.

- Thời gian làm việc của trạm : 24 giờ.

- Nước thải của nhà máy theo hệ thống thoát nước thải đổ về trạm xử lý tập trung. Nước thải sau khi ra khỏi trạm XLNT tập trung của Công ty (nước thải đã được xử lý) có thông số và nồng độ các chất trong nước thải đạt giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Tân Phú Trung.

1.4.6.6. Các sản phẩm đầu ra của dự án

- Lĩnh vực hoạt động: chế biến thuỷ sản

- Quy mô: Khi dự án hoạt động ổn định, quy mô dự án như sau:

Bảng 1.13: Quy mô dự án

STT

Tên nguyên liệu, nhiên liệu

ĐVT

Khối lượng hiện tại

Khối lượng sau khi nâng công suất

1

Sản phẩm tẩm bột

Tấn

240

600

2

Sản phẩm gái trị gia tăng

Tấn

120

360

3

Tôm

Tấn

120

420

4

Ghẹ

Tấn

720

420

5

Tấn

720

720

6

Sản phẩm khác

Tấn

180

480

 

Tổng cộng

 

2.100 tấn/năm

3.000 tấn/năm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

Sau khi có giấy phép xây dựng nhà máy Công ty sẽ gọi thầu từ các công ty xây dựng để xây dựng nhà máy trong vòng 12 tháng bắt đầu từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018 và thời gian dự kiến đưa vào hoạt động nhà máy là tháng 8/2018.

Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 1.14: Tiến độ thực hiện dự án

STT

Hạng mục

Thời gian thực hiện dự án (tháng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Tư vấn, khảo sát thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

San lấp mặt bằng tổng thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng cơ bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lắp đặt máy móc thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hoàn thiện xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Vận hành chạy thử thiết bị và đưa vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.8. Vốn đầu tư

Tổng giá trị vốn đầu tư: 49.889.596.000 đồng

Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu: 10.000.000.000 (mười tỷ đồng)

- Vốn vay: 10.000.000.000 VNĐ lãi suất ước tính là 10% năm vốn vay trả tiền dần trong 10 năm bắt đầu từ năm thứ 1 đến năm thứ 10.

- Vốn huy động từ việc phát hành thêm cổ phiếu là: 30.000.000.000 VNĐ

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.4.9.1. Tổ chức quản lý hoạt động của dự án

Trong giai đoạn thi công: BQL dự án của công ty được giao nhiệm vụ quản lý dự án, bao gồm cả công tác quản lý môi trường trong giai đoạn thi công. BQL sẽ yêu cầu các nhà thầu triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát tổ chức theo dõi, giám sát quá trình thi công của nhà thầu đảm bảo chất lượng công trình và đúng tiến độ, đồng thời giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường và an toàn lao động của nhà thầu trong suốt thời gian triển khai thi công dự án.

Trong giai đoạn vận hành: Nhà máy sẽ tuyển cán bộ có chuyên môn về môi trường để đảm nhận nhiệm vụ vận hành các công trình môi trường, tham mưu về các vấn đề môi trường cho nhà máy đồng thời giám sát công tác bảo vệ môi trường của nhà máy.

1.4.9.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của nhà máy

 

Tổ chức quản lý của bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ

Các biện pháp an toàn lao động đối với kho lạnh

Nhận thức được tầm quan trọng khi có sự cố xảy ra đối với việc sử dụng kho lạnh cho mục đích sản xuất, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau, nhằm hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của kho lạnh đến môi trường và con người như sau:

- Vật tư, máy móc và thiết bị cung cấp cho công trình dự án phải đảm bảo chất lượng và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật do bản thiết kế đề ra;

- Đối với các thiết bị chịu áp lực như bình áp suất, đường ống trong hệ thống lạnh, khi thi công phải tuân thủ đúng theo qui định về an toàn kỹ thuật;

- Trước khi đưa hệ thống kho lạnh đi vào hoạt động cần phải có Cơ quan đăng kiểm đến kiểm tra và cấp phép đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, hàng năm Cơ quan đăng kiểm sẽ đến kiểm tra định kỳ theo qui định của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống kho lạnh và tránh các sự cố rò rỉ NH3, R410, sự cố cháy nổ,… xảy ra trong quá trình vận hành.

An toàn môi chất lạnh

An toàn môi chất lạnh nói riêng và an toàn của hệ thống kho lạnh nói chung là những đòi hỏi về thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị và hệ thống kho lạnh, nhằm giảm đến mức thấp nhất những nguy hiểm đối với tính mạng con người và tài sản. Những nguy hiểm đó gây ra chủ yếu từ các đặc tính lý hóa của môi chất lạnh, đặc biệt là áp suất và nhiệt độ của môi chất lạnh trong chu trình lạnh. Do đó, cần phải quan tâm đến các vấn đề như:

- Nổ vỡ thiết bị và nguy hiểm do các mảnh kim loại gây ra.

- Rò rỉ môi chất lạnh do vết nứt, vỡ hoặc do vận hành sai khi chạy, sửa chữa hoặc khi nạp.

- Cháy nổ môi chất rò rỉ dẫn đến các tai nạn cháy nổ.

Cần phải chú ý đến các nguy cơ chung cho tất cả các hệ thống kho lạnh như: nhiệt độ cuối tầm nén quá cao, máy nén hút phải lỏng, vận hành sai kỹ thuật, giảm độ bền cơ học do han gỉ, ăn mòn, ứng suất nhiệt, rung động, va đập thủy lực,…

An toàn vật liệu chế tạo kho lạnh

Khi chọn vật liệu chế tạo máy, hàn điện, hàn xì cho hệ thống kho lạnh cần phải lưu ý đến khả năng chịu được các ứng suất nhiệt, cơ và hóa, phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Phải trơ hóa học với môi chất lạnh sử dụng.

- Trơ với hỗn hợp dầu và môi chất, cũng như với các loại tạp chất còn sót lại.

- Trơ với chất tải lạnh và tải nhiệt nếu có.

An toàn thiết bị áp lực

Các thiết bị áp lực phải đạt các điều khoản của quy chế quốc gia hoặc quốc tế và phải được sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả các bình chịu áp lực có áp lực làm việc lớn hơn 1 bar và dung tích trong tính bằng lít có tích áp suất x thể tích lớn hơn 200 bar.lít và đều phải có nhãn hiệu gắn ngoài bình ghi rõ các thông số sau như: nhà sản xuất hoặc cung cấp, số hiệu loạt (serie), năm sản xuất, áp suất làm việc tối đa MWP (Maximum Working Power), nhiệt độ làm việc tối đa MWT (Maximum Working Temperature).

Các bình áp lực đều phải có giấy chứng nhận thử bền áp lực có xác nhận của cơ quan chức năng và sau các chu kỳ sửa chữa phải thử bền lại.

Đường ống, van và mối nối

Các đường ống, van và phụ kiện phải là loại trơ với môi chất lạnh, có độ bền phù hợp với áp suất và nhiệt độ làm việc.

Các môi nối thông thường có thể được sử dụng miễn sao có thể chịu được ứng suất nhiệt và cơ trừ các trường hợp sau:

- Hàn chảy (thiếc, chì) không dùng cho đường đẩy R717.

- Hàn xì (hàn đồng) không dùng cho hệ thống R717.

- Mối nối ren không dùng cho đường lỏng có đường kính trong danh nghĩa lớn hơn 25 mm và cho đường hơi lớn hơn 40 mm.

Các dụng cụ đo đạc và chỉ thị

Hệ thống kho lạnh luôn phải được trang bị các thiết bị đo đạc và chỉ thị cần thiết cho công việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.

- Các bình áp lực có dung tích 100 lít trở lên phải được trang bị van an toàn và nếu có chứa chất lỏng thì phải có ống nối lắp áp kế.

- Các áo nhiệt hoặc áo lạnh của bình áp lực phải được trang bị một áp kế và một nhiệt kế.

- Các thiết bị vệ sinh hoặc phá băng ở trạng thái ấm hoặc nóng và do người điều khiển phải được trang bị áp kế.

Bảo vệ khi áp suất tăng quá cao

Áp suất tăng quá mức cho phép có thể xảy ra khi vận hành máy nén hoặc khi hệ thống hoặc thiết bị có nhiệt độ quá cao trong quá trình vận chuyển, lưu kho, lắp đặt hoặc vận hành. Áp suất này không được vượt quá 10% so với áp suất làm việc tối đa.

Các thiết bị bảo vệ thường được sử dụng như: van an toàn, đĩa nổ, nút chẩy, thiết bị giới hạn áp suất hay rơle áp suất,…

Đối với các bình áp lực có chứa lỏng môi chất lạnh và có các van khóa trên đường ống nới với các thiết bị khác của hệ thống kho lạnh, cần được trang bị van an toàn hoặc nút chẩy.

Ngoài ra, còn có một số yêu cầu đặc biệt sau:

- Tất cả các quạt và bộ phận chuyển động khác phải được che chắn bảo vệ cẩn thận;

- Lượng môi chất dự trữ không nạp vào hệ thống kho lạnh chỉ có thể được cất giữ ở phòng máy nhiều nhất là 150 kg. Các loại môi chất có thể gây nguy hiểm không được cất giữ ở phòng máy mà phải được cất giữ trong phòng kho đặc biệt thiết kế riêng.

- Môi chất lạnh rút ra từ các hệ thống lạnh chỉ được nạp vào các bình, chai đã chỉ định. Không được đổ môi chất lạnh vào công thoát nước, ao hồ hoặc sông ngòi;

- Cần phải lưu ý đến các bộ phận tỏa nhiệt đặt cạnh dàn bay hơi .

- Các phòng lạnh, phòng có khí nguy hiểm, các phòng máy,… phải gi rõ ngoài cửa dấu hiệu cảnh báo những người không có nhiệm vụ miễn vào và những người không có quyền hạn không được vận hành máy móc, thiết bị;

- Phải có các biện pháp đề phòng các trường hợp ngủ quên hoặc bị nhốt trong kho lạnh do vô ý,…

- Khi bổ sung môi chất lạnh cần đặc biệt lưu ý để không nạp nhầm loại môi chất khác, việc nạp nhầm môi chất có thể gây ra các sự cố như cháy, nổ, hư hỏng máy móc,… Chai gas phải được ngắt ngay khỏi hệ thống sau khi nạp xong, các chai gas không được chứa quá đầy và lượng gas chứa trong chai với dung tích tối đa được ghi trên vỏ chai.

- Tất cả mọi chi tiết và máy móc thiết bị của hệ thống kho lạnh cần được theo dõi, bảo dưỡng chu đáo, đề phòng các hư hại cho máy móc cũng như nguy cơ gây ra tai nạn đối với công nhân vận hành. Các hư hỏng và rò rỉ gas phải được sửa chữa kịp thời. Tất cả các dụng cụ tự động được lắp đặt trong hệ thống kho lạnh cũng như các biện pháp an toàn cần được bảo dưỡng và thực hiện tốt.

- Nếu tiến hành các công việc sửa chữa, hiệu chỉnh mà cần dùng đến các máy hàn điện hàn xì hoặc hàn chẩy thì chỉ được phép tiến hành sau khi đã thông gió đầy đủ cho phòng. Khi tiến hành sửa chữa, các hệ thống thông gió phải làm việc liên tục, cửa sổ phải mở.

- Ngoài ra, phải trang bị các thiết bị dập lửa, quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc, găng tay,… các thiết bị trên phải được để ở những nơi dễ thấy, dễ sử dụng và phải đạt tiêu chuẩn quy định.

Phòng ngừa sự cố rò rỉ môi chất lạnh sử dụng

- Cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm vận hành hệ thống cấp lạnh phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các van, khóa, hệ thống đường ống dẫn khí nhằm phát hiện kịp thời các sự cố rò rỉ xảy ra.

- Có hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống.

- Bảo trì máy móc thiết bị theo định kỳ.

- Cấm lửa tuyệt đối trong phạm vi hoạt động của hệ thống.

- Chỉ có cán bộ có phận sự mới được ra vào khu vực.

An toàn đối với xe nâng sử dụng trong hệ thống kho lạnh

Để phòng tránh tai nạn xảy ra, chủ đầu tư sẽ chú ý áp dụng các biện pháp sau:

- Xem xét tính an toàn xe nâng và thiết kế khung bảo vệ cho người vận hành.

- Nếu tầm với kho quá cao chuyển sang dùng cẩu thay xe nâng.

- Các thùng hàng phải được ràng buộc với nhau ở kích thước thích hợp trước khi nâng lên cao.

- Ghi các bảng biểu nêu rõ kích thước, số thùng ở các tầng rõ ràng.

- Gắn còi, đèn báo khi vận hành hàng nặng.

- Luôn luôn có người giám sát an toàn lao động.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi hoạt động kho lạnh xảy ra sự cố

Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố rò rỉ môi chất kho lạnh

Khi xảy ra sự cố rò rỉ môi chất lạnh, cần phải thực hiện các bước sau:

- Cô lập vùng xảy ra sự cố.

- Ngăn chặn, không cho công nhân qua lại khu vực xảy ra sự cố.

- Do đặc tính hấp thụ mạnh của nước đối với NH3, Nhà máy có thể sử dụng thiết bị phun nước hoặc màn chắn nước, nhằm ngăn chặn sự phát tán của NH3 khi xảy ra sự cố rò rỉ.

- Thông báo cho Ban quản lý Nhà máy.

- Phải tìm hiểu nguyên nhân gây rò rỉ, thất thoát NH3 và sửa chữa, khắc phục hậu quả trước khi đưa hệ thống kho lạnh đi vào hoạt động trở lại.

Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố cháy nổ

Khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại kho lạnh, cần thực hiện các bước sau:

- Cắt nguồn điện xung quanh khu vực xảy ra sự cố hoặc nguồn điện toàn Nhà máy.

- Thông báo cho Ban quản lý Nhà máy và di dời công nhân làm việc tại xung quanh khu vực xảy ra cháy nổ.

- Điện thoại cho cơ quan Phòng cháy chữa cháy.

- Dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ ngăn không cho đám cháy lan rộng.

- Đưa nạn nhân (nếu có) đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu.

- Phối hợp với đội phòng cháy chữa cháy dập tắt đám cháy.

Biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn do xe nâng trong kho lạnh

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu.

- Thông báo cho Ban quản lý Nhà máy và ngăn cấm không cho công nhân qua lại khu vực xảy ra tai nạn.

- Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn.

- Khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra.

4.1.3.5. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung

a. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt

Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cũng như để đảm bảo tốt môi trường trong khuôn viên dự án, chủ đầu tư dự án áp dụng một số biện pháp sau:

- Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cho các phòng ban, khu sản xuất.

- Trồng nhiều cây xanh để tạo mỹ quan, điều hòa vi khí hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường. Diện tích cây xanh, thảm cỏ đạt trên 20% tổng diện tích đất sử dụng.

- Ngoài ra, dự án sẽ trang bị bảo hộ lao động như nón, khẩu trang, gang tay, quần áo bảo hộ, ủng cho công nhân.

b. Giảm thiểu tiếng ồn, rung động

 Tiếng ồn do hoạt động con người

Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn, dự án áp dụng giải pháp sau:

- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng và lắp đặt bô hãm thanh cho xe tải, xe nâng, máy phát điện để giảm cường độ ồn khi thiết bị hoạt động.

- Yêu cầu khách hàng không được bấm coi xe khi đậu và làm việc tại dự án.

 Tiếng ồn, rung động từ máy phát điện dự phòng

Đối với tiếng ồn, rung động từ máy phát điện dự phòng, thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:

- Sử dụng máy phát điện mới và hiện đại;

- Thiết kế bộ phận giảm âm, lắp đệm cao su chống ồn cho máy phát điện dự phòng;

- Máy phát điện đặt tại vị trí thích hợp, cách biệt với khu vực văn phòng và các khu vực nhạy cảm của dự án.

- Đối với độ rung, áp dụng các biện pháp: lắp đặt máy móc thiết bị đúng quy cách, lắp đặt lò xo đàn hồi trên bệ máy kiên cố.

Cấu tạo, nguyên lý của hệ thống cách âm máy phát điện

Cách âm: Tiếng ồn sẽ được hấp thụ vào buồng cách âm, giữa buồng cách âm có lớp vật liệu cách âm (vật liệu cách âm sử dụng là bông khoáng dạng tấm; tỷ trọng của vật liệu: 50 – 200 kg/m3; chiều dày của vật liệu 50mm).

Tường cách âm: được xây dựng bằng lớp BTCT có lớp vật liệu cách âm, với cấu tạo bằng vách chéo, âm thoát ra ngoài sẽ được giảm thiểu đáng kể vì gặp các vách cản đặt chéo gây nên hiện tượng khúc xạ liên tục.

 Tiếng ồn do các phương tiện giao thông

Để hạn chế tiếng ồn từ các phương tiện giao thông khi dự án đi vào hoạt động được khống chế bằng các phương pháp sau:

- Xây tường cao bao quanh khuôn viên dự án để giảm thiểu tiếng ồn từ khu vực xung quanh ảnh hưởng đến dự án.

- Quy định vận tốc tối đa được phép ra vào khuôn viên dự án.

- Hạn chế, cấm các phương tiện giao thông ra vào một số khu vực cần sự yên tĩnh cao.

- Tăng diện tích cây xanh dùng chung cho cả dự án (chiếm trên 20% tổng diện tích mặt bằng). Cây xanh có tác dụng giảm bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, và che chắn tiếng ồn. Mặt khác, nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan, tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường.

- Thường xuyên bảo dưỡng và sữa chữa kịp thời các phương tiện giao thông phục vụ dự án.

- Kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng cho các phương tiện giao thông.

4.1.3.5. Biện pháp khống chế ô nhiễm đất 

Khả năng ảnh hưởng đến môi trường của dự án bao gồm nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, chất thải rắn, rò rỉ nguyên nhiên liệu. Do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải này bằng các biện pháp sau:

- Xử lý nước thải phát sinh của dự án theo đúng phương án đã đề xuất ở trên.

- Kiểm soát, quản lý chất thải rắn thông thường và CTNH của dự án theo các phương án đề nghị.

- Thiết kế khu vực lưu trữ nguyên nhiên liệu có mái che, nền xi măng và có các rãnh bao quanh để hạn chế sự rò rỉ nguyên nhiên liệu và hóa chất ra môi trường đất xung quanh.

4.1.3.6. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến an ninh xã hội tại địa phương

Lực lượng lao động làm việc tại dự án là đội ngũ có trình độ học thức nên tác động này thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự khi dự án hoạt động sẽ thực hiện các giải pháp sau:

- Lập tổ bảo vệ để kịp thời can thiệp khi có tranh chấp xảy ra.

- Thường xuyên liên hệ chính quyền địa phương, lập đường dây nóng để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.

- Lắp biển cảnh báo yêu cầu nhân viên không được căng ném rác thải ra các thử đất lân cận; không được gây ồn ào, mất trật tự khi tan ca.

- Ngoài ra, chủ dự án sẽ xử lý chất thải đạt chất lượng cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

Dự án nằm trong KCN Tân Phú Trung, toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án đã được san lấp đến cao trình xây dựng. Do đó, các rủi ro như bom, mìn,.. trong giai đoạn tiền thi công không xảy ra.

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.2.2.1.  An toàn lao động

Các giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động được chủ dự án kiến áp dụng như sau:

- Hướng dẫn quy tắc vận hành thiết bị phục vụ thi công cho công nhân vận hành máy. Kiểm tra thiết bị xây dựng trước và sau khi vận hành.

- Không sử dụng thiết bị sai chức năng.

- Trang bị và yêu cầu công nhân xây dựng sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình hàn, tiện kim loại, quá trình thi công như khẩu trang, nón bảo hộ, dây an toàn, ủng, tập dề, kính bảo vệ,…

- Sử dụng dàn giáo đúng theo quy định của TCXDVN 296:2014 – Dàn giáo – Các yêu cầu về an toàn; chẳng hạn như không sử dụng dàn giáo kém chất lượng, bị rạn nứt, mòn rỉ; Cố định, không cho phép dàn giáo di chuyển ngang hoặc thay đổi kết cấu hệ dàn giáo khi đang sử dụng,…

- Bên cạnh việc vệ sinh lao động để kiểm soát việc lây lan các bệnh truyền nhiễm, công nhân xây dựng sẽ được cung cấp trang thiết bị chống tiếng ồn, rung và bụi.

- Tổ chức xây dựng trạm sơ cứu trong các lán trại công trường.

- Nhà thầu phải thực hiện huấn luyện chương trình đào tạo về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

- Ưu tiên sử dụng người lao động địa phương càng nhiều càng tốt.

- Không lưu trữ các vật liệu dễ cháy tại công trường, khi không còn sử dụng, các vật liệu này phải được đem ra ngoài công trường.

- Lên kế hoạch xử lý và áp dụng trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động.

- Tất cả các thiết bị điện và dây điện phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn điện và luôn được kiểm tra nhằm tránh các tai nạn về điện cho công nhân và người dân.

- Xây dựng và thực hiện nội quy làm việc tại công trường.

Xem thêm Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản.

 Xem Hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản Hùng Hậu và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường tại đây.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha