Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất dược phẩm.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 7
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
1.2. Tên dự án đầu tư 8
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 9
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư 10
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 10
1.3.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 19
1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư 20
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 21
1.4.1. Danh mục các loại máy móc, thiết bị trong giai đoạn thi công xây dựng 21
1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu trong quá trình thi công, xây dựng 21
1.4.3. Danh mục các loại máy móc, thiết bị trong giai đoạn hoạt động 23
1.4.4. Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ trong giai đoạn hoạt động 24
1.5. Thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 31
1.5.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 31
1.5.2. Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình của Dự án 33
1.5.3. Vị trí địa lý của dự án 33
1.5.4. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 34
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 37
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 37
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường. 37
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 38
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 38
3.1.1 Hiện trạng KCN Châu Sơn 38
3.1.1.1. Nguồn điện 38
3.1.1.2. Nguồn nước 38
3.1.1.3. Hệ thống thoát nước 38
3.1.1.4. Hệ thống xử lý nước thải 38
3.1.1.5. Chất thải rắn 38
3.1.1.6. Hệ thống giao thông nội bộ trong KCN 39
3.1.1.7. Hệ thống cây xanh 39
3.1.1.8. Hệ thống thông tin 39
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 42
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 42
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 42
4.1.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 58
4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 64
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 64
3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường được đề xuất trong giai đoạn vận hành 79
1) Công trình, biện pháp xử lý nước thải 79
2). Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 92
3). Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 94
4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 103
4.3.1. Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 103
4.3.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 103
4.3.3. Dự toán kinh phí và kế hoạch thực hiện đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 104
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả, đánh giá dự báo 105
CHƯƠNG VI: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 107
6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 107
6.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 107
6.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa 107
6.1.3. Dòng nước thải 107
6.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 107
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 107
6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 108
6.2.1. Nguồn phát sinh 108
6.2.2. Mức ồn rung tối đa 108
6.2.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 108
CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
7. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 109
7.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 109
7.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 109
7.3. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ 110
7.3.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 110
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 111
8.1. CAM KẾT VỀ TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 111
8.2. CAM KẾT VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN 111
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất dược phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án đầu tư:
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Anh.
- Địa chỉ văn phòng: KCN Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
+ Họ và tên: HoàngThị Thanh Giới tính: Nữ;
+ Chức danh: Giám đốc Quốc tịch: Việt Nam;
+ Thẻ căn cước công dân: 03517000210; Cấp ngày: 19/02/2018; Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
+ Địa chỉ thường trú: , thành phố Hà Nội.
+ Địa chỉ liên lạc: thành phố Hà Nội.
- Cán bộ phụ trách dự án:
+ Bà: Đan Thị Ngọc Chức vụ: Quản lý dự án
+ Số điện thoại: 0398 516 545
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: mã số doanh nghiệp 120060508 đăng ký lần đầu ngày 24/3/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: mã số dự án 12005826225 chứng nhận lần đầu ngày 04/8/2022 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam cấp.
- Tổng vốn đầu tư: 26.689.000.000 (Hai mươi sáu tỷ sáu trăm tám mươi chín triệu Việt Nam Đồng).
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư dự kiến như sau:
+ Thực hiện các thủ tục hành chính: từ tháng 8/2022 đến tháng 11/2022.
+ Xây dựng nhà xưởng: tháng 12/2022 đến tháng 8/2023.
+ Lắp đặt máy móc, thiết bị: tháng 8/2023 đến tháng 11/2023.
+ Xin chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt - thực phẩm bảo vệ sức khỏe: đến tháng 11/2023.
+ Chính thức đi vào hoạt động: từ tháng 12/2023.
1.2. Tên dự án đầu tư:
- Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: KCN Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích của Dự án là 8.003 m2, được công ty thỏa thuận mua bán tài sản trên đất với Công ty CP xơ sợi Việt Nam. Khu đất thực hiện Dự án có ranh giới như sau:
- Phía Bắc: giáp công ty TNHH MTV Dasan Vina;
- Phía Nam: giáp đường N2, KCN Châu Sơn;
- Phía Đông: giáp công ty TNHH kỹ thuật vật liệu Yuanda;
- Phía Tây: lô đất trống của công ty cổ phần xơ sợi Việt Nam.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất dược phẩm
Tọa độ các điểm vị trí địa lý dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1- 1: Tọa độ vị trí địa lý khu vực thực hiện Dự án
TT |
Tọa độ VN2000 X(m) Y(m) |
|
|
|
|
1 |
2270289,17 |
593282,73 |
2 |
2270237,49 |
593349,81 |
3 |
2270200,50 |
593320,82 |
4 |
2270199,86 |
593321,65 |
5 |
2270162,52 |
593292,82 |
6 |
2270214,43 |
593225,14 |
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Nhóm C (theo Khoản 3, Điều 10, Luật Đầu tư công - Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).
- Phân loại nhóm dự án đầu tư: nhóm II (theo mục 3, phụ lục IV, NĐ 08:2022/NĐ-CP).
- Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp GPMT bao gồm:
+ Hoạt động tháo dỡ các công trình hiện hữu đã được bàn giao: nhà ăn ca, bể nước, nhà vệ sinh, nhà kho nguyên liệu.
+ Hoạt động thi công, xây dựng các công trình đầu tư mới.
+ Hoạt động sản xuất của dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm”.
- Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp GPMT không bao gồm:
+ Quá trình vận hành, sản xuất của công ty cổ phần sơ xợi Việt Nam và các công ty khác trong khu đất của công ty cổ phần sơ xợi Việt Nam.
Hình 1- 1: Vị trí thực hiện dự án
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 2485826225 chứng nhận lần đầu ngày 04/8/2022, quy mô công suất của dự án như sau:
- Dung dịch uống: 45 triệu đơn vị/năm;
- Viên nén, viên nang: 300 triệu viên/năm;
- Trà các loại: 50-100 triệu túi/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1) Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm dạng dung dịch (hình thức dạng: dung dịch đóng lọ, dung dịch trong ống bẻ, viên nang mềm đóng vào lọ)
Hình 1- 2: Quy trình sản xuất thuốc uống dạng dung dịch
Thuyết minh quy trình:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị đầu vào
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ: Vệ sinh, lau rửa đạt yêu cầu. Chai lọ sản phẩm sẽ được vệ sinh, lau rửa bằng nước RO. Nước thải sau quá trình rửa chai lọ sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Nhà máy sử dụng nồi hơi điện để sấy khô chai lọ và thiết bị máy móc.
Nhà máy cam kết chai lọ được mua mới hoàn toàn, không sử dụng chai lọ tái sử dụng.
+ Nguyên liệu: Kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đã công bố. Chỉ đưa vào sản xuất khi đạt tiêu chuẩn, nguyên liệu không đạt yêu cầu được trả lại nhà cung cấp.
+ Bao bì: Chuẩn bị chai lọ, hộp, nhãn, hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra bao bì đạt chuẩn đã công bố. Chai lọ được nhà máy nhập mới 100%, chủ đầu tư cam kết không sử dụng chai lọ tái sử dụng.
- Bước 2: Cân nguyên liệu
Dựa vào số lô hàng, nhà máy sẽ cân khối lượng nguyên liệu đầu vào được nhập về theo tỉ lệ thích hợp.
- Bước 3: Hòa tan
Nguyên liệu đầu vào sau khi tiến hành cân theo tỉ lệ thích hợp sẽ được đem đi hòa tan trong máy kín. Nhà máy sẽ phối trộn thêm nước vào trong máy cánh khuấy. Hòa tan các thành phần với tốc độ khuấy và thời gian quy định cho từng sản phẩm đến khi tạo dung dịch đồng nhất.
Hình 1- 3: Hình ảnh minh họa máy trộn đồng nhất
Bước 4: Đóng thuốc và đậy nắp
Dung dịch thu được sau khi lọc sẽ đi vào đóng thuốc và đậy nắp theo dây chuyền khép kín và tự động. Tùy thuộc vào hình thức đóng thuốc, nhà máy sẽ sử dụng phương thức đóng vào chai, đóng vào ống bẻ, đóng nang mềm. Dưới đây là hình ảnh minh họa:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất dược phẩm
Đối với sản phẩm là viên nang mềm, vỏ của viên nang sẽ được tạo thành bởi nồi nấu gelatin. Sau đó dược phẩm dạng dung dịch và gelatin sẽ được đưa vào máy tạo viên nang mềm tự động rồi chuyển sang công đoạn đóng lọ. Dưới đây là hình ảnh minh họa máy tạo viên nang mềm nhà máy dự kiến lắp đặt.
Hình 1- 6: Hình ảnh minh họa máy tạo viên nang mềm
Bước 6: Dập date và đóng lọ, xuất kho
- Công đoạn tiếp theo là dập date và đóng lọ: Khi thuốc đã được đóng và đậy nắp sẽ được đưa sang máy dập date bằng nhiệt và đóng hộp tự động theo dây chuyền đồng bộ. Sản phẩm sau khi đã được hoàn thiện sẽ đem đi xuất kho và đưa ra ngoài thị trường.
ình 1- 7: Hình ảnh minh họa sản phẩm siro ăn ngon dạng ống bẻ
Sau quá trình sản xuất sản phẩm, các dụng cụ, máy móc sẽ được công nhân đem vệ sinh bằng nước sạch để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo. Nước thải phát sinh từ quá trình rửa chai lọ, máy móc thiết bị sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy.
Mô hình bể tách váng dầu và bể lắng
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Nước thải thi công xây dựng và nước thải phun rửa xe chỉ phát sinh trong thời gian nhất định và sẽ kết thúc khi hoạt động thi công kết thúc vì vậy khu vực rửa xe sẽ được bố trí tại cổng ra vào khu vực dự án, chủ dự án sẽ tiến hành xây bể lắng bùn cát và bể tách váng dầu để xử lý nước thải thi công và nước thải rửa xe. Nước thải sẽ được thu gom qua bể tách váng dầu (1,5x1x1m) sau đó đưa sang bể lắng bùn cát (1x1x1m) rồi theo tuyến thoát nước mưa tạm thời ra hệ thống thu gom và thoát nước của KCN.
Khối lượng váng dầu thu gom được khoảng 50kg/quá trình thi công sẽ thu gom vận chuyển váng dầu để mang đi xử lý. Váng xăng dầu được làm sạch bằng chất siêu thấm Cellusorb (vật liệu siêu thấm này có tính năng hấp thụ Hyđrocarbo ở mọi dạng nguyên, nhũ hoá từng phần hay bị phân tán; có khả năng hút tối đa gấp 18 lần trọng lượng bản thân Cellusorb có đặc tính chỉ hút dầu chứ không hút nước). Cellusorb sau khi sử dụng được thu gom và xử lý như chất thải nguy hại.
Đồng thời chủ Dự án sẽ phối hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:
- Ký kết hợp đồng, hợp tác với đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn trong việc thu gom và xử lý.
- Tiến hành thi công cuốn chiếu, thi công đến đâu gọn đến đấy.
- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn, tần suất vệ sinh rãnh thoát nước là 01 lần/tuần vào mùa mưa và 01 lần/tháng vào mùa khô.
- Tiến hành che chắn nguyên vật liệu tập kết tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bẩn;
- Cử công nhân thu dọn các chất thải rắn, phế liệu sau mỗi ngày làm việc;
- Không để tạo trên mặt bằng các thùng vũng đọng nước;
- Nâng cao nhận thức của công nhân thi công. Nghiêm cấm mang dụng cụ, máy móc thi công rửa trực tiếp tại mương nước cạnh dự án.
- Hạn chế triển khai thi công vào mùa mưa bão.
v Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt tại công trường thi công chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của con người như: vệ sinh, tắm giặt,. Đặc trưng nước thải này có hàm lượng chất ô
nhiễm khá cao và đa dạng như các chất hữu cơ, vô cơ, các loại vi khuẩn gây bệnh, chất tẩy rửa có tính ô xy hóa mạnh...
- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc ưu tiên tuyển dụng nhân công tại địa phương gần khu vực dự án để có điều kiện tự túc ăn ở, giảm thiểu tối đa lượng công nhân từ xa đến.
- Để khống chế lượng nước thải sinh hoạt, nhà máy sẽ bố trí nhân lực hợp lý theo từng giai đoạn thi công.
- Trong thời gian thi công xây dựng, thuê 2 nhà vệ sinh di động 2 ngăn, kích thước mỗi phòng vệ sinh là 95*130*250cm, kích thước bể chứa nước sạch là 3m3, dung tích bể chứa chất thải 3m3. Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với công ty có chức năng hút bể tự hoại đem xử lý theo định kỳ. Tần suất thu gom là 1 lần/tuần.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn thực hiện xây dựng Nhà máy. Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của Nhà máy cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của KCN.
- Không xả nước thải sinh hoạt trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận hoặc các khu vực không được phép.
4.1.1.1. Công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại
Thực hiện đúng và đầy đủ theo Nghị định 08:2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
v Chất thải rắn sinh hoạt
- Thành lập tổ vệ sinh gồm 2 người, trong thời gian thi công xây dựng cuối ngày tổ vệ sinh có chức năng thu gom tất cả các loại chất thải rắn phát sinh.
- Bố trí các thùng rác tại các vị trí phát sinh chất thải với dung tích khác nhau. Cụ thể bố trí 02 thùng 40 lít đặt tại khu vực ăn uống, khu vực cổng vào; 02 thùng có dung tích 20 lít đặt tại khu vực nghỉ ngơi của công nhân thi công. Các thùng chứa tạm thời đảm bảo đủ thể tích để lưu trữ rác thải trong thời gian lưu 1 ngày.
- Bố trí kho lưu trữ chất thải sinh hoạt tạm thời có diện tích khoảng 10 m2.
- Thực hiện việc phân loại tại nguồn thải theo từng loại:
+ Chất rắn có khả năng tái sử dụng.
+ Chất rắn không tái chế được và tập trung tại nơi quy định rồi thuê đơn vị có chức năng tới vận chuyển và xử lý.
+ Thu gom các loại chất thải có thể tái chế bán cho người thu mua phế liệu.
- Dự án không đổ phế thải xây dựng bừa bãi hoặc đổ tại nơi không được phép.
- Tuyên truyền công tác ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu lán trại và trên công trường dự án.
- Đồng thời, chủ dự án phải có trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có đủ chức năng để tiến hành thu gom, vận chuyện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
v Chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng được thực hiện đúng với Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Cụ thể:
- Phân loại chất thải rắn xây dựng:
+ Chất thải rắn có khả năng tái chế sử dụng: Thủy tinh, sắt thép, gỗ giấy, chất dẻo...
+ Chất thải rắn có thể được tái chế sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác: Bùn, đất hữu cơ, gạch, ngói, vữa, bê tông sử dụng làm vật liệu san lấp, tái chế làm vật liệu xây dựng.
+ Chất thải rắn không tái chế, tái sử dụng được phải đem chôn lấp theo quy trình quy định.
+ CTR xây dựng lẫn với chất thải nguy hại khác thì phải thực hiện việc phân tách phần chất thải nguy hại, nếu không thể tách được thì toàn bộ phải được quản lý như chất thải nguy hại bị lẫn.
- Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công, bố trí khu vực tập kết chất thải xây dựng sao cho thuận tiện cho quá trình thu gom và việc vận chuyển của đơn vị có chức năng mang đi xử lý đúng quy định.
- Vận chuyển: Các đơn vị thu gom hoặc tự vận chuyển CTRXD phải có các phương tiện bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định, được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định. Khi vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.
4. Giảm thiểu ô nhiễm do CTNH
Việc quản lý chất thải nguy hại phát sinh được tuân thủ theo đúng các quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công thực hiện các công việc sau:
- Thu gom riêng biệt đối với các loại CTNH như dầu mỡ thải, giẻ lau, que hàn chứa trong các thùng chứa chuyên dụng của công ty, thùng chứa có nắp đậy và có dán nhãn mác CTNH theo đúng quy định
- Các loại CTNH trong giai đoạn thi công xây dựng được thu gom và xử lý theo đúng quy định về quản lý CTNH;
+ Trang bị 01 thùng loại 200 lít có nắp kín để chứa dầu mỡ thải tại công trường;
+ Trang bị 05 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 50 lít có nắp kín tại công trường;
- Các thùng lưu giữ CTNH sẽ đúng quy cách như: phân biệt màu sắc, kín, có dãn nhãn cảnh báo nguy hiểm;
- Bố trí kho lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời có diện tích 10 m2 để lưu giữ chất thải nguy hại đúng quy định.
- Hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý CTNH sẽ có đầy đủ năng lực và đã được cơ quan QLNN cấp phép hành nghề quản lý CTNH.
4.1.1.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
v Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển
- Phun nước chống bụi (4 -5 lần/ngày) và những ngày nắng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gió mạnh tại các khu vực đoạn đường 200m vào Dự án phát sinh ra nhiều bụi. Đây không phải là biện pháp xử lý được hoàn toàn bụi nhưng có thể hạn chế được sự phát tán của bụi trong không khí.
- Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: Có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông phương tiện trong KCN, các xe vận tải không được chở quá tải trọng đối với từng loại xe,...
- Không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông và giờ nghỉ ngơi của nhân dân khu vực (từ 11h đến 1h trưa và ban đêm từ 18h đến 6h sáng).
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện giao thông nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật.
- Không sử dụng các phương tiện đã quá thời gian đăng kiểm hoặc không được các trạm Đăng kiểm cấp phép do lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn giao thông.
- Thực hiện quét dọn, phun nước giảm thiểu bụi đường nếu để rơi vãi vật liệu thi công xây dựng trên tuyến đường vận chuyển gần khu vực thực hiện dự án, cổng dự án.
v Bụi, khí thải do máy móc, thiết bị thi công trên công trường
- Sử dụng tấm chắn hoặc dựng tường bao quanh khu vực Dự án đang thi công để hạn chế bụi phát tán từ các máy móc.
- Sử dụng các loại máy móc, thiết bị tiêu thụ ít nhiên liệu trong quá trình vận hành nhằm hạn chế phát sinh khí thải độc hại.
- Phân bố kế hoạch thi công hợp lý, hạn chế tối đa việc tập trung nhiều máy móc, thiết bị thi công hoạt động cùng lúc.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị các loại máy móc đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào vận hành.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công tại công trường.
- Trong trường hợp phải tập kết tại công trường thì đối với các vật liệu, nhiên liệu như xi măng, sắt thép, dầu nhớt,...được bảo quản cẩn thận trong kho chứa tránh tác động của mưa, nắng và gió gây hư hỏng. Đồng thời giảm thiểu khả năng phát tán bụi cũng như các chất gây ô nhiễm khác ra môi trường.
- Các loại vật liệu như gạch, đá ít phát sinh ô nhiễm và ít bị tác động của môi trường tự nhiên có thể để ngoài trời không cần chế độ bảo quản.
v Giảm thiểu tác động khí thải từ quá trình hàn, sơn
- Để giảm thiểu tác động do quá trình hàn, sơn gây ra, chủ Dự án thực hiện một số biện pháp sau:
+ Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp hàn;
+ Che chắn khu vực hàn, sơn bằng các việt liệu không cháy nhằm hạn chế tác động do quá trình hàn gây ra đối với khu vực xung quanh.
4.1.3.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Các biện pháp áp dụng để giảm thiểu tiếng ồn:
+ Không sử dụng các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao và ảnh hưởng tới công nhân vận hành.
+ Không thực hiện trong giờ nghỉ ngơi 21h – 6h.
+ Lên kế hoạch điều động xe, máy hợp lý nhằm hạn chế tiếng ồn cộng hưởng vào thời gian cao điểm các phương tiện giao thông đi lại trong ngày;
+ Trang bị cho công nhân bảo hộ lao động để chống ồn, đảm bảo sức khoẻ cho công nhân;
+ Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị định kỳ; tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết để giảm mức ồn tích luỹ ở mức thấp nhất.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu: Với mức độ phát sinh tiếng ồn và độ rung ở mức độ thấp, các biện pháp giảm thiểu đưa ra hoàn toàn hợp lý, đơn giản và phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo mức ồn và độ rung nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn.
4.1.3.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác
1. Các biện pháp giảm thiểu sự cố tai nạn lao động
Dự án sẽ áp dụng các giải pháp sau để phòng ngừa, ứng phó với tai nạn lao động:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các loại phương tiện, máy móc, thiết bị trước khi thực hiện nhằm tránh xảy ra tai nạn.
- Yêu cầu công nhân vận hành máy móc tuyệt đối tuân thủ theo quy trình, thao tác vận hành của máy móc.
- Trang bị bảo hộ lao động đối với công nhân thực hiện việc hàn điện, lắp đặt điện.
- Thực hiện theo các nội quy an toàn lao động.
- Nhà máy sẽ tổ chức thường xuyên các lớp học tập, tập huấn và tuyên truyền về pháp luật lao động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về an toàn lao động và kỷ luật lao động.
- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ công nhân khi làm việc;
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp với yêu cầu lao động và Tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, bảo dưỡng các máy móc thiết bị;
- Tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế bệnh nghề nghiệp;
- Lập phương án phù hợp để xử lý khi xảy ra tai nạn, thực hiện diễn tập và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ phụ trách định kỳ 1 năm/lần.
2. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị dễ phát sinh cháy nổ tại khu vực xây dựng dự án để kịp thời phát hiện khi có sự cố.Các kho chứa nguyên liệu cần phải để xa khu vực phát nhiệt.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức công nhân trong phòng chống cháy nổ tại công trường làm việc.
- Tại các khu vực dễ cháy phải lắp đặt các hệ thống báo cháy, hệ thống báo động. Các phương tiện PCCC phải được kiểm tra thường xuyên và luôn trong điều kiện sẵn sàng hoạt động như: Mạng lưới cấp nước phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, hệ thống đường ống dẫn, bình chữa cháy,…
- Khi xảy ra sự cố cần sử dụng các trang thiết bị chữa cháy tại khu vực và báo ngay tới cơ quan PCCC để cứu phó kịp thời.
3. Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông
- Điều tiết các loại phương tiện giao thông ra vào nhà máy hợp lý
- Tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy thực hiện tốt về an toàn giao thông, đi lại chậm vào giờ cao điểm, tuân thủ luật lệ an toàn giao thông.
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
4.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh có liên quan đến chất thải
1). Tác động do bụi và khí thải
a. Nguồn phát sinh
Các nguồn gây tác động đến môi trường không khí trên khu vực trong giai đoạn hoạt động của dự án, bao gồm:
- Bụi, khí thải từ xe trong giao thông nội bộ: vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, đi lại của công nhân viên.
- Bụi, khí thải trong quá trình sản xuất
- Khí thải từ hoạt động đun nấu từ nhà bếp
- Khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng
- Mùi hôi phát sinh từ cống rãnh, phân hủy bùn thải của hệ thống thoát nước mưa, trạm xử lý nước thải, từ phân hủy rác thải, nhà vệ sinh,…
b. Dự báo thành phần, tải lượng, nồng độ và tác động
v Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông, quá trình vận chuyển, nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy
* Thành phần:
Quá trình này phát sinh bụi và khí thải bao gồm: CO, SO2, NOx, VOCs,...Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí, sức khỏe công nhân, người dân khu vực dự án và dọc đường vận chuyển.
* Tải lượng:
Khi dự án đi vào vận hành thu hút số lượng lớn lao động tại địa phương, các phương tiện giao thông ra vào dự án hàng ngày như sau:
- Xe máy: 50 xe/ngày tương đương 100 lượt/ngày (02 chiều), giả thiết toàn bộ nhân viên nhà máy đều sử dụng xe máy.
- Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm:
+ Theo bảng 1-6, chương 1 báo cáo, khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển về Nhà máy là 114 tấn/năm;
+ Khối lượng sản phẩm của Dự án khi xuất hàng dự kiến là: 114 tấn/năm.
ð Như vậy tổng khối lượng vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm là 228 tấn/năm.
Công ty sử dụng xe tải có tải trọng 10 tấn để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Như vậy, số lượng chuyến xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong giai đoạn vận hành là 1 xe/ngày.
Theo nguồn WHO, 1993 có hệ số ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông được thể hiện dưới bảng:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com
Hồ sơ dự án đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị điện, điện tử và giấy phép môi trường của dự án
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Dự án trang trại nuôi heo lạnh và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte
150,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường dự án Trung tâm thương và dịch vụ kết hợp văn phòng cho thuê
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường dư án đầu tư nhà văn hóa lao động
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Giấp phép môi trường cho dự án đâu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu
145,000,000 vnđ
140,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhà máy sản xuất bột mỳ
120,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo
350,000,000 vnđ
340,000,000 vnđ
HOTLINE: 0914526205
Mail: nguyenthanhmp156@gmail.com
Công ty Cổ Phần Đầu Tư & Thiết kế xây dựng Minh Phương được hình thành trên cơ sở đội ngũ sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ, cơ ký kỹ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm và đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về minhphuongcorp.com
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn