Thuyết minh lập dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nước ép trái cây chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Ngày đăng: 23-04-2025
17 lượt xem
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.. 6
I. NHÀ ĐẦU TƯ/HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ.. 6
1.2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN.. 6
3.1. Nông nghiệp Vĩnh Long nhiều tiềm năng đầu tư phát triển. 7
3.2. Vĩnh Long phấn đấu là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại 10
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.. 12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 14
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 14
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 14
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. 16
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.. 18
2.1. Nhu cầu sử dụng nước ép trái cây trong nước. 18
2.2. Xu hướng tiêu thụ nước ép trái cây trên thế giới 18
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án. 19
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 21
IV. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.. 24
4.1. Địa điểm khu đất thực hiện dự án. 24
4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án. 24
4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất của dự án. 25
4.4. Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất 26
V. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 27
5.1. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 27
5.2. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án so với các quy định của ngành. 27
5.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm KT-XH khu vực dự án. 27
5.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án 28
VI. NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.. 28
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.. 30
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ. 31
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 36
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.. 36
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 36
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 36
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.. 37
2.1. Các phương án xây dựng công trình. 37
2.2. Các phương án kiến trúc. 37
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 40
IV. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.. 41
4.1. Thời gian hoạt động của dự án. 41
4.2. Tiến độ thực hiện của dự án. 41
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 43
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. 43
III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.. 45
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình. 45
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 46
IV. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG.. 49
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án. 49
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. 54
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.. 58
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. 58
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. 60
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 60
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 60
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: 60
2.5. Các thông số tài chính của dự án. 61
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ....
Mã số doanh nghiệp: ......; do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 23/09/2024
Địa chỉ trụ sở: ..........Phước Hòa Phước Tân, Xã Bình Tân, Huyện Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Điện thoại:..........
Email: ...........
Thông tin về người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: ........
Chức danh: Giám đốc
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: ......
Quốc tịch: Việt Nam
Thẻ Căn cước công dân: ......... Ngày cấp: 28/06/2022
Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH
Địa chỉ thường trú: .......Phường Yên Đỗ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
Chỗ ở hiện tại: .......Phường Yên Đỗ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Tên dự án:
“Nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây”
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Phú Thịnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 31.826,2 m2 (3,18 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 300.916.643.000 đồng. (Ba trăm tỷ, chín trăm mười sáu triệu, sáu trăm bốn mươi ba nghìn đồng)
Trong đó:
Phân kỳ đầu tư:
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây 15.000 Tấn/năm
Với lợi thế vùng nguyên liệu nông sản lớn, ngành công nghiệp tiềm năng được xác định là chế biến nông sản, thực phẩm, đặc biệt là gạo; thủy sản; thức ăn chăn nuôi…
Vùng nguyên liệu nông sản lớn, đa dạng
Nông nghiệp là một trong 3 trụ cột chính của kinh tế tỉnh Vĩnh Long. Năm 2022 lĩnh vực này chiếm 38,76% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Với khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, diện tích lúa 3 vụ ở tỉnh Vĩnh Long khoảng 112.000ha, sản xuất được gần 680.000 tấn lúa. Theo Cục Thống kê Vĩnh Long, tính đến năm 2022, diện tích loại cây ăn trái đạt 56.758ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn. Các loại cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao như: cam sành (17.734ha) bưởi (8.971ha), xoài (5.080ha), nhãn (5.853ha), sầu riêng (3.682ha) chôm chôm (2.722ha). Rau các loại có diện tích khoảng 35.000ha, sản lượng trên 690.000 tấn. Vĩnh Long nổi tiếng cả nước với vùng nguyên liệu khoai lang với diện tích hàng năm dao động 10.000ha, sản lượng trung bình khoảng 300.000 tấn. Thủy sản là một những mũi đột phá của tỉnh, với diện tích nuôi trồng khoảng 2.200ha, sản lượng nuôi trồng và khai thác (chủ yếu là cá tra) đạt trên 150.000 tấn/năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển (tổng đàn gia cầm khoảng 11 triệu con, heo 185.000 con, bò 81.000 con).
Với vùng nguyên liệu lớn, đa dạng sẽ là lợi thế để Vĩnh Long thu hút, kêu gọi đầu tư. Ông Hồ Văn Sáu, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Xanh cho biết, HTX có diện tích trồng mít ruột đỏ đạt 15ha, trong đó đã có 10ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo ông Sáu, sắp tới ngoài xuất trái tươi HTX dự tính kêu gọi đầu tư chế biến xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Vĩnh Long còn có sản lượng cam trên 820.000 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, tỉnh đang đầu tư dự án, khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng đầu ra. Với lợi thế là vùng cam sành lớn tỉnh đã kêu gọi và có doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư chế biến sản phẩm từ loại trái cây này. Đặc biệt, trong năm qua Vĩnh Long đã kêu gọi nhiều án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản.
Những lợi thế khi đầu tư vào đại phương gồm có: Về vị trí chiến lược, tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL đóng vai trò kết nối giữa TP. Cần Thơ và TP.HCM. Kết nối hạ tầng hoàn thiện, tỉnh có 5 tuyến quốc lộ và 3 tuyến đường sông đi qua; đặc biệt cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào hoạt động từ tháng 4/2022 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cùng với cầu Mỹ Thuận 2 dự kiến đi vào hoạt động cuối năm nay sẽ tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Được thụ hưởng các ưu đãi theo cơ chế đầu tư của Nghị quyết 97/2018 và Nghị quyết 01/2023 của HĐND tỉnh Vĩnh Long
Tiềm năng khác biệt
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, tổ chức vào cuối tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, Vĩnh Long có nhiều nền tảng để phát triển tốt. Về vị trí địa lý, Vĩnh Long tiếp giáp với 7 tỉnh, thành phố; là trung tâm vùng, đồng thời nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM (cách khoảng 100 km theo đường cao tốc) và TP. Cần Thơ (cách khoảng 30 km); có cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2 đi qua, có đường cao tốc, sắp tới là dự án cầu Đình Khao sẽ triển khai, giao thông thuận lợi kết nối với các địa phương trong vùng. Vĩnh Long còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, con người hiền hòa, thân thiện, có truyền thống cách mạng hào hùng. Đó là những tiềm năng mà tỉnh cần khai thác, phát huy. Được bao quanh bởi sông Tiền và sông Hậu, cùng hệ thống sông rạch chằng chịt, nước ngọt quanh năm, Vĩnh Long có “tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh” trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch… Trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng năm, Vĩnh Long sản xuất gần 700.000 tấn lúa, từng bước hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Cùng với đó là các loại cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế như bưởi, cam sành, nhãn, chôm chôm… với sản lượng hàng năm trên 1,2 triệu tấn.
Từ những lợi thế về nông nghiệp với nguồn nguyên liệu dồi dào, các ngành công nghiệp chủ lực có nhiều tiềm năng phát triển tại tỉnh Vĩnh Long như công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, đặc biệt là chế biến lúa gạo; công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản... Với nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa phong phú, đa dạng, hơn 800 di tích lịch sử - văn hóa (có 69 di tích đã được xếp hạng), Vĩnh Long định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong đó, tập trung phát huy lợi thế du lịch gắn với cảnh quan sông nước, ruộng vườn, đặc biệt là loại hình “du lịch homestay” với hơn 40 năm hình thành và phát triển; cùng với phát huy tài nguyên du lịch sẵn có về văn hóa, vùng đất và con người địa phương. Hiện tỉnh đang tập trung mời gọi đầu tư Dự án khu lò gạch, gốm Mang Thít, trở thành điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương. Vĩnh Long còn có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề lớn với cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt.
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư luôn được tỉnh chú trọng, với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đến giao thương và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1759/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái; một trong những trung tâm kinh tế nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Long là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu; các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.
Theo phương hướng phát triển, ngành nông nghiệp - thủy sản tỉnh Vĩnh Long chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng hiệu quả, linh hoạt đất trồng lúa, tăng diện tích các loại cây trồng có hiệu quả ở những vùng, khu vực có điều kiện. Nghiên cứu, phát triển sản xuất các giống cây trồng, từng bước đưa tỉnh Vĩnh Long trở thành trung tâm sản xuất, cung cấp giống cây trồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp, công nghệ cao, bảo đảm an toàn thực phẩm; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ngành công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, đi đôi với phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất, nước...
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây” tại Xã Phú Thịnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Vĩnh Long.
Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nước ép trái cây chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Vĩnh Long.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Vĩnh Long.
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Phát triển mô hình “Nhà máy sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây” chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần cung cấp sản phẩm nước ép trái cây chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cung cấp sản phẩm nước ép cho thị trường khu vực tỉnh Vĩnh Long và khu vực lân cận.
Hình thành khu công nghiệp chế biến chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản xuất các sản phẩm nước ép trái cây |
15.000,0 |
Tấn/năm |
---|
Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Vĩnh Long nói chung.
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT |
Nội dung |
Diện tích |
Diện tích xây dựng |
Tầng cao |
Diện tích sàn |
ĐVT |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|
I |
Xây dựng |
31.826,2 |
m2 |
||||
1 |
Nhà xưởng 1 |
5.400,0 |
5.400 |
4,0 |
21.600,0 |
m2 |
|
2 |
Nhà xưởng 2 |
4.570,0 |
4.570 |
1,0 |
4.570,0 |
m2 |
|
3 |
Diện tích cây xanh |
6.524,4 |
m2 |
||||
4 |
Khuôn viên, sân bãi, đường nội bộ |
15.331,8 |
m2 |
||||
Hệ thống tổng thể |
|||||||
- |
Hệ thống cấp nước |
Hệ thống |
|||||
- |
Hệ thống cấp điện tổng thể |
Hệ thống |
|||||
- |
Hệ thống thoát nước tổng thể |
Hệ thống |
|||||
- |
Hệ thống PCCC |
Hệ thống |
|||||
II |
Thiết bị |
||||||
1 |
Thiết bị sản xuất |
Trọn Bộ |
|||||
2 |
Hầm cấp đông |
Trọn Bộ |
|||||
3 |
Kho lạnh 500 tấn |
Trọn Bộ |
|||||
4 |
Kho lạnh 250 tấn |
Trọn Bộ |
|||||
5 |
Phòng đệm |
Trọn Bộ |
|||||
6 |
Hệ thống lạnh trung tâm NH3 |
Trọn Bộ |
|||||
7 |
Thiết bị văn phòng |
Trọn Bộ |
|||||
8 |
Thiết bị vận tải, vận chuyển |
Trọn Bộ |
|||||
9 |
Thiết bị hạ tầng kỹ thuật |
Trọn Bộ |
|||||
10 |
Thiết bị khác |
Trọn Bộ |
1.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng)
TT |
Nội dung |
Diện tích |
ĐVT |
Suất vốn đầu tư |
Hệ số điều chỉnh vùng |
Đơn giá |
Thành tiền sau VAT |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
I |
Xây dựng |
31.826,2 |
m2 |
192.508.509 |
||||
1 |
Nhà xưởng 1 |
5.400,0 |
m2 |
7.019 |
1,025 |
7.194 |
155.400.660 |
|
2 |
Nhà xưởng 2 |
4.570,0 |
m2 |
3.121 |
1,025 |
3.199 |
14.619.544 |
|
3 |
Diện tích cây xanh |
6.524,4 |
m2 |
50 |
326.219 |
|||
4 |
Khuôn viên, sân bãi, đường nội bộ |
15.331,8 |
m2 |
200 |
3.066.366 |
|||
Hệ thống tổng thể |
||||||||
- |
Hệ thống cấp nước |
Hệ thống |
5.728.716 |
5.728.716 |
||||
- |
Hệ thống cấp điện tổng thể |
Hệ thống |
6.206.109 |
6.206.109 |
||||
- |
Hệ thống thoát nước tổng thể |
Hệ thống |
5.092.192 |
5.092.192 |
||||
- |
Hệ thống PCCC |
Hệ thống |
2.068.703 |
2.068.703 |
||||
II |
Thiết bị |
55.479.860 |
||||||
1 |
Thiết bị sản xuất |
Trọn Bộ |
32.063.466 |
35.269.813 |
||||
2 |
Hầm cấp đông |
Trọn Bộ |
685.347 |
753.882 |
||||
3 |
Kho lạnh 500 tấn |
Trọn Bộ |
1.394.673 |
1.534.140 |
||||
4 |
Kho lạnh 250 tấn |
Trọn Bộ |
838.425 |
922.267 |
||||
5 |
Phòng đệm |
Trọn Bộ |
296.585 |
326.244 |
||||
6 |
Hệ thống lạnh trung tâm NH3 |
Trọn Bộ |
8.245.727 |
9.070.300 |
||||
7 |
Thiết bị văn phòng |
Trọn Bộ |
472.727 |
520.000 |
||||
8 |
Thiết bị vận tải, vận chuyển |
Trọn Bộ |
3.124.754 |
3.437.230 |
||||
9 |
Thiết bị hạ tầng kỹ thuật |
Trọn Bộ |
2.405.440 |
2.645.984 |
||||
10 |
Thiết bị khác |
Trọn Bộ |
1.000.000 |
1.000.000 |
||||
III |
Chi phí quản lý dự án |
1,915 |
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% |
4.747.778 |
||||
IV |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
12.001.115 |
||||||
1 |
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Đề xuất đầu tư |
0,202 |
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% |
501.812 |
||||
2 |
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi |
0,511 |
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% |
1.266.834 |
||||
3 |
Chi phí thiết kế kỹ thuật |
1,195 |
GXDtt * ĐMTL% |
2.300.462 |
||||
4 |
Chi phí thiết kế bản vẽ thi công |
0,717 |
GXDtt * ĐMTL% |
1.380.277 |
||||
5 |
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi |
0,036 |
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% |
89.863 |
||||
6 |
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi |
0,105 |
(GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% |
259.669 |
||||
7 |
Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng |
0,121 |
GXDtt * ĐMTL% |
233.412 |
||||
8 |
Chi phí thẩm tra dự toán công trình |
0,116 |
GXDtt * ĐMTL% |
223.786 |
||||
9 |
Chi phí giám sát thi công xây dựng |
1,721 |
GXDtt * ĐMTL% |
3.313.964 |
||||
10 |
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị |
0,957 |
GTBtt * ĐMTL% |
530.786 |
||||
12 |
Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng |
- |
||||||
11 |
Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường |
TT |
1.900.251 |
|||||
V |
Chi phí vốn lưu động |
TT |
16.890.250 |
|||||
VI |
Chi phí khác |
TT |
4.959.767 |
|||||
VII |
Chi phí dự phòng |
TT |
14.329.364 |
|||||
1 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng, công việc phát sinh |
5% |
14.329.364 |
|||||
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
300.916.643 |
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 816/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 22 tháng 08 năm 2024 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2023; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng (Sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 09/2024/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Bộ Xây dựng).
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn