Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn bổ sung và phụ gia từ thực vật với công suất thiết kế là 12.000 tấn thành phẩm/năm.
Ngày đăng: 30-12-2024
17 lượt xem
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN ..........
Địa chỉ văn phòng: Xuân Quỳnh, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: .......; Giới tính: Nam; Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị;
Sinh ngày: .........; Quốc tịch: Việt Nam;
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Thẻ căn cước công dân;
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: ..........; Ngày cấp: 16/08/2021; Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
Địa chỉ thường trú:Đường Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội;
Địa chỉ liên lạc: Đường Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: ..........
Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 30/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hòa Bình cấp lần đầu ngày 09/06/2023.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp: ....... do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 28/06/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 12/06/2023.
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN BỔ SUNG VÀ PHỤ GIA TỪ THỰC VẬT
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Cụm công nghiệp (CCN) Tiên Tiến, xã Quang Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Diện tích đất sử dụng: 7.002,5m2 (thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật của Công ty Cổ phần thương mại ..... theo Hợp đồng thuê đất số 02/2023/DH-CCNTT ngày 28/6/2023 giữa Công ty Cổ phần thương mại .... và Công ty Cổ phần ......), các mặt tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây Nam: giáp đường T3 của CCN Tiên Tiến.
+ Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Đông Nam: giáp lô CN-13 và CN-18 của CCN Tiên Tiến.
Khu đất thực hiện dự án được giới hạn bởi các điểm mốc từ số thứ tự 1 đến số thứ tự 4 có tọa độ VN 2000, Kinh tuyến trục 106°00', múi chiếu 3° như sau:
Bảng 1.1. Bảng tọa độ các mốc ranh giới dự án
TT |
TỌA ĐỘ X (m) |
TỌA ĐỘ Y (m) |
1 |
2321689,61 |
439497,39 |
2 |
2321656,05 |
439554,22 |
3 |
2321564,69 |
439500,28 |
4 |
2321596,24 |
439443,45 |
(Nguồn: Hợp đồng thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật số 02/2023/DH-CCNTT ngày 28/6/2023)
Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án trong CCN Tiên Tiến và trên bản đồ vệ tinh
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình;
+ Cơ quan thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT): Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình;
+ Cơ quan cấp GPMT: UBND tỉnh Hòa Bình.
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật của đầu tư công):
+ Loại hình sản xuất của dự án là “Sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi từ thực vật” với tổng mức đầu tư là 126.255.000.000 đồng (Một trăm hai mươi sáu tỷ, hai trăm năm mươi lăm triệu đồng chẵn). Do vậy, dự án tương đương với dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (theo quy định tại khoản 3 điều 9 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019).
+ Dự án không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
→ Dự án thuộc đối tượng quy định tại số thứ tự 3, cột 1, Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.
Thêm vào đó, Dự án có phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý và chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Do vậy, căn cứ theo khoản 1, điều 39 và điểm a, khoản 3, điều 41, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: UBND tỉnh Hòa Bình.
Đây là dự án đầu tư xây dựng mới. Do vậy, nội dung của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư được trình bày theo mẫu quy định tại Phụ lục IX kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 30/QĐ-UBND do UBND tỉnh Hòa Bình cấp lần đầu ngày 09/06/2023: dự án sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi từ thực vật với công suất thiết kế: 12.000 tấn sản phẩm/năm.
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất của dự án (kèm theo dòng thải)
* Thuyết minh quy trình:
Tuyển chọn nguyên liệu:
Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của dự án là các loại axit amin, khoáng chất, chất mang (canxi cacbonat) và các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật khác như: bột sâm, bột atiso, bột củ dền, diệp hạ châu, cà rốt, cỏ mực, tinh dầu húng chanh, tinh dầu sả chanh….
Dựa vào nhu cầu của thị trường, bộ phận nghiên cứu sản phẩm sẽ tuyển chọn và đưa ra những nguyên liệu có hoạt chất mong muốn. Sau đó, phòng thu mua sẽ tuyển chọn các nhà cung cấp nguyên liệu theo tiêu chuẩn đề ra của công ty về hoạt chất, độ ẩm, tro… Các nhà cung cấp sẽ gửi mẫu thử về công ty để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu.
Kiểm tra nguyên liệu:
Các mẫu nguyên liệu từ các nhà cung cấp được tập hợp và kiểm tra các chỉ tiêu theo dược điển hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm kiểm tra ngoại quan, độ ẩm, gửi mẫu tới các phòng phân tích đủ điều kiện để kiểm tra hàm lượng các hoạt chất…. Kết quả kiểm tra sẽ được tập hợp về phòng thu mua để tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng thu mua nguyên liệu. Các mẫu đạt chỉ tiêu sẽ được lưu trong 12 tháng để theo dõi. Các mẫu nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ được trả lại cho nhà cung cấp.
Thu mua:
Sau khi tuyển chọn được nguyên liệu đạt yêu cầu, phòng thu mua sẽ tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng với nhà cung cấp.
Tiếp nhận nguyên liệu:
Nguyên liệu đầu vào được chia thành 3 dạng là nguyên liệu thô (bao gồm diệp hạ châu, cà rốt, cỏ mực), nguyên liệu dạng lỏng (bao gồm các loại tinh dầu: tinh dầu sả chanh, tinh dầu húng chanh), nguyên liệu dạng bột.
+ Đối với nguyên liệu thô: Nguyên liệu thô sẽ được sơ chế để tạo thành dạng bột với kích thước ≤1mm. Quy trình sơ chế nguyên liệu thô như sau:
Rửa: Nguyên liệu thô trước khi nhập về nhà máy đã được nhà cung cấp rửa sạch bùn đất, côn trùng… bám trên nguyên liệu cũng như loại bỏ các phần bị dập, nát, hỏng. Do vậy, nguyên liệu thô khi đưa vào sản xuất là tương đối sạch. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, dự án vẫn tiến hành rửa lại nguyên liệu để loại bỏ phần bụi còn sót lại, các vi sinh vật gây hại và giúp nhìn rõ các phần hư hỏng của nguyên liệu (nếu có). Quá trình rửa xối tại máy rửa sẽ dùng tác động của dòng chảy để kéo, tách các chất bẩn ra khỏi nguyên liệu với áp suất từ 2-3atm. Nước được sử dụng là nước sạch.
Thái lát: Sau khi rửa xong, nguyên liệu sẽ được đưa tới máy thái lát. Tại đây, nguyên liệu được thái để thu được kích thước phù hợp cho công đoạn sấy. Theo đó, các loại củ sẽ được khoanh thái lát dày từ 3-5mm, các loại thân thảo được thái thành các đoạn nhỏ có kích thước từ 3-4cm.
Sấy khô: Nguyên liệu sau khi thái lát được xếp vào khay và sấy khô trong buồng sấy khép kín hoàn toàn ở nhiệt độ từ 40-55oC trong vòng 12 tiếng. Tối đa có thể sấy khoảng 500kg nguyên liệu/mẻ, nguyên liệu sau khi sấy khô xong ra khỏi máy sấy có khối lượng khoảng 450kg khô/mẻ. Để cung cấp nhiệt cho quá trình sấy, công ty sẽ sử dụng 01 nồi hơi công suất 1 tấn hơi/giờ. Nhiên liệu sử dụng cho nồi hơi là viên nén gỗ. Quá trình đốt cháy nhiên liệu để chạy nồi hơi sẽ làm phát sinh bụi, khí thải (CO, SO2, NO2) ra môi trường không khí.
Nghiền: Nguyên liệu sau khi sấy khô được đưa sang máy nghiền công suất 500kg/giờ. Trong máy nghiền, nguyên liệu sẽ được nghiền nhỏ, sàng lọc đến kích thước mong muốn (≤1mm) ở nhiệt độ phòng (23-25oC). Tùy từng loại nguyên liệu sản xuất, sản phẩm khác nhau mà công nhân vận hành sẽ cài đặt thời gian nghiền khác nhau nhằm đảm bảo kích thước bột sau nghiền nhỏ hơn hoặc bằng 1mm. Trong quá trình nghiền, máy nghiền được đóng kín hoàn toàn, đảm bảo không làm phát sinh bụi ra môi trường.
Lưu trữ: Nguyên liệu sau khi nghiền sẽ đóng vào các bao bán thành phẩm và lưu trữ trong kho lạnh, tránh ánh sáng trực tiếp để đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm (nhiệt độ ≤10oC, độ ẩm ≤50%), chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất. Nguyên liệu dùng với định lượng lớn sẽ được đưa vào hệ thống bin chứa (thể tích 1500l, 2500l hoặc 4000l) để sẵn sàng phục vụ cho sản xuất.
+ Đối với nguyên liệu dạng bột: Tùy theo yêu cầu về tính chất, thành phần, sản phẩm của khách hàng mà định lượng nguyên liệu cho mỗi đơn hàng sản xuất là khác nhau. Các nguyên liệu dạng bột dùng với định lượng nhỏ (chỉ 3-4 lạng cho 1 mẻ sản xuất) sẽ được trực tiếp bỏ vào máy trộn trong quá trình sản xuất. Các nguyên liệu dạng bột dùng với định lượng lớn sẽ được đưa vào hệ thống bin chứa (có dung tích 1500l, 2500l hoặc 4000l), sẵn sàng phục vụ sản xuất.
+ Đối với nguyên liệu dạng lỏng: Các nguyên liệu dạng lỏng (bao gồm các loại tinh dầu) sau khi thu mua sẽ được đưa vào các thùng chứa dung tích 1000 lít riêng biệt có nắp đậy kín, có dán nhãn hiệu tên cho từng loại để dễ nhận biết, đặt trong nhà kho có diện tích 105m2 nằm ở cuối nhà xưởng lớn, sẵn sàng phục vụ sản xuất.
- Trộn: Mục đích của công đoạn này là phối trộn các thành phần nguyên liệu với nhau theo công thức để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Thành phần cũng như tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu khi đưa vào máy trộn cho mỗi đơn hàng là khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu về tính chất, thành phần, chức năng của sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Quy trình trộn như sau:
+ Các nguyên liệu/bán thành phầm dạng bột sẽ được đưa vào máy trộn thông qua hệ thống hút tự động. Hệ thống hút tự động gồm có 2 đầu hút, 1 đầu cắm trực tiếp vào bin chứa, 1 đầu cắm trực tiếp vào máy trộn. Khi bật hệ thống hút tự động, nguyên liệu/bán thành phẩm dạng bột từ bin chứa sẽ được hút và đưa trực tiếp sang máy trộn thông qua đầu hút theo đúng công thức của từng sản phẩm và được định lượng thông qua hệ thống định lượng tự động từ phòng điều khiển trung tâm. Quá trình này hoàn toàn khép kín, do vậy, không làm phát sinh hay rơi rớt bụi ra ngoài môi trường.
+ Các nguyên liệu dạng lỏng: khi có lệnh sản xuất, các nguyên liệu dạng lỏng từ thùng chứa sẽ được bơm tự động vào hệ thống đồng nhất tinh dầu. Tại hệ thống đồng nhất tinh dầu, các loại tinh dầu sẽ được trộn đều với nhau trong thời gian khoảng 10 phút nhằm thu được một hỗn hợp tinh dầu duy nhất phục vụ cho việc sản xuất. Trong suốt quá trình làm việc, hệ thống đồng nhất tinh dầu được đóng kín hoàn toàn, do vậy, không làm phát sinh mùi hay rơi rớt tinh dầu ra ngoài môi trường.
Sau khi hoàn tất quá trình đồng nhất tinh dầu, hỗn hợp tinh dầu được đưa vào hệ thống phun tinh dầu thông qua hệ thống hút tự động. Tại hệ thống phun tinh dầu, hỗn hợp tinh dầu sẽ được phối trộn với chất mang (canxi cacbonat) thông qua phương pháp sấy phun để tạo thành bán thành phẩm dạng bột với độ ẩm thấp giúp tăng thời gian bảo quản và tăng thể tích của hoạt chất để dễ dàng phối trộn. Theo đó, trong hệ thống phun tinh dầu xảy ra 2 quá trình. Trước tiên, tinh dầu sẽ được đưa vào bồn sấy để sấy ở nhiệt độ 140-180oC, lúc này hỗn hợp sẽ trở thành dạng bột. Sau đó, bột sẽ được làm lạnh bằng khí lạnh rồi đưa vào máy trộn thông qua hệ thống hút tự động và được định lượng thông qua hệ thống định lượng tự động từ phòng điều khiển trung tâm. Tổng thời gian phun tinh dầu là 5 phút, trong suốt quá trình làm việc, hệ thống phun tinh dầu được đóng kín hoàn toàn, do vậy, không làm phát sinh bụi, mùi, không làm rơi rớt tinh dầu hay bán thành phẩm bột sau sản xuất ra ngoài môi trường.
+ Quá trình trộn tại máy trộn: Tại máy trộn diễn ra quá trình phối trộn các nguyên liệu/bán thành phẩm theo công thức để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Máy trộn được đặt cố định, với cấu tạo là các cánh quạt chèo đảo ngược bên trong giúp làm tăng độ đồng đều của sản phẩm. Thời gian cho mỗi lần trộn là 12-15 phút. Trong quá trình trộn, máy trộn được đóng kín hoàn toàn, do vậy, không làm phát sinh bụi, không làm rơi rớt bột ra ngoài môi trường. Thành phẩm sau quá trình trộn được định lượng nhờ hệ thống định lượng tự động rồi được đóng bao nhờ hệ thống đóng bao tự động.
- Đóng bao: Mục đích của công đoạn này là để phân chia thành phẩm ra các bao để thuận tiện cho việc nhận biệt, phân phối, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tăng giá trị cảm quan cho thành phẩm. Quy trình đóng bao như sau:
Sơ đồ 1.2. Quy trình đóng bao, kiểm tra của dự án (kèm theo dòng thải)
+ Lấy bao và dán nhãn: Các bao đựng thành phẩm gồm 3 lớp để đảm bảo thành phẩm không bị oxy hóa, vi sinh vật khó xâm nhập. Các bao được đưa qua hệ thống máy dán nhãn để dán nhãn sản phẩm. Nhãn dán dự án sử dụng là loại nhãn dán decal (nhãn dán tự dính) được đặt in sẵn từ các công ty in ấn trong nước, nhãn dán khi nhà cung cấp trả về nhà máy yêu cầu phải có đầy đủ, chính xác các thông tin như tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, thành phần chính theo COA… Máy dán nhãn dự án sử dụng là loại máy dán nhãn decal tự động theo đó chỉ cần lồng cuộn nhãn vào trong máy, sau đó, cho bao bì lên đúng vị trí, bật máy thì nhãn sẽ tự động được tách ra và dính vào bao bì. Bao bì sau khi được dán nhãn sẽ được di chuyển xuống khu vực đóng bao thành phẩm.
+ Đóng bao thành phẩm: Thành phẩm sau khi trộn sẽ đi theo 2 cửa xả vào 2 dây chuyền đóng gói khác nhau bao gồm bao lớn 40kg và bao 20/25kg. Theo đó, thành phẩm theo phễu chứa dồn vào bao. Hệ thống định lượng tự động sẽ tiếp nhận thông tin và đưa ra khối lượng định mức để điều khiển xả liệu. Trong quá trình xả liệu, miệng bao được gắn, bịt chặt vào đầu ra của phễu, do vậy, đảm bảo không làm phát tán bụi, không làm rơi rớt thành phẩm ra môi trường. Sau khi bao được đong đầy sẽ được nẹp bao và khâu bao, kết thúc quá trình đóng gói.
- Kiểm tra:
Sau khi hoàn tất quá trình đóng bao, các bao lớn (40kg) sẽ được xếp lên pallet và đưa qua kiểm tra trước khi được chuyển về kho lưu trữ. Các bao 20/25kg sẽ được đi qua hệ thống quét mã vạch, thiết bị dò kim loại thông qua hệ thống băng chuyền để đảm bảo thành phẩm đạt yêu cầu rồi được xếp lên ballet, quấn màng co và chuyển về kho lưu trữ.
Nhân viên phụ trách có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Theo đó, thành phẩm của từng lô sản xuất sẽ được lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá và theo dõi chỉ tiêu chất lượng sản phẩm về hoạt chất, độ ẩm… (theo dược điển hoặc theo TCVN). Đối với những chỉ tiêu cần phân tích sẽ được phòng phụ trách gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm có đầy đủ năng lực để phân tích, đánh giá chất lượng. Dự án không tiến hành thí nghiệm, phân tích tại nhà máy. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được xem xét từng lỗi và quay lại sản xuất cho đến khi đạt yêu cầu. Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được lưu vào kho thành phẩm có điều kiện thoáng mát, đạt các tiêu chuẩn về độ ẩm (<70%), nhiệt độ (<20oC), tránh ánh sáng trực tiếp, chờ xuất hàng.
* Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Công nghệ sản xuất dự án áp dụng là công nghệ nhân y (công nghệ nhân y được hiểu là công nghệ sản xuất thuốc cho người) theo tiêu chuẩn Châu Âu, minh chứng bằng việc dự án nhập khẩu đồng bộ dây chuyền sản xuất từ Châu Âu hoàn toàn tự động hóa và đạt chứng nhận GMP+, ISO… Hai yếu tố quan trọng nhất trong công nghệ nhân y là: (1) tách thành phần từ các nguyên liệu và (2) tránh sự lây nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhà máy sẽ tách các vi chất có trong các cây nguyên liệu ra thành những chất riêng biệt; sau đó xây dựng tạo nên công thức chuyên biệt và đưa vào sản xuất tạo ra những sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi đặc biệt tân tiến từ tự nhiên phù hợp với từng con vật, từng giai đoạn phát triển và từng mục đích chăn nuôi. Ví dụ: RAMIL GP là phụ gia giúp gia tăng năng suất trong chăn nuôi (tăng tỷ lệ thịt nạc và giảm tỷ lệ mỡ lưng của heo hoặc GAPICO thay hoàn toàn thuốc kháng sinh kiểm soát tiêu chảy trên heo con từ tập ăn đến 30 kg). Để làm được điều này cần phải có thời gian nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết. Thông thường, để ra được một công thức pha trộn có thể áp dụng trên thị trường cần tới từ 6 đến 8 năm nghiên cứu và ứng dụng. Do đó, việc TVONE VIỆT NAM sở hữu công nghệ này là lợi thế rất lớn, cũng là rào cản kỹ thuật đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khi Việt Nam hội nhập thị trường khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, nhà máy sử dụng hệ thống các container di chuyển lấy nguyên liệu; đồng thời, các nguyên liệu luôn được đưa vào các hopper (phễu chứa) khép kín và tách biệt nhau thông qua hệ thống định lượng điện tử tự động, do các thông số kỹ thuật rất nghiêm ngặt nhắm tới việc tránh lây nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu. Đây là điều được tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo tiêu chuẩn mà công nghệ nhân y đề ra. Bên cạnh đó, nhằm tránh lây nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu cũng như giảm thiểu tối đa tác động của các yếu tố môi trường tới chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đầu vào cho đến đầu ra, nguyên liệu khi được chuyển từ máy sản xuất của công đoạn trước sang máy sản xuất của các công đoạn tiếp theo đều được sử dụng hệ thống hút tự động, hệ thống này gồm 2 đầu hút gắn trực tiếp vào các máy sản xuất, khi bật hệ thống hút, nguyên liệu sẽ được hút và đưa trực tiếp từ máy sản xuất của công đoạn trước sang máy sản xuất tương ứng của công đoạn tiếp theo, chu trình này khép kín hoàn toàn, do vậy, giảm thiểu tối đa được việc phát tán bụi cũng như làm rơi rớt nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, dự án áp dụng chương trình tư vấn công nghệ từ các đối tác Châu Âu, Trung Quốc và kết hợp nghiên cứu cùng với các Viện hàn lâm khoa học Việt Nam và thế giới như Trung tâm INRA của Pháp, Trung tâm phân tích PACIFIC - LAP Singapore… và các trường đại học hàng đầu cả nước (Khoa công nghệ thực phẩm thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà nội và Khoa công nghệ hoá sinh thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng đội ngũ tiến sỹ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam. Do vậy, chúng tôi đánh giá công nghệ sản xuất của dự án là công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hóa, ít ô nhiễm và phù hợp với loại hình sản xuất của dự án. Sản phẩm đầu ra sau sản xuất đảm bảo đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn cho vật nuôi.
Sản phẩm của dự án là phụ gia thức ăn chăn nuôi từ thực vật với công suất thiết kế là 12.000 tấn thành phẩm/năm.
Một số hình ảnh minh họa sản phẩm của dự án:
Hình ảnh minh họa sản phẩm dự án
Trong giai đoạn triển khai xây dựng, dự án sẽ phải sử dụng đến các loại nguyên vật liệu như đất, đá, cát, xi măng, sắt, thép; điện, nước, xăng, dầu… phục vụ xây dựng các hạng mục công trình. Bên cạnh đó là sử dụng các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng tại dự án. Ngay từ bước lập dự án, chủ dự án và các đơn vị nhà thầu đã nghiên cứu, dự kiến các nguyên vật liệu sử dụng, nguồn cung cấp các vật liệu đó để đáp ứng cho nhu cầu thi công. Cụ thể, các nhu cầu của dự án trong giai đoạn xây dựng như sau:
a.Nhu cầu sử dụng máy móc, trang thiết bị
Các loại máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng dự án dự kiến như sau:
Bảng 1.2. Các loại máy móc chính phục vụ thi công dự án
TT |
Tên máy móc, thiết bị |
Khối lượng (ca) |
Tình trạng mới |
1 |
Cần trục tháp, sức nâng 25 tấn |
1.800 |
≥80% |
2 |
Cần cầu nổi, sức nâng 30 tấn |
1.200 |
≥80% |
3 |
Máy bơm chìm, công suất 90m3/h-7,5kW |
400 |
≥80% |
4 |
Máy bơm nước chân không, công suất 8m3/h-1,2kW |
500 |
≥80% |
5 |
Máy cắt uốn sắt, công suất 2,5kW |
2.400 |
≥80% |
6 |
Máy đầm bàn, công suất 2,2kw |
2.200 |
≥80% |
7 |
Máy đầm dùi, công suất 1,5kW |
4.800 |
≥80% |
TT |
Tên máy móc, thiết bị |
Khối lượng (ca) |
Tình trạng mới |
8 |
Máy đào, dung tích gầu 0,5-1,1m3 |
840 |
≥80% |
9 |
Máy ép cọc thủy lực, công suất 185 tấn |
160 |
≥80% |
10 |
Máy hàn điện, công suất 5kW |
2.500 |
≥80% |
11 |
Máy khoan cầm tay, công suât 1,5kW |
9.000 |
≥80% |
12 |
Máy khoan cọc nhồi, công suất 115kVA, 155HP |
80 |
≥80% |
13 |
Máy nén khí, công suất 7,5HP |
300 |
≥80% |
14 |
Máy phát điện, công suất 475kVA |
50 |
≥80% |
15 |
Máy trộn vữa, bê tông, dung tích 350 lít |
3.000 |
≥80% |
16 |
Máy vận thăng lồng, sức nâng 3,0 tấn |
2.000 |
≥80% |
17 |
Ô tô tự đổ, trọng tải 12 tấn |
700 |
≥80% |
18 |
Ô tô cần trục, trọng tải 16 tấn |
150 |
≥80% |
(Nguồn: Dự toán công trình của dự án)
b.Nhu cầu nguyên, vật liệu xây dựng
Nguyên, vật liệu phục vụ thi công xây dựng
Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu xây dựng:
Nguồn cung cấp vật liệu đá: được lấy tại các mỏ đá trên địa bàn huyện Đà Bắc.
Nguồn cung cấp các vật liệu khác: cát, xi măng, gạch, thép… được lấy từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cự ly vận chuyển trung bình đến chân công trình khoảng 10km.
Nhu cầu vật liệu xây dựng:
Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự án bao gồm đá, cát, thép, xi măng... Khối lượng vật liệu thi công các công trình thống kê từ hồ sơ dự toán công trình của dự án như sau.
Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên, vật liệu chính phục vụ thi công xây dựng của dự án
TT |
Tên vật tư |
Đơn vị |
Khối lượng |
Hệ số quy đổi |
Đơn vị quy đổi |
Khối lượng (tấn) |
1 |
Cát đen |
m3 |
2.000 |
1,2 |
tấn/m3 |
2.400 |
2 |
Cát mịn ML=0,7-1,4 |
m3 |
4.200 |
1,31 |
tấn/m3 |
5.502 |
3 |
Cát mịn ML=1,5-2,0 |
m3 |
4.200 |
1,38 |
tấn/m3 |
5.796 |
4 |
Cát vàng |
m3 |
1.700 |
1,45 |
tấn/m3 |
2.465 |
TT |
Tên vật tư |
Đơn vị |
Khối lượng |
Hệ số quy đổi |
Đơn vị quy đổi |
Khối lượng (tấn) |
5 |
Đá dăm 1x2 |
m3 |
1.500 |
1,46 |
tấn/m3 |
2.190 |
6 |
Đá dăm 4x6 |
m3 |
2.000 |
1,54 |
tấn/m3 |
3.080 |
7 |
Gạch ceramic các loại |
m2 |
45.000 |
22 |
kg/m2 |
990 |
8 |
Gạch 2 lỗ, gạch rỗng, gạch chỉ |
viên |
4.453.000 |
1,45 |
kg/viên |
6.456,9 |
9 |
Xi măng các loại |
kg |
1.938.971 |
0,001 |
- |
1.942,50 |
10 |
Thép các loại |
tấn |
3.489,9 |
- |
- |
3.489,9 |
11 |
Que hàn |
kg |
1.800 |
0,001 |
- |
1,8 |
12 |
Sơn |
tấn |
3,529 |
- |
- |
3,529 |
13 |
Vật liệu khác (van, tê, mối nối, bulong, cửa, máng thu nước…..) |
= 10% khối lượng VLXD |
3.431,4 |
|||
Tổng cộng |
37.745,5 |
(Nguồn: Dự toán công trình của dự án)
Đất đào, đắp tại dự án
* Nguồn cung cấp đất đắp nền
Theo khảo sát của đơn vị thiết kế thi công, hiện trạng khu đất thực hiện dự án đã được CCN Tiên Tiến san nền bằng phẳng, trong khu đất hiện chỉ có cỏ dại và cây bụi, cos hiện trạng dự án thấp hơn cos vỉa hè nội bộ của CCN, chất lượng đất khu vực thực hiện dự án chưa bị phong hóa nhiều. Do vậy, dự án không cần bóc lớp đất trên bề mặt mà chỉ tiến hành dọn dẹp mặt bằng (dọn dẹp cây bụi, cỏ dại và đốt tại chỗ, không đưa đi đổ thải) sau đó tiến hành đào móng, tôn nền.Toàn bộ phần đất dư sau đào, đắp công trình sẽ được tận dụng lấp vào các vị trí cần lấp (khu vực trồng cây xanh, đắp sân đường, vỉa hè, bờ chắn xung quanh dự án, cống thoát, một phần hố móng các công trình kiến trúc khác). Do vậy, dự án không có đất thừa đổ thải.
Nguồn cung cấp đất đắp: khi chủ dự án đã chọn được đơn vị thầu thi công và chuẩn bị thi công xây dựng dự án, chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị thầu thi công tiến hành đánh giá chất lượng đất đào trong khu đất thực hiện dự án (bằng ngoại quan kết hợp với gửi mẫu đất tới các phòng thí nghiệm có đầy đủ chức năng để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng, kết cấu đất), tùy theo kết quả đánh giá chất lượng của đất đào, dự án sẽ áp dụng một trong hai phương án sau:
Khối lượng đào, đắp của dự án dự kiến như sau:
Bảng 1.4. Tổng hợp khối lượng đào, đắp trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
STT |
Hạng mục |
Khối lượng (m3) |
I |
Đào đất |
4.464 |
1 |
Bể phốt |
14 |
2 |
Bể PCCC |
860 |
3 |
HTXL nước thải tập trung |
90 |
4 |
Nhà vệ sinh nhân viên |
40 |
5 |
Xưởng lớn |
2.750 |
6 |
Xưởng nhỏ |
450 |
7 |
Nhà hành chính |
260 |
II |
Đắp đất |
4.464 |
1 |
Tổng thể |
3.000 |
2 |
Đắp cho cây xanh |
720 |
3 |
Đắp cho các vị trí khác (bờ chắn xung quanh dự án, sân đường, vỉa hè, cống thoát, một phần vào hố móng các công trình khác |
744 |
(Nguồn: Dự toán công trình của dự án)
c.Nguồn cung cấp nhiên liệu (điện, dầu diezel, xăng):
Nguồn cung cấp:
*Nhu cầu sử dụng:
Nhu cầu sử dụng điện, dầu diezel trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được tính toán, dự báo dựa trên định mức tiêu hao dầu diezel, điện của các thiết bị máy móc tham gia vào quá trình thi công xây dựng. Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng - Hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình thì khối lượng dầu tiêu hao của các thiết bị thi công và nhu cầu điện trong một ca làm việc được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.5. Nhu cầu nhiên liệu phục vụ thi công xây dựng dự án
TT |
MÁY THI CÔNG |
Khối lượng (ca) |
Định mức tiêu hao |
Khối lượng |
||
Dầu diezel (l/ca) |
Điện (kwh/ca) |
Dầu diezel (lít) |
Điện (kwh) |
|||
1 |
Cần trục tháp, sức nâng 25 tấn |
1.800 |
- |
120 |
- |
216.000 |
2 |
Cần cầu nổi, sức nâng 30 tấn |
1.200 |
81 |
- |
97.200 |
- |
3 |
Máy bơm chìm, công suất 7,5kW |
400 |
- |
18,8 |
- |
7.520 |
4 |
Máy bơm nước chân không, công suất 1,2kW |
500 |
- |
2,97 |
- |
1.485 |
5 |
Máy cắt uốn sắt, công suất 2,5kW |
2.400 |
- |
9 |
- |
21.600 |
6 |
Máy đầm bàn, công suất 2,2kw |
2.200 |
- |
4,5 |
- |
9.900 |
7 |
Máy đầm dùi, công suất 1,5kW |
4.800 |
- |
6,75 |
- |
32.400 |
8 |
Máy đào, dung tích gầu 0,5-1,1m3 |
840 |
64,8 |
- |
54.432 |
- |
9 |
Máy ép cọc thủy lực, công suất 185 tấn |
160 |
71,5 |
- |
11.440 |
- |
10 |
Máy hàn điện, công suất 5kW |
2.500 |
- |
48,3 |
- |
120.750 |
11 |
Máy khoan cầm tay, công suât 1,5kW |
9.000 |
- |
2,25 |
- |
20.250 |
12 |
Máy khoan cọc nhồi, công suất 115kVA, 155HP |
80 |
330 |
- |
26.400 |
- |
13 |
Máy nén khí, công suất 7,5HP |
300 |
- |
44,3 |
- |
13.290 |
14 |
Máy trộn vữa, bê tông, dung tích 350 lít |
3.000 |
100 |
- |
5.000 |
- |
15 |
Máy phát điện, công suất 475kVA |
50 |
- |
16,8 |
- |
50.400 |
TT |
MÁY THI CÔNG |
Khối lượng (ca) |
Định mức tiêu hao |
Khối lượng |
||
Dầu diezel (l/ca) |
Điện (kwh/ca) |
Dầu diezel (lít) |
Điện (kwh) |
|||
16 |
Máy vận thăng lồng, sức nâng 3,0 tấn |
2.000 |
- |
47,3 |
- |
94.600 |
17 |
Ô tô tự đổ, trọng tải 12 tấn |
700 |
33 |
- |
4.950 |
- |
18 |
Ô tô cần trục, trọng tải 16 tấn |
150 |
56,7 |
- |
39.690 |
- |
Tổng cộng |
239.112 |
588.195 |
(Nguồn: Dự toán công trình của dự án)
Ngoài ra, dự án còn sử dụng điện phục vụ cho chiếu sáng tại lán trại và công trường, dự kiến nhu cầu phát sinh 10kWh/ca (ngày).
d.Nguồn cung cấp nước
Nguồn cấp nước:
Nước cấp cho sinh hoạt và cho thi công của dự án được lấy từ nguồn nước sạch của CCN Tiên Tiến.
Nhu cầu sử dụng nước:
* Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân thi công:
Dự kiến số công nhân làm việc trên công trường tối đa khoảng 50 người. Trong đó:
Bố trí khoảng 47 người là lao động địa phương xung quanh công trường, những người này không ăn, ở tập trung tại lán trại mà hết giờ lao động họ về gia đình. Nước sử dụng cho 47 lao động này chủ yếu là nước rửa tay, chân và vệ sinh với nhu cầu sử dụng trung bình khoảng 40 lít/người.ngày. Do đó, lượng nước cần cấp cho sinh hoạt của 47 công nhân này được dự tính như sau: 47 người x 40 lít/người.ngày = 1880 lít/ngày tương đương 1,88 m3/ngày Còn lại khoảng 3 người cần bố trí lán trại trên công trường để trông coi vật liệu, máy móc, thiết bị. Theo TCVN 13606:2023: Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế, đối với khu vực nông thôn, miền núi định mức sử dụng nước sinh hoạt là 100 lít/người.ngày.đêm. Do đó, lượng nước cần cấp cho sinh hoạt của 3 công nhân này được dự tính như sau: 3 người x 100lít/người.ngày đêm = 300 lít/ngày đêm tương đương 0,3m3/ngày đêm
Vậy, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án khoảng 2,18 m3/ngày đêm.
*Nước cấp cho thi công, xây dựng:
Nước cấp cho thi công xây dựng của dự án bao gồm nước cấp cho các hoạt động làm vữa, trộn bê tông, rửa máy móc, thiết bị thi công, tưới ẩm và cho hoạt động phun rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi dự án với nhu cầu sử dụng dự báo như sau:
Nước cấp cho hoạt động trộn vữa, trộn bê tông:
Theo kinh nghiệm thực tế của các dự án xây dựng tương tự, lượng nước cấp cho hoạt động này ước tính khoảng 1,0m3/ngày.
Nước cấp cho rửa máy móc, thiết bị thi công:
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động này phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công cần vệ sinh. Một số thiết bị, máy móc, dụng cụ yêu cầu phải vệ sinh hàng ngày như máy trộn bê tông, máy trộn vữa… với số lượng cần vệ sinh hàng ngày ước tính khoảng 3 chiếc/ngày.
Với định mức nước dùng cho rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công là khoảng 0,5m3/1 thiết bị thì lượng nước cấp cho rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công của dự án dự báo khoảng: 0,5m3/1 thiết bị x 3 thiết bị/ngày = 1,5m3/ngày.
+ Nước cấp cho phun rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi dự án:
Trong giai đoạn thi công xây dựng, các xe vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất trước khi ra khỏi khu vực dự án đều được phun rửa để làm sạch lượng bùn đất bám lốp xe, thành xe và gầm xe.
Theo TCVN 4513:1998 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn nước dùng để rửa xe là 300 lít/xe. Với tổng khối lượng nguyên, nhiên vật liệu cần vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án dự kiến khoảng 37.745,5 tấn; xe vận chuyển tải trọng 12 tấn, thời gian vận chuyển trong suốt giai đoạn thi công xây dựng là 28 tháng (tương đương với khoảng 700 ngày) thì số lượt xe phải phun rửa trước khi ra khỏi dự án là khoảng 4,5 lượt xe/ngày.
Như vậy nhu cầu nước dùng để rửa xe là: 4,5 lượt xe/ngày x 300 lít/xe/lượt/1000 = 1,35m3/ngày.
Nước tưới ẩm làm giảm phát tán bụi:
Dự án sẽ tiến hành phun nước tưới ẩm trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu tính từ khu vực dự án qua đường nội bộ CCN, đường tỉnh ĐT446 với bán kính khoảng 1km với lưu lượng nước cấp tối đa dự kiến khoảng 5m3/ngày.
Vậy, nhu cầu sử dụng nước cho thi công, xây dựng dự án dự báo khoảng 8,85m3/ngày.
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng dự báo khoảng 11,03m3/ngày đêm.
Nhu cầu máy móc, trang thiết bị giai đoạn vận hành dự án
Các loại máy móc, trang thiết bị giai đoạn vận hành dự án là các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án, bao gồm:
Bảng 1.6. Danh mục máy móc, thiết bị giai đoạn vận hành của dự án (dự kiến)
TT |
Máy móc, thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
Tình trạng mới |
1 |
Hệ thống máy trộn, công suất 2-3,5 tấn/giờ |
Cái |
01 |
Hà Lan |
2022 |
100% |
2 |
Hệ thống định lượng nguyên liệu thể tích 1500L |
Cái |
03 |
Ý |
2022 |
100% |
3 |
Hệ thống định lượng nguyên liệu thể tích 2500L |
Cái |
02 |
Ý |
2022 |
100% |
4 |
Hệ thống định lượng nguyên liệu thể tích 4000L |
Cái |
03 |
Ý |
2022 |
100% |
5 |
Hệ thống điều khiển điện SIEMENS (Phần mềm quản lý sản xuất EAN128/EAN13) |
Cái |
01 |
Ý |
2022 |
100% |
6 |
Hệ thống ra bao, công suất 175 bao/giờ |
Cái |
01 |
Ý |
2022 |
100% |
7 |
Hệ thống định lượng tinh dầu thể tích 25L |
Cái |
02 |
Ý |
2022 |
100% |
8 |
Xe nâng tải trọng 1,5 tấn |
Cái |
01 |
Nhật Bản |
2022 |
100% |
9 |
Xe nâng tải trọng 2,5tấn |
Cái |
01 |
Nhật Bản |
2022 |
100% |
10 |
Máy nén khí trục vít loại lớn công suất 55kW |
Cái |
01 |
Nhật Bản |
2022 |
100% |
11 |
Máy nén khí loại nhỏ công suất 1,5HP |
Cái |
01 |
Nhật Bản |
2022 |
100% |
12 |
Cân điện tử, tải trọng 80 tấn |
Cái |
01 |
Nhật Bản |
2022 |
100% |
13 |
Máy rửa, công suất 1000kg/giờ |
Cái |
01 |
Việt Nam |
2022 |
100% |
TT |
Máy móc, thiết bị |
Đơn vị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Năm sản xuất |
Tình trạng mới |
14 |
Máy thái lát, công suất 500kg/giờ |
Cái |
01 |
Việt Nam |
2023 |
100% |
15 |
Máy nghiền, công suất 500kg/giờ |
Cái |
01 |
Việt Nam |
2023 |
100% |
16 |
Nồi hơi, công suất 1 tấn hơi/giờ |
Cái |
01 |
Việt Nam |
2023 |
100% |
17 |
Máy dò kim loại băng chuyền, công suất theo công suất ra bao |
Cái |
01 |
Ý |
2022 |
100% |
18 |
Máy sấy (phục vụ công đoạn sơ chế nguyên liệu thô) |
Cái |
01 |
Việt Nam |
2023 |
100% |
19 |
Hệ thống đồng nhất tinh dầu |
hệ thống |
01 |
Ý |
2022 |
100% |
20 |
Hệ thống phun tinh dầu |
hệ thống |
01 |
Ý |
2022 |
100% |
21 |
Hệ thống hút tự động |
hệ thống |
10 |
Ý |
2022 |
100% |
Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động hành chính văn phòng dự án còn có các máy móc thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy…
>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá ĐTM cho dự án đầu tư nghĩa trang nhân dân
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn