Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ nhiệt hóa hơi được xây dựng nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường cũng như việc làm cho người dân trong vùng

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại

  • Mã SP:DA NMRAC
  • Giá gốc:65,000,000 vnđ
  • Giá bán:60,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ nhiệt hóa hơi được xây dựng nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường cũng như việc làm cho người dân trong vùng

MỤC LỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI

 

CHƯƠNG I 6

MỞ ĐẦU 6

I. Giới thiệu về chủ đầu tư. 6

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. 6

III. Sự cần thiết xây dựng dự án. 6

III.1.Tình hình chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở Nam Định 6

III.2. Tính cấp thiết phải đầu tư thực hiện dự án. 9

IV. Các căn cứ pháp lý. 11

V.1. Mục tiêu chung. 12

V.2. Mục tiêu cụ thể. 13

Chương II 14

ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 14

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 14

I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 14

I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. 15

II. Quy mô sản xuất của dự án. 25

II.1. Nhu cầu và định hướng xử lý chất thải của tỉnh Nam Định và vùng lân cận. 25

II.2. Quy mô đầu tư của dự án. 30

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. 34

III.1. Địa điểm xây dựng nhà máy: 34

III.2. Hình thức đầu tư. 38

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. 39

IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. 39

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 40

Chương III 41

PHÂN TÍCH QUY MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 41

I. Phân tích quy mô, diện tích xây dựng công trình. 41

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. 43

II.1. Phân loại rác thải tự động 43

II.2. Phương pháp ủ sinh học làm phân hữu cơ 45

II.3. Quy trình chế biến hạt nhựa 48

II.4. Sản xuất gạch ba banh 51

II.5. Quy trình sản xuất viên đốt RPF 58

II.6. Công nghệ lò đốt chất thải. 59

Chương IV 64

CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. 64

II. Các phương án xây dựng công trình. 64

II.1. Các hạng mục xây dựng. 64

II.2. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan. 66

II.3. Quy hoạch xây dựng hạ tầng 67

III. Phương án tổ chức thực hiện. 69

III.1. Phương án quản lý, khai thác. 69

III.2. Giải pháp về chính sách của dự án. 69

IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. 71

IV.1. Phân đoạn và tiến độ thực hiện. 71

IV.2. Hình thức quản lý dự án. 71

ChươngV 72

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 72

I. Giới thiệu chung 72

II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm 72

II.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí 72

II.2. Nguồn gây ồn. 72

II.3. Nguồn gây ô nhiễm nước. 73

II.4. CTR. 73

III. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu những tác động có hại 73

III.1. Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí, tiếng ồn 73

III.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước 75

III.3. Biện pháp khống chế CTR. 76

III.4. Quy hoạch cây xanh. 76

III.5. Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố. 76

IV. Kết luận 77

Chương VI 78

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 78

I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. 78

II. Tiến độ thực hiện của dự án. 85

III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. 88

1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. 88

2. Phương án vay. 89

3. Các thông số tài chính của dự án. 90

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. 90

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. 90

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 91

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). 91

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). 91

I. Kết luận. 92

II. Đề xuất và kiến nghị. 92

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 93

1. Bảng tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án. 93

2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. 99

3. Doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. 111

4. Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. 114

5. Mức trả nợ hàng năm theo dự án. 115

6. Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. 116

7. Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. 117

8. Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. 118

9. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. 119

 MỞ ĐẦU DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI

I. Giới thiệu về chủ đầu tư.

Chủ đầu tư:CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG XANH NAM TRỰC.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 06010077800 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 19 tháng 11 năm 2015.

Đại diện phát luật: Vũ Văn Pha   Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: Thôn Nhất, TT Nam Giang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định.

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.

Tên dự án: Nhà máy xử lý chất thải tái chế phế liệu Nam Giang.

Địa điểm xây dựng: TT Nam Giang – Huyện Nam Trực – Tỉnh  Nam Định

Hình thức quản lý:  Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.

Tổng mức đầu tư: 147.987.134.000 đồng. Trong đó:

+ Vốn tự có (tự huy động): 56.647.134.000 đồng.

+ Vốn vay tín dụng : 91.340.000.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải.

III.1.Tình hình chất thải sinh hoạt và công nghiệp ở Nam Định

Thực trạng chung tại tỉnh Nam Định

Thành phố Nam Định là một thành phố miền Bắc lớn đông dân chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng. Đây là một trong ba cực của đồng bằng sông Hồng trù phú. Không chỉ là thành phố có nền nông nghiệp phát triển mà còn là một tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến với nhiều khu công nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài. Diện tích chỉ chiếm 46.4 km² có 20 phường và 5 xã, số dân 352.108 người với mật độ 7589 người/km². Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đào nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố đến sông đáy trở thành điểm nút giao thông quan trọng về đường thủy cũng như đường bộ. Nam Định là nơi giao thông thuận tiện quốc lộ 10 từ Hải Phòng Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua quốc lộ 21A nối Nam Định với quốc lộ 1A đi Hà Nội. Chính vì là một thành phố công nghiệp, nông nghiệp phát triển kéo theo tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng tăng cao.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam định hệ thống xử lý và thu gom rác thải đang hoạt động bừa bãi ảnh hưởng tới xã hội nghiêm trọng. Khu công nghiệp chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu gom rác thải và nước thải sinh hoạt chỉ có ít doanh nghiệp có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn.
Các vùng nông thôn và làng nghề tình trạng thiếu ý thức của người dân vẫn diễn ra thường xuyên như rác thải chai lọ từ hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật và chưa có hệ thống thu gom rác thải. Khu bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý rác thải chất thải nguy hại. Nguồn tiếp nhận nước thải chủ yếu là sông hồ vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.

Dự báo những tác động của nền công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, y tế từ năm 2014-2020 lượng khí thải và rác thải vẫn gia tăng nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả. Môi trường không khí vẫn tiếp tục ô nhiễm đặc biệt là bụi nếu không kiểm soát hợp lý. Môi trường nước mặt suy giảm không thể tự làm sạch được. Môi trường đất vẫn tiếp tục ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật. Thách thức đối với môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp khó kiểm soát. Ô nhiễm vượt ra khỏi khả năng tự làm sạch của tự nhiên. Ô nhiễm ra tăng cùng với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội. Và quan trọng nhất là ý thức của người dân còn thấp.

Sự nguy hại của chất thải công nghiệp: Sự phát triển của các khu công nghiệp trong những năm gần đây đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển các KCN còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp từ các KCN. Trong đó, ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề cấp bách đặt lên hàng đầu.

Rác thải công nghiệp bao gồm nhiều chất thải độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nếu không được xử lý, chất thải độc hại sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người.

Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu Clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác.

Những chất thải có chứa những hoá chất có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng. Một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự.

Hiện trạng ô nhiễm tại Huyện Nam Trực

Khu vực các huyện Nam Trực chất lượng nước ngầm có dấu hiệu ô nhiễm do sắt, vi sinh vật, chất hữu cơ và kim loại độc hại nhưng mang tính cục bộ, tập trung ở một số làng nghề. Ô nhiễm clorua tập trung chủ yếu ở khu vực làng nghề như Nam Giang, Vân Chàng, Bình Yên. Theo số liệu thống kê năm 2013, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh là 87%. Tuy nhiên đến nay chất lượng môi trường mặt nước và nước ngầm ngày càng suy giảm đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nước.

Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nổi tiếng là làng có nhiều nghề truyền thống như: Dệt, đồ gỗ, tái chế nhôm… Thế nhưng, do phát triển theo kiểu “trăm hoa đua nở” nên hệ lụy về môi trường ngày một gia tăng. Hiện nay, trên địa bàn có tới hàng chục héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Trong đó, riêng thôn Bình Yên có tới gần 10 héc-ta đất ruộng lúa bỏ hoang do nguồn nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm từ làng nghề tái chế nhựa Báo Đáp

Theo thống kê của UBND xã Hồng Quang, thôn Báo Đáp có hơn 400 hộ gia đình với trên 700 lao động tham gia quá trình sản xuất hoa lụa, đèn ông sao và tái chế nhựa phế liệu. Làng nghề thải ra môi trường lượng lớn các nguyên liệu dư thừa như vải thô, sỉ than cùng các hóa chất độc hại khác, tồn tại từ nhiều năm nay với diện tích hơn 1 ha.

Do địa phương không có nhà máy để xử lý trong khi lượng rác dồn về ngày càng nhiều. Các loại bao bì, sỉ than, mảnh vải cộng với nhiều loại rác sinh hoạt khác được vứt tràn lan, bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống của nhân dân.

Ô nhiễm từ làng nghề tái chế nhôm tại thông Bình Yên

Từ nhiều năm nay, mỗi ngày, các cơ sở sản xuất trong thôn tiến hành xử lý hàng tấn bột nhôm, cùng với đó là một lượng không nhỏ xỉ nhôm, nước thải có chứa hóa chất được thải ra môi trường. Chính vì vậy, các rãnh thoát nước trong thôn đều có chung một màu trắng đục do axit sunfuric thải ra và bốc mùi hôi nồng nặc... Được biết, chất thải từ quá trình tái chế nhôm như xỉ than, bã cô nhôm đều được xếp vào loại chất thải rắn nguy hại. Thế nhưng, các hộ làm nghề trên địa bàn vẫn “vô tư” đổ thải trực tiếp ra cống rãnh, lề đường, bờ ruộng, thậm chí không ít người còn đổ trực tiếp xuống hệ thống kênh mương. Chất thải, nước thải... khiến môi trường nơi đây bị ô nhiễm nặng.

Ô nhiễm từ làng nghề cơ khí, tái chế Vân Chàng

Hàng ngày, có tới 500 m3 nước thải, từ 20 - 25 tấn rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Đáng lo ngại là lượng chất thải này hiện khó kiểm soát được vì ý thức kém của người dân.Ô nhiễm triền miên, chất thải lắng đọng đã “đầu độc” nguồn nước, khiến nước sạch trở thành nỗi khát khao của người dân làng nghề Vân Chàng và những khu vực lân cận. Theo thống kê, 100% giếng nước (kể cả giếng khoan) trên địa bàn bị ô nhiễm. Hệ thống thoát nước, kênh mương, ao hồ trở thành nơi chứa chất thải, luôn ở trong tình trạng tắc nghẽn, ô nhiễm nghiêm trọng.

 III.2. Tính cấp thiết phải đầu tư thực hiện dự án.

Môi trường nước ta tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái.

Sản xuất công nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia khác trong khu vực. Trên thực tế, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cho đến nay vẫn còn dựa nhiều vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và gắn liền với đó là sức ép ngày càng tăng lên đối với môi trường. Hoạt động sản xuất công nghiệp từ các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề... song song với việc đóng góp cho phát triển kinh tế còn tiếp tục là những nguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường nhiều khu vực. Trong những năm gần đây, sự phát triển của hoạt động công nghiệp, đặc biệt là việc hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung ở những vùng dễ bị tổn thương như vùng duyên hải, ven biển đang tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm, sự cố môi trường nếu việc quản lý và xả chất thải của các đối tượng này không được thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ. Thậm chí, đã có những sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra, gây hậu quả lớn về ô nhiễm môi trường, tổn thương các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và sinh kế của người dân.

Ngành xây dựng với các dự án xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình xây dựng dân dụng...) sau một thời gian chững lại, hiện cũng đang có mức độ tăng trưởng khá cao, kéo theo đó phát thải một lượng lớn vào môi trường. Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh. Song song với đó, hoạt động phát triển cảng biển (hoạt động nạo vét luồng lạch, làm đê chắn sóng...) trong thời gian qua cũng làm gia tăng mối đe dọa đối với môi trường.

Ô nhiễm chất thải rắn (CTR) tiếp tục là một trong những vấn đề môi trường trọng điểm. Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh là CTR sinh hoạt đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp (chất thải công nghiệp - CTCN); còn lại là CTR nông thôn, làng nghề và y tế.

Đối với khu vực đô thị, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Ước tính lượng phát sinh CTR sinh hoạt khoảng 63 nghìn tấn/ngày.

Đối với khu vực nông thôn, ước tính mỗi năm tại khu vực này phát sinh khoảng 7 triệu tấn CTR sinh hoạt, hơn 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng cũng tạo sức ép lớn đối với môi trường khi thải ra lượng CTR lớn. Vấn đề quản lý CTR sinh hoạt khu vực nông thôn hiện nay đang là vấn đề nóng của các địa phương.

Đối với khu vực sản xuất công nghiệp, lượng CTR phát sinh xấp xỉ 4,7 triệu tấn chất thải mỗi năm.

Đối với CTR phát sinh từ hoạt động y tế, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị, khối lượng CTR có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày.

Đối với chất thải nguy hại (CTNH), tổng lượng phát sinh khoảng 800 nghìn tấn/năm. CTNH chủ yếu phát sinh từ sản xuất công nghiệp và y tế. Trong hoạt động y tế, CTNH có tính đặc thù cao và là nguồn lây nhiễm bệnh nếu không được quản lý đúng quy trình. Đối với CTNH phát sinh từ khu vực sản xuất ở nông thôn, đáng lưu ý là các loại CTNH như bao bì phân bón, thuốc BVTV và CTNH phát sinh từ nhóm làng nghề tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa) với nhiều thành phần nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị khá cao (84 - 85%), tăng 3 - 4% so với giai đoạn trước. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn còn rất thấp (40%), chủ yếu được tiến hành ở các thị trấn, thị tứ. Cho đến nay, vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai mở rộng. CTR sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên hoặc lò đốt chất thải. CTR thông thường từ hoạt động công nghiệp, y tế hầu hết được thu gom, tự xử lý tại cơ sở hoặc thông qua công ty môi trường đô thị. Đối với CTNH, công tác quản lý đã được quan tâm đầu tư với khối lượng CTNH được thu gom, xử lý tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp (khoảng 40%).

Quản lý chất công nghiệp đặc biệt là chất thải công nghiệp có chứa thành phần nguy hại đang là vấn đề nan giải, gây bức xúc lớn nhất đối với các cơ quan chức năng. Trước tình hình thực tế trên, công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Nam Trực đã nghiên cứu đầu tư “Nhà máy xử lý chát thải tái chế phế liệu Nam Giang” để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định. Việc đầu tư một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt từ nguồn vốn ngoài ngân sách là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của địa phương. Phù hợp với chính sách xã hội hóa lĩnh vực xử lý môi trường. Đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý triệt để tận gốc các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.

Với năng lực hiện có của doanh nghiệp cùng với mong muốn góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước, cho tỉnh Nam Định nói chung và cho huyện Nam Trực nói riêng, công ty TNHH MTV Môi trường Xanh Nam Trực tin rằng việc đầu tư vào dự án “Nhà máy xử lý chát thải tái chế phế liệu Nam Giang” là một sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

IV. Các căn cứ pháp lý.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Đảng uỷ và nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 23 tháng 10 năm 2015 về việc xây dựng và vận hành lò đốt rác sinh hoạt tại thị trấn Nam Giang.

Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định về phê duyệt quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh nam định đến năm 2030;

Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Nam Định đến năm 2025;

V. Mục tiêu dự án.

V.1. Mục tiêu chung.

­ Cụ thể hóa một phần đồ án quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Nam Định đến năm 2025;

­ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.

­ Góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất thải công nghiệp hiện đại, theo đó chất thải công nghiệp được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp.

­ Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp CTR.

­ Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR cho các khu công nghiệp.

­ Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới thu gom trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải công nghiệp theo hướng tăng cường tái chế các loại CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

V.2. Mục tiêu cụ thể.

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy xử lý chất thải tái chế phế liệu Nam Giang với quy mô, công suất như sau:

+ Đốt xử lý và tái chế 60 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm.

+ Đốt xử lý và tái chế 120 tấn rác thải công nghiệp/ngày đêm.

Theo đó, rác sinh hoạt và công nghiệp sẽ được phân loại thu hồi, sản xuất phân hữu cơ, tái chế hạt nhựa, đốt tiêu huỷ, viên đốt RPF và đóng rắn gạch ba banh.

Công nghệ lò đốt chất thải.

Dự án lắp đặt 02 lò đốt rác thải đa năng dân dụng và công nghiệp C.lamic VN2017 do Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường xây dựng – Hội môi trường xây dựng Việt Nam thiết kế và chế tạo, công suất một lò 1.000 kg/giờ và một lò công suất 2000kg/giờ, khí thải lò đốt thỏa mãn quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCKTVN30/2012 về lò đốt rác thải công nghiệp và quy chuẩn kỹ thuận Việt Nam QCKTVN 61 /2016 về lò đốt rác thải rắn sinh hoạt.

Các loại chất thải được xử lý bằng lò đốt:

- Chất thải công nghiệp không chứa Halozen;

- Chất thải sinh hoạt sau khi được phân loại và ủ khô;

- Các loại bùn cặn phế thải khác.

Thuyết minh nguyên lý cấu tạo lò đốt và quy trình hoạt động:

Lò đốt rác thải đa năng dân dụng và công nghiệp là lò đốt hóa khí áp suất âm, gồm có 03 buồng đốt bao gồm: buồng đốt hóa khí; buồng đốt sơ cấp và thứ cấp.

üNguyên lý cấu tạo lò đốt:

Buồng đốt hóa khí:

Là buồng tiếp nhận, lưu giữ và hóa khí một phần rác thải nhờ nhiệt độ thu hồi từ quá trình cháy của buồng đốt sơ cấp và thứ cấp. Buồng hóa khí không được cung cấp oxi. Tại đây khi lò đốt cháy ổn định, nhiệt độ nhận được từ 250-500oC một phần rác sẽ bị khí hóa và tự động vào buồng sơ cấp. phần rác còn lại chưa kịp hóa khí được người vận hành dùng thiết bị thủy lực phân phối từng phần rác vào buồng đốt sơ cấp tùy theo tình hình cháy thực tế trong lò.

Buồng đốt sơ cấp:

Là buồng đốt cháy kiệt rác thải. Tại đây rác được ghi lò đảo trộn, vận chuyển dần từ cửa buồng hóa khí đến ghi sả tro. Tại đây không khí đã được sấy nóng sau khi đã hấp thụ nhiệt từ các thiết bị đặc biệt có nhiệt độ từ 50-150oC được quạt gió đẩy vào lò thông qua ghi lò đảm bảo lượng oxi dư và đều khắp các vùng cháy để sự cháy diễn ra thuận lợi nhất. Do được thiết kế đặc biệt nên nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp khi cháy ổn định sẽ liên tục đạt từ 950 oC -1250oC. Với thiết kế ba buồng, khi đạt nhiệt độ từ 1000 oC đến 1250oC về cơ bản các hợp chất hữu cơ được đốt cháy kiệt tại buồng đốt sơ cấp.

Buồng đốt thứ cấp

Có nhiệm vụ đốt bổ sung phần khí gas chưa cháy hết (nếu có) của buồng đốt sơ cấp. Sự cháy ở buồng đốt sơ cấp trong hai trường hợp.

+ Trường hợp nhiệt độ thông nhau gữa hai buồng đốt không đạt nhiệt độ theo yêu cầu kỹ thuật phải sử dụng đầu đốt nhiên liệu bổ sung bằng khí gas hoặc dầu DO.

+ Trường hợp nhiệt độ đã đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn còn một phần khí hóa chưa cháy hết do sự cháy diễn ra không đều trong buồng đốt sơ cấp. Khi di chuyển sang buồng đốt thứ cấp, khí hóa bị hòa trộn với lượng oxi dư và oxi bổ sung để tiếp tục bùng cháy.

üThiết bị xử lý.

Sau khi ra khỏi buồng sấy khí đầu vào và lắng bụi sơ cấp phía trong lò đốt, khí thải được đưa đến các thiết bị xử lý:

+ Tháp hạ nhiệt, thu hồi bụi thứ cấp và hấp thụ các gốc axit. Tại đây nhờ luồng nước áp lực được phun trực tiếp nên nhiệt độ khí thải nhanh chóng bị hạ đột ngột xuống dưới 200oC. Một phần các gốc axit bị nước hấp thụ và hầu hết các hạt bụi bị cuốn theo nước về bể tuần hoàn làm cho nước dần chuyển sang dạng axit.

+ Tháp hấp thụ, hấp phụ khí độc (nếu có), được trang bị vòi phun mưa bằng nước có chứa dung dịch kiềm. Có giá thể đặc biệt để tăng bề mặt thoáng của nước nhằm tăng khả năng hấp thụ. Và dàn đựng than hoạt tính để hấp thụ chất độc. Nước thải chảy về bể tuần hoàn để tiếp tục trung hòa a xít.

üCác thiết bị phụ trơ:

+ Quạt cấp khí đầu vào đặt trước buồng thu hồi nhiệt .

+ Quạt hút khói đầu ra đăt sau tháp giải nhiệt.

+ Thiết bị thủy lực đóng mở tự động cửa nạp rác; điều tết lượng rác vào lò; đảo trộn rác thải trong lò và đóng mở ghi lò.

+ Thiết bị nạp rác điều khển từ xa bằng gầu tải hoặc cầu trục

+ Thiết bị điện có nhiệm vụ điều khiển tự động, điều khiển từ xa việc nạp rác và các thiết bị cơ khí của lò đốt.

+ Các can nhiệt đặt cố định và đồng hồ hiển thị

+ Các camera quan sát trong và ngoài lò hòa mạng interet, màn hình hiện thị camera

üQuy trình vận hành:

Các loại rác không độc hại được đưa vào lò để mồi lò đốt bằng cầu trục hoặc gầu tải điều khiển từ xa. Lò đốt được sấy bằng đầu đốt gas hoặc dầu DO tới khi đạt nhiệt độ 950oC mới chính thức nạp rác thải vào buồng hóa khí. Rác từ buồng hóa khí được công nhân điều tiết vào lò phù hợp với công suất thiết kế. Khi nhiệt độ buồng thứ cấp giảm xuống dưới 1200oC phải khởi động đầu đốt để đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu kỹ thuật.

1. Các thông số tài chính của dự án nhà máy xử lý rác thải.

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 11,875 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 185% trả được nợ.

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 2,64 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 2,64 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 8 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8%).Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,45 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,45 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Kết quả tính toán: Tp = 8 năm 10 tháng tính từ ngày hoạt động.Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 10 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 9.

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).


+ P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.Trong đó:

+ CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.

Hệ số chiết khấu mong muốn 8%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 55.048.936.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 15 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 55.048.936.000 đồng> 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,16% >8% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.


KẾT LUẬN

I. Kết luận.

Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề môi trường cũng như việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau:

+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.

+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 3 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.

+ Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 100 – 120 lao động của địa phương.

Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”.

II. Đề xuất và kiến nghị.

- Kính đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị chấp thuận dự án để Chủ đầu tư tổ chức đầu tư xây dựng dự án đi vào hoạt động sớm.

- Kính đề nghị UBND tỉnh Nam Định xem xét, ưu đãi, hỗ trợ cho Dự án.

- Kính đề nghị các cơ quan quan tâm giúp đỡ để Dự án sớm được triển khai và đi vào hoạt động./.

 

CHỦ ĐẦU TƯ

Xem thêm tin về dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải

Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ nhiệt hóa hơi được xây dựng nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường cũng như việc làm cho người dân trong vùng

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha