Sử dụng tài sản công và quy trình thực hiện dự án cho thuê vào mục đích kinh doanh
Ngày đăng: 18-10-2023
234 lượt xem
ĐỀ ÁN
Sử dụng tài sản công tại trường Đại học Kinh tế quốc tế là đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê
- Luật số 15/2017/QH14 Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Quyết định số 1443/QĐ-BNN-TC ngày 17/04/2017 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp ;
- Quy chế tổ chức hoạt động của Trường Đại học Kinh tế quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 1249/BNN-TCCB ngày 29/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của UBND Thành Phố Hà Nội về việc giao Trường Đại học Kinh tế quốc tế sử dụng khu đất tại số 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội làm cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường;
- Trường Đại học Kinh tế quốc tế được thành lập năm 1959, tiền thân là Học viện Kinh tế quốc tế; là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự,… theo quy định của pháp luật. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục & Đào tạo, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội;
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế quốc tế đã trở thành cơ sở đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực Thuỷ lợi, Thủy điện, Môi trường, Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; mô hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực của Trường Đại học Kinh tế quốc tế đã dần được hình thành và phát triển. Đội ngũ cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ và có học hàm giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ khá cao trong số các cơ sở giáo dục đại học của cả nước. Công tác đào tạo có nhiều đổi mới. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Việt Nam và mạng lưới đại học Đông Nam Á được áp dụng rộng rãi. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ cộng đồng.
a. Chức năng:
Trường Đại học Kinh tế quốc tế có chức năng đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; bồi dưỡng ngắn hạn; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; tư vấn dịch vụ và phục vụ cộng đồng trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, kinh tế và quản lý, chú trọng lĩnh vực thủy lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trường hoạt động theo Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Nhà trường.
- Triển khai hoạt động đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo sứ mệnh (là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước) và tầm nhìn đã xác định (đến năm 2050, là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, là một trong 10 trường hàng đầu ở Việt Nam trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, và kinh tế; giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện (năng lượng tái tạo), tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai); bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
- Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ tư vấn, sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý.
- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trường đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Triết lý giáo dục, Sứ mệnh và tầm nhìn; Giá trị cốt lõi, Mục tiêu chiến lược phát triển
a. Triết lý giáo dục: Sáng tạo – Đạo Đức – Chuyên nghiệp
"Sáng tạo – Đạo Đức – Chuyên nghiệp" hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn tốt, sáng tạo, hành xử có đạo đức và chuyên nghiệp trong công việc”.
b. Sứ mệnh: “Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước”
c. Tầm nhìn: “Đến năm 2050, là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu; là một trong 10 cơ sở giáo dục hàng đầu ở Việt Nam trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; giữ vững vị trí số 1 trong lĩnh vực thuỷ lợi, năng lượng tái tạo, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai”.
d. Giá trị cốt lõi: “Truyền thống - Chất lượng - Hội nhập”
Phát huy giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
đ. Mục tiêu chiến lược: “Phát triển thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu, có môi trường học thuật sáng tạo, mô hình quản trị tiên tiến, đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu xã hội, có uy tín trong cộng đồng quốc tế”.
- Mục tiêu cụ thể:
1. Phát triển thành một cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu đa lĩnh vực với nòng cốt là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.
2. Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý chất lượng cao, tâm huyết, chuyên nghiệp và mô hình quản trị đại học tiên tiến, đề cao tính tự chủ của các đơn vị đào tạo.
3. Chất lượng đào tạo của các bậc, các hệ đạt chuẩn quốc tế. Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có năng lực lãnh đạo, quản lý, có khả năng thích ứng và thành công trong môi trường toàn cầu hoá.
4. Trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tri thức sáng tạo tiên tiến.
5. Tăng cường hợp tác và thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp, các cựu sinh viên trong và ngoài nước để nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, KHCN và phục vụ cộng đồng.
Tính đến năm 2021, tổng biên chế nhân sự của Trường là 1076 người với cơ cấu hợp lý (CBGD chiếm 54%, CBKHCN chiếm 28%, CBQLPV chiếm 18%). Cơ cấu tổ chức của Trường gồm có:
+ Hội đồng trường.
+ Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
+ Hội đồng khoa học& Đào tạo và các hội đồng tư vấn khác.
+ Các phòng chức năng: Phòng Hành chính - Tổng hợp; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Đào tạo; phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; phòng Chính trị và Công tác sinh viên; phòng Khoa học công nghệ; phòng Hợp tác quốc tế; phòng Tài chính – Kế toán; phòng Quản trị - Thiết bị;
+ Các tổ chức đào tạo trực thuộc: Khoa Công trình; khoa Công nghệ thông tin; khoa Cơ khí; khoa Điện - Điện tử; khoa Hóa và Môi trường; khoa Kinh tế và Quản lý; khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước; khoa Lý luận chính trị; trung tâm Đào tạo quốc tế; trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
+ Các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc: Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung; Viện Kỹ thuật công trình; Viện Kỹ thuật tài nguyên nước; Viện Thủy lợi và Môi trường; Viện Thủy văn, Môi trường và biến đổi khí hậu; Trung tâm Khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi; Trung tâm Khoa học công nghệ cơ khí; Trung tâm Nước và môi trường Việt Nam- Hà Lan.
+ Các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ trực thuộc: Phòng thí nghiệm Công nghệ cao; Trung tâm Nội trú; Trung tâm Tin học; Thư viện; Trạm Y tế.
+ Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc tế tại tỉnh Bình Dương.
+ Cơ sở Phố Hiến: Là cơ sở của Trường tại Khu đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên
* Về đội ngũ cán bộ, giảng viên
Đội ngũ CBVC có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu công tác quản lý, giảng dạy, và nghiên cứu khoa học của Trường. Đội ngũ GV nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt (97% GV có trình độ SĐH trong đó 46% GV có trình độ từ TS trở lên; phần lớn GV có thể giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh); Tỉ lệ SV/GV quy đổi chung toàn Trường thấp (15,4 SV/GV quy đổi).
Đến năm 2020 tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường là 46%. Độ tuổi phổ biến của các giảng viên là từ 30-40 tuổi, chiếm từ 55-60% tổng số giảng viên trong toàn trường, đồng thời chiếm tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên cao nhất.
Hình 1 . Cơ cấu cán bộ, giảng viên
* Về ngành nghề đào tạo và chương trình đào tạo
- Ngành nghề đào tạo: Hiện nay, Trường đang đào tạo đa ngành với 11 ngành trình độ tiến sĩ, 22 ngành trình độ thạc sĩ (trong đó có 05 ngành đào tạo bằng tiếng Anh) và 28 ngành trình độ đại học (trong đó có 02 ngành chương trình tiên tiến hợp tác với Đại học Bang Colorado và Đại học Arkansas của Mỹ, đào tạo bằng tiếng Anh). Trường đang triển khai xây dựng 10 Đề án mở ngành đào tạo mới, trong đó có 09 ngành trình độ đại học (02 chương trình chất lượng cao) và 01 ngành trình độ tiến sĩ.
- Chương trình đào tạo: Đối với trình độ đại học, chương trình đào tạo (CTĐT) được thiết kế có 146 tín chỉ, đào tạo trong 4,5 năm đối với các ngành kỹ thuật và 130 tín chỉ, đào tạo trong 4,0 năm đối với các ngành khối kinh tế.
Đối với trình độ thạc sĩ, CTĐT được thiết kế có 45 tín chỉ, đào tạo trong 1,5 năm.
Đối với trình độ tiến sĩ, CTĐT được thiết kế có 90 tín chỉ, đào tạo trong 3,0 năm hệ tập trung và 4,0 năm không tập trung.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2018 Trường đã triển khai rà soát, xây dựng các chương trình đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận CDIO (viết tắt của cụm từ Conceive (hình thành ý tưởng) – Design (thiết kế) – Implement (triển khai) – Operate (vận hành)). Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra, kiến thức và kỹ năng được tích hợp trong các môn học, sinh viên được tăng cường thực hành và trải nghiệm,… Bên cạnh đó, Trường đã triển khai 05 chương trình đào tạo định hướng việc làm Nhật Bản và Hàn Quốc ở Khoa Cơ khí và Khoa Công nghệ thông tin. Sinh viên theo học các chương trình này sẽ có cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc.
* Về Tuyển sinh: Sử dụng tài sản công và quy trình thực hiện dự án cho thuê vào mục đích kinh doanh
Quy mô tuyển sinh trình độ đại học trong những năm gần đây trung bình khoảng 3.500 sinh viên/năm. Quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ 500-700 học viên/năm, trình độ tiến sĩ từ 5-10 nghiên cứu sinh/năm.
Hiện nay, đối với trình độ đại học hệ chính quy, Trường tuyển sinh và đào tạo tại 03 Cơ sở: Trụ sở chính tại Hà Nội (28 ngành), Phân hiệu Trường tại Bình Dương (Cơ sở 2) (09 ngành) và Cơ sở mở rộng tại Khu đại học Phố Hiến, Hưng Yên (05 ngành). Đối với trình độ đại học hệ VLVH, Trường tuyển sinh và đào tạo 09 ngành tại các cơ sở liên kết đào tạo với Trường. Đối với trình độ thạc sĩ, Trường tuyển sinh và đào tạo tại Trụ sở chính Hà Nội (19 ngành) và tại Phân hiệu Trường tại Bình Dương (Cơ sở 2 – Tp HCM) (09 ngành).
* Về Khoa học công nghệ
- Đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất của nhà trường tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực mũi nhọn sau: Thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Đổi mới công nghệ thiết kế trong các công trình thủy lợi; Quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi; Kỹ thuật tài nguyên nước và môi trường; thủy năng, thủy điện; Cơ học và máy thủy lợi…Bên cạnh đó, còn có các dự án, đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng như công nghệ hóa học, công nghệ thông tin, điện-điện tử đặc biệt là trong các lĩnh vực thủy lợi, môi trường, tự động hóa…
- Trong 5 năm gần đây, tổng số 59 đề tài từ nguồn ngân sách ngoài trường, thuộc cấp nhà nước, cấp bộ, thành phố, đề tài Nghị định thư… trong đó 39 đề tài đã được nghiệm thu, 20 đề tài đang tiếp tục triển khai. Bên cạnh đó, các đơn vị khoa học trong trường còn tham gia thực hiện hàng trăm hợp đồng phục vụ sản xuất, với tổng doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhiều đề tài, dự án đã đi sát nhu cầu thực tế, góp phần vào công tác quản lý tài nguyên nước, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Số lượng bài báo của Trường ngày càng gia tăng, trong đó nhiều công trình được công bố trên các tạp chí có uy tín trong danh mục ISI và Scopus.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên được duy trì hàng năm. Các hình thức NCKH của sinh viên được thể hiện qua việc viết bài đăng trên các ấn phẩm NCKH, tham gia thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học các cấp và các hoạt động KHCN khác trong nước, tham gia các giải thưởng, cuộc thi dành cho sinh viên
* Về hợp tác quốc tế
- Hợp tác quốc tế được mở rộng với hơn 60 Biên bản Ghi nhớ (MOU) đang có hiệu lực thực hiện; khoảng 45% MOU chủ yếu là với các đối tác ở Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand, Hà Lan, Ý, Đức, Mỹ, ASEAN được đánh giá là hiệu quả cao. Các hoạt động hợp tác được đa dạng hóa, không chỉ trong lĩnh vực chương trình liên kết, cung cấp học bổng mà bao gồm nghiên cứu chung, tư vấn và chuyển giao công nghệ và đặc biệt là hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 20% số đối tác nước ngoài đã ký) trong đào tạo giúp SV có kỹ năng hội nhập với môi trường làm việc quốc tế. Nhiều dự án xin tài trợ nước ngoài đã được phê duyệt và triển khai, như Dự án Vốn vay ADB về mở rộng cơ sở vật chất của Nhà trường, Dự án vốn tài trợ ADB về “Ứng dụng địa tin học trong quản lý thiên tai”, Dự án NICHE do Chính phủ Hà Lan tài trợ về “Nâng cao năng lực Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu”, Dự án HTKT do WB tài trợ về “Nâng cao năng lực đào tạo trong lĩnh vực năng lượng tái tạo” (2012-2016), Dự án An toàn Đập VN-NZ (2012-2020) do Chính phủ New Zealand tài trợ và nhiều các dự án song phương Dự án FCB (Bỉ), OKP (Hà Lan), Eramus+, dự án nghiên cứu theo các chương trình Nghị Định Thư (các đề tài Nghị Định Thư với Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản…)
- Đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn, gồm ICEC 2012, IAHR-APD 2014, Low-land Technology Conference 2018, APAC 2019). Các Hội thảo chuyên đề với các chuyên gia nước ngoài được tổ chức thường xuyên ở cấp khoa và cấp Trường (Phụ lục 2 thống kế các hội thảo chuyên đề trong giai đoạn 2015-2019).
* Về cơ sở vật chất
- Tổng diện tích đất Nhà trường đang quản lý sử dụng là 726.568 m2. Trong đó:
+ Trụ sở chính (tại số 175 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và cơ sở mở rộng tại khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên) có tổng diện tích đất phục vụ đào tạo là 649.407 m2, so với quy mô đào tạo của nhà trường đạt 43-45 m2/1sv (lớn hơn nhiều mức chuẩn 25 m2/1sv là mức yêu cầu tối thiểu đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành);
+ Phân hiệu trường (tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương) có tổng diện tích đất phục vụ đào tạo là 70.554 m2, so với quy mô đào tạo đạt 28-30 m2/sv, (lớn hơn mức chuẩn 25 m2/1sv là mức yêu cầu tối thiểu đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành);
+ Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung có tổng diện tích đất là 6.607 m2, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng phục vụ đào tạo, nghiên cứu KHCN và phục vụ cộng đồng.
- Các hạng mục công trình xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế công trình trường đại học hiện hành và được nhà trường sử dụng hiệu quả vào mục đích giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Trong đó:
+ Trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên: Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ người học là 80.221 m2, so với quy mô đào tạo của nhà trường đạt trên 5 m2/1sv (lớn hơn nhiều mức 3 m2/1sv là yêu cầu tối thiểu đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành); Tổng số chỗ ở nội trú KTX là 7.896 chỗ (đạt khoảng 60 %/tổng SV).
+ Phân hiệu tại TP.HCM & Tỉnh Bình Dương: Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ người học là 9.241 m2 (lớn hơn 3m2/1sv là mức yêu cầu tối thiểu đạt chuẩn quốc gia); Tổng số chỗ ở nội trú KTX là 1.192 chỗ (đạt khoảng 50%/tổng SV).
- Trang thiết bị giảng dạy và thực hành thí nghiệm:
Nhà trường Có đủ các phương tiện, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học; có cơ sở thực hành và trang thiết bị chuyên biệt theo yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo của trường: Trang thiết bị giảng đường, lớp học (Máy chiếu, âm thanh, điều hòa không khí, internet, camera…) được nhà trường đầu tư đồng bộ và hiện đại đáp ứng điều kiện tốt nhất cho giảng dạy, học tập và NCKH. Các khu thí nghiệm thực hành được nhà trường quan tâm đầu tư trọng điểm về CSVC với các thiết bị thí nghiệm thực hành đầy đủ, hiện đại để phục vụ tốt cho điều kiện học tập, NCKH và đảm bảo chất lượng đào tạo các chuyên nghành của nhà trường.
- Thư viện:
Thư viện được Nhà trường trang bị CSVC đồng bộ, có nguồn tài liệu phong phú, công tác tra cứu, mượn/trả tài liệu thuận lợi với hệ thống mượn trả tự động theo công nghệ RFID. Theo số liệu thống kê đến năm 2020, số lượng tài liệu trong các kho sách của Thư viện đang quản lý bao gồm: (i) Tài nguyên in (939 đầu giáo trình với số lượng 295.512 cuốn, 11.342 đầu tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt với số lượng là 44.051 cuốn, 3.713 đầu tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh với số lượng là 4.920 cuốn và 99 đầu tạp chí với số lượng là 6.725 bài báo); (ii) Tài nguyên điện tử 4749 tài liệu; (iii) Tài nguyên số hóa 445 tài liệu. Các tài nguyên số được quản lý bằng mã nguồn mở Dspace, với cơ sở dữ liệu dùng chung và kết nối các Thư viện thành một hệ thống, tham gia mạng lưới thư viện các Trường Đại học Khu vực phía Bắc và Hội Thư viện Việt Nam.
- Hạ tầng công nghệ thông tin:
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối tất cả các đơn vị liên quan đảm bảo tính sẵn sàng truy cập thông tin và sử dụng theo phân cấp quản lý của cơ sở giáo dục đại học; trang thông tin điện tử có đầy đủ các thông tin cần phải công khai theo quy định của pháp luật và các thông tin cần thiết khác về cơ cấu tổ chức và các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học cho sinh viên và những người quan tâm tra cứu.
- Cơ sở vật chất thể dục thể thao:
Các hạng mục công trình thể dục thể thao với hạ tầng đồng bộ cùng các sân bóng chuyền, bóng rổ, các sân tập thể dục thể thao… đáp ứng đủ cho các môn học Giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường. Trong đó có: (i) Nhà thi đấu với diện tích 1.402 m2; (ii) Sân bóng đá với 02 sân với tổng diện tích là 10.404 m2 tại trụ sở chính và 02 sân với diện tích 1.368 m2 tại phân hiệu trường tại TP.HCM và Tỉnh Bình Dương; (iii) Bể bơi có mái che với diện tích 3.141 m2 đáp ứng luyện tập thể dục thể, thể thao và đào tạo môn bơi cho sinh viên Đại học Kinh tế quốc tế trước khi tốt nghiệp.
a. Công tác tuyển sinh, đào tạo:
Nhà trường chủ động từng bước mở rộng qui mô đào tạo một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng gắn với nhu cầu nhân lực và phát triển trong điều kiện mới của xã hội, mở rộng các loại hình đào tạo gồm hệ chính quy, hệ dự bị, hệ hoàn chỉnh kiến thức lên đại học, sau đại học (Thống kê số lượng sinh viên các hệ bậc đào tạo trong 3 năm gần đây tại Bảng 1)
Các chương trình (ngành) đào tạo bậc đại học dựa trên các chương trình đào tạo của các đại học tiên tiến trên thế giới với sự điều chỉnh thích hợp với điều kiện Việt Nam. Đào tạo theo diện rộng, linh hoạt. Đào tạo các trình độ: Cao đẳng, Liên thông, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ và các lớp chuyên đề sau đại học.
Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín, thương hiệu của Trường nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.
Bảng 1. Thống kê số lượng sinh viên các hệ, bậc đào tạo trong 3 năm gần đây
Đơn vị tính: Người
TT |
Hệ đào tạo đại học |
Năm học 2017-2018 |
Năm học 2018-2019 |
Năm học 2019-2020 |
Ghi chú |
1 |
Chính Quy |
14.590 |
14.967 |
14.878 |
|
2 |
Vừa làm vừa học |
1.059 |
624 |
601 |
|
3 |
Liên thông |
199 |
127 |
97 |
|
4 |
Thạc sĩ |
1.830 |
1.672 |
1.575 |
|
5 |
Tiến sĩ |
124 |
89 |
84 |
|
|
Tổng cộng toàn trường |
17.802 |
17.479 |
17.235 |
|
b. Công tác đảm bảo chất lượng
Công tác đảm bảo chất lượng được Nhà trường chú trọng. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của Nhà trường được cải thiện từng bước, được minh chứng qua các đợt kiểm định chất lượng trong và ngoài nước:
+ Trong những năm qua, Trường với nỗ lực không ngừng tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; xác định rõ công tác đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ xuyên suốt, then chốt và khẳng định lời cam kết thể hiện trách nhiệm trong từng hoạt động của Nhà trường với toàn xã hội. Những nỗ lực đó đã được ghi nhận khi 02 ngành thuộc Chương trình tiên tiến là Kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật Tài nguyên nước đạt chuẩn AUN-QA (Đoàn chuyên gia đánh giá của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á tới đánh giá).
+ Trường Đại học Kinh tế quốc tế cũng là cơ sở giáo dục đầu tiên trong cả nước hoàn thành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo thông tư 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT tại tất cả các cơ sở đào tạo của Trường, đạt kết quả cao nhất với 95,5% số tiêu chí đạt chuẩn, liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của Nhà trường, từ đảm bảo chất lượng về chiến lược, về hệ thống, về thực hiện chức năng cho đến kết quả hoạt động. Tháng 4 năm 2019 Trường được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học chứng nhận Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Nhà trường cũng đã tiến hành tự đánh giá 15 chương trình đào tạo, trong đó có 3 chương trình gồm Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy, Kế toán, Quản lý xây dựng được Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài (ĐGN) thuộc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng chính thức trong tháng 5 năm 2019. Đây đều là những ngành được có thế mạnh về đội ngũ cán bộ, giảng viên; chương trình đào tạo bài bản, tiên tiến…
+ Trường đã thành lập Ban chỉ đạo việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Quản lý tốt công tác tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập: Tiến hành rà soát ngân hàng đề thi các môn giảng dạy cho các lớp đào tạo theo học chế tín chỉ và các lớp hệ vừa làm vừa học tại các cơ sở xa Trường.
c. Công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất
Triển khai thực hiện các đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, tỉnh, tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết của kỹ thuật tài nguyên nước nảy sinh ở các vùng miền trong cả nước như: Qui hoạch quản lý nguồn nước; đổi mới công nghệ thiết kế, thẩm định, chuyển hoá các chỉ tiêu thiết kế để hòa nhập với công nghệ thế giới và khu vực; Thiết kế và thi công công trình thủy lợi phục vụ dân sinh kinh tế, quản lý khai thác các hệ thống thuỷ nông; Môi trường trong kỹ thuật tài nguyên nước; Công tác phòng lũ, giảm nhẹ thiên tai; Công nghệ phần mềm ứng dụng trong thi công, sản xuất.... giải quyết nhiều vấn đề khó khăn của ngành cũng như của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho thầy và trò được tiếp xúc và có cơ hội tham gia giải quyết các bài toán thực tế làm phong phú hơn các bài học, mặt khác huy động thêm nguồn lực kinh tế của xã hội cho quá trình đào tạo.
d. Công tác Hợp tác quốc tế:
Trường Đại học Kinh tế quốc tế trở thành thành viên chính thức Hiệp Hội Thủy lực và Môi trường Quốc tế (IAHR) giúp tăng cường uy tín trong cộng đồng chuyên môn quốc tế và các giảng viên có thêm nhiều cơ hội cập nhật các thông tin KHCN thông qua các hội thảo và tạp chí.
Phối hợp với các đối tác nước ngoài thành lập các trung tâm nghiên cứu chung, đại diện vùng (Trung tâm An ninh Nước Châu Á, Dự án NICHE do NUFFIC Hà Lan tài trợ, Trung tâm Nước và Môi trường Việt Nam – Hà Lan (VINWATER…)
Trong khuôn khổ của Chương trình Sáng kiến Phát triển năng lực đào tạo đại học và sau đại học (NICHE) sử dụng vốn ODA của Hà Lan, dự án "Tăng cường năng lực Trường Đại học Thuỷ lợi và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Một trong những hợp phần quan trọng là hỗ trợ Trường Đại học Kinh tế quốc tế xây dựng 3 chuyên ngành đào tạo cao học Quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh) là Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, Kỹ thuật công trình biển và quản lý tổng hợp vùng bờ, Quản lý và giảm nhẹ thiên tai. Hiện tại, các chuyên ngành cao học Quốc tế đã được đưa vào tổ chức đào tạo.
Công tác đào tạo liên kết với các trường trong và ngoài nước, với phương châm hợp tác bình đẳng cùng có lợi để tăng tính bền vững và nâng cao vị thế quốc tế của Trường.
Đồng thời hoạt động khoa học công nghê, phục vụ sản xuất từ các đơn vị chức năng trực thuộc Trường cũng đem lại một nguồn thu cho Trường.
đ. Công tác tổ chức, hành chính:
- Chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động Công ty Tư vấn & CGCN của Trường thành Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Kinh tế quốc tế (2 thành viên trở lên).
- Đã thành lập Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc tế tại tỉnh Bình Dương trên cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của Cơ sở 2 Đại học Kinh tế quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
- Đổi mới, hoàn thiện các quy định, quy chế về đánh giá, quản lý viên chức:
Trường đang hoàn thiện Đề án Vị trí việc làm. Xác định vị trí việc làm và hoàn chỉnh các quy chế, quy định đánh giá viên chức để làm căn cứ phân phối lương và các chế độ khác.
- Công tác Tin học học hóa và cải cách hành chính: Hiện nay Trường đang sử dụng hệ thống điều hành tác nghiệp điện tử theo mô hình văn phòng điện tử. Công tác quản lý hành chính, chuyên môn và phối hợp giữa các cơ sơ xa Trường với cơ sở chính được tin học học hóa, tương tác trực tuyến qua mạng, hiệu quả quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính và tiết kiệm chi phí đáng kể.
e. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất:
Với phương châm đối mới tư duy, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã quyết tâm trong công tác đầu tư cơ sở vật chất: Lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ, máy chiếu, màn chiếu cho toàn bộ các phòng học tại các khu giảng đường (tại cơ sở chính tại Hà Nội), đây là điểm nổi bật không nhiều trường kể cả trong và ngoài công lập làm được.
Các phòng thí nghiệm được sửa chữa, đầu tư trang thiết bị hiện đại dần thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, đáp ứng từng bước yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo mới.
Cơ sở mở rộng Trường tại Khu đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong đầu tư cơ sở vật chất, tạo tiền đề quan trọng để Nhà trường đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam và tiếp cận hội nhập khu vực và quốc tế. Ngày 03/3/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT ký Quyết định số 825/QĐ-BNN-TC cho phép thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (gọi tắt là Trung tâm) thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc tế, tại cơ sở Khu Đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
g. Công tác quản lý tài chính:
* Công tác quản lý tài chính: Sử dụng tài sản công và quy trình thực hiện dự án cho thuê vào mục đích kinh doanh
- Đảm bảo thực hiện các hoạt động tài chính trong Nhà trường đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Công tác kiểm tra, giám sát tránh thất thoát, lãng phí được thực hiện thường xuyên.
Tổng nguồn thu của trường 3 năm 2018-2020 như sau. (Chi tiết tại Bảng 2)
Bảng 2. Nguồn thu của Trường trong năm 2018, 2019, 2020
Đơn vị: Đồng
STT |
Nội dung |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
I |
Ngân sách nhà nước |
82.552.166.000 |
91.394.344.000 |
97.941.563.000 |
1 |
Kinh phí thường xuyên |
70.107.737.000 |
65.771.318.000 |
63.792.140.000 |
2 |
Kinh phí không thường xuyên |
3.128.203.000 |
11.841.026.000 |
14.424.423.000 |
3 |
Nghiên cứu khoa học |
3.099.226.000 |
7.400.000.000 |
14.330.000.000 |
4 |
Nhiệm vụ đặc thù |
6.217.000.000 |
6.382.000.000 |
5.395.000.000 |
II |
Học phí |
120.279.364.512 |
118.127.814.165 |
127.039.169.020 |
III |
SXKD, Dịch vụ |
42.488.603.096 |
44.022.834.406 |
46.378.307.355 |
|
Tổng cộng |
245.320.133.608 |
253.544.992.571 |
271.359.039.375 |
* Công tác quản lý tài sản:
- Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế quốc tế được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tài sản nhà nước quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp tại Quyết định số 1443/QĐ-BNN-TC ngày 17/04/2017 của Bộ NN&PTNT (tài sản được giao tại các cơ sở của Trường: Hà Nội, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và Bình Thuận và Đắc Lắk) với nội dung như sau:
Tổng tài sản của đơn vị đến 31/12/2016 như sau:
+ Nguyên giá : 3.617.739.932.065 đồng ( bao gồm cả giá trị đất)
+ Giá trị còn lại : 3.420.200.454.783 đồng ( bao gồm cả giá trị đất)
Tài sản được xác định để giao vốn:
+ Nguyên giá : 3.605.506.997.359 đồng
+ Giá trị còn lại: 3.429.673.363.000 đồng
Năm 2020, tổng tài sản của đơn vị tại ngày 31/12/2020 như sau:
+ Nguyên giá: 4.432.403.876.415 đồng
+ Giá trị còn lại: 4.090.864.414.783 đồng
2.5 Mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050:
a. Chiến lược phát triển đào tạo:
- Quy mô tuyển sinh các trình độ giữ ổn định trong giai đoạn 2021-2025, đảm bảo tuyển sinh mỗi năm được khoảng 3700 sinh viên đại học, 500 học viên cao học và 10 nghiên cứu sinh. Giai đoạn 2026-2030, tăng dần quy mô tuyển sinh bình quân 1%/năm so với giai đoạn 2021-2025.
- Nghiên cứu phát triển mở rộng ngành nghề đào tạo, ưu tiên mở các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu lớn và các chương trình chất lượng cao.
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bảng 3. Quy mô tuyển sinh dự kiến (năm)
TT |
Trình độ đào tạo |
Số lượng tuyển được năm 2019 |
Giai đoạn 2021-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
I |
Đại học (CQ, LT, VLVH, VB 2) |
3349 |
3700 |
3900 |
1.1 |
Nhóm ngành Kỹ thuật xây dựng (bao gồm KT TNN, CTN, TV,..) |
482 |
600 |
670 |
1.2 |
Nhóm ngành Công nghệ thông tin |
766 |
650 |
650 |
1.3 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí |
559 |
600 |
600 |
1.4 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử |
357 |
430 |
500 |
1.5 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Hóa-Sinh-MT-Sản xuất chế biển |
86 |
140 |
180 |
1.6 |
Nhóm ngành Kinh tế-Kinh doanh-Quản lý |
1099 |
1220 |
1230 |
1.7 |
Nhóm ngành Ngôn ngữ - Xã hội |
chưa mở ngành |
60 |
70 |
II |
Thạc sĩ |
290 (Năm 2018: 644) |
500 |
800 |
III |
Tiến sĩ |
04 |
10 |
20 |
Bảng 4. Quy mô đào tạo dự kiến (người)
TT |
Trình độ đào tạo |
Hiện tại (2019-2020) |
Giai đoạn 2021-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
||||
Quy mô |
Tỷ lệ % |
Quy mô |
Tỷ lệ % |
Quy mô |
Tỷ lệ % |
|||
I |
Đại học (CQ, LT, VLVH, VB2) |
14878 |
100 |
|
100 |
15420 |
100 |
|
1.1 |
Nhóm ngành Kỹ thuật xây dựng (bao gồm KT TNN, CTN, TV,..) |
5297 |
36 |
2500 |
17 |
2700 |
18 |
|
1.2 |
Nhóm ngành Công nghệ thông tin |
2628 |
18 |
2600 |
18 |
2600 |
17 |
|
1.3 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí |
1561 |
10 |
2400 |
16 |
2400 |
16 |
|
1.4 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử |
1075 |
7 |
1700 |
12 |
2000 |
13 |
|
1.5 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Hóa-Sinh-MT-Sản xuất chế biển |
465 |
3 |
600 |
4 |
750 |
5 |
|
1.6 |
Nhóm ngành Kinh tế-Kinh doanh-Quản lý |
3852 |
26 |
4700 |
32 |
4700 |
30 |
|
1.7 |
Nhóm ngành Ngôn ngữ - Xã hội |
0 |
0 |
230 |
2 |
270 |
2 |
|
II |
Thạc sĩ |
1575 |
|
750 |
|
1200 |
|
|
III |
Tiến sĩ |
84 |
|
50 |
|
100 |
|
Bảng 5. Những ngành dự kiến mở mới giai đoạn 2026-2030
TT |
Tên ngành mở mới |
Năm dự kiến mở |
A |
Trình độ đại học |
|
1 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu |
2026 |
2 |
Kiểm toán |
2026 |
3 |
Quy hoạch vùng và đô thị |
2027 |
4 |
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng |
2028 |
5 |
Kỹ thuật điện tử y sinh |
2026 |
6 |
Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano |
2027 |
7 |
Xã hội học |
2027 |
B |
Trình độ thạc sĩ |
|
1 |
Kỹ thuật điện tử viễn thông |
2027 |
2 |
Quy hoạch vùng và đô thị |
2027 |
3 |
Quản lý đô thị và công trình |
2027 |
4 |
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp |
2026 |
C |
Trình độ tiến sĩ |
|
1 |
Kỹ thuật điện |
2027 |
2 |
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa |
2030 |
3 |
Kỹ thuật Ô tô |
2026 |
4 |
Quản trị kinh doanh |
2026 |
b. Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ
- Công bố quốc tế, trung bình hàng năm mỗi giảng viên công bố tối thiểu 0,3 bài báo quốc tế trên các tạp chí có uy tín; Tăng cường nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ và phục vụ sản xuất trên quy mô cả nước và quốc tế, đến năm 2030 đạt được không dưới 20 phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; Thành lập trung tâm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp.
- Mở rộng quy mô, lĩnh vực nghiên cứu; Giải quyết được các vấn đề phức tạp, liên ngành, xã hội đòi hỏi; Đứng đầu trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nguồn thu từ hoạt động KHCN tăng 15% so với giai đoạn trước.
c. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế.
- Chủ động, tích cực mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, gồm: đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và dịch vụ tư vấn ở Việt Nam và khu vực theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế trong bối cảnh tự chủ, hội nhập. Mạng lưới HTQT mở rộng và hoạt động hiệu quả. Tham gia các chương trình HTKT của Chính phủ VN cho các nước đang phát triển ở ASEAN, Châu Phi.
- Đa dạng hoá, đa phương hoá HTQT giúp tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực chuyên môn liên quan; Tìm kiếm xây dựng các dự án Hợp tác quốc tế; Kết nối các doanh nghiệp nước ngoài; Hỗ trợ đào tạo hội nhập quốc tế và tiếp cận chuẩn khu vực; Hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ giảng viên.
d. Chiến lược hoàn thiện tổ chức và thể chế.
- Bộ máy tổ chức của Trường được rà soát, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của Trường, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hoàn thiện tổ chức quản trị Nhà trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học sửa đổi; Rà soát, cập nhật chức năng nhiệm vụ của Trường cho phù hợp với yêu cầu thực tế của một trường đại học đa ngành; Nghiên cứu, xem xét việc đổi tên Trường cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường theo hướng tăng cường tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoàn thiện cơ cấu lãnh đạo của Trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học sửa đổi và các văn bản hướng dẫn, đáp ứng yêu cầu của quản trị đại học tiên tiến; Phát huy tối đa vai trò giám sát và hoạch định chính sách của Hội đồng trường;
- Thể chế hoạt động của Trường được hoàn thiện theo mô hình của các đại học tiên tiến và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; hệ thống các văn bản thể chế của Nhà trường đầy đủ, đúng pháp luật, khoa học, được rà soát, cập nhật thường xuyên, đáp ứng tốt yêu cầu công tác lãnh đạo và quản lý.
đ. Chiến lược đảm bảo chất lượng.
- Đến năm 2025, Trường Đại học Kinh tế quốc tế xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và hệ thống khảo sát phản hồi của các bên liên quan đồng bộ, hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống quy định, hướng dẫn về đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể định hướng công tác kiểm định CSGD theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Đảm bảo Công tác kiểm định cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo được triển khai theo đúng quy định về chất lượng, chu kỳ của Bộ GD và ĐT.
- Đến năm 2025 Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo (CTĐT) có ít nhất 50% các CTĐT hệ Đại học chính quy, 10% CTĐT hệ cao học và đến năm 2030 có ít nhất 70% CTĐT hệ Đại học chính quy, 20% CTĐT hệ cao học được tự đánh giá và/hoặc KĐCL theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT. Phấn đấu triển khai KĐCL theo tiêu chuẩn KĐCL của AUN-QA cho các chương trình đào tạo mũi nhọn có đủ điều kiện. Triển khai công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài cho các CTĐT trình độ cao học, tiến sĩ theo tiêu chuẩn của BGDĐ, đảm bảo có ít nhất 10% CTĐT hệ cao học, tiến sĩ được kiểm định.
e. Chiến lược phát triển các nguồn lực.
- Đội ngũ CBVC có số lượng và cơ cấu hợp lý, phù hợp khi Trường được giao tự chủ; đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng tốt yêu cầu của một trường đại học đa ngành.
- Phát triển đội ngũ CBVC cả về số lượng và chất lượng, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CBVC theo tỉ lệ: 55%CBGD, 27%CBKHCN, 18%CBQL, đạt một số chỉ tiêu sau:
+ CBGD: Giảm Tỉ lệ sinh viên/giảng viên (quy đổi) của khối ngành kinh tế và công nghệ xuống dưới 20/1; Tỉ lệ sinh viên/giảng viên (quy đổi) của chung toàn Trường dưới 15/1; 100% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó 80% giảng viên có trình độ tiến sĩ, Hầu hết giảng viên có khả năng giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh.
+ CBQL: Tỉ lệ sinh viên/CBQL đạt 80/1; Cán bộ quản lý có văn hóa công sở và phong cách quản lý tiên tiến, thông thạo nghiệp vụ, tin học văn phòng, có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh.
+ CBKHCN: Có khả năng nghiên cứu, điều tra khảo sát, đo đạc, phân tích tổng hợp, thành thạo thực hành, thực nghiệm, gắn khoa học với thực tiễn sản xuất, có thể sử dụng được tiếng Anh trong chuyên môn.
Bảng 6. Kế hoạch phát triển đội ngũ đến năm 2025
TT |
Hạng mục |
Tổng |
GS |
PGS |
TS |
Tỉ lệ % |
ThS |
Tỉ lệ SV/GV |
1 |
CBGD |
615 (55%) |
8 |
86 |
369 |
60 |
241 |
13 |
|
Kỹ thuật xây dựng |
230 |
5 |
40 |
160 |
70 |
70 |
5 |
|
Công nghệ thông tin |
56 |
0 |
10 |
38 |
68 |
18 |
19 |
|
Kỹ thuật cơ khí |
52 |
1 |
7 |
36 |
69 |
16 |
19 |
|
Kỹ thuật Điện - Điện tử |
39 |
0 |
3 |
27 |
69 |
12 |
19 |
|
Hóa - Sinh - Môi trường |
26 |
2 |
8 |
20 |
77 |
6 |
8 |
|
Kinh tế - Quản lý |
92 |
0 |
8 |
50 |
54 |
42 |
24 |
|
Ngôn ngữ - Xã hội |
40 |
0 |
1 |
10 |
25 |
30 |
4 |
|
Cơ bản |
75 |
0 |
5 |
35 |
47 |
40 |
|
2 |
CBQLPV |
195 (18%) |
|
|
|
|
|
76 |
3 |
CBKHCN |
300 (27%) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
1105 |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Khối ngành Kinh tế và công nghệ, sử dụng 10% GV thỉnh giảng
Bảng 7. Kế hoạch phát triển đội ngũ đến năm 2030
TT |
Hạng mục |
Tổng |
GS |
PGS |
TS |
Tỉ lệ % |
ThS |
Tỉ lệ SV/GV |
1 |
CBGD |
620 (55%) |
8 |
102 |
495 |
80 |
125 |
12 |
|
Kỹ thuật xây dựng |
205 |
3 |
35 |
180 |
88 |
25 |
5 |
|
Công nghệ thông tin |
65 |
1 |
15 |
55 |
85 |
10 |
16 |
|
Kỹ thuật cơ khí |
59 |
1 |
10 |
46 |
78 |
13 |
16 |
|
Kỹ thuật Điện - Điện tử |
52 |
0 |
8 |
42 |
81 |
10 |
16 |
|
Hóa - Sinh - Môi trường |
24 |
2 |
7 |
22 |
92 |
2 |
11 |
|
Kinh tế - Quản lý |
100 |
1 |
18 |
65 |
65 |
35 |
19 |
|
Ngôn ngữ - Xã hội |
40 |
0 |
1 |
20 |
50 |
20 |
4 |
|
Cơ bản |
75 |
0 |
8 |
65 |
87 |
10 |
|
2 |
CBQLPV |
200 (18%) |
|
|
|
|
|
77 |
3 |
CBKHCN |
300 (27%) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
1120 |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Khối ngành Kinh tế và công nghệ, sử dụng 5% GV thỉnh giảng
g. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất.
- Chiến lược phát triển cơ sở vật chất nhằm đảm bảo nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và đạt chuẩn Việt Nam về cơ sở vật chất của một trường đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành và đa lĩnh vực.
- Tập trung đầu tư đồng bộ, trọng điểm về CSVC nhằm đảm bảo chất lượng cho các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu KH-CN, phục vụ cộng đồng và sự phát triển bền vững của nhà trường: (i) Đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư Xây dựng mới khu TN thủy lực tổng hợp ngoài trời tại CS phố Hiến; Xây dựng mới khu thí nghiệm công nghệ cao (nghiên cứu thực nghiệm hệ thống tưới tiêu và khoa học cây trồng) ngoài trời tại CS Phố Hiến; Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành đào tạo mở mới và có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao giai đoạn 2026-2030 (theo chiến lược phát triển đào tạo 2026-2030). (ii) Đầu tư mua sắm trang thiết bị: Đầu tư trọng điểm cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, ưu tiên cho các ngành mở mới và các ngành có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện trang thiết bị thí nghiệm thực hành thiết yếu cho các phòng thí nghiệm các khối ngành của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo theo kế hoạch trung hạn 2021-2025 và chiến lược phát triển đào tạo trong giai đoạn tiếp theo 2026-2030 và tầm nhìn 2050. (iii) Hạ tầng công nghệ thông tin: Đầu tư dự án nâng cấp tổng thể hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển quản lý đào tạo, của nhà trường giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (iv) Thư viện: Xây dựng và phát triển thư viện hiện đại, đạt chuẩn thư viện đại học theo yêu cầu của Luật thư viện, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động. Phát triển thư viện số; Số hóa tài liệu, xây dựng các Bộ sưu tập số các nguồn học liệu nội sinh và tài liệu mua về theo chủ đề phù hợp với các chương trình đào tạo của Nhà trường; Mua quyền sử dụng một số CSDL khoa học quốc tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Nhà trường; Có nguồn lực thông tin phong phú về chủng loại, đa dạng về nội dung, phù hợp với các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Tăng cường liên kết chia sẻ nguồn học liệu với các thư viện trong nước và quốc tế. (v) Quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất.
g. Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính.
- Chiến lược nguồn lực tài chính nhằm xây dựng Hệ thống tài chính vững mạnh là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của Trường. Phấn đấu tăng qui mô, đa dạng hóa, tạo được nguồn lực tài chính bảo đảm cân đối thu chi, có tích lũy, có dự phòng rủi ro. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính.
- Thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính bao gồm các nguồn từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, nguồn dự án, nguồn phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cựu sinh viên và từ ngân sách.
- Đề ra các giải pháp để tăng thêm nguồn thu cho Trường. Rà soát lại các khoản chi, cắt giảm các khoản chi bất hợp lý. Bảo đảm tỷ lệ các khoản chi hợp lý: chi tiền lương; cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; chi cho người học; chi quản lý hành chính. Rà soát lại các định mức chi theo tinh thần hợp lý và tiết kiệm; những khoản chi nào có thể khoán chi thì giao cho đơn vị thực hiện. Rà soát, bổ sung và lên các phương án quản lý, sử dụng tài chính trong bối cảnh Tự chủ hoàn toàn về tài chính. Tiết kiệm các chi phí văn phòng (Điện, nước, CTP) tối thiểu 10%. Tăng thu 10% từ khai thác cơ sở vật chất. Tăng thu 5% từ KHCN.
a. Năm 2017, Trường Đại học Kinh tế quốc tế được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tài sản nhà nước quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp tại Quyết định số 1443/QĐ-BNN-TC ngày 17/04/2017 của Bộ NN&PTNT (tài sản được giao tại các cơ sở của Trường: Hà Nội, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và Bình Thuận và Đắc Lắk) với nội dung như sau:
Tổng tài sản của đơn vị đến 31/12/2016 như sau:
+ Nguyên giá : 3.617.739.932.065 đồng ( bao gồm cả giá trị đất)
+ Giá trị còn lại : 3.420.200.454.783 đồng ( bao gồm cả giá trị đất)
Tài sản được xác định để giao vốn:
+ Nguyên giá : 3.605.506.997.359 đồng
+ Giá trị còn lại: 3.429.673.363.000 đồng
b. Năm 2020, tổng tài sản của đơn vị đến ngày 31/12/2020 (Trường đã cập nhật trên phần mềm quản lý tài sản Quốc gia) như sau:
+ Nguyên giá: 4.431.038.702.015 đồng
+ Giá trị còn lại: 4.090.864.414.783 đồng
Trong đó:
+ Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, và tài sản gắn liền với đất
Giá trị nguyên giá: 1.219.494.450.362 đồng
Giá trị còn lại: 1.010.002.608.752 đồng
+ Xe ô tô và phương tiện vận tải khác:
Giá trị nguyên giá: 5.504.448.160 đồng
Giá trị còn lại: 1.056.448.980 đồng
+ Trang thiết bị, máy móc:
Giá trị nguyên giá: 213.590.973.633 đồng
Giá trị còn lại: 88.532.229.490 đồng
+ Phần mềm quản lý, ứng dụng:
Giá trị nguyên giá: 3.941.250.960 đồng
Giá trị còn lại: 3.016.436.176 đồng
+ Tài sản khác:
Giá trị nguyên giá: 617.743.900 đồng
Giá trị còn lại: 366.856.385 đồng
c. Về đất: Trường Đại học Kinh tế quốc tế hiện nay có tổng diện tích quản lý và sử dụng đất là 726.567m2, trong đó:
- Trụ sở chính 175 Tây Sơn- Đống Đa- Hà nội: một cơ sở nhà đất có diện tích 79.350m2 gồm 75.677m2 giao phục vụ đào tạo giảng dạy, NCKH và 3.673m2 nhà Trường có văn bản đề nghị không thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đã được cấp thẩm quyền đồng ý giao cho tạm thời sử dụng.
Các văn bản pháp lý gồm:
1. Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 21/1/2014 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao Trường Đại học Kinh tế quốc tế tiếp tục sử dụng 75.676,8 m2 đất tại số 175 Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa làm cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường;
2. Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất BS762441 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 7/1/2015;
3. Quyết định số 2414/QĐ-BNN-TC ngày 2/6/2021 của Bộ NN & PTNT về việc giữ lại tiếp tục sử dụng đối với cơ sở nhà, đất của Trường Đại học Kinh tế quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo MRT tại khu đại học Phố Hiến tỉnh Hưng Yên: một cơ sở nhà đất có diện tích 570.057m2.
Các văn bản pháp lý gồm:
1. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất BE561781 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp ngày 24/1/2014;
2. Quyết định số 2942/QĐ-BNN-TC ngày 5/7/2021 của Bộ NN & PTNT về việc giữ lại tiếp tục sử dụng đối với cơ sở nhà, đất của trường ĐHTL.
- Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc tế tại tỉnh Bình Dương (cơ sở II): có tổng diện tích 70.554m2 gồm
+ Hai cơ sở nhà đất tại Quận Bình Thạnh và Quận 10 TP Hồ Chí Minh có diện tích 3.788m2 và 456m2.
+ Một cơ sở nhà đất tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương có diện tích : 51.000m2.
+ Một cơ sở nhà đất tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương có diện tích : 15.310m2.
Các văn bản pháp lý gồm:
1. Quyết định số 1465/QĐ-BNN-TC ngày 2/5/2019 của Bộ NN & PTNT về việc giữ lại tiếp tục sử dụng các cơ sở nhà đất của Trường Đại học Kinh tế quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.
2. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH904442 do Sở Tài Nguyên và Môi trường cấp ngày 1/3/2018.
3. Quyết định số 759/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/2/1998 của Bộ NN& PTNT về việc giao cơ sở 2 trường Cán bộ QLNN & PTNN 2 cho trường Đại học Kinh tế quốc tế Quản lý tại Huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.
- Viện Đào tạo khoa học và ứng dụng miền Trung: có tổng diện tích 6.607m2 gồm:
+ Một cơ sở nhà đất tại 115 Trần Phú, TP Phan Rang, Tháp Chàm có diện tích 286m2 và 74 Yên Ninh, TP Phan Rang, Tháp Chàm có diện tích 5.381m2.
+ Một cơ sở nhà đất tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk có diện tích 120m2
+ Một cơ sở nhà đất tại 121 Trần Hưng Đạo, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có diện tích 820m2.
1.Quyết định số 4195/QĐ-BNN-TC ngày 23/10/2020 của Bộ NN & PTNT về việc giữ lại tiếp tục sử dụng đối với cơ sở nhà đất của Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung.
2. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BA674589 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường cấp ngày 28/1/2011.
3. Quyết định số 2268/QĐ-BNN-TC ngày 25/5/2021 của Bộ NN & PTNT về việc giữ lại tiếp tục sử dụng đối với cơ sở nhà, đất của Viện Đào tạo và Khoa học Ứng dụng Miền Trung trực thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc tế tại tỉnh Đắk Lắk.
4. Quyết định 392/QĐ-BNN-TC ngày 2/2/2016 về việc điều chuyển tài sản cố định của Ban Quản lý đầu tư và XDTL 7 và giao cho trường Đại học Kinh tế quốc tế.
Các văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất của trường Đại học Kinh tế quốc tế được đính kèm ở phần cuối của đề án.
a. Tài sản công đang sử dụng vào mục đích cho thuê (Chi tiết tại bảng 8) Sử dụng tài sản công và quy trình thực hiện dự án cho thuê vào mục đích kinh doanh
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn