Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non

Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non và mẫu cáo đánh giá tác động môi trường, tham khảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KCN, quy trình thực hiện cấp giấy phép môi trường.

Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non

  • Mã SP:DTM truong hoc
  • Giá gốc:150,000,000 vnđ
  • Giá bán:145,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non và mẫu cáo đánh giá tác động môi trường, tham khảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KCN, quy trình thực hiện cấp giấy phép môi trường cho truong mầm non và trường tiểu học.

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH 8

MỞ ĐẦU 9

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9

1.1. Thông tin chung của Dự án 9

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 9

1.3. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG (ĐTM) 9

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 9

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến Dự án 11

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 11

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG 11

4. PHưƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG 13

4.1. Các phương pháp ĐTM 13

4.2. Các phương pháp khác 14

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 14

5.1. Thông tin về Dự án 14

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động đến môi trường 15

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án 16

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 17

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ Dự án 18

CHưƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 20

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 20

1.1.1. Tên Dự án 20

1.1.2. Thông tin Dự án 20

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện Dự án 20

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án 22

1.1.5. Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 23

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của Dự án 23

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 23

1.2.1. Các hạng mục công trình chính 23

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ .

1.2.3. Các hoạt động của Dự án 24

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 24

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN , NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NưỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 25

1.3.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng 25

1.3.2. Trong giai đoạn hoạt động 27

1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 28

1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 28

1.5.1. Biện pháp thi công trong giai đoạn chuẩn bị 28

1.5.2. Biện pháp thi công trong giai đoạn xây dựng 28

1.6. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU Tư, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐưỢC THỰC HIỆN DỰ ÁN 30

1.6.1. Tiến độ thực hiện Dự án 30

1.6.2. Tổng mức đầu tư 30

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 30

CHưƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XàHỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRưỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 33

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XàHỘI 33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai Dự án 33

2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực Dự án 39

2.1.3. Điều kiện thủy văn, hải văn 40

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LưỢNG MÔI TRưỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 41

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 41

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 41

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TưỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRưỜNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 42

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 42

CHưƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRưỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRưỜNG 43

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRưỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 43

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 45

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 69

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤt CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRưỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 80

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động .

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRưỜNG 80

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 80

CHưƠNG 4 CHưƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRưỜNG         82

4.1. CHưƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRưỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 82

4.2. CHưƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRưỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 86

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 88

1. KẾT LUẬN 88

2. KIẾN NGHỊ 88

3. CAM KẾT 88

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC III VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIỂN CỘNG ĐỒNG 90

Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non và mẫu cáo đánh giá tác động môi trường, tham khảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KCN, quy trình thực hiện cấp giấy phép môi trường.
 

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung của Dự án

Trường Mầm non hiện đã được cấp trên đầu tư xây dựng, nhưng qua quá trình khai thác sử dụng diện tích chưa đảm bảo nhu cầu dạy và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh. Vì thế việc Đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt bằng trường Mầm non là rất cần thiết.

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, UBND tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt bằng trường Mầm non ”.

1.2.  quan, tổ chức  thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

UBND xã Bình Tường là cơ quan phê duyệt Nghị quyết về chủ trương đầu tư.

1.3. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo Điều 22, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định về phân vùng môi trường, dự án không thuộc các khu vực phân vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải do không đi qua các khu vực khu dân cư nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III; không ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho cấp nước sinh hoạt; không đi qua các khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa; vùng lõi của di sản thiên nhiên....

1.3.2. Mối quan hệ của Dự án với các Dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật  liên quan

- Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ kết nối với các dự án

xung quanh đã và đang được triển khai.

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG (ĐTM)

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết

một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý Dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/2/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

 
Báo cáo đánh gía tác động môi trường ĐTM dự án trường mầm non và mẫu cáo đánh giá tác động môi trường, tham khảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường của KCN, quy trình thực hiện cấp giấy phép môi trường.
 

1. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

1.1. Thông tin về Dự án

1.1.1. Thông tin chung

- Tên Dự án: Đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt bằng trường Mầm non Bình Tường.

- Địa điểm thực hiện: xã Bình Tường, huyện Tây Sơn., tỉnh Bình Định.

- Chủ đầu tư: UBND xã Bình Tường.

1.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất


 

- Phạm vi: phạm vi ranh giới thực hiện Dự án thuộc khu vực xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Quy mô: đầu tư mở rộng mặt bằng trường Mầm non Bình Tường. Diện tích san lấp: 10.000m2.

1.1.3. Các hạng mục công trình  hoạt động của Dự án

a. Các hạng mục công trình

San nền.

- Diện tích san lấp: 10.000m2

- Khu vực xây dựng mặt bằng là đất nông nghiệp bằng phẳng, thấp hơn đường bê tông hiện hữu từ 0,3-:-3,0m. Độ dốc san nền từ Đông sang Tây;

- Đắp đất cấp phối s i đồi độ chặt yêu cầu K90. M đất cấp phép trên địa bàn huyên.

Cống qua đường D60, D80: Tổng chiều dài L=224m

* Thông số kỹ thuật

- Lắp đặt cống BTLT D60, tải trọng H30, Chiều dài L=84m, cống BTLT D80, tải trọng H30, Chiều dài L=140m đấu nối vào cống hiện trạng chạy dọc theo hàng rào khu đất.

- Gối cống BTLT đúc sẵn đặt trên lớp dăm đá 4x6 đầm chặt dày 10cm.

- Lắp đặt hố ga thu nước: Số lương 5 cái

b. Các hoạt động của Dự án

 

STT

Giai đoạn

Các hoạt động

 

1

 

Giai đoạn thi công

- Đền bù, san lấp mặt bằng.

- San lấp mặt bằng.

- Sinh hoạt của công nhân.

1.2. Hạng mục công trình  hoạt động của Dự án  khả năng tác động đến môi trường

Bảng 1. Nguồn phát thải của Dự án

 

Nguồn phát sinh

chất thải

Các chất thải

Đối tượng bị tác động

Giai đoạn xây dựng

Đào đắp, san lấp mặt bằng

- Bụi

- Tiếng ồn, độ rung

- Sinh khối phát sinh

- Môi trường đất

- Môi trường không khí

- Thảm thực vật

Hoạt động xe chạy,

máy móc xây dựng

- Tiếng ồn, bụi, khí thải

- Môi trường không khí

- Công nhân trực tiếp trên công trường

Hoạt động sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt

- Môi trường đất


 

Nguồn phát sinh

chất thải

Các chất thải

Đối tượng bị tác động

của công nhân

- Rác thải sinh hoạt

- Môi trường nước dưới đất

Giai đoạn hoạt động

1.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án

1.3.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

 Giai đoạn thi công, xây dựng

- Nguồn phát sinh: nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng khoảng 1,08 m3/ngày, nước thải xây dựng khoảng 1 m3/ngày.

- Tính chất: thành phần nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, dầu mỡ từ máy móc, thiết bị. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cặn lơ lửng (SS), các hợp chất (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N/P) và vi sinh gây bệnh. Nước thải chảy tràn cuốn theo đất đá, chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan.

1.3.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải

Ø Giai đoạn thi công xây dựng:

- Nguồn phát sinh: quá trình đào đất; từ máy móc, thiết bị thi công; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu; quá trình thi công xây dựng; quá trình lưu trữ chất thải rắn.

- Quy mô: Bụi, khí thải phát sinh từ thiết bị, máy móc.

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển chủ yếu ảnh hưởng đến người dân sống dọc 2 bên đường;

- Tính chất của bụi, khí thải ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt, da, kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phổi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.

1.3.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại

5.3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng

 Chất thải rắn thông thường

- Nguồn phát sinh: chất thải rắn trong quá trình giải phóng mặt bằng, sinh hoạt của công nhân xây dựng, chất thải rắn xây dựng.

- Quy mô: CTR sinh hoạt của công nhân khoảng 20,5 kg/ngày; CTR xây dựng khoảng 10,86 – 18,1 kg/ngày; CTR từ quá trình phát quang có lượng sinh khối phát sinh khoảng 16,1 tấn.


 

- Tính chất CTR: CTR sinh hoạt có tỷ lệ chất hữu cơ cao, dễ phân hủy gây ruồi, muỗi, mùi hôi. CTR xây dựng chủ yếu là cốp pha, sắt thép vụn, bao bì,... CTR từ việc phát quang chủ yếu là cành cây, lá cây, thực vật...

 Chất thải nguy hại

- Nguồn phát sinh: CTNH từ hoạt động xây dựng

- Quy mô: dầu mỡ, giẻ lau, phụ gia ngành xây dựng khoảng 44 kg trong suốt quá trình.

5.3.3. Tiếng ồn, độ rung

Giai đoạn thi công xây dựng:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động máy móc thiết bị và hoạt động xây dựng công trình.

- Quy mô: phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn và phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

- Quy chuẩn áp dụng so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

1.4. Các công trình  biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

1.4.1. Công trình  biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a. Giai đoạn thi công xây dựng

- Nước thải sinh hoạt: sử dụng nhà vệ sinh di động hoặc thuê tạm nhà dân để sử dụng.

- Nước thải xây dựng: hạn chế lượng nước sử dụng trong quá trình bảo dưỡng bê tông, thực hiện an toàn về máy móc, thiết bị thi công, hạn chế tối đa rò rỉ dầu mỡ trong quá trình thi công,...

- Nước mưa chảy tràn: tạo các rãnh tiêu thoát nước chảy tràn theo địa hình, tạo

điều kiện để nước thải lắng trước khi thải ra môi trường ngoài.

1.4.2. Công trình  biện pháp thu gom, xử  khí thải

Giai đoạn thi công xây dựng:

- Máy móc, thiết bị thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

- Ban hành nội quy và dán tại công trường để công nhân biết và thực hiện.

- Chủ đầu tư sẽ cân nhắc yêu cầu nhà thầu xây dựng sử dụng bê tông tươi, được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất bê tông tại khu vực, do đó, phần nào giảm lượng bụi, ồn phát sinh trong quá trình trộn bê tông. Phun nước tưới ẩm vào những ngày thời tiết khô hanh để hạn chế phát tán bụi và giảm thiểu bức xạ nhiệt tại công trường.

- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh các kho chứa chất thải, khu tập kết rác thải sinh hoạt và nhà vệ sinh tại nhà máy và trạm bơm tăng áp để tránh mùi hôi thối phát sinh


 

gây ảnh hưởng đến công nhân xây dựng và công nhân đang làm việc tại nhà máy hiện hữu.

1.4.3. Công trình, biện pháp quản  chất thải rắn, chất thải nguy hại

a. Giai đoạn thi công xây dựng

- Chất thải rắn từ hoạt động phát quang, dọn dẹp mặt bằng và hoạt động thi công các hạng mục công trình được thu gom, xử lý theo đúng quy định.

- Bố trí các thùng thu gom rác sinh hoạt có nắp đậy kín tại lán trại, khu nghỉ ngơi, ăn uống của công nhân.

- Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định.

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan.

1.4.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

- Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị hư hỏng. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị phát sinh tiếng ồn lớn.

- Giảm tần suất hoạt động của các thiết bị, phương tiện vận tải vào các giờ nghỉ trưa và ban đêm. Không hoạt động các thiết bị gây tiếng ồn lớn vào thời gian từ 18h00

– 06h00 sáng ngày hôm sau.

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

1.5. Chương trình quản   giám sát môi trường của chủ Dự án

Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng:

Giám sát môi trường không khí xung quanh

- Vị trí quan trắc:

+ Phía Bắc khu vực Dự (KK1)

+ Phía Đông khu vực Dự án (KK2) (

- Thông số quan trắc: Tiếng ồn, bụi, NO2, SO2, CO.

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung.

- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.

Giám sát chất thải rắn

- Vị trí quan trắc: toàn bộ khu vực thực hiện Dự án

- Thông số quan trắc: thành phần và khối lượng chất thải phát sinh.

- Tần suất giám sát: thực hiện liên tục khi có phát sinh nước thải

1.1.1. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

- Chủ dự án: UBND xã Bình tường.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư mới

- Sau khi hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, UBND sẽ triển khai các bước thiết kế BVTC – dự toán và tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công.

- Tổ chức quản lý dự án sẽ lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm để tiến hành thi công

các hạng mục. Đồng thời yêu cầu đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn này. Đồng thời sẽ thuê đơn vị tư vấn giám sát, chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố môi trường trong giai đoạn này và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện cho các cơ quan tổng hợp theo dõi trình cấp thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo.

- Cụ thể vai trò, trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức quản

lý dự án như sau:

Giai đoạn thi công

 

 

Trong giai đoạn thi công xây dựng, UBND sẽ lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, đủ năng lực để tiến hành thi công xây dựng các hạng mục. Đồng thời, yêu cầu đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn này. Ban sẽ giám sát đơn vị thi công và chịu trách nhiệm nếu xảy ra các sự cố môi trường trong giai đoạn này. Cụ thể:

- Yêu cầu nhà thầu thực hiện xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;

- Thường xuyên giám sát các Nhà thầu thực hiện công tác xây dựng đúng quy trình và công tác bảo vệ môi trường của dự án.

- Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đền bù, GPMB đúng theo quy định của Nhà nước.

- Niêm yết công khai thông tin môi trường của dự án tại trụ sở UBND phường Nhơn Hòa;

- Yêu cầu nhà thầu ban hành nội quy công trường và quản lý công nhân dưới sự giám sát của TVGS hiện trường.

- Đứng làm đầu mối, yêu cầu Nhà thầu ký hợp đồng thu gom và xử lý CTR với đơn vị chức năng. Công tác giám sát việc thu gom CTR của Nhà thầu sẽ do TVGS thực hiện và báo cáo đến đơn vị quản lý dự án để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Ràng buộc trách nhiệm quản lý môi trường thi công của Nhà thầu vào trong Hợp

đồng thi công xây dựng công trình.

- Xử phạt các nhà thầu nếu để xảy ra các sự cố môi trường hoặc gây tác hại đến sức khỏe và tài sản của người dân vùng dự án.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý môi trường về các vấn đề môi trường phát sinh, sự cố môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

Giai đoạn hoàn thành

Khi hoàn thành các hạng mục HTKT, UBND xã Bình Tường sẽ tổ chức bố trí tái định cư các hộ dân.

Bảng 1. 9. Trách nhiệm của các đơn vị tổ chức liên quan, thực hiện Dự án

 

TT

Đơn vị

Trách nhiệm chính

 

 

 

 

1

 

 

 

 

UBND xã Bình Tường

- Chịu trách nhiệm chung về công tác bảo vệ môi trường của Dự án.

- Phối hợp với các nhà thầu giám sát các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của nhà thầu.

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đề cập trong báo

cáo ĐTM.

 

 

 

2

 

Các nhà thầu

- Phối hợp với Ban quản lý trong QLMT và GSMT.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề xuất trong ĐTM trong phạm vi gói thầu

 

 

3

 

 

Tư vấn giám sát độc lập

- Được chủ đầu tư thuê để giám sát các hoạt động thưc hiện biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Tư vấn, hỗ trợ cho các nhà thầu trong việc thực hiện

các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

 

 

4

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở TNMT tỉnh Bình Định)

- Quản lý và kiểm tra việc tuân thủ việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường trong ĐTM được phê duyệt.

- Phối hợp với chủ đầu tư xử lý các vấn đề môi trường

đột xuất, sự cố, rủi ro môi trường.

 

5

 

UBND xã Bình Tường

Cùng với UBND xã Bình Tường và các nhà thầu xây dựng giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến

người dân trong địa bàn (nếu có).

 

 

CHưƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRưỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -  HỘI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai Dự án

2.1.1.1. Điều kiện địa 

Dự án được quy hoạch nằm ở xã Bình Tường được đầu tư theo hình thức đầu tư xây dựng mới, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

.

2.1.1.2. Điều kiện về địa chất

- Qua điều tra dân phận và trắc hội địa chất khu vực cho thấy khu đất quy hoạch xây dựng nằm trong khu vực hạ lưu sông Kôn, có dạng đồng bằng và hình thái tích tụ ven biển tuổi đệ tứ.

- Đất trong khu quy hoạch có nguồn gốc do phong hóa tàn tích giang elQ và bòi

tích sông alQ.

- Thành phần cấu trúc địa chất bao gồm là sét, sét pha cát, có xen lẫn dăm sạn và phong hóa khá mạnh. Thành phần sét chiếm khoảng 5%.

- Trong khu quy hoạch cơ bản có hai dạng địa tầng, địa chất gồm các khu dân cư hiện trạng với điều kiện địa chất tương đối ổn định và các khu vực sản xuất nông nghiệp có nền đất phức tạp hơn.

- Vì Dự án không tiến hành xây dựng các công trình cao tầng mà chỉ bố trí hạ tầng kỹ thuật nên không có báo cáo khảo sát địa chất mà chỉ có khảo sát địa hình.

Đặc điểm địa chất

Có 03 đơn nguyên địa chất công trình như sau:

Đơn nguyên thứ nhất:

- Tương ứng lớp 1 địa chất.

- Lớp đất mặt : Sét pha lẫn cây cỏ (cây lúa), màu xám xanh, xám đen, thành phần không đồng nhất. Lớp này khi thi công nên bóc bỏ đi.

Đơn nguyên thứ hai::

- Tương ứng lớp 2 Địa chất.

- Lớp Sét pha, màu vàng nhạt lẫn xám xanh, trạng thái dẻo mềm, nguồn gốc trầm tích. Mức độ chịu tải trung bình

- Độ nén lún : Trung bình (Eo = 83 Kg/Cm2).

- Sức chịu tải(h=1,5m) : Trung bình (PghI = 1,5Kg/Cm2).

Đơn nguyên thứ ba:

 

 

- Tương ứng lớp 3 Địa chất .

- Lớp sét pha, màu vàng nhạt lẫn trắng đục, trạng thái dẻo cứng, nguồn gốc trầm tích. Mức độ chịu tải trung bình.

- Độ nén lún : Trung bình (Eo = 109 Kg/Cm2).

- Sức chịu tải(h=1,5m) : Trung bình khá (PghI = 1,65 Kg/Cm2).

( Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất công trình)

2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực Dự án được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, chế độ mưa ẩm phong phú và có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt giữa các mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa (mùa khô) từ tháng 1 đến tháng 9.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha