Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở khai thác mỏ sét và đầu tư sản xuất gạch tuynel. Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm gần nhất: Khối lượng sản phẩm của năm 2023: 9.607.500 viên;
Ngày đăng: 31-03-2025
10 lượt xem
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................... 1
1. Thông tin chủ cơ sở................................................................................... 1
2. Thông tin cơ sở xin cấp phép.................................................................... 1
2.1. Tên, địa điểm của cơ sở............................................................................ 1
2.2. Quy mô cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) 2
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở................................. 2
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................... 2
3.3. Sản phẩm của cơ sở.................................................................................. 8
4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh....... 10
4.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất.................. 11
4.3. Nguồn cung cấp điện.............................................................................. 12
4.4. Nguồn cung cấp nước............................................................................. 13
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở................................................... 15
5.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 15
5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở......................................................... 17
5.3. Chế độ làm việc và thời gian hoạt động của cơ sở.................................... 19
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 21
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 21
2.2. Khu vực khai thác phù hợp các quy hoạch đã được phê duyệt sau............ 22
2.3. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 24
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...... 24
1.1. Thu gom, thoát nước mưa....................................................................... 24
1.2. Thu gom, thoát nước thải........................................................................ 27
1.3. Xử lý nước thải...................................................................................... 27
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................ 31
2.1. Khu vực khai thác mỏ sét........................................................................ 31
2.2. Khu vực nhà máy sản xuất gạch Tuynel................................................... 33
3. Các công trình, biện pháp chống ồn, chống rung.................................... 37
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại....... 37
4.1. Chất thải rắn thông thường.................................................................... 37
4.2. Chất thải nguy hại.................................................................................. 39
5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................ 41
5.1. Khu vực khai thác mỏ sét........................................................................ 41
5.2. Khu vực nhà máy sản xuất gạch Tuynel................................................... 42
6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác................................ 43
6.1 Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái....................................................... 43
6.2 Giảm thiểu tác động đến hệ thống giao thông........................................... 43
7. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn sinh học...... 45
7.1. Kế hoạch, tiến độ............................................................................ 45
7.2 Kết quả thực hiện.............................................................................. 45
8. Các nội dung thay đổi so với hồ sơ môi trường đã được phê duyệt......... 48
8.1. Đối với nhà máy gạch............................................................................ 48
8.2. Đối với hoạt động khai thác sét gạch ngói............................................... 48
CHƯƠNG IV.............................................................................................. 52
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................ 52
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải..................................... 52
1.1. Nguồn phát sinh nước thải...................................................................... 52
1.2. Lưu lượng xin xả thải............................................................................. 52
1.3. Dòng nước thải...................................................................................... 52
1.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng nước thải......... 52
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải................. 52
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước mưa thoát ra suối trên mỏ: 53
2.1. Nguồn phát sinh..................................................................................... 53
2.2. Lưu lượng xả thải................................................................................... 53
2.3. Dòng xả thải.......................................................................................... 53
2.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng nước thải......... 53
2.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải................. 53
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................ 53
4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................... 54
4.1. Nguồn phát sinh..................................................................................... 54
4.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................ 54
CHƯƠNG V............................................................................................... 56
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................ 56
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt.................. 56
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.............. 56
3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với hồ sinh học................ 59
CHƯƠNG VI.............................................................................................. 60
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............... 60
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải tại cơ sở..... 60
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật...61
6.3. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................... 63
6.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................. 63
CHƯƠNG VII............................................................................................ 65
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ..... 65
1. Các đợt kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở.............................. 65
2. Các khắc phục theo đợt kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở..... 65
CHƯƠNG VIII.......................................................... 67
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................................... 67
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH ....
- Địa chỉ: Thôn Tân Hiệp, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .........
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ......
- Hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số: ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/8/2007 và thay đổi lần thứ 03 ngày 23/11/2020.
- Tên cơ sở (Theo GCN đầu tư được cấp): “Khai thác mỏ sét và đầu tư sản xuất gạch tuynel” (sau đây gọi tắt là Cơ sở)
- Địa chỉ cơ sở: Xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
- Các văn bản liên quan đến cơ sở:
+ Giấy xác nhận Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 02/GXN-UB ngày 08/01/2008 của UBND huyện Lâm Hà của dự án” xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch tuynen” của Công ty TNHH..;
- Giấy chứng nhận đầu tư số ....... cấp ngày 18 tháng 01 năm 2013 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp.
+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 17/GP-UBND ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng cấp;
+ Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết cơ sở khai thác sét gạch ngói tại thôn Tân Hiệp, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng;
+ Công văn số 1081/UBND-TNMT ngày 28/9/2016 của UBND huyện Lâm Hà chấp nhận thay đổi một số nội dung thay đổi trong bản Cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận (Theo đề nghị của Công ty TNHH ... tại văn bản số 08/TH ngày 15/9/2016, gửi UBND huyện Lâm Hà và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Hà báo cáo một số nội dung thay đổi so với bản Cam kết môi trường đã được xác nhận năm 2008).
+ Văn bản số 927/STNMT-MT ngày 05/6/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng về việc xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở khai thác mỏ sét.
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án khai thác mỏ sét và đầu tư sản xuất gạch tuynel (còn gọi là gạch Tuynen) của Công ty TNHH ... có tổng mức đầu tư đăng ký là: 38,8 tỷ đồng (ba mươi tám tỷ tám trăm triệu đồng), căn cứ vào khoản 1 Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 dự án thuộc nhóm C.
Theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì hoạt động sản xuất gạch ngói nung, nhóm C, tại vùng không có yếu tố nhạy cảm về môi trường thuộc nhóm III.
Tuy nhiên, dự án khai thác khoáng sản có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại số thứ tự 9 - Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì loại hình khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản thuộc nhóm II.
Do vậy cơ sở lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT trình UBND tỉnh xem xét, cấp phép.
- Công suất khai thác: Công suất khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 17/GP-UBND được cấp của Mỏ sét Tân Văn là 48.000m3 sét nguyên khối/năm
- Công suất sản xuất gạch tuynel: Theo Giấy chứng nhận đầu tư số ...... được cấp là 19.000.000 viên quy tiêu chuẩn /năm.
Theo Báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế mỏ như sau:
a.Quá trình mở vỉa:
- Chiều dài tuyến hào: 100m. Đường rộng: 8m
- Chiều cao hào mở vỉa không lớn hơn 1,5 lần chiều cao xúc tối đa của máy xúc là 5,25m ( 1,5 x 3,5 m)
- Chiều rộng tối thiểu của hào phải bằng 2 lần bán kính tiếp xúc tối đa của máy xúc là 6,2 m( 3,1m x 2 )
- Độ dốc hào mở vỉa < 10%
- Độ dốc hào: 5/100 = 5%
- Góc nghiêng bờ vách hào: αđ= 450
b.Trình tự khai thác:Thứ tự khai thác từ trên xuống dưới đối với mỗi lớp ngang, tiến dần từ Đông tới Tây khu mỏ. Bóc đất phủ bề mặt phía trên để đảm bảo đủ chiều rộng cho các thiết bị khai thác hoạt động an toàn;
Tạo các tầng khai thác xuống sâu lần lượt có cao độ 875m, 870m, 865m, 860m, 855m, 850m, 845m, 840m, 835m, 830m, sau đó khấu lần lượt từng lớp sét theo trình tự từ trên xuống dưới với chiều dày lớp khấu là 5m, sau khi khai thác hết khu vực I sẽ chuyển sang khu vực II.
c.Bãi thải: Mỏ sét có lớp phủ rất mỏng, khối lượng bóc phủ toàn mỏ (10ha) khoảng 63.600 m3. Do khai thác dạng cuốn chiếu nên lượng đất sau khi bóc phủ ở khu vực tiếp theo sẽ dùng để san lấp, cải tạo môi trường phần diện tích đã khai thác trước đó(công nghệ khai thác cuốn chiếu) nên mỏ có bãi thải ngoài.
Hình 1. 1: Quy trình công nghệ khai thác và nguồn phát sinh ô nhiễm
Thuyết minh dây chuyền công nghệ khai thác:
Đất sau khi bóc tầng phủ để loại bỏ lớp thảm thực vật trên mặt tiến hành khai thác chia lớp bằng cắt tầng từ cote +818m tới cote +881m (từ trên xuống dưới, từ biên giới phía Tây sang biên giới phía Đông Bắc). Sét sau khi khai thác được vận chuyển về khu vực chứa để ủ trước khi đưa vào sản xuất gạch.
Gạch Tuynel là gạch rỗng làm từ đất sét, nung bằng lò tuynel (còn gọi là tuynen) Quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynel được thể hiện qua hình 1.2 sau:
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất gạch tuynel:
Sét sau khi được khai thác tại mỏ, đưa về bãi chứa ngâm ủ cho phong hóa trong thời gian từ 6 tháng – 12 tháng, dùng máy ủi để ủi đất ủ vào máy cấp liệu CB800 x 5000, sau đó được đưa qua băng tải B600, vào máy cán thô. Sau đó qua máy nhào lọc với than cám, qua băng tải B600 để chuyển qua máy cán mịn. Sau khi qua máy cán mịn sét được chuyển qua băng tải B600, qua máy nhào đùn chân không CMK502 rồi chuyển vào máy cắt gạch tự động.
Hình 1.2 Các máy nghiền và băng tải
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynel
Hình 1.4: Robot xếp gạch mới cắt lên palet
Sau đó xe nâng xúc palet đã xếp gạch đi đến sân phơi tự nhiên, xếp theo tuần tự để gạch phơi trước sẽ đưa vào sấy trước.
Sau 15-30 ngày phơi, gạch mộc được xếp vào các xe goòng để đưa vào hầm sấy Tuynel đến độ khô thích hợp.
Hình 1.5 Sơ đồ luân chuyển dòng sản phẩm và khí nóng trong lò
Gòong gạch mộc được đưa vào lò sấy, bắt đầu sấy giai đoạn 1 với tác nhân là khí thải nóng ẩm từ bên lò nung đưa sang từ 50-70 độ. Quạt hút sấy được bố trí hút toàn bộ khí thải ẩm của lò sấy thải ra ngoài qua ống khói.
Sau đó được chuyển sang sấy giai đoạn 2 với tác nhân là khí khô nóng nhiệt độ từ 100-150 độ lấy từ phần sau vùng nung của lò nung.
- Tiếp theo gòong được đưa qua lò nung tiếp tục quá trình sấy và đốt nóng từ 150-600 độ Sau khi qua buồng sấy gạch được tiếp tục được vòng qua lò nung Tuynel.
- Đến vùng nung do tác dụng của bức xạ nhiệt sản phẩm bắt đầu bắt cháy, bén lửa và được bổ sung thêm nhiên liệu từ các lỗ cấp trên mặt lò để đạt được đỉnh nhiệt nung mong muốn với nhiệt độ từ 900 – 1000 độ C.
- Tiếp theo gòong đi đến vùng làm nguội để hạ nhiệt từ từ, toàn bộ khí nóng dư sẽ được thu hồi và đưa qua lò sấy tiến hành quá trình sấy các mẻ gạch khác. Lò nung, sấy tuynel có kích thước dài 95m, ngang 3m40cm; ống khói của nhà máy xây cao 31m, (cao hơn mức thông thường là 25m). Lượng khí thải ra từ lò nung được tận dụng tối đa để sử dụng nhiệt thừa của lò nung đưa sang lò sấy gạch mộc, nhằm tiết kiệm nhiên liệu đồng thời khiến cho lượng bụi thải ra rất ít và nhiệt thải ra tới mức tối thiểu. Nhiệt độ của khí thải khi ra khỏi lò sấy chỉ còn 50 - 600C, nên gây ảnh hưởng ít tới môi trường không khí xung quanh.
Trong lò Tuynel có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí làm nhiệt độ lò không đồng đều. Lò được chia làm 3 vùng: vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội. Không khí lạnh dần được đốt nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm và được chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy. Không khí nóng được chuyển sang vùng đốt nóng sấy khô sản phẩm mộc và đốt nóng dần lên trước khi chuyển sang vùng nung. Sau khi nung gạch được làm nguội trong lò rồi chuyển ra, xếp vào bãi thành phẩm. Thời gian trung bình từ khi vào lò đến lúc đẩy gạch thành phẩm ra khỏi lò khoảng 72 giờ.
- Sản phẩm chính Công ty sản xuất đã sản xuất từ năm 2013 đến nay là gạch nung 6 lỗ tròn Tiêu chuẩn Việt Nam được sử dụng để đánh giá chất lượng đất sét để sản xuất gạch ngói nung là:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450:1998 về gạch rỗng đất sét nung: Sai lệch về kích thước viên gạch không vượt quá quy định:
+ Theo chiều dài: ± 6 mm
+ Theo chiều rộng: ± 4 mm
+ Theo chiều dày: ± 3 mm
- Về tính năng cơ lý: đạt tiêu chuẩn mác gạch M50 (TCVN 1450:1998)
- Độ hút nước: ≤ 16 %.
- Gạch có màu đỏ hồng đẹp; tiếng gõ kêu trong; cường độ nén, uốn trung bình, vết nứt dọc, ngang và sứt cạnh đều trong phạm vi cho phép.
*Khối lượng sản phẩm:
- Khối lượng gạch nung phụ thuộc vào khối lượng sét khai thác hàng năm, khối lượng sản phẩm gạch nung là khối lượng đưa vào chế biến trừ đi khối lượng tổn thất , thực tế là khoảng 1%.
Bảng 1.1: Khối lượng sét chế biến và sản phẩm gạch nung hàng năm
TT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị |
Sản lượng theo năm |
Bình quân |
||||||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
6th 2024 |
||||
1 |
Sản phẩm khai thác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29.219 |
1.1 |
Sét nguyên khai |
m3 |
45.000 |
46.000 |
48.000 |
49.000 |
16.669 |
0 |
0 |
32.602 |
25.702 |
|
1.2 |
Sét nguyên khối |
m3 |
39.683 |
40.564 |
42.328 |
43.210 |
14.699 |
0 |
0 |
28.750 |
22.665 |
25.767 |
2 |
Sản phẩm chế biến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Sét nguyên khai đưa vào chế biến |
m3 |
39.167,7 |
42.834 |
28.822,2 |
25.431,78 |
22.256,5 |
20.892 |
22.618 |
11.529 |
8.671 |
24.691 |
2.2 |
Sản phẩm gạch nung 6 lỗ, (175 x 105 x75)mm |
1000 viên |
21.580 |
23.600 |
15.880 |
14.012 |
15.897,5 |
16.071 |
17.399 |
9.608 |
4.778 |
|
3 |
Tiêu hao sét (m3 nguyên khai/1.000 viên) |
|
1,815 |
1,815 |
1,815 |
1,815 |
1,4 |
1,3 |
1,3 |
1,2 |
1,815 |
1,6 |
- Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm gần nhất: Khối lượng sản phẩm của năm 2023: 9.607.500 viên;
- Khối lượng sản phẩm của năm 2022: 17.398.500 viên; Khối lượng sản phẩm của năm 2021: 16.070.500 viên.
a.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu khai thác sét
Nguồn nhiên liệu phục vụ cho các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình khai thác là dầu diezel (DO), do các Công ty xăng dầu cung cấp.
Đặc điểm của mỏ là chỉ khai thác được vào mùa nắng, lượng đất sét mang về nhà máy ủ để dùng dần quanh năm.
+ Năm 2021: 16,633m3
+ Năm 2022 : 21,551m3
+ Năm 2023: Công ty khai thác chỉ trong 5 tháng, lượng DO sử dụng là 20,5m3.
Nhiên liệu sử dụng cho khai thác theo bảng sau:
Bảng 1.2: Nhu cầu nhiên liệu cho khai thác
STT |
Thiết bị |
Số ca làm trong 1 năm |
Số lượng TB |
Định mức Diezen (lít/ca) |
Định mức Diezen (lít/năm) |
1 |
Máy múc 0,9 m3 |
142 |
02 |
56,8 |
16.131,2 |
2 |
Máy ủi |
142 |
01 |
46,2 |
6.560,4 |
3 |
Ô tô chở sét nội mỏ |
142 |
02 |
72,9 |
20.703,6 |
4 |
Máy cày chở bồn nước tưới đường |
142 |
01 |
3,0 |
426 |
Tổng cộng |
|
178,9 |
43.821,2 |
( Nguồn: Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết đã được PD theo QĐ 564/QĐ-UBND)
b.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sản suất gạch
Nhu cầu nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính của nhà máy là đất sét được khai thác tại mỏ sét gạch ngói của Công ty, cách nhà máy khoảng 300m.
- Năm 2021: Khối lượng khoáng sản nguyên khai (đất làm gạch) đưa vào chế biến: 26.451,6 m3 ( tồn kho đầu năm 2021: 68.775,0 m3)
- Năm 2022: Khối lượng khoáng sản nguyên khai (đất làm gạch) đưa vào chế biến: 30.273,4 m3 (tồn kho đầu năm: 42.323,4m3) 17.398.500 viên gạch.
- 2023: Khối lượng khoáng sản nguyên khai (đất làm gạch) đưa vào chế biến: 11.529m3; Khối lượng, hàm lượng khoáng sản sau chế biến: 9.607.500 viên gạch
Nhu cầu nhiên liệu: Trong quá trình sản xuất gạch tại nhà máy sử dụng than đá là nhiên liệu chính, các thiết bị vận tải dùng dầu DO.
+ Năm 2021: Sử dụng 2.893 tấn than cám 6
+ Năm 2022: Sử dung 3.480 tấn than cám 6
+ Năm 2023: Sử dụng 1.922 tấn than cám 6
* Đối với hoạt động khai thác mỏ sét:
Danh mục các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình khai thác được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị cho khai thác
STT |
Hạng mục |
Đặc tính kỹ thuật |
Số lượng |
Nước sản xuất |
Tình trạng |
1 |
Máy múc |
Bánh xích V gầu 0,9m3 |
1 |
Nhật Bản |
Hoạt động tốt |
2 |
Máy ủi |
Bánh lốp V gầu ,5m3 |
1 |
Nhật Bản |
Hoạt động tốt |
3 |
Ô tô ben |
Dung tích thùng 10m3 |
2 |
Việt Nam |
Hoạt động tốt |
4 |
Máy cày |
Chở bồn 2 m3 |
1 |
Nhật Bản |
Hoạt động tốt |
5 |
Trạm cân xe tải |
60 tấn |
1 |
- |
Hoạt động tốt |
6 |
Camera |
- |
1 |
|
Mới |
* Đối với hoạt động chế biến gạch:
Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị cho sản xuất gạch
STT |
Hạng mục |
Số lượng |
Tình trạng |
1 |
Lò nung gạch (xe goòng, buồng sấy, buồng nung và các thiết bị kèm theo) |
01 hệ thống |
Đầu tư từ 2013 đang hoạt động bình thường |
2 |
Dây chuyền các máy trộn, băng tải và máy đùn gạch |
01 dây chuyền |
|
3 |
Cân điện tử |
01 |
Đầu tư -2020 |
4 |
Máy múc |
01 |
Đầu tư 2017 |
5 |
Robot ABB |
01 |
Mới đầu tư 2022 |
( Nguồn: Danh mục Tài sản, thiết bị theo sổ sách Công ty )
Nhà máy gạch sử dụng mạng lưới điện cấp quốc gia (mạng lưới cung cấp điện dọc theo tuyến đường ĐT 725).
Cơ sở đã xây dựng 02 trạm biến áp công suất 800KVA và 160KVA, đã đầu tư đường dây 220 KV vào tới xưởng để phục vụ toàn cơ sở.
Hoạt động chiếu sáng và bảo vệ ở khu mỏ sét sử dụng 10 đèn dùng năng lượng mặt trời.
Bên cạnh đó, Công ty có trang bị thêm một máy phát điện dự phòng công suất máy 300KVA chỉ dành cho lò nung sấy gạch khi mất điện đột xuất.
Máy sản xuất tại Nhật, một chi nhánh của Công ty MQ power California, động cơ 354 HP 1800 vòng/phút hiệu Komatsu SAA6D125E-2.
Khi điện lưới có xảy ra sự cố mới sử dụng nên khoảng 3-4 lần/năm.
Nhu cầu sử dụng điện được sử dụng cho các thiết bị, chiếu sáng cho hoạt động sản xuất gạch với khối lượng tiêu thụ trong các năm gần đây là:
Năm 2021: tiêu thụ 1.173.500 kWh
Năm 2022: tiêu thụ 1.517.200 kWh
Năm 2023: tiêu thụ 602.800 kWh
4.4.1.Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt:
Công nhân làm việc tại cơ sở chỉ đến làm việc 3-4 tiếng rồi về nghỉ giữa trưa, ăn cơm chiều lại đến làm việc 3-4 tiếng.
Không có công nhân ở lại trong phạm vi cơ sở: toàn bộ đều thuê nhà trọ ở gần nhà máy, hết giờ làm việc về nhà nên không sử dụng nước sinh hoạt ( nấu ăn, tắm giặt…) tại cơ sở, chỉ dùng nước uống trong giờ làm việc.
a.Nguồn cung cấp
Nước uống phục vụ cho công nhân uống tại cơ sở được mua nước tinh lọc để sử dụng trực tiếp tại nơi làm việc.
Nước cho nhà vệ sinh trong nhà máy sử dụng nước bơm lên từ hồ chứa nước mưa , phía sau nhà máy( dung tích khoảng 1000m3).
b.Nhu cầu dùng nước để uống:
Từ năm 2022, công ty đã dần cơ giới hóa và tự động hóa (đầu tư xe nâng và Robot gắp gạch tự động) nên giảm lượng công nhân. Tổng lao động cơ sở là 45 người trong đó công nhân lao động trực tiếp 42 người và nhân viên gián tiếp tại cơ sở 03 người, Công nhân khai thác mỏ chỉ làm mùa nắng, mùa mưa về làm việc ở nhà máy.
Nhu cầu dùng nước để uống bình quân : 1,5lít/ngừơi/ngày x 45 người = 67,5 lít/ngày
Cơ sở mua bình nước lọc loại 20 lít/ bình để uống, sử dụng khoảng 3-4 bình ngày; hết giờ làm công nhân về nhà nên không sử dụng nước sinh hoạt (tắm , giặt, chế biến thức ăn) tại cơ sở.
Nước cho nhà vệ sinh, theo QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt cho đối tượng lưu trú thuộc đô thị loại V là 100 lít/người/ngày.đêm.
Tuy nhiên toàn bộ công nhân viên không lưu trú, lượng nước cấp cho sinh hoạt được định mức bằng 50% của quy chuẩn.
Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại cơ sở được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại cơ sở
STT |
Đối tượng sử dụng |
Số lượng (người) |
Định mức (lít/người/ngày) |
Lưu lượng (m3/ngày.đêm) |
1 |
Công nhân trực tiếp |
42 |
100x50% |
21 |
2 |
Nhân viên gián tiếp |
03 |
100x50% |
0, 1,5 |
Tổng cộng |
22,5 |
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong 1 năm: 22,5m3/ngày x 300 ngày/ năm = 6750 m3/năm. Thực tế thì đa phần công nhân dùng nước sinh hoạt (tăm giặt, nấu ăn và vệ sinh tại nhà riêng), rất ít sử dụng nhà vệ sinh chung trong nhà máy.
4.4.2.Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất nước chủ yếu sử dụng cho công đoạn ngâm ủ đất để cân bằng độ ẩm cho đất. Tùy thuộc vào độ ẩm ban đầu của đất sét nguyên liệu, đảm bảo duy trì độ ẩm 18-22% cho đất khi ủ (chỉ dùng thêm nước ủ đất vào 06 tháng mùa khô, nếu khai thác về chế biến ngay).
Tại cơ sở đất khai thác từ mỏ về đổ ngoài bãi từ 6 tháng đến 1 năm sau mới đưa vào làm gạch. Đất khai thác vào mùa khô thì để ngoài bãi qua mùa mưa tự ngấm nước mưa, nở ra rồi mới đưa vào làm gạch. Do đó hầu như cơ sở không sử dụng thêm nước cho mục đích ngâm ủ
Nhu cầu sử dụng nước cho tưới đường:
- Lượng nước sử dụng để tưới đường vào mùa khô, trong những ngày khai thác là: 3 xe x 2m3 = 6m3/ngày.
Số ngày nắng cần tưới đường theo Báo cáo Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết là 150 ngày/năm. Do vậy nhu cầu dùng nước tưới đường: 6m3/ngày x 150 ngày/ năm = 900m3/năm.
Tổng nhu cầu dùng nước 7650 m3/năm, tương ứng bính quân 22,5m3/ngày
Nước dùng để sản xuất và nhà vệ sinh lấy từ ao nhỏ phía sau nhà máy dung tích khoảng 1000m3, nước tưới đường vào ngày nắng sẽ được lấy từ hồ nước trên mỏ (hồ lắng) rộng 30x40m, sâu khoảng 10-12m dung tích từ 12.000- 14.440m3.
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1. Vị trí địa lý
Khu vực khai thác mỏ sét thuộc địa phận xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là mỏ sét Tân Văn).
a. Khu vực mỏ:
Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 17/GP-UBND ngày 06/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thì diện tích khu vực khai thác 10 ha, gồm 2 khu vực:
Khu vực I: 4 ha. Khu vực II: 6 ha.
Hai khu vực cách nhau bởi một đường đất rộng khoảng 5m, có mương thoát nước dọc đường và có 2 cống thoát nước băng qua đường.
Tuy nhiên trong khu II thuộc diện tích 10ha đã được cấp Giấy phép khai thác số 17/GP-UBND ngày 06/9/2013 đã có nhà cửa và cây trồng ổn định, Công ty không bồi thường , chuyển nhượng đất được nên đã đề nghị trả lại một phần diện tích 3,35 ha (thuộc một phần khu II), diện tích tiếp tục khai thác theo Giấy phép, diện tích tiếp tục khai thác còn 6,65 ha (gồm Khu I và một phần Khu II). Cụ thể được giới hạn bởi các điểm khép kín có tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107045’, múi 30, tỉnh Lâm Đồng ở bảng sau:
a. Khu vực nhà máy: nhà máy, sân bãi và các công trình phục vụ sản xuất khác có diện tích 31.884 m2 (3,1884 ha). Gồm hai thửa đất sau:
- Thửa số 63, tờ bản đồ số 31, xã Tân Văn đã được UBND huyện Lâm Hà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 802688 ngày 17/7/2012 với diện tích 26.548m2 cho ông Nguyễn Mộng Hùng; đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty và chuyển mục đích sử dụng đất theo Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Thửa số 160, tờ bản đồ số 31 xã Tân Văn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 802690 ngày 17/7/2012 với diện tích 5336m2 cho ông Nguyễn Mộng Hùng, đã có Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty và chuyển mục đích sử dụng đất theo Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Hình 1.6. Sơ đồ vị trí của cơ sở trong khu vực (Nguồn: Google map)
5.2.Các hạng mục công trình của cơ sở
5.2.1.Các hạng mục xây dựng cơ bản :
a. Mỏ sét:
Công ty đã tiến hành khai thác từ khi được cấp giấy phép khai thác đến nay. Thứ tự khai thác từ trên xuống dưới đối với mỗi lớp ngang, tiến dần từ Đông sang Tây khu mỏ. Bắc đầu khai thác từ khu I trước. Cụ thể các hạng mục xây dựng cơ bản tại mỏ đã được tiến hành như sau:
- Mở vỉa khai thác: Bóc tầng phủ bề mặt phía trên mỏ để đảm bảo đủ chiều rộng cho các thiết bị khai thác hoạt động an toàn. Đất tầng phủ lấp vào đáy moong các năm trước.
- Tạo tầng khai thác theo trình tự từ trên xuống dưới với chiều dày lớp khấu là 5m. Mở các đường vận chuyển nội bộ trong quá trình khai thác để xuống sâu theo trình tự.
b. Làm đường vào mỏ:
Từ 2016-2017 Công ty đã hoàn tất các công trình xây dựng cơ bản trên mỏ, từ 2018-2019, Công ty đã tiến hành thi công và hoàn thiện công trình đường vận chuyển dài 180m rộng 7 m từ mỏ về nhà máy.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn