Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt

  • Mã SP:GP trai ga thịt
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt - Báo cáo xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN 8

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14

1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14

1.2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 14

1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư 14

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có) 16

1.2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) 16

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 17

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư 17

1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư 17

1.3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 19

1.3.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất 19

1.3.3.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi tại dự án 23

1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư 23

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24

1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại dự án 24

1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án 27

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 30

1.5.1. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư 30

1.5.2. Vốn đầu tư dự án 30

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI  QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 31

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG 31

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 32

2.2.1. Khả năng chịu tải của môi trường nước 32

2.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải rắn và chất thải nguy hại 32

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG  NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 34

3.1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 34

3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường 34

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35

3.1.3. Thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án 37

3.1.4. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường 37

3.2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 37

3.3. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 37

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH,  BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 41

4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 41

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 41

4.1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư và giải phóng mặt bằng 41

4.1.1.2. Đánh giá tác động giai đoạn xây dựng dự án và lắp đặt máy móc thiết bị 42

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 49

4.1.2.1. Các biện pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị 49

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 53

4.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành 53

4.2.1.1. Tác động từ các nguồn phát sinh chất thải 53

4.2.1.2. Tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải 65

4.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố môi trường không do chất thải 66

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 72

4.2.2.1. Công trình, biện pháp xử lý nước thải 72

4.2.2.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 81

4.2.2.3. Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn 87

4.2.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 89

4.2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 89

4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 96

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 96

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 96

4.3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác (không có) 97

4.3.4. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 97

4.3.5. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 97

4.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO 98

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 100

CHƯƠNG VI: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP  MÔI TRƯỜNG 101

6.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 101

6.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 101

6.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép 101

6.1.3. Dòng nước thải 101

6.1.4. Thành phần ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 101

6.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải 101

6.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 102

6.2.1. Nguồn phát sinh khí thải, bụi 102

6.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép 103

6.2.3. Dòng khí thải 103

6.2.4. Thành phần ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 103

6.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải, bụi vào nguồn tiếp nhận khí thải 104

6.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 105

6.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính 105

6.3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 107

6.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 107

CHƯƠNG VII: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC  MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 109

7.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN 109

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 109

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 109

7.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 112

7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH 112

7.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 113

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 114

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

 

A. TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp (Công ty) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0316489420, đăng ký lần đầu ngày 16/09/2021, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 03/10/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Công ty thực hiện đăng ký đầu tư Dự án Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, quy mô 20.000.000 quả trứng/năm (tương đương với quy mô chăn nuôi 140.000 con gà) (Dự án) tại thửa đất số 544, 545, tờ bản đồ số 4, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, với diện tích đất sử dụng là 395.736,3m². Với mục tiêu hoạt động là chăn nuôi gà đẻ trứng. Dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: 2232651747 đăng ký lần đầu ngày 19/07/2022.

Tính pháp lý của việc lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án như sau:

F Căn cứ khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019: Dự án có tổng vốn đầu tư là 200.000.000.000 (hai trăm tỷ) đồng, thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

F Căn cứ mục II, Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ: Dự án có quy mô 20.000.000 quả trứng/năm tương đương quy mô chăn nuôi là 140.000 con à tương đương 504 đơn vị vật nuôi.

F Căn cứ theo số thứ tự 16, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: Dự án quy mô 504 đơn vị vật nuôi thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình (cột 4).

F Căn cứ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường: Dự án được phân loại thuộc nhóm II dựa trên tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.

F Căn cứ khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Hiện trạng dự án: Đây là Dự án mới, chưa triển khai xây dựng, thuộc đối tượng lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án: Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, quy mô 20.000.000 quả trứng/năm (tương đương với quy mô chăn nuôi 140.000 con gà) tại thửa đất số 544, 545, tờ bản đồ số 4, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

B.1. Căn cứ Luật

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

1.1. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẦM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư 

ü Quy mô: 20.000.000 trứng gà/năm tương đương quy mô chăn nuôi là 140.000 con gà.

ð Quy đổi đơn vị nuôi:

Căn cứ theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi: hệ số đơn vị nuôi của Gà hướng trứng là 0,0036.

Đơn vị nuôi = Hệ số vật nuôi × số con = 0,0036 × 140.000 con = 504.

1.3.2. Quy mô xây dựng của dự án đầu tư

Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp đầu tư Dự án “Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh” tại thửa đất số 544, 545, tờ bản đồ số 4, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với tổng diện tích đất sử dụng là 395.736,3 m². Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình xây dựng tại Dự án như sau:

Bảng 1.2 Quy hoạch sử dụng đất của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

A

Hạng mục công trình xây dựng

         103.394,51

26,13

B

Cây xanh, thảm cỏ

         188.890,63

47,73

C

Sân bãi, đường nội bộ

           20.580,46

5,20

D

Khu đất dự trữ

           82.870,70

20,94

 

TỔNG DIỆN TÍCH (A+B+C+D)

         395.736,30

100,00

(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp, năm 2023)

Bảng 1.3 Khối lượng các hạng mục công trình xây dựng của dự án

TT

Hạng mục

Số lượng

Kích thước (m)

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

A

Hạng mục công trình xây dựng

 -

 -

         103.394,51

26,13

I

Các hạng mục công trình chính

 -

           25.819,20

6,52

1

Nhà chăn nuôi gà

10

124,4 x 14m

           17.416,00

4,40

2

Nhà chăn nuôi gà

4

124,4 x 15m

              7.464,00

1,89

3

Nhà nối

11

 9,6 x 7m

                 739,20

0,19

4

Nhà trứng

1

20 x 10m

                 200,00

0,05

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

 -

             1.019,74

0,26

5

Nhà bảo vệ

1

3 x 3m

                      9,00

0,00

6

Nhà xe

1

15 x 6m

                    90,00

0,02

7

Nhà sát trùng xe

1

12 x 4,5m

                    54,00

0,01

8

Khu xịt khử trùng cổng

1

10 x 4m

                    40,00

0,01

9

Nhà văn phòng, nhà ăn

1

15 x 10,1m

                 151,50

0,04

10

Nhà ở công nhân

1

20 x 10m

                 200,00

0,05

11

Trạm điện

1

4 x 4m

                    16,00

0,00

12

Nhà máy phát điện

1

7 x 6,2m

                    43,40

0,01

13

Bể nước ngầm, nhà bơm

1

10 x 4m

                    40,00

0,01

14

Nhà tắm khử trùng phụ

3

6,2 x 4,4m

                    81,84

0,02

15

Nhà cân silo

6

7 x 7m

                 294,00

0,07

III

Các hạng mục công trình BVMT

 -

           76.555,57

19,35

16

Nhà xử lý nước thải

1

11,3 x 4,5m

                    50,85

0,01

17

Hồ chứa nước sau xử lý

1

10 x 8m

                    80,00

0,02

18

Lò đốt xác gà

1

7,5 x 4m

                    30,00

0,01

19

Khu vực vệ sinh thiết bị chăn nuôi

1

10 x 10m

                 100,00

0,03

20

Kho chứa chất thải nguy hại

1

3,7 x 3m

                    11,10

0,00

21

Khu đất dự phòng chôn lấp xác gà khi dịch bệnh

1

              1.026,00

0,26

22

Hồ chứa nước mưa 1

1

154,4 x 286,6m

           44.251,04

11,18

23

Hồ chứa nước mưa 2

1

159,4 x 175,7m

           28.006,58

7,08

24

Hồ chứa nước mưa 3 và 4

2

50 x 30m

              3.000,00

0,76

B

Cây xanh, thảm cỏ

 -

 -

         188.890,63

47,73

C

Sân bãi, đường nội bộ

 -

 -

           20.580,46

5,20

D

Khu đất dự trữ

 -

 -

           82.870,70

20,94

 

TỔNG DIỆN TÍCH (A+B+C+D)

 -

         395.736,30

100,00

 (Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp, năm 2023)

Ghi chú:

+ Với quy mô chăn nuôi 140.000 con gà, tổng diện tích xây dựng chuồng trại là 24.880 m2, trong đó gồm 14 chuồng nuôi, khoảng cách an toàn giữa các chuồng nuôi là 9,7m; diện tích trung bình mỗi chuồng 1.741,6 m2 à Mật độ nuôi là 0,2 m2/con.

+ Trang trại được xây dựng hàng rào cách ly trại chăn nuôi với khu vực xung quanh. Dự án đảm bảo các hạng mục công trình được xây dựng một cách kiên cố và mang tính chuyên nghiệp cao, cân bằng giữa mật độ xây dựng và tỷ lệ cây xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăn nuôi.

+ Trang trại được thiết kế xây dựng tuân thủ theo Thông tư 04/2010/TT – BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

1.3.3. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.3.1. Quy trình công nghệ chăn nuôi  

Quy trình công nghệ chăn nuôi gà đẻ trứng của dự án được trình bày như sau:

Hình 1.2 Quy trình công nghệ chăn nuôi gà đẻ trứng của dự án trang trại chăn nuôi gà thịt

Thuyết minh công nghệ chăn nuôi:

Nhập gà giống: Nguồn gà giống (Ros 308 và Bovans) được Công ty nhập từ Tập đoàn Aviagen được nhập khẩu bằng đường hàng không, sau đó được vận chuyển từ sân bay về trại bằng xe tải và nhập vào khu hậu bị.

Nuôi gà hậu bị: Quá trình nuôi hậu bị diễn ra từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi.

Đối với gà hậu bị, trong 2 tuần đầu gà mái được cho ăn tự do cả ngày và đêm (3 tuần đầu đối với gà trống). Sau 3 tuần tuổi cho gà ăn hạn chế, trung bình mỗi ngày gà được cho ăn từ 40g đến 110g, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà. Thức ăn và nước uống sẽ được công nhân tại Trại cấp hàng ngày vào các đường dẫn nước, đường dẫn cám qua hệ thống silo và hệ thống cấp nước uống (Thức ăn và nước uống được định lượng hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia).

Gà khoảng 20 tuần tuổi không có khả năng sinh sản chiếm khoảng 3,5% tổng số lượng đàn (gà trống teo mào hoặc gà mái có mào gà to) được phân loại và nuôi riêng để xuất bán gà thịt, quá trình nuôi trong khoảng 4 tuần, không sử dụng thuốc và vaccine cho loại gà xuất bán.

Nuôi gà sản xuất: Gà từ 20 tuần tuổi trở lên được chuyển sang Nhà nuôi gà đẻ (Khu sản xuất). Tại đây gà được gom đàn gà trống, gà mái để nuôi chung, tỷ lệ trống ~ 10% so với tổng số lượng đàn.  

Đối với gà sản xuất, trung bình mỗi ngày gà được cho ăn từ 110g đến 160g, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của gà. Tương tự như giai đoạn nuôi gà hậu bị thức ăn và nước uống sẽ được công nhân tại Trại cấp hàng ngày vào các đường dẫn nước, đường dẫn cám qua hệ thống băng chuyền và hệ thống cấp nước uống (Thức ăn và nước uống được định lượng hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia).

Gà đẻ được nuôi từ 20 tuần tuổi đến 60 tuần tuổi (thời gian nuôi 40 tuần). Từ tuần thứ 23 đến tuần thứ 60 là giai đoạn gà trưởng thành, giao phối thuần thục và đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ trứng là 170 quả/con gà/quy trình nuôi. Trong quá trình đẻ, trứng được chia làm 2 loại chính:

o Trứng đạt (chiếm tỷ lệ khoảng 93 – 97%): 2 đầu to nhỏ rõ rệt; vỏ trứng láng bóng; …. Toàn bộ trứng sẽ được vận chuyển hàng ngày đến Nhà máy ấp trứng để ấp thành gà con.

o Trứng không đạt tiêu chuẩn ấp nở (chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 7%): trứng 2 lòng đỏ, trứng dị dạng, trứng vỏ mỏng, trứng nhăn nheo, ….sẽ bán thành trứng thương phẩm.

Xuất bán gà: Gà đẻ sau 60 tuần tuổi khả năng đẻ kém, sẽ được xuất bán đồng loạt là gà dai thương phẩm. Hiện nay thị trường gà dai trong nước tốt hơn cả thị trường gà thịt công nghiệp nên dễ dàng tiêu thụ số lượng lớn.

Quy trình nuôi gà cách ly xuất bán: Để đảm bảo chất lượng gà dai thương phẩm, trước thời điểm xuất đàn gà dai 07 tuần (từ tuần 54 đến tuần 60) trại sẽ ngừng việc tiêm tất cả các loại thuốc và vắc xin cho gà nhằm đảm bảo hóa chất đã phân hủy hoàn toàn và không còn tồn dư dư lượng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gà dai (Các loại thuốc, vắc xin sử dụng tại Trại Bel Gà có thời gian phân hủy dao động từ 2 ngày đến tối đa là 25 ngày).

Vệ sinh chuồng trại: Sau khi xuất bán đàn gà dai thương phẩm, Nhà nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Quy trình vệ sinh thực hiện trong vòng 15 - 30 ngày gồm các bước như sau:

+ Vệ sinh khô: Sau khi gà được xuất bán, công nhân dùng các dụng cụ thu gom phân và chất độn (chổi, xẻng, bao bì…) thời gian diễn ra hoạt động vệ sinh này khoảng 5 ngày.

+ Di dời thiết bị chuồng trại: Thiết bị máng ăn, uống, sẽ được di chuyển sang khu vực khác của chuồng nuôi. Sau đó, dùng máy xịt áp lực xịt rửa những chất thải rắn còn lại trên nền nhà nuôi.

+ Tiếp theo, nước xà phòng, nước vôi 30% để phun, dội rửa lên mặt nền và thiết bị nuôi. Sau đó rửa sạch bằng nước.

+ Sát trùng: Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

+ Để khô: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia cầm vào là 1-2 ngày.

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

 Công nghệ trại nuôi gà:

Công nghệ chăn nuôi áp dụng tại dự án là công nghệ chăn nuôi gà lạnh sử dụng loại trại kín. Mỗi trại được xây dựng kiên cố bằng bê tông, khung thép, khép kín. Trại được thiết kế hệ thống làm lạnh cùng với hệ thống quạt thông gió, giúp điều hòa nhiệt độ ổn định. Bên trong trại gà, trang bị hệ thống máng ăn, máng nước tự động. Trang trại đầu tư hệ thống điều khiển thiết bị tự động hiện đại sẽ dễ dàng kiểm soát lượng oxy, nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng trại, lượng thức ăn và nước uống cấp hằng ngày, ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài, tăng hiệu suất chăn nuôi và giảm số lượng gà chết không do dịch bệnh.

Gà nuôi theo kiểu trại lạnh sẽ giảm thiểu những rủi ro này, cách ly với nguồn dịch, chim, chuột từ bên ngoài. Mô hình chăn nuôi gà theo kiểu trại lạnh sẽ hạn chế mức thấp nhất sự lây lan và thiệt hại cho người chăn nuôi.

– Kiểu chuồng: lựa chọn loại hình chuồng nuôi kín, lạnh, chuồng được xây kín xung quanh, có trần và mái tôn, có hệ thống quạt hút và gian phun ẩm cooling pad làm mát, điều tiết độ ẩm. Gà được nuôi thả dưới sàn.

– Chất độn chồng:

+ Bước 1: rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 8cm, sao đó thả gà vào.

+ Bước 2: sau 7-10 ngày đối với trại hậu bị, 2-3 ngày đối với trại gà sản xuất (trại gà đẻ trứng), quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, công nhân sử dụng dụng cụ cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu 1-3cm. Chú ý đối với nuôi nhốt hoàn toàn cần quây gọn gà về 1 góc để tránh gây xáo trộn đàn gà.

+ Bước 3: sau khi đảo lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi, dùng tay cào nhẹ hoặc chổi cứng rắc nhẹ trên bề mặt đệm lót để men được phân tán đều khắp trên bề mặt lớp đệm.

– Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong chăn nuôi gà: quy trình chăn nuôi của Trại được áp dụng kỹ thuật quản lý bằng việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm bảo hiệu quả và chính xác của thông tin trong quá trình sản xuất, đồng thời đầu tư các máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại. Các thiết bị điều khiển được sử dụng như sau:

Điều khiển nhiệt độ, Orion-CL climate control, sản xuất bởi Hotraco Agri, Hà Lan: Orion-CL là loại máy tính được gắn trong nhà xưởng mà ở đó hệ thống thông gió có thể kiểm soát được một cách tự nhiên, từng phần hoặc từng giai đoạn. Độ lạnh và nóng được vận hành bởi các công tắc rowle. Bằng việc hiển thị các ký hiệu, máy tính Orion-CL rất dễ sử dụng. Máy Orion-CL sẽ thu thập các thông tin quản lý cần thiết và có thể cung cấp các thông tin này một cách khái quát.

Orion-CL và Rainbow + sản xuất bởi Hotraco Agri, Hà Lan: Bằng việc sử dụng mô đun giao tiếp hiện đại và hệ thống quản lý Rainbow + máy Orion có thể được điều khiển từ hệ thống máy tính trung tâm của Doanh nghiệp. Dễ sử dụng và chế độ hiển thị hình ảnh là ưu điểm của máy. Chỉ cần nhìn sơ, chúng tôi sẽ có thể quan sát baoq uát toàn bộ nhà xưởng sản xuất, quan sát được hệ thống nào đang được vận hành và kiểm tra hệ thống báo động đã bị nhắt tại một trong các hệ thống đó. Bằng việc sử dụng CAN- giao tiếp đường truyền chính, máy Orion có thể được đặt trong hệ thống bao gồm nhiều loại máy tính. Thêm vào Smartlink, hệ thống này có thể kết nối với PC hoặc modem.

– Hệ thống làm mát trại: Lắp đặt giàn làm mát bằng màn nước tuần hoàn kết hợp quạt hút công nghiệp để làm mát và điều hòa không khí bên trong trại nuôi. Tại cuối trại nuôi lắp đặt hệ quạt hút gió công nghiệp với lưu lượng gió lớn để hút toàn bộ không khí nóng ra ngoài. Tại đầu trại và vách tường bên hông trại nuôi lắp đặt khung giàn lạnh trao đổi nhiệt (khung giàn trao đổi nhiệt được cấu thành bởi các tấm làm mát cooling pad, các tấm làm mát cooling pad này được máy bơm thường xuyên cung cấp nước bằng cách tưới đều trên đỉnh bền mặt của tấm phân phối sau đó thấm ẩm trên toàn bộ bề mặt của các tấm làm mát. Nước sau khi qua tấm làm mát về hệ ống máng nước và đường ống thu hồi trở về bể để tiếp tục vòng tuần hoàn mới. Không khí nóng từ bên ngoài qua các tấm làm mát, trao đổi nhiệt trực tiếp với nước và trở thành không khí sạch và mát, tạo độ ẩm thích hợp và giảm nhiệt độ không khí trong trại. Trong đó, các thông số về lưu lượng nước, tốc độ quạt, lượng gió tươi,… của hệ thống làm mát trại đều được phần mềm điều hành tự động.

– Hệ thống cung cấp thức ăn tự động: việc cung cấp thức ăn cho gà được thực hiện thông qua hệ thống máng ăn tự động hiện đại. Thức ăn được chứa trong silo bố trí ở phía ngoài trại nuôi theo đường ống dẫn đổ vào phễu nạp, từ phễu nạp được hệ thống bơm đầy vào phễu hứng đặt ở đầu trại, thức ăn từ phễu hứng qua hệ thống mô tơ và ống dẫn cám sẽ được chảy đầy vào các máng ăn tự động. Ưu điểm của máng ăn tự động là cấp thức ăn được định lượng hàng ngày theo đúng nhu cầu của gà, giảm rơi vãi, hao hụt từ đó giảm công lao động và thời gian chăm sóc gà. Đồng thời hệ thống cung cấp thwucs ăn cải tiến sẽ giảm thiểu được lượng bụi phát sinh.

– Hệ thống cung cấp nước uống tự động: Cấp nước uống cho gà bằng hệ thống cấp nước tự động. Ưu điểm của máng nước tự động là cấp nước được định lượng hàng ngày theo đúng nhu cầu của gà, nước hao hụt rất ít, nước luôn luôn đủ cho các điểm uống, giảm công lao động và thời gian chăm sóc. Đồng thời, thiết kế nước xả rửa tự động trong hệ thống xả với áp suất cao làm cho đường uống được rửa xả nhanh chóng, sạch sẽ, tiện lợi. Hệ thống cung cấp nước uống tự đồng còn kết hợp như hệ thống cấp thuốc, dinh dưỡng hỗ trợ pha chế và điều áp.

Hệ thống cung cấp thức ăn và nước tự động có thể điều chỉnh độ cao cho phép nâng lên và hạ xuống theo sự phát triển của gà nên và rất thuận tiện khi tiến hành vệ sinh chuồng trại.

1.3.3.1. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi tại dự án trang trai chăn nuôi gà thịt

Bảng 1.4 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi tại dự án

STT

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nơi

sản xuất

Tình trạng
 sử dụng

1

Hệ thống máng ăn và các thiết bị đồng bộ

Bộ

14

Bỉ

Mới 100%

2

Hệ thống máng uống và các thiết bị đồng bộ

Bộ

14

Bỉ

Mới 100%

3

Hệ thống thông gió + làm mát và các thiết bị đồng bộ

Bộ

14

Bỉ

Mới 100%

4

Sưởi gas

Cái

5

Bỉ

Mới 100%

5

Hệ thống thắp sáng và các thiết bị đồng bộ

Bộ

300

Bỉ

Mới 100%

6

Lót sàn nhựa

Cái

9000

Bỉ

Mới 100%

7

Tổ đẻ tự động

Bộ

20

Bỉ

Mới 100%

8

Máy phát điện dự phòng 350KVA

Cái

02

Việt Nam

Mới 100%

9

Máy bơm và vật liệu

Cái

04

Việt Nam

Mới 100%

10

Máy phun xịt rửa áp lực

Cái

02

Việt Nam

Mới 100%

11

Lò đốt xác gà (1)

Cái

01

Anh

Mới 100%

12

Xe tải lớn, động cơ 3,5- 16tn

cái

01

Nhật Bản

Mới 100%

 (Công ty Cổ phần Phát triển chăn nuôi gà Ngọc Diệp, năm 2023)

Ghi chú: Máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình chăn nuôi tại dự án sử dụng điện năng để vận hành và được nhập khẩu mới 100% từ thị trường Châu Âu và một số máy móc được mua tại Việt Nam. Chủ dự án cam kết tất cả máy móc, thiết bị đều được sử dụng nhập mới 100% và kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo năng suất hoạt động cũng như tính an toàn khi vận hành hoạt động.

1.3.1. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm đầu ra chính tại dự án là trứng gà được chuyển sang nhà máy ấp trứng để sản xuất gà con giống và trứng gà thương phẩm (trứng không đạt tiêu chuẩn ấp trứng). Khối lượng cụ thể từng loại được thể hiện trong bảng sau:

1.4.1. Khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hóa chất sử dụng tại dự án 

a) Nhu cầu con giống:

Nhu cầu con giống: 140.000 con/năm bao gồm gà bố và gà mẹ.

Nguồn cung cấp: giống gà nuôi được nhập khẩu từ các Công ty chăn nuôi: Aviagen, Cobb Vantress và Hendrix Genetics.

b) Nhu cầu thức ăn:

Nguồn cung cấp: De heus – Việt Nam.

Nhu cầu thức ăn được tính dựa trên từng giai đoạn chăn nuôi gà, cụ thể:

+ Giai đoạn nuôi gà hậu bị (1 ngày tuổi – 20 tuần tuổi): ~ 90 g cám/con. ngày:

(1) Lượng thức ăn giai đoạn nuôi gà hậu bị:

140.000 con x 90 g cám x (20 tuần x 7 ngày) =  1.764 tấn/20 tuần.

+ Giai đoạn nuôi gà đẻ trứng (20 tuần tuổi – 60 tuần tuổi): ~150 g cám/con. ngày:

(2) Lượng thức ăn giai đoạn nuôi gà đẻ trứng:

140.000 con x 150 g cám x (40 tuần x 7 ngày) =  5.880 tấn/40 tuần.

Từ (1) & (2) à Tổng khối lượng thức ăn cung cấp cho 01 quy trình nuôi là 7.644 tấn.

c) Nhu cầu về nguyên vật liệu, hóa chất

Căn cứ vào công nghệ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của dự án, nhu cầu sử dụng nguyên vật của dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.6:  Nhu cầu nguyên vật liệu cho nhà nuôi gà

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị tính

Định mức

Xuất xứ

Số lượng nhà nuôi

Tổng khối lượng

1

Chất độn chuồng

Tấn/chu kì nuôi

-

Việt Nam

14

30,136

1.1

Chế phẩm sinh học Balasa N01

Tấn/chu kì nuôi

0,02

Việt Nam

14

0,28

1.2

Trấu(*)

Tấn/chu kì nuôi

2,1326

Việt Nam

14

29,856

2

Hóa chất khử trùng

Liều lượng sử dụng theo quy định riêng của trại (2)

3

Vaccine

Liều lượng sử dụng theo quy định riêng của trại (3)

(Nguồn: Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao DHN Lâm Đồng, 2023)

Ghi chú: (*) Trấu: Khối lượng vỏ trấu lót chuồng nuôi 01 năm được tính như sau:

Cứ 1,2 kg vỏ trấu thì trải dầy (~ 8cm) được 1 m² chuồng nuôi, tổng diện tích 14 chuồng nuôi là 24.880 m² (trong đó: 10 chuồng nuôi diện tích 17.416 m²/chuồng ~ 1741,6 m²/chuồng và 04 chuồng nuôi diện tích 7.464m² ~ 1.866 m²/chuồng). Lượng vỏ trấu cần dùng để lót chuồng trước khi đưa gà vào chuồng là:

Mtrấu = (1,2 kg/m²×1.741,6m² × 10 chuồng) + (1,2 kg/m²×1.866m² × 4 chuồng)   = 29.856 kg vỏ trấu/lứa ~ 29,856 tấn vỏ trấu/lứa. Trung bình 01 lứa gà được nuôi trong thời gian 60 tuần ~ 1 năm.

Các loại vacxin, vitamin, thuốc thú y và hóa chất sát trùng phục vụ cho quá trình chăn nuôi của dự án đều nằm trong Danh mục vacxin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam theo Quyết định số 11/2007/QĐ – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 06/02/2007.

Xem thêm Báo cáo xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt và báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha