Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản trong nước và nước ngoài; Bán buôn và xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản. Công suất thiết kế 6 - 7 tấn/ngày (tương đương 1.700 – 1.920 tấn/năm).
Ngày đăng: 25-10-2024
31 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................... v
DANH MỤC BẢNG.............................................................. vi
DANH MỤC HÌNH...................................................... vi
MỞ ĐẦU.......................................................................... 1
1. Xuất xứ của dự án............................................................ 1
1.1. Thông tin chung về dự án........................................... 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư......... 2
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt....... 3
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM................................... 3
2.1. Căn cứ pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường...... 3
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.... 5
2 3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình lập báo cáo..6
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.............................................. 6
3.1. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM)...................... 6
3.2. Quy trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường..................... 7
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường................................................. 8
4.1. Các phương pháp áp dụng trong báo cáo ĐTM:................................ 9
4.1.1. Phương pháp so sánh................................................................... 9
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM......................................... 11
5.1. Thông tin về dự án............................................................................ 11
1.1.3. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án...11
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 16
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 18
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án giai đoạn vận hành (hiện hữu và mở rộng): 22
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án................. 34
4.2.2. Giai đoạn hoạt động.............................................................................. 39
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN........................................................................... 41
1.1. Thông tin chung về dự án.................................................................... 41
1.2. Các hạng mục công trình của dự án.................................................... 44
1.2.3. Các máy móc, thiết bị phục vụ dự án...................................... 49
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 50
1.3.3. Các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng................... 50
1.3.4. Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.............. 52
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.............................................................. 56
1.5. Biện pháp tổ chức thi công:............................................................ 69
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............... 81
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..... 84
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................. 84
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................ 84
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án............................ 105
2.1.2.1. Điều kiện về kinh tế xã Vĩnh Mỹ B.................................... 105
2.1.2.2. Điều kiện về văn hoá - xã hội xã Vĩnh Mỹ B.................... 110
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án....... 116
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường...................... 116
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học........................................... 121
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............ 125
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...... 125
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 125
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................. 125
3.1.1.1. Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái................................. 125
3.1.1.2. Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư125
3.1.1.3. Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị 125
3.1.1.4. Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án 130
3.1.2. Giảm thiểu tác động do hoạt động thi công xây dựng................................ 157
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành (hiện hữu và mở rộng): 166
3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải................ 167
3.2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải..... 184
3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động 186
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 187
3.2.2.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải................................. 187
3.2.2.2. Giảm thiểu các tác động không có liên quan đến chất thải...................... 204
3.2.2.2. Giảm thiểu các tác động gây nên bởi rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động.. 207
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:............... 209
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................ 209
3.3.2. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường209
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo: 210
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................. 212
4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ cơ sở................................ 212
4.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ cơ sở.............................. 216
4.2.1. Giai đoạn xây dựng............................................................................. 216
4.2.2. Giai đoạn hoạt động...................................................................... 216
Chương 5.............................................................................. 218
KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG......................................... 218
5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.............. 218
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng........................ 218
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT....................... 219
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO................ 222
MỞ ĐẦU
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, việc thành lập các nhà máy chế biến thủy sản nhằm tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong khu vực và thị trường quốc tế là hết sức cần thiết.
Bạc Liêu có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng ven biển, đặc biệt là nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với vị trí địa lý có bờ biển dài 56km rộng trên 40.000km2 và trãi dài trên tuyết Quốc lộ 1A. Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước là phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
Từ những thế mạnh sẵn có, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh những năm qua cũng đã đưa ra định hướng, mục tiêu phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, cụ thể như Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Định hướng đến năm 2025 phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công xuất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm. Phấn đấu đến năm 2025 Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm cả nước. Phù hợp với mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030 theo Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản đã đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với quy mô công suất thiết kế 6 – 7 tấn/ngày trên tổng diện tích 7.852,3 m2 cùng với trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng năng lực của ngành chế biến thủy sản của tỉnh, góp phần vào sự phát triển của ngành tôm Bạc Liêu, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập cho nhân dân địa phương, từ đó đảm bảo một phần an sinh - xã hội khu vực
Căn cứ công văn số: 374/STNMT-CCQLĐĐ ngày 17 tháng 02 năm 2023 của Sở Tài Nguyên và Môi trường gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý nội dung đề xuất dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của Cty TNHH XNK Thủy hải sản, thì Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với công suất hoạt động hiện tại có khai thác, sử dụng tài nguyên nước với lưu lượng là 100 m3/ngày đêm (theo giấy phép số 57/GP-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh Bạc Liêu) và khi Nhà máy tăng công suất hoạt động đồng thời tăng quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định. Do đó, đây là dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng công suất nên việc đánh giá tác động môi trường phải bao gồm cả giai đoạn hiện hữu, giai đoạn xây dựng mở rộng nâng công xuất và giai đoạn hoạt động
Cty TNHH XNK Thủy hải sản phối hợp với Công ty .......... tiến hành lập bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu” để trình bày một cách chi tiết về các nội dung của dự án, những tác động môi trường cũng như đưa ra các biện pháp thích hợp để hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu
Địa chỉ: ........., xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Chủ dự án: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thủy hải sản
+ Địa chỉ liên hệ:......., xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
+ Điện Thoại:.........
+ Người đại diện: ........; Chức vụ: Giám đốc.
Tiến độ thực hiện dự án: Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư là 12 tháng (từ tháng 12/2022 – 12/2023). Dự kiến thời gian thực hiện dự án cụ thể như sau:
Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: Góp vốn và huy động vốn theo tiến độ thực hiện dự án.
Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư:
+ Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư: từ tháng 12/2022 – đến hết tháng 02/2023.
+ Dự kiến tiến độ xây dựng cơ bản, lắp đặt trang thiết bị phục vụ sản xuất: từ tháng 03/2023 đến hết tháng 11/2023.
+ Dự kiến vận hành thử nghiệm: tháng 11/2023.
+ Dự kiến thời gian đưa nhà máy đi vào hoạt động: Tháng 12/2023.
+ Vị trí địa lý: Dự án được đầu tư xây dựng tại........, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa điểm xây dựng dự án có giáp ranh cụ thể như sau:
Phía Bắc: Giáp đất ruộng
Phía Nam: Quốc lộ 1A
Phía Đông: Giáp nhà dân
Phía Tây: Giáp hộ dân
+ Sơ đồ vị trí địa lý của dự án:
Hình 1.1. Vị trí khu vực dự án
Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án:
Diện tích đất xây dựng “Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu” là 7.852,3 m2 thuộc thửa đất số.........., kèm theo 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DH 376815 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 20/7/2022; số........... do UBND huyện Hòa Bình cấp ngày 21/7/2022; thuộc........, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Phần diện tích này thuộc quyền sử dụng đất của Ông Lê Viết Tính và vợ Bà Triệu Hồng Thúy là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thủy hải sản đã thuê lại phần đất nêu trên theo hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất ngày 13/12/2022. Số chứng thực: 471 quyển số 01/2022-SCT/HĐ, GD tại UBND xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu để thực hiện dự án.
+ Mục tiêu hoạt động: Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản trong nước và nước ngoài; Bán buôn và xuất nhập khẩu trực tiếp thủy hải sản.
+ Quy mô: Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng của dự án: 7.852,3 m2.
+ Công suất: Công suất thiết kế 6 - 7 tấn/ngày (tương đương 1.700 – 1.920 tấn/năm).
+ Theo Kế hoạch BVMT được phê duyệt thì công suất thiết kế là 2,7 tấn/ngày đêm
+ Công nghệ sản xuất:
Với mục tiêu là đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của Công ty TNHH XNK Thủy hải sản hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; được cung cấp từ các nhà thầu có uy tín trong nước với mức độ tự động hóa cao, đảm bảo vệ sinh, làm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất. Hệ thống máy cấp đông IQF, tủ đông block, máy phân cỡ camera, thiết bị khác, ...
+ Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng mở rộng, nâng công suất.
- Các đối tượng tự nhiên
+ Hệ thống giao thông đường bộ
Phía trước dự án là tuyến đường Quốc lộ 1A, đây là tuyến giao thông chính của khu vực đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, rất thuận lợi về vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa theo đường bộ lẫn đường thủy.
+ Hệ thống kênh, rạch
Vùng dự án có mật độ kênh rạch tương đối dày đặc, các tuyến kênh chạy theo ô bàn cờ, được giới hạn bởi kênh Cống Cái Cùng, kênh Xóm Lung, kênh Láng Tròn và kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu. Các kênh trong vùng đều được lấy và tiêu thoát nước qua kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu. Kênh kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu là tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng, đồng thời cũng là nguồn cấp thoát nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủycủa người dân tại địa phương. Ngoài ra, xung quanh dự án còn có một số các kênh, mương thủy lợi.
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh:
Xung quanh dự án nhiều cơ sở đang hoạt động như: ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí, Công ty chế biến thủy sản Tấn khởi, DNTN thủy sản Ba Thao, Nhà máy sản xuất Glucosamine Hcl, các cửa hàng xăng dầu, … cùng với các cơ sở sản xuất, mua bán nhỏ, lẻ phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Các đối tượng kinh tế - xã hội
Dự án giáp đường Quốc lộ 1A khu vực xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, cách thị trấn Hòa Bình khoảng 7,5 km, cách chợ Láng Tròn khoảng 5 km, cách UBND xã Vĩnh Mỹ B và chợ cầu số 2 khoảng 3,4 km. Xung quanh dự án chủ yếu là dân cư sinh sống tập trung ven đường lộ giao thông.
Các công trình văn hóa, tôn giáo
Trong bán kính 1km cách khu vực thực hiện Dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo trong khu vực.
Các hạng mục công trình hiện hữu
Theo Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch BVMT số 06/GXN-UBND được phê duyệt ngày 04/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình, các hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn lập Kế hoạch BVMT như sau:
Bảng 1.1. Các hạng mục công trình của dự án hiện hữu
STT |
Tên hạng mục công trình |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ sử dụng đất (%) |
I |
Các hạng mục công trình chính |
2.487 |
57,84 |
1 |
Văn phòng làm việc |
50 |
|
2 |
Khu vực xưởng sản xuất |
1.425 |
|
3 |
Khu vực xưởng cấp đông |
696 |
|
4 |
Kho lạnh |
300 |
STT |
Tên hạng mục công trình |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ sử dụng đất (%) |
5 |
Kho bao bì |
16 |
|
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
1.602 |
37,26 |
6 |
Nhà bảo vệ |
15 |
|
7 |
Nhà vệ sinh |
30 |
|
8 |
Khu vực đậu xe |
650 |
|
9 |
Lối đi |
907 |
|
II |
Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường |
211 |
4,9 |
10 |
Khu xử lý nước thải |
181 |
|
11 |
Kho chứa chất thải thông thường |
20 |
|
12 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
10 |
|
Tổng |
4.300 |
100% |
Nguồn: Kế hoạch bảo vệ môi trường, năm 2020
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: 8752383281 chứng nhận lần đầu ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích dự án là: 7.852,3 m2. Bao gồm các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và các hạng mục bảo vệ môi trường, cụ thể:
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình mở rộng và xây mới
STT |
Tên hạng mục công trình |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ sử dụng đất (%) |
I |
Các hạng mục công trình chính |
5.350,67 |
|
1 |
Nhà xưởng số 1 |
315,81 |
|
2 |
Nhà xưởng số 2 |
1.098,24 |
|
3 |
Nhà xưởng số 3 |
3.488,94 |
68,1 |
4 |
Nhà điều hành số 1 |
77,50 |
|
5 |
Nhà điều hành số 2 |
147,78 |
|
6 |
Kho đông |
222,4 |
|
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
2.249,63 |
|
7 |
Nhà bảo vệ |
7,29 |
|
8 |
Nhà vệ sinh |
19,26 |
|
9 |
Khung máy che tiền chế |
335,00 |
28,7 |
10 |
Đường nội bộ và sân |
1.722,88 |
|
11 |
Trạm điện |
48,00 |
|
12 |
Đài nước |
39,56 |
|
13 |
Bể nước ngầm và nhà đặt máy |
77,28 |
|
III |
Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường |
252,00 |
|
14 |
Khu xử lý nước thải |
132,00 |
|
15 |
Hố ga thoát nước ngoại vi |
120,00 |
3,2 |
Tổng |
7.852,3 |
100% |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
Bảng 1.3: Bảng thống kê hiện trang các hạng mục của dự án mở rộng
STT |
Tên hạng mục công trình |
Theo Kế hoạch BVTM được phê duyệt (m2) |
Diện tích xây dựng hiện tại (m2) |
Diện tích xây dựng mới (m2) |
Ghi chú |
I |
Các hạng mục công trình chính |
|
|
|
|
1 |
Nhà xưởng số 1 |
- |
- |
315,81 |
Xây mới |
2 |
Nhà xưởng số 2 (bao gồm xưởng cấp đông) |
696 |
696 |
1.098,24 |
Nâng cấp, mở rộng |
3 |
Nhà xưởng số 3 (gồm khu vực xưởng sản xuất) |
1.425 |
1425 |
3.488,94 |
Nâng cấp, mở rộng |
4 |
Nhà điều hành số 1 (bao gồm văn phòng làm việc) |
50 |
77,50 |
|
Tiếp tục sử dụng |
5 |
Nhà điều hành số 2 |
- |
- |
147,78 |
Xây mới |
6 |
Kho đông |
300 |
222,4 |
|
tiếp tục sử dụng |
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
|
|
|
|
8 |
Nhà bảo vệ |
15 |
7,29 |
|
tiếp tục sử dụng |
9 |
Nhà vệ sinh |
30 |
19,26 |
|
tiếp tục sử |
STT |
Tên hạng mục công trình |
Theo Kế hoạch BVTM được phê duyệt (m2) |
Diện tích xây dựng hiện tại (m2) |
Diện tích xây dựng mới (m2) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
dụng |
10 |
Khung máy che tiền chế |
- |
335,00 |
|
tiếp tục sử dụng |
11 |
Đường nội bộ và sân |
1.557 |
|
1.722,88 |
Thay đổi, tiếp tục sử dụng |
12 |
Trạm điện |
- |
- |
48,00 |
Xây mới |
13 |
Đài nước |
- |
- |
39,56 |
Xây mới |
14 |
Bể nước ngầm và nhà đặt máy |
- |
- |
77,28 |
Xây mới |
III |
Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
16 |
Khu xử lý nước thải |
127,3 |
|
132 |
Nâng cấp, mở rộng |
17 |
Khu vực tập kết chất thải thông thường |
20 |
20 |
|
Tiếp tục sử dụng |
18 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
10 |
10 |
|
Tiếp tục sử dụng |
19 |
Hố ga thoát nước ngoại vi |
- |
120 |
120 |
Tiếp tục sử dụng |
STT |
Tên hạng mục công trình |
Theo Kế hoạch BVTM được phê duyệt (m2) |
Diện tích xây dựng hiện tại (m2) |
Diện tích xây dựng mới (m2) |
Ghi chú |
Tổng |
4.300 |
|
7.852,3 |
|
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
Bảng 1.4. Trang thiết bị, máy móc trong giai đoạn hoạt động mở rộng
Số TT |
Máy móc, thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Hiện trạng sử dụng (%) |
1 |
Hệ thống cấp đông IQF 900 kg/h |
Trạm |
1 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
2 |
Tủ đông block 2.500 kg/h |
Bộ |
2 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
3 |
Dàn ngưng tụ |
Bộ |
4 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
4 |
Máy nén hệ thống lạnh |
Bộ |
5 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
5 |
Bàn chế biến inox phẳng |
Cái |
200 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
6 |
Cân điện tử |
Cái |
16 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
7 |
Thùng cách nhiệt |
Cái |
150 |
80% |
|
|
|
|
(tiếp tục sử dụng) |
8 |
Xe đẩy phục vụ chế biến |
Cái |
20 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
9 |
Máy đóng gói |
Cái |
1 |
Đầu tư mới |
10 |
Máy rửa nguyên liệu |
Hệ thống |
2 |
Đầu tư mới |
11 |
Máy dò kim loại |
Cái |
2 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
12 |
Máy hút chân không |
Cái |
3 |
Đầu tư mới |
13 |
Máy ra hàng Block |
Cái |
2 |
Đầu tư mới |
14 |
Đồng hồ đo lưu lượng nước thải |
Cái |
1 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
15 |
Thiết bị PCCC |
Hệ thống |
1 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
16 |
Máy phát điện dự phòng |
Cái |
1 |
80% (tiếp tục sử dụng) |
17 |
Trạm biến áp 1250 KVA |
Hệ thống |
1 |
Đầu tư mới |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
Nguyên liệu đầu vào là tôm sú, thẻ tươi thu mua từ các cỡ sở thu mua hoặc từ các tàu ghe biển. Với công suất thiết kế là 6 - 7 tấn thành phẩm/ngày, khối lượng nguyên liệu sử dụng tính theo các đơn vị thời gian như sau:
Bảng 1.5. Công suất thiết kế dự án
STT |
Tên thiết bị |
Công suất (kg/giờ) |
Số giờ hoạt động/ngày |
Số ngày/năm |
Công suất(tấn/năm) |
1 |
Băng chuyền IQF phẳng 900 kg/h |
800 |
8 |
150 |
960 |
2 |
Tủ đông block 2.500 kg/h |
2.000 |
8 |
60 |
960 |
Tổng công suất thiết kế |
1.920 |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
Bảng 1.6. Tổng công suất sản xuất trong năm
STT |
Tên thiết bị |
Ký hiệu |
Định mức |
Thành phẩm dự kiến (tấn/năm) |
Nguyên liệu dự kiến (tấn/năm) |
1 |
Tôm sú, thẻ vỏ đông |
HLSO |
1,5 |
800 |
1.200 |
2 |
Tôm sú,thẻ PD, PTO |
PD, PTO |
1,6 |
670 |
1.072 |
3 |
Tôm sú,thẻ xiêm que, đông khay, semi block, IQF |
Tempura |
1,55 |
450 |
697,5 |
Tổng số sản xuất trong năm |
1.920 |
2.969 |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
Bảng 1.7. Nhu cầu nhiên liệu, vật liệu và hóa chất
Số |
Tên vật liệu, nhiên |
Đơn vị |
Định mức/tấn |
Theo ngày |
Theo tháng |
TT |
liệu |
|
sp |
|
|
1 |
Chlorine |
Kg |
0,1 |
0,7 |
21 |
2 |
Xà phòng |
Kg |
0,6 |
4,2 |
126 |
3 |
Cồn |
Lít |
5 |
35 |
1.050 |
4 |
Thùng carton |
Cái |
100 |
700 |
21.000 |
5 |
Bọc nilon 40 x 50 |
Kg |
12 |
84 |
2.520 |
6 |
Dây niền thùng |
Kg |
3,7 |
25,9 |
777 |
7 |
Gas F22, F502, NH3 |
Kg |
4 |
28 |
840 |
8 |
Phụ liệu chế biến |
Kg |
50 |
350 |
10.500 |
9 |
Nước đá |
Cây |
8 |
56 |
168 |
10 |
Dầu Diesel |
Lít |
50 |
350 |
10.500 |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
+ Để phục vụ nhu cầu sản xuất và chiếu sáng, nguồn điện sử dụng chủ yếu từ mạng lưới điện quốc gia do điện lực huyện Hòa Bình cung cấp. Nhà máy có trang bị 01 máy phát điện phục vụ sản xuất với công suất 1.500 kVA. Xây mới trạm điện 1.250 kVA với diện tích 48 m2
+ Nhu cầu dùng điện như sau:
a. Giai đoạn hoạt động hiện tại: Theo Kế hoạch bảo vệ môi trường thì định mức sử dụng điện khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 120 KWh điện/tấn sản phẩm/ngày
Điện sản xuất: 120 KW/tấn SP x 3 tấn SP = 360KWh/ngày
Như vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 10.800 KWh/tháng
b. Giai đoạn hoạt động sau khi nâng cấp: Theo định mức điện của ngành chế biến thủy sản thì khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 120 KWh điện.
Điện sản xuất: 120 KW/tấn SP x 7 tấn SP = 840KWh/ngày
Như vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 25.200 KWh/tháng
a. Giai đoạn hoạt động hiện tại: Nhà máy sử dụng nước giếng khoan để cung cấp cho quá trình hoạt động.
Nước dùng cho sản xuất:
Bảng 1.8. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất hiện tại
STT |
Mục đích sử dụng |
Ngày (m3/ngày đêm) |
Tháng (m3/ngày đêm) |
1 |
Nước dùng cho sản xuất |
32,4 |
972 |
2 |
Nước dùng cho cấp đông |
16,2 |
486 |
3 |
Nước dùng cho sinh hoạt |
5 |
150 |
4 |
Nước vệ sinh nhà xưởng |
6,4 |
192 |
5 |
Nước dùng cho chữa cháy, tưới cây |
40 |
1.200 |
Tổng cộng |
100 |
3.000 |
Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp, năm 2023
b. Giai đoạn hoạt động sau khi nâng cấp: Nhà máy sử dụng nước giếng khoan để cung cấp cho quá trình hoạt động. Cụ thể:
Nước sinh hoạt:
Tổng số công nhân viên trong nhà máy là 500 người. Theo QCVN 01:2021/BXD nhu cầu cấp nước sinh hoạt là 120 lít/người/ngày.đêm, do công nhân hoạt động theo ca nên nhu cầu sử dụng nước được tính bằng 1/2 định mức (60 lít/người/ngày.đêm), vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt là: Q1= 500 người x 60 lít/người/ngày.đêm= 30.000lít/ngày.đêm=30 m³/ngày.đêm
Nước cho quá trình sản xuất:
+ Nước rửa nguyên liệu
Trung bình cần khoảng 6 m³/ tấn nguyên liệu (nguồn: “Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy” của Tổng Cục Môi Trường năm 2011), trung bình 1 ngày hoạt động khoảng 7 tấn nguyên liệu/ngày. Vậy lượng nước phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty khoảng: Q2= 7 tấn/ngày x 6 m3 nước/tấn nguyên liệu = 42 m3/ngày
+ Nước làm vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh phương tiện vận chuyển: khoảng 12 m³/ngày Q3 = 12 m3/ngày
+ Nước cho hoạt động rửa kho lạnh
Để đảm kho lạnh hoạt động tốt, tuổi thọ lâu nên công ty tiến hành rửa kho lạnh. Hoạt động rửa kho lạnh không thường xuyên khoảng 6 tháng/lần. Lượng nước cấp cho hoạt động này Q4 = 02 m3/ngày.
+ Nước cho hệ thống làm mát kho lạnh
Lượng nước cấp cho hệ thống làm mát kho lạnh khoảng Q5 = 0,5 m3/ngày.
+ Nước cho việc giặt đồ bảo hộ lao động: Tại nhà xưởng có khoảng 500 công nhân sẽ ra vào khu vực sản xuất. Để đảm bảo an toàn vệ sinh trong khu vực sản xuất nên công ty sẽ trang bị quần, áo, mũ blouse cho 500 công nhân. Mỗi bộ blouse (quần, áo, mũ) có khối lượng khoảng 0,5kg. Vậy khối lượng quần, áo, mũ blouse trang bị hàng ngày cho công nhân là 250 kg. Quần, áo, mũ blouse này được giặt và khử trùng tại công ty.
Tiêu chuẩn dùng nước qtc = 60-90lít/kg đồ giặt (Tiêu chuẩn TCVN 4513:1988-Cấp nước bên trong công trình) Q6 = 250kg x 90 lít/nguời/ngày = 22,5m3/ngày.
+ Nước cấp cho khu nhà ăn:
Nhà ăn chỉ phục vụ 01 buổi ăn trưa cho công nhân viên nhà máy với quy mô 200 suất ăn: Q7 = 200 suất ăn x 25 lít/suất ăn = 5 m3/ngày đêm (Theo Tiêu chuẩn TCVN 4513:1988-Cấp nước bên trong công trình)
+ Nước cho quá trình khử trùng ủng công nhân
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực sản xuất cũng như để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc tại nhà máy, công nhân vào khu vực sản xuất phải mang ủng và đi qua bồn nước chứa Clo để khử trùng. Lưu lượng nước cần cho quá trình này là Q8 = 5,0 m3/ngày.
=> Tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất khoảng 119 m3/ngày.đêm.
+ Nước rửa đường
Theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức cấp nước cho tưới cây, rửa đường bằng 8,0% lượng nước cấp. Lượng nước tưới cây, rửa đường ước tính: 119 m3/ngày x 8% = 9,52 m3/ngày.
+ Nước cứu hỏa: Q10 = 15lít/s x 1.080s (giả sử có 01 đám cháy xảy ra trong vòng 3 giờ) = 16,2 m3/lần cháy.
Bảng 1.9. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất sau khi mở rộng
STT |
Mục đích sử dụng |
Ngày (m3/ngày đêm) |
Tháng (m3/ngày đêm) |
1 |
Nước dùng cho sinh hoạt |
30 |
150 |
2 |
Nước dùng cho sản xuất |
|
|
|
Nước rửa nguyên liệu |
42 |
1.260 |
Nước làm vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh phương tiện vận chuyển |
12 |
360 |
|
Nước cho hoạt động rửa kho lạnh |
2 |
60 |
|
Nước cho hệ thống làm mát kho lạnh |
0,5 |
15 |
|
Nước cho việc giặt đồ bảo hộ lao động |
22,5 |
675 |
|
Nước cấp cho khu nhà ăn: |
5 |
150 |
|
Nước cho quá trình khử trùng ủng công nhân |
5 |
150 |
|
3 |
Nước rửa đường |
9,52 |
286 |
4 |
Nước cứu hỏa |
16,2 |
486 |
Tổng cộng |
144,72 |
3.592 |
Tổng lượng nước cấp là: 144,72 m3/ngày đêm
Công suất thiết kế: 6 - 7 tấn sản phẩm/ngày (tương đương 1.700 – 1.920 tấn thành phẩm/năm)
>>> XEM THÊM: Thuyết minh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nghĩa trang tập trung
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn