Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết

Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công

Ngày đăng: 18-10-2023

183 lượt xem

ĐỀ ÁN

Sử dụng tài sản công tại Trường Đại học kỹ thuật công nghệ vào mục đích cho thuê

I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý: Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công 

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Quyết định số 4342/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học kỹ thuật công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-CĐXD-TCHC ngày 25/1/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học kỹ thuật công nghệ về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học kỹ thuật công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-BNN-TC ngày 27/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giao tài sản nhà nước cho Trường Đại học kỹ thuật công nghệ theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học kỹ thuật công nghệ

a. Chức năng

Trường Đại học kỹ thuật công nghệ (sau đây gọi tắt là trường) là đơn vị sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ điện, xây dựng, phát triển nông thôn và theo nhu cầu của xã hội; đào tạo thường xuyên và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; tư vấn các lĩnh vực chuyên môn thuộc nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật.

Trường hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn

Trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 23, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều 8, Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng chiến lược phát triển Trường. Tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.

Tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp và quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định của pháp luật.

Tuyển sinh, quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với gia đình người học, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế; liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức, gaingr viên và người lao động theo quy định; Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nguồn lực khác của Trường theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường

1) Hội đồng trường.

2) Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.

3) Các Phòng, Khoa, Bộ môn,Trung tâm, đoàn thể

Gồm: Phòng Tổ chức, Hành chính;

Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

Phòng Tài chính, Kế toán;

Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng;

Phòng Quản trị, Đời sống;

Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên;

Khoa Điện tử, Tin học;

Khoa Điện, Điện lạnh;

Khoa Xây dựng;

Khoa Công nghệ ô tô;

Khoa Cơ khí chế tạo;

Khoa Khoa học cơ bản;

Bộ môn Chính trị, Pháp luật;

Trung tâm Sản xuất, Dịch vụ và Đời sống;

Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học.

Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động:

TT

Tên bộ phận

Tổng số

Số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Viên chức và lao động hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị theo chỉ tiêu bộ giao

Cán bộ quản lý

Lao động hợp đồng khác

A

Khối phòng, Trung tâm

1

Phòng Tổ chức, Hành chính;

10

4

1

2

5

2

Phòng Tài chính, Kế toán;

5

4

1

3

0

3

Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế;

7

6

0

3

1

4

Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng;

7

7

0

3

0

5

Phòng Công tác học sinh, sinh viên;

6

5

1

2

0

6

Phòng Quản trị, Đời sống;

6

2

2

2

2

7

Trung tâm Sản xuất, Dịch vụ và Đời sống.

4

3

0

2

1

8

Ban lãnh đạo

3

3

0

3

0

Tổng số

51

31

5

17

9

B

Khối Khoa, bộ môn

7

Khoa Khoa học cơ bản;

7

6

1

1

0

8

Khoa Điện tử, Tin học;

35

34

1

3

0

9

Khoa Điện, Điện lạnh;

31

28

3

3

0

10

Khoa Công nghệ ô tô;

10

10

0

2

0

11

Khoa Cơ khí chế tạo;

5

5

0

1

0

12

Khoa Xây dựng;

4

4

0

2

0

13

Khoa Kinh tế;

9

7

2

1

0

14

Bộ môn Chính trị, Pháp luật;

3

3

0

1

0

15

Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học;

2

1

1

0

0

16

Trung tâm Sản xuất, Dịch vụ và Đời sống.

4

3

0

2

1

Tổng số giảng viên các khoa

108

98

8

14

1

Tổng cộng toàn trường

154

132

13

34

9

2.3. Về ngành nghề đào tạo và chương trình đào tạo: Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công 

Theo Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số 97/2021/GCNĐKHĐ-TCGDNN ngày 07/01/2021; số 97a/2021/ GCNĐKHĐ -TCGDNN, ngày 20/01/2022 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho phép nhà trường đào tạo tại Trụ sở chính Số 188, đường Nguyễn Đăng Đạo, phường Đại Phúc, tỉnh Nghệ An; gồm các ngành, nghề sau:

- Các ngành nghề đào tạo trình độ Trung cấp và Cao đẳng:

Bảng 2. CácngànhnghềđàotạotrìnhđộTrungcấpvà Cao đẳng:

TT

Tênngành/nghề

Trìnhđộđàotạo

Ghichú

Cao đẳng

Trungcấp

 

1

Kế toán doanh nghiệp

x

x

 

2

Điệncôngnghiệp

x

x

 

3

Điện tử công nghiệp

x

x

 

4

Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

x

x

 

5

Côngnghệ ô tô

x

x

 

6

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

x

x

 

7

Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi

x

x

 

8

Hàn

x

x

 

9

Kỹ thuật xây dựng

 

 

 

10

Xử lý nước thải công nghiệp

x

x

 

11

Quản lý khai thác công trình thủy lợi

x

x

 

12

May thời trang

x

 

 

13

Bán hàng trong siêu thị

x

 

 

 

 

- Cácnghềsơcấpvàđàotạothườngxuyên:

Bảng 3.  Cácnghềsơcấpvàđàotạothườngxuyên:

TT

Tênnghề

Ghichú

1

Điện dân dụng

 

2

Điện tử dân dụng

 

3

Tin học văn phòng

 

4

Điện ô tô

 

5

Điện lạnh

 

6

Kế toán doanh nghiệp

 

7

Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi

 

8

Hàn

 

9

Cấp, thoát nước

 

10

Gia công lắp dựng kết cấu thép

 

11

Mộc xây dựng

 

 

Bảng 4. Danhmụccácngànhnghềtrọngđiểmcủanhàtrườnghiện nay

TT

Tênnghề

Cấpđộ

Ghichú

Quốctế

KhuvựcAsean

Quốcgia

1

Điện tử công nghiệp

x

 

 

Đãđượcphêduyệttheo QĐ 1769/2019 ngày 25/11/2019 củaBộ LĐTBXH

2

Điện công nghiệp

x

 

 

3

Công nghệ ô tô

x

 

 

4

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

x

 

 

5

Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi

 

x

 

6

Hàn

 

 

x

 

7

Quản lý khai thác công trình thủy lợi

 

 

x

 

 

2.4. Về cơ sở vật chất

Cơ sở 1: Tổng diện tích mặt bằng: 49.923 m2 trong đó:

Diện tích xây dựng nhà, xưởng: 13.117,8 m2

Diện tích khác(vườn hoa, sân, đường): 37.211 m2

Diện tích xây dựng công trình khác (Trạm biến áp, xử lý nước thải, trạm bơm chữa cháy, …): 305 m2

Cơ sở 2: Tổng diện tích mặt bằng: 25.999 m2 trong đó:

Diện tích xây dựng nhà, xưởng: 6.251 m2

Diện tích khác (vườn hoa, sân, đường): 21.652 m2

Diện tích xây dựng công trình khác (Trạm biến áp, xử lý nước thải, …): 70 m2

2.5.Kết quả thực hiện nhiệm vụ của trường trong 3 năm(2019, 2020, 2021)

a. Công tác đào tạo

- Ngành nghề đào tạo:

Trường Đại học kỹ thuật công nghệ đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp với 14 nghề đào tạo. Hiện trường đang tổ chức đào tạo 4 nghề trọng điểm Quốc tế, 1 nghề trọng điểm khu vực Asean và 2 nghề trọng điểm Quốc gia, với quy mô đào tạo hiện tại là 3.000 HSSV. Ngoài ra còn tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Quy mô tuyển sinh theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp của trường trong 3 năm 2019-2021 như sau:

STT

Tên ngành/ đào tạo

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

A

Trình độ Cao đẳng

610

820

820

1

 Kế toán doanh nghiệp

70

70

70

2

 Điện tử công nghiệp

120

220

220

3

 Điện công nghiệp

130

160

160

4

 Kỹ thuật ML và ĐHKK

60

140

140

5

 Công nghệ ô tô

50

50

50

6

 Công nghệ thông tin

45

45

45

7

 Xây dựng và Hoàn thiện CTTL

30

30

30

8

 Kỹ thuật xây dựng

20

20

20

9

 Hàn

25

25

25

10

 Quản lý khai thác, xây dựng công trình thủy lợi

30

30

30

11

Xử lý nước thải công nghiệp

30

30

30

B

Trung cấp

690

820

820

1

 Điện công nghiệp

90

90

90

3

 Điện tử công nghiệp.

135

175

175

4

 Kỹ tghuật ML và ĐHKK

60

60

60

5

 Công nghệ ô tô

60

60

60

6

 Công nghệ thông tin

60

60

60

7

 May thời trang

45

80

80

8

 Xây dựng và Hoàn thiện CTTL

30

30

30

9

 Quản lý và Khai thác công trình TL

30

30

30

10

 Hàn

30

65

65

11

 Xử lý nước thải công nghiệp

30

30

30

12

 Kế toán doạnh nghiệp

80

80

80

13

 Kỹ thuật xây dựng

30

30

30

14

 Cơ điện nông thôn

10

 

 

15

 bán hàng trong siêu thị

 

30

30

C

Sơ cấp

485

485

485

1

 Kế toán doanh nghiệp

60

60

60

2

 Điện tử dân dụng

30

30

30

3

 Điện dân dụng

100

100

100

4

 Điện lạnh

50

50

50

5

 Điện ô tô

30

30

30

6

 Tin học văn phòng

35

35

35

7

 Xây dựng và Hoàn thiện CTTL

35

35

35

8

 Cấp, thoát nước

50

50

50

9

 Hàn

35

35

35

10

 Gia công lắp dựng kết cấu thép

30

30

30

11

Mộc xây dựng

30

30

30

 

TỔNG CỘNG

1785

2125

2125

b. Công tác đảm bảo chất lượng

Năm 2020 trường đã đượccấp chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp với số điểm đạt92/100điểm; kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp với số điểm đạt 92/100 điểm.

Năm 2021 trường đã được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp với số điểm đạt 96/100 điểm; nghề Công nghệ Ô tô với số điểm đạt 94/100 điểm.

c. Công tác quản lý tài chính, tài sản

*) Công tác quản lý tài chính: Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công 

Tổng nguồn thu của nhà trường 3 năm 2019-2021 như sau:

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

I

Ngân sách nhà nước

30.832.882.000

29.956.425.000

24.833.583.000

1.1

Kinh phí thường xuyên

13.067.326.000

13.031.326.000

13.026.326.000

1.2

Kinh phí không TX

5.065.839.000

4.506.099.000

5.382.420.000

1.3

Kinh phí CTMT Quốc gia

8.000.000.000

7.000.000.000

 

1.4

Cấp bù + chế độ chính sách cho HSSV

4.699.717.000

5.419.000.000

6.424.837.000

II

Nguồn thu tại đơn vị

8.982.447.282

9.432.692.198

12.458.375.000

1

Học phí

7.599.811.000

7.900.997.000

9.403.855.000

2

Thu dịch vụ, khác

1.382.636.282

1.531.695.198

3.054.520.000

 

TỔNG CỘNG:

39.815.329.282

39.389.117.198

37.291.958.000

*) Công tác quản lý tài sản:

Năm 2017, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tài sản nhà nước cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp tại Quyết định số 513/QĐ-BNN-TC ngày 27/2/2017 với nội dung như sau:

Tổng tài sản của đơn vị đến 31/12/2016 như sau:

+ Nguyên giá: 94.386.868.568đồng

+ Giá trị còn lại: 62.331.644.760đồng

Tài sản được xác định giá trị để giao vốn:

+ Nguyên giá:  323.049.545.348đồng

+ Giá trị còn lại:         293.567.401.657đồng

Năm 2021, tổng tài sản của đơn vị tính đến 31/12/2021 như sau:

+Nguyên giá: 417.106.290.747 đồng

+ Giá trị còn lại: 312.351.334.653 đồng

*) Công tác Tổ chức, Hành chính:

Từ năm 2018, thực hiện Kế hoạch số 463-KH/BCS và Nghị quyết số 464/NQ-BCSĐ, Nghị quyết số 465-NQ/BCSĐ ngày 28/2/2018 cuả Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Nhà trường đã triển khai xây dựng Đề án tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà trường. Trên cơ sở Đề án đã trình Bộ Nông nghiệp và PTNT, căn cứ vào điều kiện và yêu cầu thực tiễn, Nhà trường đã tiến hành tinh giản biên chế theo đề án đã được phê duyệt.

Hằng năm, Nhà trường thường xuyên rà soát, bổ sung các quy chế, quy định quản lý nội bộ như: quy chế làm việc; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế tuyển dụng; quy chế dân chủ; Quy chế tổ chức hoạt động…

2.6. Kế hoạch phát triển Nhà trường giai đoạn 2021 – 2025

a. Chiến lược phát triển đào tạo:

*) Mục tiêu: Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, mở thêm các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cập nhật nội dung đào tạo theo chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài; đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; tập trung vào các ngành nghề trọng điểm quốc tế, khu vực, các ngành nghề phục vụ trực tiếp cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

*) Chỉ số thực hiện: Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công 

Quy mô học sinh, sinh viên đến năm 2025 là 4.000;

Mở thêm 03-04 nghề mới; xây dựng tổ chức đào tạo từ 3 đến 4 nghề chất lượng cao;

Thi tay nghề các cấp đạt giải cao, có thí sinh dự thi tay nghề ASEAN, thế giới đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc trở lên;

Hội giảng các cấp đạt giải, có giảng viên tham gia Hội giảng Quốc gia đạt giải ba trở lên;

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm các cấp, có thiết bị đào tạo tự làm dự thi quốc gia đạt giải ba trở lên;

Học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt trên 45% khá, giỏi; 70% sinh viên đạt chuẩn tin học cơ bản, năng lực ngoại ngữ từ A2 hoặc tương đương;  

100% học sinh, sinh viên được giới thiệu việc làm, có từ 90% học sinh, sinh viên trở lên ra trường có việc làm đúng nghề sau 6 tháng.

*) Định hướng đào tạo

Thứ nhất, đào tạo gắn với sử dụng và nâng cao chất lượng:  Đào tạo theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm. Mở rộng hình thức đào tạo kết hợp với nghiệp với doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo giai đoạn 5 năm (2021-2025) cho từng ngành với quy mô phù hợp với nhu cầu nguồn lực của khu vục.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề: Tổ chức đánh giá hiệu quả đào tạo từng nghề thông qua hạch toán. Linh hoạt trong tuyển sinh nhiều lần trong năm, có nhiều phương thức đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của người học, của doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng người học, phù hợp với từng loại nghề đào tạo. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp tại địa phương thông qua hội nghị, giao lưu giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp trẻ, đơn vị khởi nghiệp để huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, xây dựng đạo đức nghề nghiệp, kết hợp học với thực hành nhằm đào tạo người lao động một cách toàn diện.

Thứ ba, chính sách và giải pháp đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao: Kết hợp với các cơ sở giáo dục đại học có những ngành, nghề, lĩnh vực tương quan với trường để tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông. Tuyển chọn, bố trí việc làm sau khi đào tạo phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo sự công bằng, minh bạch và phát huy hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, môi trường làm việc để các ứng viên phát huy tốt khả năng, kiến thức được đào tạo, tạo sự gắn bó, yên tâm làm việc và mong muốn được cống hiến. Việc đào tạo, cần có sự linh hoạt, đó là không chỉ phục vụ cho địa phương mà phải mở rộng kết nối, quan hệ quốc tế đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao; chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế; đảm bảo cho nhu cầu thực tiễn tại địa phương, tỉnh, thành phố, khu vực, ASEAN, và quốc tế. Một trường cao đẳng địa phương không những căn cứ vào các định hướng của địa phương mà còn định hướng xa hơn.

Thứ tư, huy động các nguồn lực bảo đảm cho yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh tính tự chủ cho các khoa trong quá trình tổ chức đào tạo, tính tự chủ cho giảng viên trong giảng dạy, thiết lập cơ chế giám sát theo mục tiêu. Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo khác và các doanh nghiệp để đáp ứng đội ngũ giảng viên cũng như trang thiết bị đào tạo.

Thứ năm, xây dựng công cụ quản lý chất lượng đào tạo: Nâng cao năng lực quản lý. Tăng cường sự phối hợp với các đơn vị liên kết; phân định rõ trách nhiệm giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực nhằm gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin về đào tạo, việc làm, thị trường lao động... liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp. Quan tâm đúng mức việc xây dựng đội ngũ giáo viên đúng chuẩn, đội ngũ quản lý có phẩm chất, năng lực, năng động, đủ sức điều hành, đáp ứng yêu cầu công việc;

*) Các giải pháp thực hiện:

Bám sát tôn chỉ hành động của Nhà trường “Tôn trọng để thành công” để xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết cụ thể cho từng nội dung, từng giai đoạn, từng năm học;

Tổ chức tốt hoạt động giảng dạy và học tập, thí điểm mở các lớp chất lượng cao;

Tổ chức xây dựng các quy chế đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của trường;

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác tổ chức đào tạo, trước mắt áp dụng có hiệu quả phần mềm quản lý đào tạo;

Yêu cầu đội ngũ giảng dạy duy trì năng lực thông qua các hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

Xây dựng các mô hình tổ chức giảng dạy hiệu quả để áp dụng cho từng nghề, từng lĩnh vực đào tạo trong nhà trường;

Xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu đăng ký bổ xung các nghề mở mới;

Định kỳ hàng năm rà soát chỉnh sửa chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu phù hợp với thực tiễn sản xuất, nhu cầu lao động, đảm bảo 100% các môn học, mô đun có giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập;

Tổ chức xây dựng các chương trình chất lượng cao và các điều kiện đảm bảo để tổ chức đào tạo theo chương trình chất lượng cao;

Chủ động phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp;

Xây dựng cơ chế đặc thù để doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp với nhà trường tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp và hỗ trợ chuyên gia để giảng dạy đối với một số mô đun, môn hoc;

Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Nhà trường thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, trước tiên là thành lập và tổ chức có hiệu quả hoạt động của bộ phận truyền thông chuyên trách;

Tổ chức tốt hoạt động tư vấn việc làm cho 100% HSSV trước khi tốt nghiệp;

Tổ chức các khóa học kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm giúp người học tự tìm việc làm sau tốt nghiệp;

Xây dựng dữ liệu kết nối với các doanh nghiệp (ít nhất 30 doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang, và các tỉnh lân cận) để gắn đào tạo với sự phát triển của thị trường lao động của địa phương, của ngành, của xã hội và nhu cầu xuất khẩu lao động đồng thời giải quyết đầu ra cho người học, phối hợp trong tổ chức đào tạo;

Phát huy vài trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong công tác hỗ trợ người học và tham gia các hoạt động cộng đồng (tình nguyện, thiện nguyện, hiến máu nhân đạo, hoạt động sáng tạo trẻ...);

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên;

Tham dự thi tay nghề các cấp;

Tham dự Hội giảng các cấp;

Tổ chức đánh giá chất lượng người học theo chuẩn quốc gia, tiếp cận khu vực và quốc tế;

Tham gia hệ thống kiểm định và công nhận chứng chỉ nghề quốc gia;

Quản lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

b.Chiến lược phát trin ngun nhân lc:

*) Mục tiêu: Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí việc làm trong Nhà trườngvà tiêu chí trường chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý; xây dựng và áp dụng mô hình quản trị trường cao đẳng tiên tiến.

Xây dựng, phát triển và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý,  theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong Nhà trường theo tiêu chí trường chất lượng cao.

Đảm bảo đội ngũ nhà giáo chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.

*) Chỉ số thực hiện:

- 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo vị trí việc làm, đạt chuẩn trình độ tin học cơ bản tương đương trở lên, đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

- Giảng viên, giáo viên đạt 70% có trình độ thạc sĩ trở lên, 100% đạt chuẩn trình độ tin học cơ bản, đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực; 100% giảng viên dạy thực hành đạt chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

*) Các nội dung, nhiệm vụ chính:

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cơ cấu theo ngành nghề đào tạo;

Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch năm học tuyển dụng, điều chuyển giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy;

Đảm bảo nhân viên khối phục vụ không quá 30% trên tổng số cán bộ viên chức và lao động

Tăng cường hợp đồng giảng viên thỉnh giảng nhưng không quá 40 %

Bồi dưỡng giảng viên đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học theo tiêu chí trường chất lượng cao;

Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề theo từng giai đoạn, từng năm học;

*) Các giải pháp thực hiện:

Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ;

Quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ, độ tuổi của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong  từng năm phát triển của Nhà trường;

Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu vị trí làm việc làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ giáo viên, nhân viên;

Tập trung tuyển dụng giáo viên các chuyên ngành:kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ kỹ thuật nhiệt, vận hành sửa chữa thiết bị lạnh, tự động hóa, công nghệ kỹ thuật sửa chữa máy tính;

Tổ chức các hình thức bồi dưỡng đa dạng để giáo viên có thể chủ động trong việc hoàn thiện về ngoại ngữ, tin học theo tiêu chí trường chất lượng cao;

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ năng nghề;

Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ đưa đi đào tạo tại nước ngoài giáo viên các nghề trọng điểm quốc tế;

Xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề cao từ bên ngoài;

Xây dựng quy chế đánh giá giáo viên thông qua giảng dạy và nghiên cứu khoa học; tổ chức cho giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng tại doanh nghiệp.

Săp xếp và ổn định nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc;

Tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện;

Chính sách thu hút nguồn nhân lực hợp lý, năng động để thu hút nhân tài.

c. Chiến lược phát trin cơ s vt cht:

*) Mục tiêu: Đầu tư cơ sở vật chất, các phân khu chức năng đảm bảo nhu cầu làm việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và đảm bảo diện tích phòng học theo quy mô tuyển sinh hàng năm; Mua sắm phần mềm phục vụ quản lý, đào tạo và quản trị nhà trường theo hướng tiên tiến. Bổ sung trang thiết bị cho thư viện nhà trường thành thư viện điện tử và có nhiều giáo trình giảng dạy được số hóa; Đầu tư thiết bị đáp ứng các nghề mở mới, các nghề điều chỉnh quy mô tuyển sinh ;Đầu tư trang đủ thiết bị theo quy định của Bộ Lao động TBXH cho các nghề trọng điểm, các nghề đào tạo chất lượng cao.

*) Chỉ số thực hiện:

- Đến năm 2025,  hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nâng cấp trường; dự án ODA ; đầu tư xây dựng các hạng mục công trình với tổng mức đầu tư khoảng 75 tỷ đồng.

- Tập trung đầu tư mua sắm thiết bị đồng bộ theo định mức kinh tế kỹ thuật của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng học số hóa, mô phỏng hóa; một số nghề trọng điểm quốc tế hướng tới đầu tư theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.

- Thực hiện lập đề án mua sắm trang thiết bị cho ba nghề Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp và nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí từ nguồn vốn vay ODA gia đoạn 2021 đến 2025.

*) Các nội dung, nhiệm vụ chính

Phần Xây dựng:

Phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ đáp ứng yêu cầu;

Đủ phòng học lý thuyết, phòng thí nghiệm, phòng thực hành đáp ứng quy mô đào tạo;

Các công trình phụ trợ: hội trường, thư viện, nhà ăn ...

Ngoài diện tích đã xây dựng hiện có, dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình với tổng mức đầu tư khoảng 75 tỷ đồng:

Nội dung

Diện tích xây dựng

Tổng diện tích sàn

Số tầng cao

Ghi chú

Cơ sở 1

 

 

 

 

Xưởng thực hành số 1

1.370

4.110

3

ƯT1

Nhà lớp học, thư viện, truyền thống + hành lang cầu thang

1.580

7.861

5

ƯT3

Nhà ăn câu lạc bộ (02 tầng)

432

864

 

ƯT5

Cơ sở 2

 

 

 

 

Xưởng thực hành số 2

851

1.702

2

ƯT1

Xưởng thực hành số 3

852

1.704

2

ƯT2

Mô hình hệ thống thủy lợi tổng hợp

4800

 

 

ƯT3

Tổng

9.885

16.241

 

 

 

Về diện tích xây dựng các hạng mục tại 2 cơ sở:

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện có

Xây thêm

1

Tổng diện tích đất của Trường

m2

74.863,9

 

1.1

Trụ sở chính (cơ sở 1)

m2

49.911,9

 

1.2

Cơ sở 2

m2

24.952

 

2

Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình

 

 

 

2.1

Diện tích đất sử dụng

m2

5.537

 

2.2

Diện tích đất xây dựng các loại công trình

m2

5.527,3

 

2.3

Diện tích sân đường, đất dự trữ lưu không

m2

21.436

 

2.4

Diện tích đất cây xanh

m2

3.250

 

2.5

Nhà làm việc (hiệu bộ)

m2

2.126

Đáp ứng đủ

2.6

Phòng học lý thuyết (36 phòng học)

m2

3.940

Đáp ứng 55%

2.7

Xưởng thực hành

m2

3.939

5.992

2.8

Ký túc xá (127 phòng)

m2

3.217

Đáp ứng 30%

2.9

Nhà ăn, căng tin

m2

486

 

2.10

Phòng y tế

m2

120

 

2.11

Thư viện

m2

1.500

 

2.12

Sân bóng đá

m2

6.000

 

 

Phần đầu tư, mua sắm thiết bị:

Tập trung đầu tư mua sắm thiết bị đồng bộ theo định mức kinh tế kỹ thuật của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng học số hóa, mô phỏng hóa; một số nghề trọng điểm quốc tế hướng tới đầu tư theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.

 

Thực hiện lập đề án mua sắm trang thiết bị cho ba nghề Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp và nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí từ nguồn vốn vay ODA gia đoạn 2021 đến 2025.

 

 

*) Các giải pháp thực hiện:

Xây dựng các nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư, nâng cấp, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị;

Phòng Quản trị, Đời sống phối hợp với các bộ phận chức năng nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, bố trí, sử dụng cơ sở vật chất, khắc phục khó khăn, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường chất lượng cao;

 Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên về công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất; rà soát, chỉnh sửa, xây dựng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn sử dụng và quản lý cơ sở vật chất một cách đồng bộ;

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ phục vụ có năng lực chuyên môn đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường;

Xây dựng cơ chế, chế độ bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý cơ sở  vật chất nhằm phát huy hết năng lực của cán bộ, công nhân viên;

Tăng cường phân cấp quản lý đến các bộ phận, cá nhân nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động trong sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường;

Quy hoạch bố trí phân khu chức năng khoa học, hợp lý, liên thông đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, ngành nghề đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050;

Quy hoạch bố trí chi tiết vị trí làm việc, học tập lý thuyết và thực hành đảm bảo khoa học, hiệu quả và thuận thiện;

Hàng năm tổ chức kiểm kê, đánh giá vai trò vị trí, chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất để rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục;

Xây dựng quy trình quản lý cơ sở vật chất từ khâu xây dựng kế hoạch, mua sắm, bố trí đưa vào sử dụng, quản lý, bảo trì,bảo dưỡng;

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất;

Xây dựng mô hình quản lý cơ sở vật chất theo mã số, mã vạch tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin (Phần mềm) nhằm tiết kiệm thời gian cho công tác quản lý, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên và học sinh- sinh viên khai thác, sử dụng;

Lập hồ sơ lý lịch cho từng hạng mục công trình và các trang thiết bị để thuận tiện cho việc theo dõi, bảo quản, sửa chữa, tính khấu hao;

Thường xuyên giám sát hoạt động quản lý cơ sở vật chất trong thực thi các kế hoạch, chương trình công tác theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nhằm nắm bắt kịp thời, phát hiện, điều chỉnh những bất cập trong công tác quản lý, điều hành.

Xây dựng thư viện điện tử kết hợp với thư viện truyền thống đạt tiêu chuẩn, hiện đại, hệ thống thư viện được kết nối mạng internet. Đảm bảo đạt 70 - 100 đầu sách cho một chuyên ngành đào tạo.

Xây dựng các mô hình thực hành, doanh nghiệp thực hành, thị trường ảo để giáo viên và sinh viên thực tập nâng cao kỹ năng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

d.Chiến lược phát trin người hc:

*) Mục tiêu:Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên; giúp học sinh, sinh viên phát triển một số kỹ năng mềm thông qua các hoạt động ngoại khóa; Giáo dục học sinh, sinh viên phải được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

*) Chỉ số thực hiện:

Thi tay nghề các cấp đạt giải cao, có thí sinh dự thi tay nghề ASEAN, thế giới đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc trở lên;

Học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt trên 45% khá, giỏi (giai đoạn 2021-2025);

100% học sinh, sinh viên được tư vấn, giới thiệu việc làm trong đó 95% học sinh, sinh viên trở lên ra trường có việc làm đúng nghề sau 6 tháng;

100% sinh viên đạt chuẩn tin học cơ bản; 100% sinh viên nghề trọng điểm, nghề chất lượng cao năng lực ngoại ngữ từ A2 hoặc tương đương;

Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu học tập, thực tập, ăn, ở và giải trí theo nguyện vọng của học sinh sinh viên;

Đa dạng các các chương trình học bổ trợ, học chuyển tiếp bậc đại học.

*) Các nội dung,nhiệm vụ chính:

Trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để học sinh, sinh viên có thể thực hiện tốt các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa;

Rà soát và xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa phù hợp với tâm lý, sở thích của học sinh, sinh viên.

Cung cấp các dịch vụ, chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đa dạng đáp ứng đúng tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh- sinh viên.

Tổ chức các chương trình giới thiệu việc làm, tư vấn tuyển dụng, các chương trình tuyển dụng sớm của doanh nghiệp.

Tổ chức xây dựng phát hành Kỷ yếu hội thảo đào tạo, khoa học tuổi trẻ BCEC định kỳ hàng quý.

*) Các giải pháp thực hiện:

Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo về hội nhập quốc tế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm việc làm, khởi nghiệp sáng tạo … cho học sinh, sinh viên;

Đầu tư, nâng cấp, cải tạo các khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu luyện tập của học sinh sinh viên;

Bố trí đủ lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm phụ trách công tác ngoại khóa;

Xây dựng các quy định về tổ chức, đánh giá hoạt động ngoại khóa của HSSV;

Tổ chức chương trình ngoại khóa với các hình thức phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và gắn với ngành nghề đào tạo của HSSV;

Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các câu lạc bộ: ngoại ngữ, bóng đá, cầu lông, tuyên truyền ca khúc cách mạng, tuổi trẻ với pháp luật, hiến máu nhân đạo, …;

Tổ chức các diễn đàn phù hợp với lứa tuổi: Diễn đàn online về tình yêu; diễn đàn về khởi nghiệp; diễn đàn về làm chủ bản thân, quản lý thời gian…;

Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên làm công tác quản lý lớp về kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động ngoại khóa của HSSV;

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, quản lý hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên;

Tổ chức các hoạt động thăm quan, trải nghiệm sản xuất;

Tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian gắn thực tiễn: Thi nấu ăn; thi cắm hoa; thi hội họa; thi kể truyện; thi làm lãnh đạo; thi các trò chơi dân gian.

Tổ chức các các chương trình học bổ trợ ngoại ngữ, tin học, khởi nghiệp, sáng tạo trẻ…., phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học tổ chức các khóa học chuyển tiếp bậc đại học.

e.Chiến lược đảm bo cht lượng: Đề án thực hiện chuyển đổi cho thuê tài sản công và quy trình chi tiết thực hiện dự án chuyển đổi cho thuê tài sản công 

*) Mục tiêu:Tổ chức thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá kết quả thực hiện (KPI) trong việc; Xây dựng an hành thực hiện các các bộ công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường nhằm đánh giá tốt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo. Tổ chức vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng và rà soát thường xuyên đáp ứng tiêu chí kiểm định trường, kiểm định chương trình và kiểm định trường chất lượng cao.

*) Chỉ số thực hiện:

- Trường đạt kiểm định chất lượng và kiểm định trường chất lượng cao, đến năm 2025 có từ 3 đến 4 chương trình đạo tạo được kiểm định và đến năm 2030 các chương trình nghề trọng điểm, nghề CLC được kiểm định.

- Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng phù hợp với điều kiện của trường, đến năm 2025 đảm bảo có từ 60 đến 100 quy trình được áp dụng.

- Xây dựng công cụ đánh giá, kiểm soát đào tạo, cơ sở dữ liệu, quy trình tổ chức thực hiện công tác khảo thí đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.

*) Các nội dung, nhiệm vụ chính:

Thường xuyên điều chỉnh quy trình nghiệp vụ để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, giảng dạy;

Tận tâm, tận lực trong giảng dạy và phục vụ đào tạo;

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên;

Đầu tư trang thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập;

Ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức quản lý hiệu quả;

Đào tạo nội bộ giúp cán bộ, giáo viên, người lao động hiểu, áp dụng và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng vị trí công tác;

Tổ chức khảo sát, đánh giá từ doanh nghiệp và người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp của nhà trường làm trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

*) Các giải pháp thực hiện:

Phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ để tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

Tổ chức xây dựng quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng cho các công việc cụ thể;

Nghiên cứu ứng dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đối với nhà trường;

Kiểm định ngoài các chương trình đào tạo của nhà trường, đặc biệt là các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực và quốc gia;

Thường xuyên đánh giá, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân trong thực hiện đảm bảo chất lượng;

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cũng như giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp;

Tổ chức quán triệt, hướng dẫn chi tiết các quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng cho cán bộ, giáo viên, người lao động;

Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý để hỗ trợ cho công tác thực hiện các quy trình đảm bảo chất lượng.

f.Chiến lược hp tác quc tế, hp tác doanh nghip trong đào to:

*) Mục tiêu: Đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiếp cận công nghệ đào tạo của các nước phát triển; Mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến trong khu vực, Châu Á và thế giới; Thiết lập chương trình liên kết đào tạo thiết thực, có hiệu quả., tổ chức cho sinh viên, học viên Việt Nam du học ở nước ngoài theo chương trình liên kết hợp tác đào tạo.

*) Chỉ số thực hiện:

Giai đoạn 2021-2025 tổ chức đào tạo 3 cấp trình độ, tổ chức liên thông các cấp trình độ, xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa cho phương thức đào tạo trực tuyến.

*) Các nội dung, nhiệm vụ chính:

Tổ chức liên kết đào tạo tại Việt Nam cho các nghề trọng điểm quốc tế theo chương trình đào tạo của các nước phát triển;

Liên kết với các trường của các nước trong khu vực và quốc tế để đưa cán bộ, giáo viên, sinh viên thăm quan, học tập theo các chuyên đề;

Phối hợp với các trường của các nước trong khu vực và quốc tế mời giảng viên làm việc và tham gia giảng dạy một số mô đun, môn học tại trường;

Tổ chức hội thảo chuyên đề có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn;

Hợp tác với doanh nghiệp mời chuyên gia có tay nghề cao của doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy các môn học, mô đun của chương trình;

Hợp tác với doanh nghiệp trong việc công nhận chương trình đào tạo các chuyên ngành mà doanh nghiệp đang có nhu cầu cần tuyển dụng nguồn nhân lực được đào tạo và có thể làm việc được ngay tại doanh nghiệp sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường;

*) Các giải pháp thực hiện:

Củng cố, hoàn thiện và mở rộng quan hệ với các đối tác đã có;

Tiếp tục tìm kiếm phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác mới;

Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài (tập trung vào các nước Úc, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc);

Tổ chức quảng bá và tiếp thị các chương trình đào tạo liên kết với các trường trong khu vực và quốc tế;

Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chính phủ và phi chính phủ, doanh nghiệp) về trí tuệ và nguồn vốn, nhất là vốn ODA cho đầu tư các phòng thực hành đồng bộ, hiện đại;

Tổ chức thí điểm đánh giá năng lực giáo viên theo chuẩn quốc tế;

Giao nhiệm vụ cho bộ phận đào tạo và hợp tác quốc tế xây dựng và tổ chức hàng năm các hội thảo chuyên đề;

Hợp tác và tham gia các Dự án hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các tổ chức, cung ứng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động;

g.Chiến lược tài chính, tin lương:

*) Mục tiêu:Thu hút, đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; hướng tới tự chủ chi thường xuyên và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức và người lao động.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha