Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trạm trộn bê tông nhựa nóng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trạm trộn bê tông nhựa nóng được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế tối đa là 160 tấn/giờ.

Ngày đăng: 24-03-2025

16 lượt xem

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH............................................................................ 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................... 7

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................... 8

1.    Tên chủ dự án đầu tư............................................................................................ 8

2.    Tên dự án đầu tư.................................................................................................. 8

2.1.     Địa điểm thực hiên dự án đầu tư......................................................................... 8

2.2.     Quy mô của dự án đầu tư................................................................................. 9

3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.................................................. 10

3.1.     Công suất của dự án...................................................................................... 10

3.2.     Công nghệ hoạt động của dự án...................................................................... 10

3.3.     Sản phẩm của dự án.......................................................................................... 12

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.... 12

4.1.     Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án.......... 12

4.1.1.     Giai đoạn thi công xây dựng.................................................................. 12

4.1.2.     Giai đoạn vận hành dự án....................................................................... 13

4.2.     Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án..................... 14

4.2.1.      Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện.............................................. 14

4.2.2.      Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước............................................... 14

Chương II............................................................................................................ 15

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 15

1.     Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 15

2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường................ 15

Chương III................................................................................................................. 16

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......................... 16

1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật................................ 16

2.    Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án........................................ 16

Chương IV................................................................................................... 17

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....... 17

1.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án....17

1.1.     Về công trình, biện pháp xử lý nước thải........................................ 17

1.1.1.     Nước thải sinh hoạt................................................................... 17

1.1.2.     Nước thải xây dựng....................................................................... 18

1.1.3.     Nước mưa chảy tràn.......................................................... 18

1.2.     Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.... 19

1.2.1.     Rác thải sinh hoạt........................................................................ 19

1.2.2.     Chất thải xây dựng....................................................................... 19

1.2.3.     Chất thải nguy hại.......................................................................... 20

1.3.     Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................. 20

1.3.1.      Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ quá trình vận chuyển, tập kết nguyên liệu và máy móc thiết bị thi công...... 20

1.3.2.     Giảm thiểu khó hàn do hàn, cắt kim loại................................................... 21

1.4.     Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................. 21

1.5.     Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác.............................. 22

1.5.1.     Giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn............................................ 22

1.5.2.     Giảm ô nhiễm nước thải xây dựng........................................................... 22

1.5.3.     Giảm tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội................. 23

1.5.4.     Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án......... 23

2.    Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.... 26

2.1.     Về công trình, biện pháp xử lý nước thải...................................................... 26

2.1.1.     Đánh giá tác động của nước thải................................................................ 26

2.1.2.     Các công trình, biện pháp xử lý nước thải................................................... 28

2.2.     Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................... 30

2.2.1.     Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ bãi nguyên liệu chứa cát, đá........................... 30

2.2.2.     Bụi từ quá trình bốc dỡ và rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu..................... 30

2.2.3.     Bụi, khí thải từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm................ 32

2.2.4.     Bụi, khí thải tại khu vực sản xuất bê tông.......................................... 33

2.2.5.     Mùi hôi từ khu vực tập trung rác thải sinh hoạt và từ khu vệ sinh................ 34

2.3.     Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn............................ 34

2.3.1.    Chất thải sinh hoạt................................................................................... 34

2.3.2.    Chất thải rắn sản xuất................................................................... 35

2.3.3.    Chất thải nguy hại................................................................ 35

2.4.     Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.... 36

2.5.       Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành...... 36

2.5.1.     Phòng cháy chữa cháy............................................................................ 37

2.5.2.     Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động...37

2.5.3.     Đảm bảo an ninh trật tự.................................................................... 38

2.5.4.     Sự cố sạt lở bờ sông............................................................................ 38

3.    Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................. 38

3.1.    Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư............... 38

3.1.1.    Giai đoạn thi công xây dựng............................................................... 38

3.1.2.    Giai đoạn vận hành.......................................................................... 39

3.2.    Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải , bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.... 39

3.2.1.    Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.............. 39

3.2.2.    Lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục......................... 39

3.3.     Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.................... 39

3.4.     Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.... 39

4.    Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.............. 40

Chương V........................................................................................................... 42

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................................... 42

1.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................... 42

2.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải....................................... 42

2.1.     Nguồn phát sinh bụi, khí thải.......................................................... 42

2.2.     Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng bụi, khí thải...42

2.3.     Vị trí, nguồn tiếp nhận bụi, khí thải........................................................... 42

3.    Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn và độ rung.................................. 42

3.1.     Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................ 42

3.2.     Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung................................................................ 43

3.3.     Giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................................. 43

Chương VI.......................................................................................................... 44

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........... 44

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư.................. 44

2.    Chương trình quan trắc chất thải.......................................................................... 44

2.1.    Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 44

2.1.1.     Quan trắc trong giai đoạn xây dựng......................................................... 44

2.1.2.     Quan trắc trong giai đoạn hoạt động..................................................... 44

2.2.    Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...................................... 45

Chương VI.................................................... 46

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 46

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Địa chỉ văn phòng: Nguyễn Huệ, phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Người đại diện theo pháp luật ủy quyền của chủ dự án đầu tư: (Ông) ..., theo Giấy ủy quyền số 04/UQ-HĐQT ngày 01/08/2023 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp.

Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số: ...., đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 09 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 10, ngày 28 tháng 02 năm 2023.

2.Tên dự án đầu tư

TRẠM TRỘN TÔNG NHỰA NÓNG

2.1.Địa điểm thực hiên dự án đầu tư

Dự án “Trạm trộn bê tông nhựa nóng” được thực hiện tại ấp An Định, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc thửa đất số 283, tờ bản đồ số 13.

Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

  • Phía Bắc: giáp bãi cát đá của Cửa hàng VLXD Thanh Trúc;
  • Phía Nam: giáp Trạm trộn bê tông Minh Khoa;
  • Phía Tây: giáp đường giao thông nội bộ;
  • Phía Đông: giáp sông Cần Lố.

Tọa độ các góc khu vực dự án như sau:

Bảng 1. 1. Thống kê tọa độ các góc của dự án

STT

Tên điểm

Tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105°, múi chiếu

X

Y

1

A

1155352

574172

2

B

1155308

574207

3

C

1155272

574165

4

D

1155323

574122

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông, 2024)

Vị trí của dự án cụ thể như sau:

Hình 1. 1. Sơ đồ giới hạn vị trí các mốc điểm của dự án

2.2.Quy mô của dự án đầu tư

Cơ sở pháp lý thực hiện Giấy phép môi trường của Dự án:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp: . Đăng ký lần đầu: ngày 23 tháng 09 năm 2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 10, ngày 28 tháng 02 năm 2023;
  • Hợp đồng thuê mặt bằng số 864/NLĐT-HĐ.2024.DV ngày 23 tháng 10 năm 2024 giữa Công ty Cổ phần Nhiên liệu Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: ..., thửa đất số 283, tờ bản đồ số 13, ngày 13 tháng 10 năm 2017 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp.

Tổng mức đầu tư là 8.658.000.000 VNĐ (Tám tỷ sáu trăm năm mươi tám triệu đồng). Căn cứ Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công 2019, dự án thuộc nhóm C phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có tổng mức vốn dưới 60 tỷ).

Dự án thuộc nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, thuộc số thứ tự 2 Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08:2022/NĐ-CP.

Tổng diện tích xây dựng là 3.363,5 m2 với các hạng mục như:

Bảng 1. 2. Thống kê các hạng mục công trình của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Trạm trộn bê tông nhựa nóng

1.042,5

31,0

2

Bãi đậu xe

420

12,5

3

Bãi vật liệu

1.086

32,3

4

Sân đường nội bộ

815

24,2

 

Tổng cộng

3.363,5

100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông, 2024)

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án

Dự án “Trạm bê tông nhựa nóng” của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông  được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế tối đa là 160 tấn/giờ.

3.2.Công nghệ hoạt động của dự án

Cơ sở hoạt động 01 dây chuyền trộn bê tông nhựa nóng có công suất 160 tấn/giờ.

* Quy trình công nghệ sản xuất cụ thể như sau:

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng

* Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tại dự án:

Cát, đá được đưa vào buồng sấy, sau khi sấy nóng được băng tải đưa lên sàn và được pha trộn thêm một lượng nhỏ bột đá; sau khi trộn đều lượng bột đá, đá cát này được chuyển xuống thùng trộn, tại đây nhựa nóng từ bồn chứa được bơm vào thùng trộn cùng với cát đá. Sau khi đã trộn đều, hỗn hợp này được xả xuống xe chuyên dùng chở ra công trường sử dụng.

Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của dự án

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Nguồn gốc

Tình trạng (%)

1

Máy cẩu

Cái

2

Nhật

100

2

Dây chuyền trạm trộn bê tông nhựa công suất 160 tấn/giờ

Hệ

1

Việt Nam

100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông, 2024)

Công nghệ sản xuất của dự án được Chủ đầu tư dự án tham khảo và ứng dụng từ các cơ sở đã và đang đi vào hoạt động sản xuất, cùng với việc áp dụng các máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn toàn mới (sử dụng máy móc, thiết bị chế tạo mới 100%) đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất phát thải ô nhiễm và phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.

3.3.Sản phẩm của dự án

Dự án hoạt động sản xuất bê tông nhựa nóng với công suất 160 tấn/giờ.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

4.1.1.Giai đoạn thi công xây dựng

Dự án đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng không quá lớn cho việc thi công xây dựng nhà trạm trộn bê tông nhựa nóng và các công trình phụ trợ. Nguồn vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi,... được lấy từ các nguồn gần khu vực dự án với chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Các nguyên, vật liệu khác được mua từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hoặc các tỉnh lân cận.

Bảng 1. 4. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn xây dựng

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Sắt, thép

tấn

50

2

Gạch

m3

50

3

Đá

m3

100

STT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

4

Cát xây

m3

100

5

Cát nền

m3

50

6

Xi măng

tấn

50

7

Xà gồ, khung kèo thép

tấn

100

8

Tháp tròn các loại

tấn

10

9

Tole dày 4,5 dzem

m2

1.500

10

Phụ kiện khác

tấn

1,0

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông ước tính, 2024)

Máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng dự án

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Số lượng

1

Máy đào

0,7 m3

01

2

Máy ủi

110CV

01

3

Máy trộn bê tông

500L

01

4

Máy khoan bê tông

700W

01

5

Xe lu bánh thép

10 tấn

01

6

Xe cẩu

5 tấn

01

7

Máy uốn sắt

< d40

01

8

Máy cắt sắt

< d40

01

9

Xe rùa

170kg

10

10

Máy hàn điện

23KW

01

11

Máy bơm nước

110CV

01

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp ước tính, 2024)

Ghi chú: Các thiết bị, máy móc được liệt những thiết bị khả năng gây tác động đến môi trường. Cột số lượng thể hiện số phương tiện tối đa mặt cùng một thời điểm trên công trường.

Hóa chất: hoạt động thi công xây dựng dự án không sử dụng hóa chất.

4.1.2.Giai đoạn vận hành dự án

Hoạt động của dự án chủ yếu là sản xuất, chế biến nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nguyên liệu tối đa sử dụng trong 01 ngày sản xuất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 6. Thống kê nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án giai đoạn vận hành

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Đá

m3/năm

950

STT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Khối lượng

2

Nhựa

tấn/năm

85

3

Cát

m3/năm

270

4

Dầu FO, DO

lít/năm

36.000

(Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Đồng Tháp ước tính, 2024)

4.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện, nước của dự án

4.2.1.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho dự án được đấu nối từ lưới điện quốc gia dọc theo tuyến đường xung quanh khu vực dự án, là nguồn điện 3 pha 380V – 560 KVA. Nhu cầu điện năng sử dụng phục vụ giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 30 KW/ngày và giai đoạn vận hành ước tính khoảng 9.280 kWh/tháng.

4.2.2.Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước

Giai đoạn thi công, xây dựng dự án

Nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn này dự kiến khoảng 20 người. Thời gian làm việc trung bình là 1 ca/ngày, mỗi ca kéo dài 8 tiếng, không có công nhân lưu trú tại khu vực dự án. Khi đó, theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính theo đầu người trong một ca làm việc là 25 lít/người.ca và hệ số dùng nước không điều hòa ngày lớn nhất là Kngày = 1,2. Khi đó, lượng nước cấp sinh hoạt lớn nhất là: Qngàymax = (25 L/người.ca × 20 người) × 1,2 = 600 lít/ngày ≈ 0,6 m3/ngày.

Giai đoạn vận hành

Nhu cầu sử dụng được tính toán như sau:

  • Nước cấp cho sinh hoạt của nhân viên làm việc tại dự án (18 người): 1,44 m3/ngày.
  • Nước cấp tưới ẩm mặt đường, vật liệu: 0,67 m3/ngày.

Tổng nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất tại dự án được trình bày tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 7. Thống kê nhu cầu sử dụng nước của dự án

STT

Nhu cầu sử dụng

Định mức

Tổng nhu cầu (m3/ngày)

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

1

Sinh hoạt của nhân viên

80 lít/người

1,44

1,44

2

Nước cấp tưới ẩm mặt đường, vật liệu

0,2 lít/m2

0,67

0

Tổng

2,11

1,44

(Nguồn: Đơn vị vấn tính toán, 2024)

Như vậy, theo tính toán, lượng nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của dự án làm phát sinh nước thải với tổng khối lượng là 1,44m3/ngày.đêm.

>>> XEM THÊM: Lập báo cáo đánh giá ĐTM cho dự án đầu tư nghĩa trang nhân dân

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha