Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng

Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và quy trình xin cấp phép đầu tư khai thác mỏ đất, đá làm việt liệu san lấp và xây dựng, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác mỏ đá.

Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng

  • Mã SP:DTM mo dat da
  • Giá gốc:220,000,000 vnđ
  • Giá bán:210,000,000 vnđ Đặt mua

Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và quy trình xin cấp phép đầu tư khai thác mỏ đất, đá làm việt liệu san lấp và xây dựng, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác mỏ đá.

MỞ ĐẦU 11

1. Xuất xứ của dự án 11

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư 11

1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 11

1.3. Mối quan hệ của dự án so với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 12

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 12

2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 12

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 14

2.3. Các tài liệu kỹ thuật sau đây được dùng để tham khảo trong báo cáo 14

2.4. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 15

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 15

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường17

CHƯƠNG 1.  TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 19

1.1. Tên dự án 19

1.2. Chủ dự án 19

1.3. Vị trí địa lý của dự án 19

1.3.1. Tọa độ địa lý 19

1.3.2. Mối tương quan của vị trí dự án đối với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác 20

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 22

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án nâng công suất 22

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 22

1.4.2.1. Mô tả hiện trạng mỏ hiện hữu công suất 220.000 m3/năm (nguyên khối) 22

1.4.2.2. Các hạng mục đầu tư theo dự án nâng công suất 27

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 30

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 33

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị 54

 

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án

.......................................................................................................................................55 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án.......................................................................................60

1.4.8. Vốn đầu tư 61

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 61

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN  KINH TẾ -  HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 67

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 67

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 67

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 69

2.1.3. Điều kiện thủy văn 73

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 74

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 82

2.2.1. Điều kiện về kinh tế 82

2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội 83

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 85

3.1. Đánh giá, dự báo tác động 85

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng của Dự án 85

3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ 87

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác 95

3.1.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 95

3.1.4. Đánh giá tác động khi dự án kết thúc 129

3.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 131

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 135

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU  ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 137

4.1. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra 137

4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 137

4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ 137

4.1.3. Trong giai đoạn khai thác 138

4.1.4. Trong giai đoạn kết thúc khai thác 152

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi, sự cố 153

4.2.1. Trong giai đoạn khai thác 153

4.2.2. Trong giai đoạn kết thúc 155

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT 157

MÔI TRƯỜNG 157

5.1. Chương trình quản lý môi trường 157

5.2. Chương trình giám sát môi trường 163

5.2.1. Giám sát môi trường không khí 163

5.2.2. Giám sát chất lượng nước mặt 164

5.2.3. Giám sát chất lượng nước ngầm 164

5.2.4. Giám sát chất lượng nước thải 165

5.2.2. Các chương trình giám sát khác 165

5.2.3. Kinh phí giám sát 165

5.2.4. Giám sát trong giai đoạn đóng cửa mỏ, cải tạo và phục hồi môi trường 166

CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 167

6.1. Thực hiện tham vấn cộng đồng 167

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 168

6.2.1. Ý kiến của UBMTTQ xã Tiến Hưng (có bản xác nhận đính kèm) 168

6.2.2. Ý kiến của UBND xã Tiến Hưng (có bản xác nhận đính kèm) 168

6.2.3. Ý kiến của đại diện dân cư ấp 4 169

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 170

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  CAM KẾT 171

1. Kết luận 171

2. Kiến nghị 171

3. Cam kết 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và quy trình xin cấp phép đầu tư khai thác mỏ đất, đá làm việt liệu san lấp và xây dựng, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác mỏ đá.

1.1. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá xây dựng Đông suối Sông Rinh tại ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác – chế biến đá xây dựng Đông suối Sông Rinh, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, công suất 220.000 m3/năm (nguyên khối).

- Dự án đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản mỏ đá xây dựng Đông suối Sông Rinh tại ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác

– chế biến khoáng sản mỏ đá xây dựng Đông suối Sông Rinh ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, công suất 300.000 m3/năm (nguyên khối)” – Phần II: Thiết kế cơ sở.

- Số liệu khảo sát hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

- Thu thập ý kiến cộng đồng dân cư nơi dự án triển khai hoạt động.

Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và quy trình xin cấp phép đầu tư khai thác mỏ đất, đá làm việt liệu san lấp và xây dựng, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác mỏ đá.
 

CHƯƠNG 1.  TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Dự án đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến đá xây dựng từ

220.000 m3/năm lên 300.000 m3/năm (đá nguyên khối) tại mỏ đá Đông suối Sông Rinh, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH

- Địa chỉ trụ sở chính: 

- Điện thoại: 0

- Người đại diện: Ông  Chức vụ: Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0752389, được đăng ký lần đầu vào ngày 26/04/20, đăng ký thay đổi lần thứ 4 vào ngày 1 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước.

1.3. Vị trí địa  của dự án

1.3.1. Tọa độ địa 

Khu vực khai thác đá xây dựng cách thị xã Đồng Xoài khoảng 12,5km theo hướng Tây Nam, phía Tây giáp với huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thuộc địa phận ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Diện tích khu vực khai thác rộng 22,0 ha thuộc tờ Bản đồ Phước Vĩnh C-48-22- B, tỷ lệ 1:50.000 (Hệ VN2000) giới hạn bởi năm điểm góc có tọa độ ô vuông như sau:

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ

 

 

Điểm góc

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106025’, múi 30

X(m)

Y(m)

1

1269986

560046

2

1269112

560484

3

1270914

560611

4

1269621

560533

5

1269417

560385

6

1269380

560253

7

1269823

560255

8

1269823

560130

Diện tích: 22,0 ha

1.1. Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1.  tả mục tiêu của dự án nâng công suất

Mục tiêu của dự án là điều chỉnh nâng công suất khai thác và chế biến đá xây dựng từ 220.000 m3/năm (nguyên khối) lên 300.000 m3/năm (nguyên khối) nhằm đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, cụ thể như sau:

- Khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các vùng lân cận.

- Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

- Sử dụng hiệu quả và khai thác triệt để các công trình xây dựng và máy móc thiết bị đã đầu tư.

- Việc tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với dự án và Nhà nước, vì vậy Công ty cần nâng công suất, nâng cao sản lượng khai thác nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất. Theo dự án đầu tư nâng công suất của dự án thì lợi nhuận trước thuế đạt 26.998.719.000 đồng.

1.4.2. Khối lượng và quy  các hạng mục công trình của dự án

1.4.2.1.  tả hiện trạng mỏ hiện hữu công suất 220.000 m3/năm (nguyên khối)

Công ty TNHH Hùng Vương – Bình Phước đang khai thác mỏ đá xây dựng Đông suối Sông Rinh theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 41/GP-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cấp phép diện tích khai thác 22,0 ha. Trữ lượng được phép khai thác là 6.210.353 m3, công suất khai thác là 220.000 m3/năm, cote kết thúc khai thác +0m, thời gian khai thác 30 năm kể từ ngày ký giấy phép. Từ khi đi vào hoạt động khai thác với công suất hiện tại, công ty đã đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh cụ thể là công tác khai thác đá xây dựng và bóc đất phủ; các công trình bảo vệ môi trường, và biện pháp đảm bảo an toàn. Hiện trạng các hạng mục công trình chính hiện hữu được thể hiện dưới đây:

a. Hiện trạng khu vực moong khai thác

Khu vực được cấp phép khai thác nằm trên bề mặt địa hình đồi thoải có độ cao thay đổi từ 52-65m. Thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là cây cao su, điều, sắn. Phần đông dân cư tập trung chủ yếu ở phía Đông của khu mỏ dọc theo đường liên tỉnh nối Bình Dương và Bình Phước. Tại đây đã có trường học, trạm xá, chợ, có lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Một số ít sống dọc theo trục lộ liên xã từ ĐT741 vào khu mỏ.

Hiện trạng về công tác khai thác đá: Mỏ đá xây dựng Đông suối Sông Rinh được Công ty TNHH Hùng Vương – Bình Phước khai thác từ đầu năm 2015 đến nay trên diện tích 22,0ha. Hiện trạng mỏ hiện nay chủ yếu được bóc phủ và khai thác đá một phần diện tích thuộc khu vực phía Tây Bắc mỏ của khối 1-121, 2-122. Ngoài ra khu vực phía Tây Nam mỏ đã được giải phóng mặt bằng tạo mặt bằng sân công nghiệp với diện tích 19.562 m2 thuộc phần thuộc khối 3-122. Cao độ khai trường có cao độ thay đổi từ +14m đến +50m. Có đường vận chuyển đá nguyên khai lên đến cote +60m, hiện đang tiến hành bóc tầng phủ và khai thác các tầng phía trên. Một phần diện tích phía

 

Đông khối 1-122 và phần lớn khối 2-122, 3-122 của khu mỏ vẫn giữ nguyên địa hình tự nhiên. Hiện tại, dự án đã tiến hành bóc đất phủ trên diện tích khoảng 8,1 ha, khai thác được 3 tầng khai thác đá xây dựng và 1 tầng phủ.

b. Hiện trạng mặt bằng sân công nghiệp

Mặt bằng sân công nghiệp và khu phụ trợ có sẵn để phục vụ quá trình chế biến, nghiền sàng có diện tích là: 70.235 m2, trong đó 50.673 m2 nằm trong ranh giới khu vực được phép khai thác thuộc đất của mỏ đá xây dựng suối Sông Rinh (Công ty TNHH Tuấn Kiệt) và 19.562 m2 thuộc ranh cấp phép khai thác của chủ dự án. Khu vực nghiền sàng đã được bố trí 03 hệ thống nghiền sàng, trong đó 01 hệ thống công suất 350 T/h và 02 hệ thống công suất 450 T/h đang hoạt động.

c. Khu vực văn phòng mỏ

Khu vực văn phòng của mỏ đã được thỏa thuận bằng văn bản với Công ty TNHH Tuấn Kiệt bao gồm 01 khu văn phòng chính có tổng diện tích 150 m2 nằm ngoài khu vực khai trường nằm phía tay phải tuyến đường vào mỏ. Văn phòng chính được xây dựng kiên cố, đảm bảo mỹ quan, sạch sẽ diện tích 100 m2; trong đó bố trí đầy đủ các phòng họp, phòng giám đốc mỏ, nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà ăn công nghiệp diện tích 50 m2. Nhà văn phòng đã được xây dựng và đang sử dụng bình thường. Xung quanh văn phòng mỏ cũng được trồng cây xanh, bố trí sân trước văn phòng thoáng mát, sạch sẽ.

d. Các công trình phụ trợ

- Đường vận chuyển đá nguyên liệu kéo dài từ khu vực bãi chế biến ra đến đường DH 507 có chiều dài là 400m, rộng trung bình là 8m. Đoạn đường này được Công ty làm đường phún sỏi để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển đá thành phẩm các loại đi tiêu thụ.

- Mạng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong mỏ được kéo từ đường dây trung thế 22/15kv thuộc hệ thống lưới điện thị xã Đồng Xoài vào mỏ, qua các trạm biến áp hạ thế.

- Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài mỏ được trang bị điện thoại để bàn, điện thoại di động và máy fax, hệ thống internet kiểu quay số qua đường dây điện thoại.

e. Công tác bảo vệ môi trường

Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước xác nhận đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành kèm theo giấy xác nhận số 08/GXN-STNMT cấp lần đầu ngày 08/02/2018. Các hạng mục công trình chính phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại mỏ đã được xác nhận như sau:

v Công trình thu gom và xử lý nước:

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa: Đối với nước mưa nằm ngoài khu vực khai thác Công ty đã xây dựng hệ thống đê bao và mương thu nước quanh mỏ để dẫn nước ra suối nhỏ gần dự án.

 

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải: Nước thải sản xuất bao gồm nước mưa chảy tràn và nước thải từ moong khai thác. Mỏ đá xây dựng tại ấp 4, xã Tiến Hưng có cote cao đáy mỏ khi kết thúc khai thác là +0,0m nằm dưới mực nước thông thủy trong khu vực vì vậy mỏ có nước ngầm chảy vào mỏ, lượng nước chảy vào mỏ chủ yếu là nước ngầm và nước mưa rơi trực tiếp vào mỏ. Hiện tại, công ty đã xây dựng hệ thống mương thoát nước xung quanh khu vực moong khai thác, bãi thải, khu vực sân công nghiệp, mương thoát nước được bố trí dọc tuyến đường vận chuyển có chiều sâu 0,7m. Để đảm bảo thu hết lượng nước có trong mỏ và lắng lọc trước khi bơm tháo khô. Công ty đã đào hố thu trong khai trường với kích thước hố: dài x rộng x sâu = 30m x 20m x 5m = 3.000 m3 và 01 hố lắng gần mốc số 1 phía Bắc mỏ có kích thước dài x rộng x sâu tương ứng là 20m x 10m x 5m = 1.000 m3. Dung tích của hố lắng đảm bảo thu gom hết lượng nước mưa chảy tràn vào mùa mưa và nước thải từ moong khai thác, đảm bảo thời gian lưu nước và tránh hiện tượng sạt lở. Nước từ hố thu sẽ được dẫn lên hố lắng bằng phương pháp bơm cưỡng bức, máy bơm có công suất 100 Hp tương đương với 75KW, công suất bơm 1.000 m3/h bơm lên qua ống đẩy ở chiều cao tối thiểu là 60m – đường ống nhựa PVC đường kính 140mm và ống sắt đường kính 220mm với chiều dài đường ống là 130m. Ống đẩy nước được nối trực tiếp vào hệ thống máy bơm để đẩy nước lên trên hố lắng. Nước thải sau khi qua hố lắng sẽ dẫn ra suối tiếp nhận ở phía Bắc khu mỏ bằng đập tràn rồi chảy ra suối Sông Rinh.

- Hiện tại, nước thải sinh hoạt từ khu vực văn phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh của dự án được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn trước khi thải ra môi trường. Công ty đã thuê đơn vị có chức năng tiến hành hút bùn bể tự hoại theo định kỳ để đảm bảo hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải sinh hoạt.

- Hệ thống thoát nước thải: Công ty đã xây dựng hệ thống mương dẫn từ hố lắng ra suối tiếp nhận ở phía Bắc khu mỏ. Vị trí của hố lắng có thể sẽ thay đổi theo tiến độ khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ nhưng kết cấu kỹ thuật và dung tích xử lý vẫn được đảm bảo. Nước thải sau đó được dẫn vào suối Sông Rinh rồi chảy ra sông Bé.

v Công trình xử lý bụi và khí thải:

- Hệ thống phun nước làm ướt đá nguyên liệu trước khi đổ đá vào hàm cấp liệu của 03 trạm nghiền;

- Hệ thống cây xanh khu vực văn phòng mỏ bao gồm các loại cây như: Keo lá tràm, sa kê, cây cao su…

- Hệ thống cây xanh quanh khu vực phía Tây và Bắc mỏ và trồng cây dọc theo biên giới mỏ.

- Bố trí xe bồn 10m3 tưới nước đường vận chuyển, sân chế biến trong những ngày nắng.

v Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn không nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt được công ty bố trí các thùng chứa rác để lưu giữ bao gồm: 01 thùng rác 240 lít tại văn phòng làm việc, 01 thùng rác 240 lít tại nhà ăn, 01

 

thùng rác 240 lít tại khu vực chế biến. Ngoài ra, công ty còn bố trí các thùng rác cá nhân loại 2-5 lít tại các phòng làm việc của mỏ.

- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Đối với chất thải thuộc loại đất phủ công ty sử dụng bãi thải diện tích 3,0ha.

v Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:

- Công ty đã xây dựng nhà kho chứa chất thải nguy hại tại khu vực xưởng sửa chữa, kho chứa chất thải có kết cấu nhà cấp 4, tường gạch 10cm, kích thước nhà kho là 3m x 10m; mái lợp tôn, nền bê tông, có vách ngăn. Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh được công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Ø Đánh giá công tác bảo vệ môi trường mà chủ đầu  đã thực hiện:

Chủ dự án đã thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, tác động do nổ mìn và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường trong hoạt động khai thác tại mỏ.

Các thông số ô nhiễm không khí như bụi, CO, SO2, NO2 đo tại mỏ và trong quá trình khai thác thông qua kết quả giám sát môi trường định kỳ các năm vừa qua đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó cho thấy các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí mà công ty đang áp dụng đạt hiệu quả cao.

Nước mưa phát sinh trong khu vực chế biến và khu vực khai thác đều được thu gom, lắng trước khi thải ra bên ngoài và phục vụ cho hoạt động sản xuất tại mỏ. Nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Các loại chất thải rắn được kiểm soát tại nguồn và các biện pháp xử lý hiệu quả cao, các đơn vị nhà thầu thu gom và xử lý đều có đầy đủ chức năng theo quy định.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục công trình hiện hữu tại mỏ

 

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Ghi chú

1

Moong khai thác

Tầng

04

-

2

Hố thu nước khai trường

m3

3.000

-

3

Hố lắng

m3

1.000

-

4

Máy bơm thoát nước

Hp

100

-

 

5

 

Sân công nghiệp

 

m2

 

70.235

Đã có văn bản thỏa thuận sử dụng chung với mỏ đá xây dựng suối Sông

Rinh (Công ty TNHH Tuấn Kiệt).

6

Trạm nghiền

Trạm

03

01 trạm 350 T/h, 02 trạm 450 T/h

7

Hệ thống phun nước trạm nghiền

Hệ thống

03

-

 

8

 

Bể tự hoại 3 ngăn

 

Bể

 

01

Đảm bảo xử lý tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình 5,85 m3/ngày.

9

Nhà văn phòng

m2

100

-

 

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Ghi chú

10

Nhà ăn công nghiệp

m2

50

-

11

Nhà kho chứa

CTNH

m2

30

Sử dụng chung

Xem thêm Báo Cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và quy trình xin cấp phép đầu tư khai thác mỏ đất, đá làm việt liệu san lấp và xây dựng, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án khai thác mỏ đá.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha