Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư Trung tâm thương mại lotte và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại lotte.

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte

  • Mã SP:GMpt
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:140,000,000 vnđ Đặt mua

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cửa dự án đầu tư Trung tâm thương mại lotte và đưa dự án vào thi công xây dựng khi hoàn thành phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm thương mại lotte.

1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam

- Địa chỉ văn phòng: Số 469, đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Woo Joung Suk  Chức vụ: Giám đốc phát triển;

- Điện thoại: 0837753232

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0304741634 ngày 24/10/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.

2. Tên dự án đầu tư: Trung tâm thương mại Lotte Vinh 

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 28/02/2020 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Lotte Vinh tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Quy mô của dự án đầu tư: (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của Dự án là 270 tỷ đồng nên dự án thuộc nhóm B theo phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Công trình xây dựng dân dụng từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng).

Căn cứ Quyết định số 5193/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch (lần 2), quy mô dự án như sau:

Tổng diện tích quy hoạch xây dựng 11.993,36 m2.

Diện tích xây dựng công trình: 7.224,5m2;

Diện tích sân đường nội bộ + bãi đậu xe: 4.768,86m2.

Mật độ xây dựng: 60,2%.

Các hạng mục công trình chính được thể hiện trong mặt bằng quy hoạch thành các khu như sau:

(1) Lối vào chính

(2) Lối vào phụ

(3) Bãi đỗ xe

(4) Khối trung tâm thương mại, cao 4 tầng, diện tích xây dựng 6.816,8m2.

(5) Sân đường nội bộ.

(6) Trạm biến áp treo.

Bảng 1: Diện tích đất xây dựng các hạng mục chính của Trung tâm thương mại

TT

Thành phần đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Tầng cao

1

Nhà Trung tâm thương mại

6.816,8

 56,8                                                                       

04

2

Công trình phụ trợ

407,7

3,4

 

3

Sân nội bộ, bãi đậu xe

4.768,86

39,8

-

 

Tổng cộng

11.993,36

100

-

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1. Công suất của dự án đầu tư: 

Trung tâm thương mại đi vào hoạt động sẽ cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như thực phẩm đóng gói, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí đáp ứng quy mô cao điểm 5.616 khách hàng/ngày.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 

Trung tâm thương mại Lotte Vinh đi vào hoạt động sẽ cung cấp các dịch vụ sau:

- Dịch vụ mua sắm thương mại;

- Dịch vụ ăn uống và giải khát;

- Dịch vụ khu vui chơi giải trí: khu vui chơi trẻ em;

- Dịch vụ thương mại giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:

 Trung tâm thương mại Lotte Vinh đi vào hoạt động sẽ cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như thực phẩm đóng gói, điện tử, điện máy, sản phẩm may mặc, thời trang…

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

- Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ hoạt động kinh doanh của dự án:

Dự án chủ yếu là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, buôn bán, kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

Nguyên nhiên liệu đầu vào bao gồm:

Thực phẩm: Các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, tôm, cua, rau, củ, quả...

Ngành hàng: Đồ tạp hóa, quần áo, chăn ga, gối đệm, giày dép, cặp túi, đồ điện...

- Nhu cầu sử dụng điện, nước:

+ Nhu cầu sử dụng điện:

Nguồn điện được lấy từ đường dây 22KVA đã có chạy trên trục đường Trương Văn Lĩnh

Toàn bộ khu vực chủ yếu là thiết bị tiêu thụ điện 1 pha điện áp 220V có công suất vừa và nhỏ như hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, quạt máy… Ngoài ra, còn có một số thiết bị điện sử dụng điện áp 3 pha với công suất trung bình như máy điều hòa, thang máy, máy bơm PCCC…

Phương án cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho dự án sẽ được đấu nối vào hệ thống trung thế 22KV trên đường Trương Văn Lĩnh thông qua hệ thống tủ phân phối trung thế với tủ cầu dao cách ly và máy cắt bảo vệ máy biến áp. Từ tủ cao áp, nguồn điện được cung cấp tới máy biến áp của công trình thông qua các hệ thống thanh dẫn nhiệt và cáp trung thế bọc 24KV.

Tổng công suất tính toán cho toàn khu: 3000 KVA.  

Gồm hai máy biến áp 750KVA-22/0.4KV, 1 máy biến áp 1500KVA-22/3.3KV cung cấp cho các phụ tải tiêu thụ

Ngoài ra, công ty sẽ trang bị 1 máy phát điện dự phòng 1500KVA-220/380V tại phòng kỹ thuật để cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên khi gặp sự cố. Nguồn ưu tiên cấp cho các phụ tải bao gồm: hệ thống PCCC, hệ thống máy bơm nước sinh hoạt, thang máy, chiếu sáng tầng hầm, chiếu sáng hành lang các tầng, quạt tăng áp...

Máy phát điện được chọn là máy phát điện có công suất 1500KVA-220/380V, có vỏ chống ồn và được thiết kế bảo đảm các yêu cầu về chống cháy thuận tiện cho việc quản lý và vận hành.

+ Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn cấp nước được lấy từ đường ống cấp nước sạch D200 trên đường Đại lộ VI Lê nin (thuộc hệ thống cấp nước thành phố Vinh). Điểm đấu nối sẽ xin cấp phép đấu nối với Công ty cổ phần cấp nước Nghệ An.  

Mạng lưới cấp nước: Nước được lấy từ bể nước ngầm, bơm lên bể nước trên mái. Ống cấp nước bằng ống nhựa chịu áp lực. Sử dụng thiết bị tăng áp, giảm áp tại các phân vùng phù hợp để đảm bảo áp lực nước tiêu chuẩn.  

Sơ đồ mạng lưới cấp nước sinh hoạt:

Hình 1. Sơ đồ cấp nước giai đoạn hoạt động của dự án

Tính toán cấp nước:

Căn cứ TCXDVN 33:2006, QCXDVN 01:2008/BXD, căn cứ mục đích sử dụng, diện tích của các khu chức năng cũng như số lượng người trong từng khu, dự báo nhu cầu sử dụng nước như bảng sau:

 

Bảng 2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của dự án

TT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

T/c cấp nước

Công suất (m3/ng.đ)

Ghi chú

I

Nước cấp sinh hoạt

 

 

 

173,795

Qa

1

Nước cấp cán bộ nhân viên công ty

Người

230

200 l/ng/ng.đ

46,0

Q1

2

 Nước cấp cho khách hàng đến trung tâm tầng 1

Lượt người/ngày

720

20 l/ng/ng.đ

14,4

Q2

3

 Nước cấp cho khách hàng đến trung tâm tầng 2

Lượt người/ngày

720

20 l/ng/ng.đ

14,4

Q3

4

 Nước cấp cho khách hàng đến trung tâm tầng 3

Lượt người/ngày

720

20 l/ng/ng.đ

14,4

Q4

5

 Khu Cinema tầng 4

Lượt người/ngày

2248

20 lít/ng/ng.đ

44,96

Q5

6

 Khu Cinema Hall tầng 4

Lượt người/ngày

356

20 lít/ng/ng.đ

7,12

Q6

7

 Hành Lang tầng 4

Lượt người/ngày

852

20 lít/ng/ng.đ

17,04

Q7

8

 Văn Phòng 175m2 tầng 4

Lượt người/ngày

35

25 lít/ng/ng.đ

0,875

Q8

9

 Văn Phòng 210m2 tầng 4

Lượt người/ngày

42

25 lít/ng/ng.đ

1,05

Q9

10

 Tenant 440m2 tầng 4

Lượt người/ngày

110

25 lít/ng/ng.đ

2,75

Q10

11

 Rửa sàn tầng 3

m2

7.224,5

1,5 lít/m2 sàn/ng.đ

10,8

Q11

II

 Nước tưới cây

 

 

 

2,0

Qb

Tổng

176,0

Qtb

 

Lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nhiều nhất:

Qngày max = Qngày tb x Kngày max = 176 x 1,4 = 246,4 (m3/ngày.đ).

Trong đó, Kngày max: hệ số dùng nước trong điều hòa ngày lớn nhất, Kngàymax = 1,2 ÷ 1,4, chọn Kngày max = 1,4 (Mục 3.3 – TCXDVN 33:2006).


Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

 

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường:

Dự án xây dựng Trung tâm thương mại Lotte Vinh tại phường Hà Huy Tập phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã được đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có sự thay đổi.  

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) được đấu nối vào mương thoát nước của thành phố trên đường Trương Văn Lĩnh, sau đó dẫn về kênh Bắc và chảy ra sông Rào Đừng.  

Lưu lượng nguồn nước thải nhỏ (lưu lượng xả thải lớn nhất là 242,5m3/ngày đêm tương đương 0,0028 m3/s) so với lưu lượng nước sông Rào Đừng vào mùa kiệt (6,771m3/s). Lượng nước tại sông được lưu thông thường xuyên nên nhìn chung không làm ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy của sông Rào Đừng.

Các thông số môi trường nước thải sau xử lý của trung tâm thương mại nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (giá trị Cmax, cột B). Việc xả nước thải ra không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của nhân dân trong vùng. Sông Rào Đừng vẫn còn có khả năng tiếp nhận đối với nguồn xả thải của Trung tâm thương mại Lotte Vinh. Để duy trì việc xả thải ra sông Rào Đừng thì Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam phải duy trì và vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường ngoài hàng rào tại điểm đấu nối nước thải với tuyến mương B800 chạy đường Trương Văn Lĩnh.

 

 

 


Chương III

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:

1.1. Thu gom, thoát nước mưa:

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án được xây dựng riêng biệt với hệ thống thu gom thoát nước thải.

Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng sê nô, phễu thu dẫn vào hệ thống đường ống uPVC D125mm sau đó chảy vào hệ thống mương thoát nước mưa nội bộ bố trí trong khu đất dự án.  

Nước mưa trên mặt sân đường được thu gom vào các phễu thu, hố ga đi vào hệ thống mương thoát nước nội bộ B300 và xả mưa vào mương thoát nước của thành phố dọc 2 tuyến đường V.I. Lê Nin và đường Trương Văn Lĩnh. Hệ thống mương thoát nước nội bộ xây bằng bê tông rộng 0,3m và 0,4m, sâu 0,5m. Mương thoát nước mưa B300 có chiều dài 452m, độ dốc 0,3%. 

Nước mưa được thoát theo các tuyến mương nội bộ và được thu gom đấu nối vào 04 vị trí đấu nối ký hiệu là NM1, NM2, NM3 và NM4, trong đó:

+ Điểm đấu nối nước mưa thứ nhất là điểm đấu nối toàn bộ nước mưa phần phía Trung tâm thương mại được thu gom từ các tuyến mương nội bộ gồm tuyến mương số 7 chảy về tuyến mương số 4 và số 5 sau đó chảy về tuyến mương số 6 và đấu nối với vào mương thoát nước thành phố B1500 dọc đường V.I Lê Nin tại điểm đầu nối NM1, quy trình vận hành thoát nước tại điểm đấu nối NM1 là tự chảy.

+ Điểm đấu nối nước mưa thứ hai là điểm đấu nối thoát nước mưa khu vực phía Tây Nam Trung tâm thương mại được thu gom từ nước mưa chảy tràn trên khu vực này đấu nối vào mương thoát nước thành phố B1500 dọc đường V.I Lê Nin bằng tuyến cống HDPE D400 tại điểm đầu nối NM2, quy trình vận hành thoát nước tại điểm đấu nối NM2 là tự chảy.

+ Điểm đấu nối nước mưa thứ 3 là điểm đấu nối thoát nước mưa khu vực phía Đông Bắc Trung tâm thương mại, toàn bộ nước mưa phần phía Đông Bắc Trung tâm thương mại được thu gom từ nước mưa chảy tràn về tuyến mương nội bộ B300 số 3 và đấu nối vào mương thoát nước thành phố B800 dọc đường Trương Văn Lĩnh bằng tuyến cống HDPE D400 tại điểm đầu nối NM3, quy trình vận hành thoát nước tại điểm đấu nối NM3 là tự chảy.

+ Điểm đấu nối nước mưa thứ 4 là điểm đấu nối thoát nước mưa khu vực phía Đông Nam Trung tâm thương mại, toàn bộ nước mưa phần phía Đông Nam Trung tâm thương mại được thu gom từ nước mưa chảy tràn về tuyến mương nội bộ B300 số 1 và số 2 được đấu nối vào mương thoát nước thành phố B800 dọc đường Trương Văn Lĩnh bằng tuyến cống HDPE D400 tại điểm đầu nối NM4, quy trình vận hành thoát nước tại điểm đấu nối NM4 là tự chảy.

Dọc theo mương thoát nước có bố trí các hố ga có lưới chắn rác (kích thước: 0,6x0,6x0,6m/hố) vừa để thu nước, vừa để lắng cặn, đất cát. Các hố ga được định kỳ kiểm tra, nạo vét rác và bùn lắng để tránh tắc nghẽn, đảm bảo tiêu thoát nước mưa thuận lợi.            

Hệ thống thoát nước xây dựng đồng bộ, nền khu vực cao hơn so với mặt đường do đó quá trình thoát nước mưa thuận lợi, toàn bộ nước mưa đều được thoát thải nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại chưa có sự cố tắc nghẽn hay ngập úng cục bộ xảy ra. 

Sơ đồ thu gom nước mưa như sau:

Hình 2. Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước mưa

1.2. Thu gom, thoát nước thải:

* Lưu lượng nước thải:

Tổng lượng nước cấp sinh hoạt của Dự án trung bình hàng ngày là: 173,195m3/ng.đ, làm tròn 173,2 m3/ng.đ (tại bảng 1. Nhu cầu sử dụng nước của dự án). Lượng nước cấp sinh hoạt ngày lớn nhất là Qtb x Kngày max = 173,2 x 1,4 = 242,5m3/ng.đ. (Trong đó, Kngày max: hệ số dùng nước trong điều hòa ngày lớn nhất, Kngàymax = 1,2 ÷ 1,4, chọn Kngày max = 1,4 (Mục 3.3 – TCXDVN 33:2006).

Lưu lượng nước thải: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh vào ngày cao điểm = 242,5 x 100% = 242,5m3/ng.đ (lượng nước thải phát sinh = 100% tổng lượng nước cấp, theo điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải).

Lượng nước thải này được dẫn về hệ thống xử lý nước thải đặt tại phía Đông Nam của khu đất để xử lý.

Với lưu lượng nước thải như trên, Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 250 m3/ngày đêm.

* Thu gom, thoát nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt:

- Đối với nước thải sinh hoạt:

Nước thải từ khu vực rửa tay chân, khu ẩm thực… được thu gom theo hệ thống các đường ống nhựa PVC Φ110mm đứng qua song chắn rác về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom theo hệ thống các đường ống nhựa PVC Φ110mm đứng, dẫn về bể tự hoại cải tiến 3 ngăn (bể Bastaf) để xử lý. Sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công trình phía Đông Nam để tiếp tục xử lý.

Các ống đứng thoát nước đều được bố trí 1 ống thông hơi phụ, ống đứng thông hơi đưa cao khỏi mái 0,7m. Tổng chiều dài hệ thống đường ống thu gom nước thải sinh hoạt là 100m.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại cải tiến cùng với nước thải từ khu vực rửa tay chân, khu ẩm thực… theo đường ống uPVC dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung phía Đông Nam để tiếp tục xử lý. Nước thải sau khi xử lý được đấu nối vào mương thoát nước của thành phố trên đường Trương Văn Lĩnh, sau đó dẫn về kênh Bắc và chảy ra sông Rào Đừng.

- Điểm xả nước thải sau xử lý: Điểm xả nước thải sau xử lý cũng là điểm đấu nối nước thải, nước thải sau khi xử lý được dẫn vào ống nhựa HDPE D400 chảy ra Mương thoát nước B800 trên đường Trương Văn Lĩnh, vị trí điểm đấu nối có hộp đấu nối kích thước BXL = 0.525mx0.525m.

Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104045 múi chiếu 30), cụ thể như sau: X = 2067983 (m); Y = 598933 9m).

- Nguồn nước tiếp nhận nước thải là sông Rào Đừng nằm phía Đông Nam Trung tâm thương mại Lotte Vinh (sông Rào Đừng không phải là công trình thủy lợi, không phải nguồn nước phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt).

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

 

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:

- Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải sinh hoạt từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại Trung tâm thương mại.

Chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của CBCNV Trung tâm thương mại và khách hàng là chủ yếu.

+ Lượng phát sinh: 243,6m3/ngày.đêm;

+ Thành phần, tính chất: Chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), hợp chất hữu cơ (BOD, COD), dầu mỡ động thực vật, chất dinh dưỡng và vi sinh vật.

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 245m3/ngày.đêm.

- Dòng nước thải: Dòng nước thải đề nghị cấp phép là dòng nước thải của Trung tâm thương mại Lotte sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (giá trị Cmax, cột B), được dẫn ra mương thoát nước của thành phố trên đường Trương Văn Lĩnh, sau đó dẫn về kênh Bắc và chảy ra sông Rào Đừng.

- Các chất ô nhiễm và giới hạn giá trị của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải:

Nước thải phát sinh tại Trung tâm thương mại Lotte Vinh là nước thải sinh hoạt với hàm lượng các thông số được tổng hợp như sau:

Bảng 9. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số trong nước thải sinh hoạt

TT

Thông số

Giới hạn cho phép

QCVN 14:2008/BTNMT

(cột B) (mg/l)

1

pH

5 – 9

2

TSS

100

3

TDS

1.000

4

BOD5

50

5

NH4+

10

6

NO3-

50

7

PO43-

10

8

S2-

4.0

9

Dầu mỡ ĐTV

20

10

Coliform

5.000 MPN/100ml

 

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Vị trí xả nước thải: Điểm đấu nối nước thải vào mương thoát nước thành phố Vinh trên đường Trương Văn Lĩnh tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 104045, múi chiếu 30), cụ thể như sau:

X = 2067983 (m); Y = 598933 (m)

+ Phương thức xả thải: Tự chảy. Toàn bộ nước thải của Trung tâm thương mại Lotte Vinh sau khi xử lý, tự chảy vào mương kín nội bộ dẫn ra cửa xả (điểm đấu nối nước thải) ra mương thoát nước B800 trên đường Trương Văn Lĩnh, sau đó đổ ra nguồn tiếp nhận là sông Rào Đừng.

+ Nguồn nước tiếp nhận nước thải: sông Rào Đừng đoạn chảy qua địa bàn xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:

- Nguồn phát sinh: Nguồn phát sinh tiếng ồn trong giai đoạn hoạt động của Trung tâm thương mại Lotte Vinh bao gồm:

+ Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng.

+ Tiếng ồn từ các thiết bị phục vụ hoạt động kinh doạnh trung tâm thương mại.

+ Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông ra vào Trung tâm thương mại.   

- Giới hạn về tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT:

+ Từ 6 giờ đến 21 giờ là 70 dBA.

+ Từ 21 giờ đến 6 giờ là 55 dBA.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau: 

. Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dự kiến như sau:

TT

Tên công trình xử lý chất thải

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Công suất dự kiến đạt được

1

Hệ thống xử lý nước thải công suất 250m3/ng.đ.

15/7/2022

15/10/2022

70 – 100%

 

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý nước thải:

- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu nước thải trước khi thải ra môi trường ngoài:

Công trình bảo vệ môi trường

Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc

Công suất dự kiến đạt được

Vị trí lấy mẫu

Hệ thống xử lý nước thải công suất 250m3/ng.đ.

 

15/7/2022

 

15/10/2022

 

70% - 100%

Điểm đấu nối nước thải trước khi xả nước thải vào mương thoát nước thành phố dọc đường Trương Văn Lĩnh

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte

- Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải như bảng sau:

 

Stt

Vị trí lấy mẫu

Số lượng

Thông số phân tích dự kiến

Thời điểm lấy mẫu, phân tích

Quy chuẩn, tiêu chuẩn so sánh

Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý nước thải (5 ngày liên tiếp kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm)

1

Mẫu tổ hợp nước thải đầu vào của hệ thống xử lý (tại bể gom)

 

1 mẫu

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, PO43-,  BOD5, Sunfua, Tổng N, dầu mỡ ĐTV, coliform (thông số quan trắc được điều chỉnh theo giấy phép môi trường).

 

 

5 ngày liên tiếp từ khi bắt đầu vận hành thử nghiệm (lấy mẫu tổ hợp sáng – trưa – chiều)

QCVN 14:2008/

BTNMT, cột B

2

Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý (điểm đấu nối nước thải vào mương thoát nước của thành phố dọc đường Trương Văn Lĩnh)

 

1 mẫu

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, PO43-,  BOD5, Tổng N, Sunfua, dầu mỡ ĐTV, coliform (thông số quan trắc được điều chỉnh theo giấy phép môi trường).

Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải (Sau 75 ngày vận hành thử nghiệm), chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có điều kiện chức năng lấy mẫu 5 ngày liên tiếp để đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình để đánh giá hiệu quả xử lý của toàn bộ trạm xử lý nước thải tập trung. Dự kiến thời gian lấy mẫu từ ngày 18/7/2022 đến ngày 22/7/2022. Kế hoạch lấy mẫu được thể hiện tại bảng:  

Vị trí lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu

Thông số phân tích dự kiến (sẽ được điều chỉnh theo giấy phép môi trường)

Mẫu nước thải đầu vào tại hố gom trước khi vào hệ thống xử lý

Lần 1 ngày 18/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, H2S, dầu mỡ ĐTV, coliform.

Mẫu nước thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường

Lần 1 ngày 18/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, Sunfua, dầu mỡ ĐTV, coliform.

Lần 2 ngày 19/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, H2S, dầu mỡ ĐTV, coliform.

Lần 3 ngày 20/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, H2S, dầu mỡ ĐTV, coliform.

Lần 4 ngày 21/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, H2S, dầu mỡ ĐTV, coliform.

Lần 5 ngày 22/7/2022

pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, H2S, dầu mỡ ĐTV, coliform.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (giá trị Cmax, cột B).  Do Trung tâm thương mại Lotte Vinh có quy mô hơn 5.000m2 nên áp dụng giá trị hệ số K = 1 (Theo bảng 2 của QCVN 14:2008/BTNMT). Như vậy, giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C.

Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch: Công ty CP Nước và Môi trường Trường Sơn được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mã số Vimcert 097: Lần 1 theo Quyết định số 1619/QĐ-BTNMT ngày 24/6/2015, lần 2 theo Quyết định số 3949/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 và lần 3 theo Quyết định số 394/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

2. Chương trình quan trắc giám sát chất thải định kỳ.

- Quan trắc nước thải:

+ Vị trí: Nước thải sau xử lý tại điểm đấu nối nước thải trước khi xả vào mương thoát nước thành phố dọc tuyến đường Trương Văn Lĩnh

+ Tần suất: 03 tháng/lần

+ Thông số giám sát: pH, TSS, TDS, COD, NH4+, Tổng N, PO43-,  BOD5, S2-, dầu mỡ ĐTV, coliform.

+ Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN14:2010/BTNMT, cột B.

        - Giám sát chất thải rắn: giám sát thành phần, tổng khối lượng vào thời điểm cuối ngày tại điểm tập kết rác trong khu vực dự án.

        - Giám sát chất thải rắn nguy hại: thực hiện định kỳ 6 tháng/lần.

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

Chủ đầu tư cam kết:

- Chủ đầu tư cam kết về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Chủ đầu tư cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.

+ Nước thải sinh hoạt thu gom xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B trước khi thải ra môi trường.

+ Tiếng ồn đảm bảo đạt QCVN 26:2010/BTNMT.

Giấp phép môi trường cho dự án khu trung tâm thương mại lotte

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha