Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP

  • Mã SP:DADT
  • Giá gốc:250,000,000 vnđ
  • Giá bán:245,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư trang trai chăn nuôi 

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 8

MỞ ĐẦU 9

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9

2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật 9

2.2. Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng 11

2.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng 11

2.2.2. Các quy chuẩn áp dụng 11

2.3. Các tài liệu kỹ thuật 11

2.3.1. Tài liệu do Chủ dự án tạo lập 12

2.3.2. Tài liệu tham khảo 12

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15

4.1. Các phương pháp ĐTM 15

4.1.1. Phương pháp kế thừa 15

4.1.2. Phương pháp chuyên gia 15

4.1.3. Phương pháp dự báo 15

4.1.4. Phương pháp phân tích hệ thống 15

4.1.5. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm 15

4.1.6. Phương pháp mô hình hóa 15

4.1.7. Phương pháp tổng hợp 15

4.2. Các phương pháp khác 16

4.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường 16

4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 16

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 17

1.1. TÊN DỰ ÁN 17

1.2. CHỦ DỰ ÁN 17

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 17

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 18

1.4.1. Mô tả mục tiêu của Dự án 18

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án 18

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 22

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 25

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 26

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 26

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 28

1.4.8. Vốn đầu tư 28

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 28

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 29

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 29

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 29

2.1.3. Điều kiện về thủy văn 32

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 32

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 35

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VIỆT TIẾN, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 35

2.2.1. Điều kiện về kinh tế 35

2.2.2. Điều kiện về xã hội 37

CHƯƠNG 3ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 39

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 39

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 39

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 43

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 51

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 57

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 59

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 60

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 60

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 60

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 62

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 64

4.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 71

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng 71

4.2.2. . Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 72

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 75

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 75

5.1.1. Chương trình quản lý môi trường giai đoạn chuẩn bị, xây dựng 75

5.1.2. Quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án 75

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82

CHƯƠNG VI: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84

6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân xã Việt Tiến, các tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án 84

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 84

6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 84

6.2.2. Ý kiến của Đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 85

6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn 86

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 87

1. KẾT LUẬN 87

2. KIẾN NGHỊ 88

3. CAM KẾT 88

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo 13

Bảng 2: Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM của từng thành viên 14

Bảng 1.1: Các hạng mục công trình của dự án 18

Bảng 1.2: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công dự án 26

Bảng 1.3: Danh mục các loại máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án 26

Bảng 1.4: Bảng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho xây dựng các công trình của dự án 27

Bảng 1.5: Bảng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án 27

Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 32

Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án 33

Bảng 2.3: Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực xung quanh của dự án 34

Bảng 3.1: Tải lượng chất ô nhiễm với xe tải chạy trên đường 40

Bảng 3.3: Thải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các máy móc thiết bị thi công san lấp mặt bằng 41

Bảng 3.4: Các loại CTNH phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị 42

Bảng 3.5: Độ ồn của thiết bị thi công trong quá trình san nền 43

Bảng 3.6: Mức rung của các phương tiện thi công trong quá trình san nền 43

Bảng 3.7: Nguồn gây tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án 44

Bảng 3.8: Thải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các máy móc thiết bị thi công xây dựng 46

Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình vận chuyển 46

Bảng 3.10: Thành phần bụi khói một số loại que hàn 47

Bảng 3.11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn tính cho 1kg que hàn 47

Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn tính cho 8kg que hàn 47

Bảng 3.13: Tải lượng chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt(Định mức cho 1người/ngày) 48

Bảng 3.14: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 30 người/ngày) 49

Bảng 3.15: Các loại CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 49

Bảng 3.16: Độ ồn của thiết bị thi công trong quá trình xây dựng 50

Bảng 3.17: Nguồn gây tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động dự án 51

Bảng 3.18: Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông 53

Bảng 3.19: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 53

Bảng 3.20: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 10 người/ngày) 54

Bảng 3.21: Hệ số nước mưa chảy tràn K 55

Bảng 3.22: Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 56

Bảng 3.23: Các loại CTNH phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án 57

Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường của Dự án 76

Bảng 5.2: Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn chuẩn bị, xây dựng 82

Bảng 5.3: Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động 83

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn thịt tiêu chuẩn 25

Hình 4.1: Cấu tạo bể tách dầu mỡ 66

Hình 4.2: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 67

Hình 4.3: Sơ đồ thu gom xử lý nước thải chăn nuôi của dự án 67

Hình 4.4: Sơ đồ ứng phó sự cố cháy nổ 73

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp tại 

UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

BQL

Ban Quản lý

KCN

Khu Công nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BTCT

Bê tông cốt thép

XM

Xi măng

TBA

Trạm biến áp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

WHO

World Health Organization

(Tổ chức Y tế thế giới)

HC

Hydrocacbons

BOD5

Biochemical Oxygen Demand

(Nhu cầu Oxi sinh hóa)

COD

Chemical Oxygen Demand

(Nhu cầu Oxy hóa học)

TSP

Total Suspended Particulate

(Tổng bụi lơ lửng)

TSS

Total suspended solids

(Tổng chất rắn lơ lửng)

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

 

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

Nước ta là một nước đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp, do vậy việc phát triển nông nghiệp luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu của đất nước. Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã thu lại nhiều thành tựu đặc biệt là trong chăn nuôi trong những năm gần đây. Qua những số liệu của Tổng cục thống kê thì thấy rằng số lượng trang trại có xu hướng giảm và giảm mạnh nhưng số lượng gia súc, gia cầm lại vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm dần, mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn có quy trình chăn nuôi áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày được phổ biến hơn.

Hiện nay, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Bắc Giang cũng như miền Bắc hiện nay đang khá phát triển, tuy nhiên việc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình tiêu chuẩn CP vẫn còn hạn chế. Việc mở rộng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng các biện pháp, công nghệ cao tại địa phương đang trở lên rất cần thiết và cần được nhân rộng. Xuất phát từ thực tế trên Công ty CP Dịch vụ chăn nuôi Ngọc Anh triển khai dự án: “Trại chăn nuôi lợn thịt tiêu chuẩn CP” tại Bãi Đá Ong, thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 9.116,2 m2. Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 0600456420 của UBND tỉnh Bắc Giang chứng nhận lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2015, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 25 tháng 3 năm 2016.

Dự án được triển khai sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là ngành chăn nuôi, phát huy lợi thế của địa phương, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình chăn nuôi tiêu chuẩn áp dụng khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Loại hình dự án: Dự án được đầu tư mới, không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật

1. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

2. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

4. Luật hóa chất Việt Nam số 06/2007/QH12 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007.

5. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014.

7. Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy.

8. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.

9. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008.

10. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

11. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; có hiệu lực thi hành ngày 05 tháng 08 năm 2015.

12. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 05 năm 2015.

13. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình.

14. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06 năm 2015.

15. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

16. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

17. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 03 năm 2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

18. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

19. Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường.

20. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 quy định về việc quản lý chất thải nguy hại.

21. Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng một số Quy chuẩn kỹ thuật.

22. Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

23. Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

24. Giấy chứng nhận đầu tư số: 0600456420 do UBND tỉnh Bắc Giang chứng nhận lần đầu ngày 09/01/2015.

11. Giấy chứng nhận đầu tư số:…………...

25. Các giấy tờ có liên quan kèm theo phần phụ lục.

2.2. Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng

2.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan.

2.2.2. Các quy chuẩn áp dụng

- Quy chuẩn quốc gia về môi trường năm 2010 theo thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 và Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng có trong đất.

- QCVN 01-79:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm – quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y.

- QCVN 01-14:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

2.3. Các tài liệu kỹ thuật

2.3.1. Tài liệu do Chủ dự án tạo lập

- Thuyết minh dự án đầu tư của dự án: “Trại chăn nuôi lợn thịt tiêu chuẩn CP”.

- Các số liệu đo đạc, khảo sát, quan trắc và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án do Trung tâm phân tích và công nghệ môi trường – Viện nghiên cứu da giày – Bộ công thương thực hiện.

- Các bản vẽ vị trí dự án, tổng mặt bằng, bản vẽ thoát nước mưa và thoát nước thải.

2.3.2. Tài liệu tham khảo

- Ô nhiễm không khí, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007 - Đinh Xuân Thắng.

- Quản lý chất thải rắn, Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng Hà Nội, 2001 - Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái.

- Các tài liệu của WHO hướng dẫn lập báo cáo ĐTM.

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. TÊN DỰ ÁN

“Trại chăn nuôi lợn thịt tiêu chuẩn CP”

1.2. CHỦ DỰ ÁN 

Chủ dự án         : Công ty CP Dịch vụ chăn nuôi Ngọc Anh.

Địa chỉ trụ sở chính : Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên : Ông Hoàng Ngọc Anh.           Chức vụ : Giám Đốc.

- Sinh ngày : 01/07/1975; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.

- Chỗ ở hiện nay: Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Chứng minh thư nhân dân số: 121202740; Ngày cấp: 08/07/2009; Nơi cấp: Công an tỉnh Bắc Giang.

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Dự án được triển khai tại: Thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích dự kiến sử dụng khoảng 9.116,2 m2. Các vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây giáp với hệ thống đường giao thông trong xã.

+ Các phía còn lại giáp với ngòi Cầu Sim.

Vị trí của dự án được giới hạn như sau:

Bảng 1.1:Vị trí địa lý của Dự án

Stt

Tọa độ (VN 2000)

X

Y

1

2357865

413360

2

2357875

413334

3

2357939

413278

4

2357948

413289

5

2357953

413294

6

2357964

413315

7

2357981

413336

8

2357979

413339

9

2357992

413356

10

2358014

413401

11

2358015

413407

12

2358004

413414

13

2357983

413400

14

2357980

413403

15

2357932

413382

16

2357934

413378

17

2357879

413367

18

2357872

413364

 

* Mối tương quan của dự án với các đối tượng tự nhiên

- Hệ thống giao thông: Khu vực thực hiện dự án nằm sát với hệ thống đường giao thông trong xã thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển nguyên vật liệu của dự án.

- Hệ thống cấp điện, cấp nước:

Nguồn điện cấp cho hoạt động dự án được lấy từ lưới điện cao thế của xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, hoạt động được lấy từ nguồn nước giếng khoan nằm trong khu vực thực hiện dự án.

- Hệ thống sông suối: Cạnh khu vực thực hiện dự án có hệ thống ngòi Cầu Sim phục vụ cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Ngòi được bắt nguồn từ sông Thương đi qua địa bàn khu vực và các xã lân cận.

- Đồi núi: Dự án nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, cách xa dân cư, thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động.

* Mối tương quan với các đối tượng Kinh tế - Xã hội:

- Trung tâm kinh tế, chính trị: Khu vực thực hiện dự án nằm gần hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã và cách trung tâm thị trấn Bích Động 6 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Bắc Giang 15km về phía Tây.

- Các điểm văn hoá và di tích lịch sử: Xung quanh khu vực dự án không có di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng nào được xếp hạng. Trong thôn đều có nhà thờ cúng nhỏ, các chùa chiền, miếu mạo của làng hoặc theo phong tục tập quán riêng nhưng tất các các khu vực văn hóa này đều cách xa khu vực dự án và không bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động.

- Khu dân cư: Khu vực thực hiện dự án nằm cách khu dân cư gần nhất khoảng 300m.

* Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án: Tổng diện tích đất của dự án khoảng 9.116,2 m2 chủ yếu là đất nông nghiệp của người dân địa phương. Toàn bộ diện tích đất đã được thu hồi và bồi thường theo quyết định 343/QĐ-UBND ngày 17 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án: Trại chăn nuôi lợn thịt tiêu chuẩn CP, tại xã Việt Tiến, huyện Việt Yên.

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Mô tả mục tiêu của Dự án: Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp

- Chăn nuôi đạt quy mô tối đa: 900 con/lứa với quy mô chuồng trại là 3.000m2.

- Không để xảy ra dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi.

- Chất lượng lợn thịt đạt yêu cầu của khách hàng.

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án

Bảng 1.2: Các hạng mục công trình của dự án

Stt

Hạng mục công trình

Đơn vị

 Số lượng

Tiến độ thực hiện

I. Các hạng mục công trình chính

1

Nhà văn phòng

m2

90

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

2

Nhà sát trùng

m2

40

Từ tháng 6/2016 đến 8/2016

3

Nhà ăn của công nhân

m2

72

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

4

Nhà bếp

m2

24

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

5

Kho cám

m2

90

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

6

Khu chuồng nuôi

m2

3.000

Từ tháng 4/2016 đến 12/2016

II. Các hạng mục công trình phụ trợ

1

Nhà để xe

m2

50

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

2

Nhà đặt máy phát điện

m2

25

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

3

Nhà cấp nước

m2

25

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

4

Hệ thống sân, đường bê tông

m2

1.771

Hoàn thiện vào tháng 12/2016

5

Đất trồng cây xanh

m2

2.392

Hoàn thiện vào tháng 12/2016

6

Giếng khoan

Giếng

02

Từ tháng 4/2016 đến 5/2016

7

Hệ thống cấp nước

Hệ thống

01

Hoàn thiện vào tháng 12/2016

8

Hệ thống cấp điện

Hệ thống

01

Hoàn thiện vào tháng 12/2016

9

Hệ thống thoát nước

Hệ thống

01

Hoàn thiện vào tháng 12/2016

III. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Nhà vệ sinh

m2

18

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

2

Nhà chứa phân

m2

25

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

3

Kho chứa chất thải nguy hại

m2

6

Từ tháng 4/2016 đến 6/2016

4

Bể tách dầu mỡ

m3

1,5

Từ tháng 6/2016 đến 8/2016

5

Bể Biogas

m3

2.400

Từ tháng 4/2016 đến 12/2016

6

Bể thu gom phân

m3

63

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

7

Bể tự hoại

m3

12

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

8

Bể chứa bã phân

m3

85

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

9

Bể lắng

m3

50

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

10

Bể lọc 3 ngăn

m3

60

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

11

Hồ sinh học

m2

850

Từ tháng 4/2016 đến 12/2016

12

Sân phơi phân

m2

48

Từ tháng 10/2016 đến 12/2016

 

1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính

Nhà văn phòng, nhà bếp và nhà ăn của cán bộ công nhân viên: Nhà văn phòng được xây dựng 1 tầng theo kiểu nhà cấp IV với kết cấu: mái lợp tôn, tường xây gạch.

Khu chuồng nuôi: Khu chuồng nuôi gồm 02 nhà nuôi có kích thước giống nhau là 50m x 30m. Tất cả 02 nhà này đều được xây dựng theo kết cấu: Móng xây gạch, khung BTCT, kèo thép chịu lực, mái tông lạnh dày 0,4mm, trần tôn lạnh. Nền bê tông và tấm đan bê tông.

Trong mỗi nhà nuôi được chia làm 2 ngăn có lối đi ở giữa, mỗi ngăn gồm 7 ô nuôi với diện tích bằng nhau để thuận tiện cho quá trình chăn nuôi. Độ dốc của nền chuồng là từ 3 – 5%, hai bên sườn của mỗi nhà nuôi có rãnh thu gom nước thải và phân với kích thước rộng 1,2m và sâu 0,14m được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung (Cống B400) nằm phía cuối 02 nhà nuôi.

Kho chứa cám: Kho chứa cám được đầu tư xây dựng đơn giản với kết cấu cột bê tông tường gạch, sàn bê tông và kèo thép. Mục đích là nơi tập kết dự trữ thức ăn, các loại công cụ, các loại thuốc, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.

Nhà sát trùng: Đây là hệ thống sát trùng người và các phương tiện trước khi vào khu chăn nuôi. Dự án sẽ xây dựng nhà sát trùng ở cổng dành cho xe ra vào khu chăn nuôi. Tất cả các phương tiện ra vào khu chăn nuôi đều phải đi qua nhà sát trùng này: Nền nhà được đổ vôi bột, các phương tiện được phun thuốc khử trùng để đảm bảo rằng việc kiểm soát vệ sinh và dịch bệnh được tốt nhất.

1.4.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

Hệ thống sân đường giao thông nội bộ: Đường nội bộ trong dự án được đổ bê tông với độ dày khoảng 25cm.

Nhà để xe: Xây dựng nhà để xe kết cấu mái vòm thép đơn giản, sàn đổ bê tông dùng làm nơi để xe cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Nhà đặt máy pháp điện, nhà cấp nước: Được xây dựng 1 tầng theo kiểu nhà cấp IV với kết cấu: mái lợp tôn, tường xây gạch. Bên trong nhà được đặt hệ thống máy phát điện và hệ thống cấp nước theo thứ tự từng nhà.

Hệ thống cây xanh: Cây xanh được trồng quanh khu vực dự án nhằm cải thiện môi trường và tạo cảnh quan sinh thái xanh cho dự án, đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu cho dự án.

Hệ thống cấp nước: Nước được bơm từ giếng khoan sau đó bơm lên bể chứa. Sau đó cung cấp cho toàn bộ dự án gồm: Cung cấp nước sạch cho khối văn phòng (nhà văn phòng, nhà bếp, nhà ăn của cán bộ công nhân viên), khối chăn nuôi...

Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện của Công ty điện lực Bắc Giang. Hệ thống cấp điện sẽ được lắp đặt đồng bộ tại các khu văn phòng, khu nhà ở công nhân, khu chuồng trại chăn nuôi…

Hệ thống thoát nước:

- Hệ thống thoát nước mưa: Sử dụng mạng lưới rãnh xây gạch đậy nắp đan bê tông cốt thép đục lỗ để thu nước dọc tuyến. Bố trí các hố ga thu, thăm và thu thăm kết hợp dọc theo hệ thống. Nước mưa sau khi thu gom được chảy xuống hồ sinh học của dự án.

- Nước thải sinh hoạt sau xử lý ở bể tự hoại ở khu nhà vệ sinh và nước thải nhà ăn sau khi qua bể tách dầu mỡ được đấu nối vào hệ thống rãnh thoát nước mưa thông qua ống thu gom thu gom đi ngầm dưới đất và chảy xuống hồ sinh học của dự án.

- Nước thải rửa chuồng nuôi, nước rỉ trong quá trình lưu giữ phân được thu gom vào hệ thống thoát nước được xây dựng dọc chuồng nuôi và được chảy vào bể Biogas để xử lý. Nước thải sau khi xử lý bằng bể Biogas đó được tiếp tục xử lý bằng hệ thống các bể lắng lọc trước khi chảy vào hồ sinh học vào thoát ra ngoài ngòi Cầu Sim.

1.4.2.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Nhà chứa phân có kích thước 25m2(5x5m): Nhà chứa phân được xây dựng với mục đích chứa phân lợn trong quá trình chăn nuôi. Phân lợn sẽ được thu gom và xuất bán hàng ngày cho các thương lái, hộ dân thu mua nhưng trong những trường hợp không xuất hết thì phân sẽ được tích trữ lại chờ xuất tại nhà chứa phân. Nhà chứa phân được xây dựng đơn giản với các móng trụ bêtông cốt thép và kèo thép, mái tôn, tường xây gạch xung quanh. 

Kho lưu giữ chất thải nguy hại: Có diện tích 6m2 (2 x 3m), tường xây bằng gạch, mái lợp tôn, nền đổ bê tông, có cửa ra vào.

Bể tách dầu mỡ thể tích 1,5m3(1,5×0,8×1,2m): Xây gạch đặc 110 VXM 45#, đáy láng đổ BTCT dày 50mm, nắp bể đổ BTCT mác 100 dày 100mm, lòng bể trát vữa XM 100# dày 25mm.

Bể tự hoại 3 ngăn có thể tích 12m3(3×2×2m): Xây gạch đặc 220 VXM 75#, đáy bể đổ BTCT mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ BTCT mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa XM 100# dày 25mm, thành bể trát làm hai lần, lần 1 VXM 75# dày 15mm, lần 2 VXM 75# dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn. Bể được xây dựng dưới khu vực nhà vệ sinh.

Bể thu gom phân thể tích là 63m3 (7x3x3m); Bể chứa bã phân có kích thước 85m3 (10 x 5 x 1,7m); Bể lắng thể tích 50m3 (5x4x2,5m); Bể lọc 3 ngăn thể tích là 60m3 (6x4x2,5m): Xây gạch đặc 220 VXM 75#, đáy bể đổ BTCT mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ BTCT mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa XM 100# dày 25mm, thành bể trát làm hai lần, lần 1 VXM 75# dày 15mm, lần 2 VXM 75# dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng chống thấm.

Bể biogas: Chủ dự án sử dụng bể bằng bạt HDPE với dung tích khoảng 2.400 m3. Quá trình thi công được tiến hành với quá trình đào hố với kích thước 30m x 20m và sâu 4m. Sau khi đào hố xong sẽ tiến hành thi công dải các lớp bạt HDPE để tạo thành bể Biogas.

Sân phơi phân có diện tích là 48m2 (8x3m): Nền được đổ bê tông, mái che được bắn bằng tôn, xung quang có rãnh thu gom nước rỉ từ quá trình phơi phân.

Hồ sinh học: Chức năng chính là xử lý nước thải, nằm phía cuối khu vực dự án với dung tích là 2.550m3 (Tổng diện tích hồ là 850m2, độ sâu 3m), xung quanh được kè đá chống sạt lở thành hồ, lòng hồ được lót bạt chống thấm.

Vị trí các công trình được thể hiện rõ trên sơ đồ đính kèm phụ lục của báo cáo.

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Các hạng mục công trình của dự án được chủ dự án xây dựng đồng thời trong giai đoạn xây dựng và được thực hiện qua các công đoạn sau:

* Đào móng:

- Dựa vào mặt bằng kết cấu móng, tiến hành đào móng.

- Đào và sửa sang hố móng đến cốt thiết kế.

- Hướng thi công theo dọc nhà, đào cuốn chiếu đến khi hoàn thành.

* Gia công lắp dựng thép móng, cốp pha:

- Việc cắt uốn phải dùng phương pháp cơ học không dùng phương pháp nhiệt. Uốn thép phải tiến hành từ từ với tốc độ chậm bằng phương pháp cơ học.

- Thi công cốp pha theo dây chuyền, tổ hợp tuần tự, đảm bảo không cong vênh, bề mặt phẳng nhãn, không lồi lõm.

- Cốp pha phải kín, khít, không biến dạng trong khi đổ bê tông.

- Khi ghép cốp pha phải chính xác có hình dạng kích thước đúng như thiết kế.

* Biện pháp đổ BTCT móng và dầm, giằng móng:

- Bê tông móng được trộn bằng máy trên công trường.

- Đầm bê tông móng dùng đầm dùi để dễ thi công.

- Phần bê tông, lớp bảo vệ dày theo đúng thiết kế và được đảm bảo bằng các con kê xi măng trước khi đổ. Bê tông đổ xong được tưới nước bảo dưỡng theo đúng quy phạm.

*  Công tác xây tường, móng bằng gạch:

- Xác định tim cốt khối xây, truyền tim, cốt vào mặt móng.

- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và dụng cụ thi công.

* Công tác lấp đất lại hố móng, tôn nền: Dùng đất đào móng để đắp lại hố móng, đất đắp phải đảm bảo đủ độ ẩm theo quy định, nền đất khô.

- Đầm đất đảm bảo độ chặt thiết kế bằng đầm cóc, những diện tích nhỏ hẹp không đầm được bằng máy thì đầm thủ công.

* Công tác xây gạch:

- Vữa xây phải đúng mác thiết kế, vữa phải có tính dẻo và độ sệt, khả năng giữ nước đảm bảo dễ xây. Tính dẻo của vữa để có thể rải thành lớp mỏng đặc, đều và cân bằng được viên gạch.

- Gạch dùng trong khối xây là gạch loại Aa đặc chắc, thớ gạch đồng đều không phân lớp, sai số kích thước trong phạm vi cho phép, gạch non, cong vênh, mặt lồi lõm không dùng.

- Khối xây phải đảm bảo nguyên tắc kỹ thuật thi công: Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, không trùng mạch, tạo thành một khối đặc chắc.

* Công tác trát:

Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát:

- Mặt vữa phải bám chắc, đều vào bề mặt kết cấu của công trình.

- Loại vữa và chiều dày lớp trát phải đúng yêu cầu thiết kế, phải đạt được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cho từng loại mặt trát. Mặt trát phải đẹp, toàn bề mặt vữa phẳng nhẵn, không gồ ghề, lồi lõm. Các cạnh vữa phải sắc, ngang bằng, thẳng đứng, không cong vênh, xiên lệch. Các đường gờ chỉ phải sắc, dày đều, thẳng, đúng hình dạng thiết kế.

Công tác chuẩn bị trước khi trát:

- Nhà thầu có đầy đủ dụng cụ cho công tác trát: Bàn xoa, bay các loại, thước các loại, thùng đựng vữa, búa đục...

- Vữa trát phải đúng mác thiết kế, cát phải sàng, rửa cho sạch các tạp chất hữu cơ.

Chuẩn bị mặt trát: Trước khi trát việc đầu tiên là phải làm sạch bề mặt cần trát. Dùng chổi quét sạch bụi bám và các loại rêu sau đó phun nước cho sạch và làm ẩm bề mặt. Nếu mặt trát dính nhiều vữa cũ, vụn bê tông cũ hoặc gồ ghề cục bộ thì phải đục bỏ những khuyết tật đó trước khi trát. Trường hợp mặt trát bị dính dầu mỡ sơn nhất thiết phải tẩy rửa sạch mới được trát.

- Trát tường:

+ Mạch ngừng giữa các đợt trát không nên để phẳng mà để răng cưa tạo liên kết tốt với phần trát sau.

+ Đối với vật liệu bê tông khi trát phải có một lớp hồ xi măng bả lên mặt bê tông đã được làm ẩm rồi mới trát lớp vữa sau sẽ hạn chế nhiều tình trạng bong, bộp. Trời nắng, khô phải có kế hoạch bảo dưỡng cho lớp trát.

- Trát gờ, chỉ:

+ Trát gờ: Trước khi trát phải căng dây và dùng nivô để làm mốc vữa ở mặt gờ, thành gờ, dạ gờ, nếu gờ dài thì nên dựa theo dây để làm nhiều mốc vữa. Trát gờ cũng gồm hai lớp: Lớp lót và lớp mặt, trước hết trát dạ gờ rồi đến thành gờ, sau cùng đến mặt gờ. Mặt vữa dạ gờ phải vuông góc và tiếp xúc đều với mặt vữa tường. Mặt vữa thành gờ phải bằng mặt mốc và cạnh thước, cán thật phẳng và sắc cạnh.

+ Trát chỉ: Dưới gờ thường có chỉ đơn hoặc nhiều chỉ. nếu là chỉ đơn thì sau khi trát xong gờ lấy vữa dẻo làm lớp lót cho chỉ. lớp vữa mặt nên trát rộng hơn một chút so với kích thước chỉ để sau đó cắt gọt bớt đi cho vuông thành sắc cạnh.

*  Công tác lát nền:

- Quá trình lát phải thường xuyên dùng thước dài đặt trên mặt gạch để kiểm tra độ phẳng của mặt lát.

- Hàng gạch xung quanh, các viên mỏ ở bốn góc phải được kiểm tra cẩn thận về cốt, độ vuông, độ phẳng đảm bảo hoàn toàn không nhỡ viên gạch.

* Thi công phần sơn:

- Kiểm tra bề mặt trát của tất cả các chi tiết kết cấu và kiến trúc đạt các tiêu chuẩn: Khô, phẳng, đặc, chắc, không rạn nứt đồng thời các vị trí bị khuyết tật bong, rộp, ghồ ghề phải dùng dao cắt điện cắt loại bỏ, trát lại, chờ khô mới tiến hành bả, sơn.

- Làm vệ sinh bề mặt, sơn và tẩy các vết sần sùi, bám bẩn hoặc dầu mỡ khi đạt yêu cầu mới tiến hành sơn.

- Tiến hành pha chế sơn (với dung môi hoặc nước) theo đúng chỉ định của nhà sản xuất và cung ứng theo màu của thiết kế cho từng vị trí kiến trúc và kết cấu.

* Công tác gia công lắp dựng cửa:

- Gỗ, nhôm, kính hoặc cửa sắt làm cửa đúng chủng loại theo quy định của thiết kế. Gia công chế tạo theo quy cách kích thước thiết kế. Công việc này được tuyển chọn công nhân có tay nghề cao, đảm bảo sản phẩm đúng yêu cầu thiết kế.

- Chỉ tiến hành lắp dựng cửa khi đã nghiệm thu xong khâu sản xuất. Khuôn cửa được liên kết với tường bằng các đầu mút và các bật sắt ghim vào thanh khuôn cửa hoặc các vít nở đối với khuôn của nhôm. Khuôn cửa và cánh cửa khi lắp dựng được cố định tạm bằng bộ gá cho tới khi vữa gắn kết chèn chân bật, chân khuôn với khối tường đạt cường độ chịu lực.

* Thuyết minh quy trình

- Nhập lợn giống: Lợn giống là lợn con sau cai sữa được tuyển theo phương pháp khoa học khoảng 18 – 30 ngày tuổi (tức trọng lượng không thấp hơn 4kg), khi đó lợn con được nhập về khu chuồng trại chăn nuôi theo quy trình đã định sẵn. Lợn được lựa chọn là những lợn khỏe mạnh, có chất lượng tốt. Lợn con khi đưa về được tiêm phòng, nuôi thích nghi trước khi tách đàn đưa vào chăn nuôi.

Toàn bộ lợn giống sẽ được các đơn vị khách hàng cung cấp. Dự án chỉ tiến hành chăn nuôi và xuất lại cho khách hàng khi lợn đã đạt tiêu chuẩn.

- Chăm sóc, chăn nuôi: Lợn con được chăm sóc, theo dõi dịch bệnh nghiêm ngặt.

+ Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phải có chất lượng tốt và được cung cấp từ phía khách hàng.

+ Phương thức, kỹ thuật chăm sóc được các đơn vị khách hàng phổ biến và hướng dẫn cơ sở.

- Xuất bán: Lợn sau khi chăm sóc, chăn nuôi đạt đến khối lượng khoảng 90 – 120 kg/con được xuất chuồng bán cho đơn vị khách hàng (Đơn vị cung cấp lợn giống). Khi kết thúc đợt nuôi để không chuồng trại khoảng 1 tuần để vệ sinh sạch sẽ, sát trùng và chuẩn bị đợt nuôi tiếp theo.

- Tiêu chuẩn CP:

+ Sử dụng con giống đầu vào có chất lượng tốt.

+ Không sử dụng chất kích thích tăng tưởng, các loại chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Quá trình chăn nuôi lợn một cách khoa học, giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường.

+ Lợn đầu ra đạt chất lượng tốt, an toàn cho người tiêu dùng.

- Chủ dự án cam kết sẽ tuân thủ đúng QCVN 01-14:2010/BNNPTNT từ khi thiết kế, thi công, đảm bảo đúng với quy định trước khi dự án đi vào vận hành.

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

1.4.5.1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn thi công

Bảng 1.3: Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công dự án

Stt

Thiết bị máy móc

Đơn vị

Năm sản xuất

Nước sản xuất

Số lượng

Tình trạng

1

Ô tô

Chiếc

2011

Hàn Quốc

03

Mới 80%

2

Máy lu

Chiếc

2012

Hàn Quốc

01

Mới 85%

3

Máy xúc

Chiếc

2011

Hàn Quốc

01

Mới 80%

4

Máy ủi

Chiếc

2011

Hàn Quốc

01

Mới 80%

5

Máy trộn bê tông

Chiếc

2013

Việt Nam

02

Mới 85%

6

Máy đầm

Chiếc

2013

Việt Nam

02

Mới 80%

7

Máy hàn

Chiếc

2014

Việt Nam

03

Mới 85%

8

Máy đóng cọc

Chiếc

2012

Hàn Quốc

01

Mới 80%

 

(Nguồn: Công ty CP Dịch vụ chăn nuôi Ngọc Anh)

1.4.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án

Bảng 1.4: Danh mục các loại máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án

Stt

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị

Năm sản xuất

Nước sản xuất

Số lượng

Tình trạng

1

Thiết bị làm mát chuồng trại

Bộ

2014

Việt Nam

04

Mới 100%

2

Quạt hút lạnh

Chiếc

2014

Việt Nam

12

Mới 100%

3

Máng ăn

Hệ thống

2015

Việt Nam

45

Mới 100%

4

Máy phát điện

Chiếc

2013

Hàn Quốc

01

Mới 100%

5

Máy bơm áp lực rửa chuồng

Chiếc

2014

Hàn Quốc

04

Mới 100%

6

Máy bơm dẫn nước uống

Chiếc

2014

Hàn Quốc

04

Mới 100%

7

Máy phun sát trùng

Chiếc

2013

Việt Nam

04

Mới 100%

8

Các thiết bị khác

-

-

-

-

Mới 100%

 

 Các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong dự án đều được phép lưu hành, không nằm trong danh mục máy móc, thiết bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

* Nguyên vật liệu dùng trong giai đoạn chuẩn bị của dự án:

Đất san lấp: Mặt bằng khu vực thực hiện dự án sẽ được nâng cao lên khoảng 2m (Cao độ hiện trạng trung bình là 10,1; Cao độ sau san nền là 12,1), tuy nhiên do phần diện tích dùng làm hồ sinh học và bể Biogas chủ dự sẽ giữ nguyên hiện trạng và đào sâu thêm, nên khối lượng đất đá sử dụng được ước tính như sau:

Diện tích đất thực hiện dự án: 9.116,2 m2.

Diện tích đất dùng làm hồ sinh học và bể Biogas: 850 + 600 = 1.450 m2.

Như vậy phần diện tích đất cần được nâng cao mặt bằng lên 2 m là: 9.116,2 – 1.450 = 7666,2 m2.

Lượng đất phát sinh trong quá trình đào sâu thêm hồ sinh học (đào sâu thêm khoảng 1m) và bể Biogas (Đào sâu thêm 2m) là: (850x1) + (600x2) = 2050m3

Lượng đất đá cần dùng để san lấp, nâng cao mặt bằng dự án khoảng:

(7666,2 x 2) - 2050 = 13.282,4 m3.

Toàn bộ lượng đất san nền được chủ dự án lấy từ quá trình đào ao của hộ gia đình ông Chu Bá Tuấn bên cạnh khu vực hiện dự án (Cách dự án 20m).

* Nguyên, nhiên vật liệu cần dùng trong quá trình xây dựng:

Bảng 1.5: Bảng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho xây dựng các công trình của dự án

Stt

Nguyên, nhiên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

Khối lượng quy đổi ra tấn

1

Đá các loại

m3

4.000

10.000

2

Cát xây dựng các loại

m3

3.500

8.750

3

Xi măng

tấn

3.150

3.150

4

Gạch

viên

500.000

1.100

5

Gạch lát

m2

280

7

6

Sắt, thép các loại

tấn

3.550

3.550

Tổng

26.557

 

Lượng nguyên vật liệu được quy đổi như sau: 1m3 = 2,5 tấn; 1 viên gạch = 2,2kg; 1m2 = 25kg

(Nguồn: Công ty CP Dịch vụ chăn nuôi Ngọc Anh)

* Đầu vào của dự án trong quá trình hoạt động:

Đầu vào của dự án trong quá trình hoạt động là lợn con được nhập từ các công ty, đơn vị khách hàng với số lượng khoảng 900 con/lứa (1 đợt nuôi).

Ngoài ra trong quá trình chăn nuôi, lượng thức ăn, thuốc thú y... đều do các Công ty đơn vị khách khách hàng cung cấp với nhu cầu sử dụng trong 1 năm dự kiến như sau:

Bảng 1.6: Bảng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án

Stt

Nguyên, nhiên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng/năm

1

Cám các loại

Tấn

650

2

Các loại vacxin phòng bệnh (Vacxin phòng cầu trùng, vacxin phó thương hàn, vacxin dịch tả lợn, vacxin tụ huyết trùng, vacxin lở mồn long móng…)

Liều

90.000

3

Các loại thuốc bổ cho lợn (Thuốc bổ sung vitamin, thuốc bổ sung dinh dưỡng, thuốc bổ sung sắt…)

Kg

240

4

Thuốc sát trùng (Cloramin B, biocid)

Lít

100

5

Vôi bột

Kg

500

6

Điện

kw

3000

 

Nhu cầu sử dụng nước:

- Nước sử dụng cho sinh hoạt: Khi dự án đi vào hoạt động có khoảng 10 cán bộ công nhân viên làm việc trong dự án. Tổng lượng nước sử dụng (Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt theo quy định 20/TCN 33-85 của Bộ Xây Dựng là 60lít/người/ngày):

60lít x 10 người = 600lít/ngày = 0,6m3/ngày.

- Nước sử dụng cho quá trình chăn nuôi:

+ Nước sử dụng cho quá trình tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại: 18m3/ngày.

+ Nước sử dụng cho quá trình cung cấp nước uống cho lợn: 1 - 2m3/ngày.

Tổng lượng nước sử dụng trong quá trình chăn nuôi khoảng 20m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước: Lượng nước sử dụng được lấy từ giếng khoan khai thác nước dưới đất trong dự án.

Lượng nước từ giếng khoan được bơm trực tiếp nên tec chứa trước khi theo các đường ống dẫn cấp đi các công trình xử dụng nước trong dự án.

* Sản phẩm đầu ra của dự án: Lợn thịt thương phẩm với quy mô tối đa 900 con/lứa.

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

- San lấp mặt bằng dự án: Tháng 10/2015 đến hết tháng 2/2016.

- Thi công, xây dựng các hạng mục công trình: 04/2016 – 12/2016.

- Dự án đi vào hoạt động:  Tháng 1 năm 2017.

1.4.8. Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư dự án: 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư bao gồm:

+ Vốn tự có: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ đồng).

+ Vốn vay: 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỷ đồng).

- Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn chuẩn bị, xây dựng: 510.000.000VNĐ.

- Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường hàng năm khi dự án đi vào hoạt động: 240.000.000VNĐ.

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

- Chủ đầu tư: Công ty CP Dịch vụ chăn nuôi Ngọc Anh.

- Quản lý dự án: Theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

- Tổng số cán bộ công nhân viên trong giai đoạn hoạt động của dự án: 10 người. Trong đó:

+ Bộ phận quản lý: 03 người.

+ Công nhân: 06 người.

+ Bảo vệ: 01 người.

Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn CP và quy trình lập báo cáo ĐTM, hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo, lợn thịt quy mô công nghiệp xem tiếp tại đây

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha