Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án nạo vét lòng sông
Ngày đăng: 02-04-2025
4 lượt xem
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt....................................................... 3
1.1. Thông tin chung về dự án:......................................................................... 4
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.......... 5
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.................................... 5
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:...................................... 5
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM..... 5
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.......... 6
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường:....... 7
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường:.................................................. 7
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường:......................................................... 8
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.............................................. 19
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án..... 22
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án....................... 29
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án:... 45
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án:.................................. 45
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án..... 47
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành........ 66
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................ 66
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo:. 67
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án.......................................... 69
5.2. Chương trình giám sát môi trường............................................................. 70
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO..................................................... 74
Chương 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Dự án Nạo vét sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến khối Hoà Lạc, thị trấn Phú Phong, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đại diện chủ dự án: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn
Người đại diện: ......
Địa chỉ: Phan Đình Phùng, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Tiến độ thực hiện dự án: 2022 – 2024.
a.Vị trí dự án: Thị trấn Phú Phong và xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Vị trí nạo vét nằm ở hạ lưu đập Văn Phong và thượng lưu đập dâng Phú Phong, nên việc nạo vét không được làm ảnh hưởng đến vận hành của đập Văn Phong, trong quá trình lập hồ sơ thiết kế nạo vét sẽ xem xét ảnh hưởng của dự án đến vận hành đập dâng Phú Phong
Vị trí 1:
Hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, KTT 108015’ |
|||||
Tên điểm |
X(m) |
Y(m) |
Tên điểm |
X(m) |
Y(m) |
1 |
1540521,12 |
569335,46 |
16 |
1539993,20 |
569774,99 |
2 |
1540323,52 |
569568,52 |
17 |
1539993,26 |
569742,97 |
3 |
1540232,52 |
569715,77 |
18 |
1540027,64 |
569732,10 |
4 |
1540173,57 |
569849,86 |
19 |
1540032,41 |
569678,23 |
5 |
1540148,00 |
569994,12 |
20 |
1540077,78 |
569637,70 |
6 |
1540125,80 |
570059,59 |
21 |
1540079,42 |
569587,73 |
7 |
1540054,54 |
570159,22 |
22 |
1540124,79 |
569547,20 |
8 |
1539932,04 |
570242,69 |
23 |
1540170,20 |
569474,66 |
Hình 1.1. Vị trí khu vực thực hiện Dự án
1.1.3.2. Đặc điểm khu vực dự án
Đặc điểm địa hình: Khu vực xây dựng công trình thuộc địa bàn xã Tây Phú xã thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, vị trí xây dựng công trình là vùng mặt nước của đập dâng Phú Phong. Cao độ đáy sông trung bình +20.00 đến +14.00; bề rộng lòng sông tương đối lớn, trung bình 500m, những vị trí chân núi nhô ra sát mép sông làm cho lòng sông bị thu hẹp còn 300m. Đoạn sông này mang đầy đủ dáng dấp của sông miền Trung với độ dốc lớn, các bãi bồi hình thành so le nhau làm cho bờ sông biến đổi liên tục; những vị trí sông cong xuất lộ bãi bồi phía bờ lồi, bờ lõm thềm sông dựng đứng, gây xói lở mái nghiêm trọng. Hai bên bờ là vùng đất đai màu mỡ, cao độ biến đổi từ +26.00 (thượng lưu) đến +20.00 (hạ lưu). Đây là đoạn sông có bờ lõm nên xói lở nghiêm trọng, tạo vách dựng đứng, chênh cao từ 5÷6m.
*Hệ thống giao thông:
- Hệ thống giao thông: khu vực xin nạo vét có vị trí giao thông đường thủy và đường bộ rất thuận lợi cho công tác nạo vét. Cát trên nhánh sông được nạo vét bằng máy bơm cát (đường kính ống xả: D200mm) lắp trên thuyền ghe, hướng nạo vét là theo hướng xuôi dòng. Cát sau quá trình nạo vét được bơm thẳng lên bãi tập kết. Các chất rắn lơ lửng trong chất nạo vét còn lại sẽ tiếp tục được lắng xuống, nước trên bề mặt được tuần hoàn tái sử dụng trong quá trình thi công, (trường hợp đưa nước thải ra ngoài Dự án thì sẽ được xử lý đảm bảo theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B, kq = 1,0; kf = 1,2) trước khi thải ra môi trường). Tại bãi san lấp đất cát được dùng xe cơ giới chuyên dụng để vận chuyển san lấp.
Khu vực xin nạo vét đã được UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương tại văn bản số 131/TB-UBND ngày 24/5/2022.
Trong khu vực dự kiến thực hiện dự án không có cư dân sinh sống. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư cụ thể như sau:
+ Phía Bắc cách dự án 60 m là khu dân cư hiện trạng.
+ Phía Nam và Đông Nam cách dự án khoảng 135 m là khu dân cư hiện trạng.
Hiện trạng khu vực Dự án không có các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của dự án
Nạo vét khơi thông dòng chảy nhằm đảm bảo ổn định, thông thoáng dòng chảy và hạn chế tối đa tình trạng sạt lở, sa bồi thủy phá vùng hạ lưu sông Kôn vào mùa mưa lũ, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, đánh bắt thủy sản, đất canh tác nuôi trồng thủy sản và đời sống của nhân dân tại khu vực.
Sản phẩm của nạo vét là đất, cát nhiễm mặn, không phải vật liệu xây dựng chính, cũng không đổ thải được, do đó nhà đầu tư xin được thu hồi làm vật liệu san lấp, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
a.Loại hình dự án
Dự án Nạo vét sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến khối Hoà Lạc, thị trấn Phú Phong, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn được triển khai trên diện tích 103ha.
Loại và cấp công trình:
b.Quy mô dự án
Phạm vi nạo vét cách hạ lưu đập Văn Phong 3 km đến đập Phú Phong, diện tích nạo vét dự kiến khoảng 91,411 ha. Khối lượng dự kiến 1.059.176 m3.
c.Công suất của dự án
Từ Công suất nạo vét dự kiến nêu trên Công ty sẽ đầu tư các thiết bị như sau:
Lựa chọn máy bơm: Dựa trên quy mô công suất nạo vét và khoảng cách vận tải từ nơi nạo vét bơm hút đất cát đến nơi bãi chứa, để phục vụ quá trình nạo vét dự án sử dụng thiết bị máy bơm hút khối lượng đất cát với năng suất bơm hút và đẩy đạt 10m3 đất cát trên giờ hoạt động kết hợp máy nổ hoặc thiết bị tương đương để vận tải được khối lượng đất cát và nước trong đường ống dẫn vận tải Ø200mm về đến bãi chứa tập kết ở cự ly khoảng >200m và >1.100m. Lựa chọn thiết bị máy nổ và máy bơm hút phải có máy nổ động cơ mã lực lớn > 150 HP được lắp đặt trên phà nổi trên mặt nước sông để hút và đẩy vận tải được khối đất cát nạo vét đi xa về đến bãi tập kết.
Phương pháp bơm hút: Máy bơm làm việc theo sơ đồ hình rẻ quạt, hút cát đẩy vận tải trực tiếp cát về bãi tập kết theo đường ống dẫn Ø200mm.
Tính toán nhu cầu máy bơm phục vụ nạo vét
Năng suất thực tế hoạt động của máy bơm hút và đẩy vận tải là: Qng = H.Qh = 5 x 10 = 50 m3/ngày
Trong đó:
+ H – Thời gian thực tiễn mà máy bơm hút hoạt động có sản lượng.
+ Qh –Năng suất khối lượng đất cát thực tế có trong hỗn hợp bơm hút của máy bơm hút được: 10 m3/h;
Năng suất năm của hệ thống máy bơm hút là: Qn = Nth. Nng.Qng = 1x 8 x 26 x 50 = 10.400 m3/năm Trong đó:
+ Nth: Số tháng mà máy bơm hoạt động có năng suất trong năm, Nth= 8 tháng (Sau khi đã trừ 01 tháng để lắp đặt lại và tháo dọn các thiết bị của máy bơm hút, chuẩn bị cho việc hoạt động nạo vét trở lại và thu dọn trước khi đi vào mùa mưa bão);
+ Nng: Số ngày làm việc trong tháng, Nng= 26 ngày.
Như vậy, số lượng thiết bị máy bơm cần thiết để đảm bảo sản lượng nạo vét đạt năng suất năm là: 16.100 m3 đất cát địa chất/năm (tương đương với 18.113 m3 đất cát nguyên khai/năm với hệ số nở rời là 1,125)Q
Trong đó: + Qyc: Nhu cầu khối lượng đất cát cần phải nạo vét trong 1 năm, Qyc =18.113m3/năm ;
+ Qn: Năng suất năm của hệ thống máy bơm, Qn = 10.400 m3/năm;
+ k : Hệ số dự phòng, k= 1,2.
Vì vậy, để đạt được năng suất khai thác hàng năm của dự án, Công ty phải đầu tư 02 máy bơm chính để phục vụ việc nạo vét. Ngoài ra để đảm bảo duy trì việc nạo vét được hoạt động xuyên suốt khi có sự cố máy móc thiết bị máy bơm chính Công ty cần phải đầu tư thêm 01 máy bơm hút để dự phòng.
Bảng 1.5: Thông số kỹ thuật của máy bơm
Thông số |
Kí hiệu |
Trị số |
|
Kích thước cơ bản (L x B x D x d) |
m |
12,6 x 4,2 x 1,5 x 1,1 |
|
Lmax x Bmax |
m |
12,6 x 4,2 |
|
Mạn khô F |
mm |
406 |
|
Vật liệu |
|
Thép |
|
Dung tích |
|
12 |
|
Trang bị tàu chạy |
|||
Thiết bị đo nghiêng |
|||
Đồng hồ |
|||
Thước đo mức nước |
|||
Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm |
|||
Két thu hồi hỗn hợp dầu nước: 1 chiếc |
Tổng thể tích (m3): 0,15 |
||
Két dầu bẩn: 1 chiếc |
Tổng thể tích (m3): 0,05 |
||
[Nguồn: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa]
* Hệ số nở rời: Căn cứ theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Vì trong hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật chưa có hệ số nở rời nên áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447:2012 do Bộ Khoa học và công nghệ công bố tại phụ lục C - Bảng C1 - hệ số chuyển đổi thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi. Đối với cát hệ số chuyển đổi từ tự nhiên sang tơi là 1,08 đến 1,17. Dự án chọn hệ số nở rời trung bình là: 1,125.
d.Công nghệ sản xuất của dự án
Loại hình dự án là nạo vét khơi thông dòng chảy kết hợp thu hồi đất, cát nhiễm mặn. Do đó, không có công nghệ sản xuất.
Về cao độ đáy sông sau khi nạo vét: Cao độ đáy sông sau khi nạo vét đảm bảo thông thoáng, thoát lũ tốt, không ảnh hưởng tới an toàn của công trình dọc bờ sông; đồng thời đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến hạ tầng trong khu vực, phương án nạo vét được thiết kế theo Văn bản 703/SNN-QLXDCT ngày 29/3/2022 của Sở NN&PTNT V/v xin chủ trương lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Nạo vét lòng sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.
Theo đó:
- Đối với sông Kôn: Phạm vi nạo vét theo chiều ngang, cách chân kè 50m, cao trình sau nạo vét không thấp hơn cao trình đỉnh chân kè hiện trạng.
Đối với sông Kút: Phạm vi nạo vét là bãi bồi thượng lưu cầu Phú Phong; cao độ nạo vét từ mặt đất tự nhiên thuận theo độ dốc dòng chảy tự nhiên về hạ lưu; cách chân kè 50m, cao trình sau nạo vét không thấp hơn cao trình đỉnh chân kè hiện trạng; cách thượng lưu cầu Phú Phong theo quy định pháp luật về hành lang bảo vệ công trình giao thông.
Khu vực nạo vét trừ các mỏ cát trong khu vực đã được UBND tỉnh cấp phép và các mỏ đang xin cấp phép.
Trên cơ sở đó, sau khi kiểm tra tài liệu địa hình và thực tế hiện trường, đề xuất phương án nạo vét như sau:
Đối với sông Kút: Trên đọa nạo vét có Đê sông Kút (Cao trình đỉnh đê: +23.10÷20.80m, cao trình đỉnh chân khay: +18.40÷17.10m), bề rộng sông <100m, nên đề xuất không thực hiện việc nạo vét đối với sông Kút vì sẽ ảnh hưởng đến an toàn các dự án đã xây dựng.
Đối với sông Kôn:
+ Thông số ký thuật của các dự án đã thực hiện trong khu vực nạo vét:
++ Đập dâng Văn Phong: Cao trình MNDBT+25.00m - Cao trình sân sau+15.00m
++ Đập dâng Phú Phong: Cao trình MNDBT +18.00m - Cao trình ngưỡng đập +14.00m
++ Kè Bình Tường (Bờ hữu): Cao trình đỉnh kè+22.00÷20.15m - Cao trình đỉnh chân khay: +17.80÷16.90m
++ Đê bao Tây Sơn (Bờ hữu):Cao trình đỉnh kè: +22.50÷21.50m - Cao trình đỉnh chân khay: +16.70÷15.70m
++ Kè Bình Thành (Bờ tả)Cao trình đỉnh kè: +21.60÷20.50m - Cao trình đỉnh chân khay: +20.20÷17.00m
++ Kè từ bến Trường Trầu về hạ lưu (Bờ tả): Cao trình đỉnh kè: +19.70÷18.20m
Cao trình đỉnh chân khay: +17.20÷16.00m Trên cơ sở cao trình đỉnh chân khay các dự án đã thực hiện trong khu vực biến
động từ +17.80 (thượng lưu), đến +15.70m (hạ lưu), trong khi đó, cao trình lòng sông hiện trạng từ +16.50÷12.80m, các bãi bồi dọc sông có cao trình từ +19.00÷14.50m.
Đề xuất cao trình nạo vét từ +17.00 (thượng lưu) đến +14.00 (hạ lưu giáp đập dâng Phú Phong, cao trình nạo vét bằng cao trình ngưỡng đập). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các công trình dọc bờ, tuyến nạo vét thiết kế cách chân kè hiện có 50m (đề xuất của Sở NN & PTNT tại văn bản 703/SNN-QLXDCT, ngày 29/3/2022). Hệ số mái thiết kế nạo vét m=9, đảm bảo ổn định không sạt lở.
Những vị trí có cao độ tự nhiên thấp hơn cao độ nạo vét thì giữ nguyên hiện trạng..
Khu vực lán trại: Đặc điểm của khu vực dự án là nạo vét khơi thông dòng chảy nên sẽ không xây dựng kiên cố, công nhân viên của công ty là người tại địa phương sáng đi làm tối về. Hiện tại đơn vị thi công Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn đã xây dựng khu vực điều hành, khu văn phòng tại khu vực dự án.
Khu vực bãi, lán trại: Tại công trình có bố trí lán trại được làm bằng tôn, nhà làm việc của ban chỉ huy công trường, khu kho đựng vật liệu như: vải địa kỹ thuật, sắt thép, xi măng, …. và khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại.
Việc nạo vét sông Kôn đoạn từ đập dâng Phú Phong đến hạ lưu đập Văn Phong 3 km nhằm khơi thông dòng chảy tại các bãi bồi để tăng lưu lượng thoát lũ và tạo mặt thoáng rộng, cảnh quan đẹp trước đập Phú Phong và đặc biệt cảnh quan Bến Trường Trầu trước Bảo tàng Quang Trung; đồng thời tận dụng nguồn vật liệu đất, cát nạo vét để phục vụ thi công xây dựng, san lấp các công trình trọng điểm của tỉnh cũng như các công trình trên địa bàn huyện là cần thiết.
Bảng 1.7: Các công trình bảo vệ môi trường
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Khối lượng |
Ghi chú |
1 |
Nhà vệ sinh di động có hầm chứa phân |
cái |
01 |
Lắp đặt tại khu vực dự án |
2 |
Thùng đựng rác thải sinh hoạt 660L |
thùng |
01 |
nt |
3 |
Thùng chuyên dụng chứa chất thải nguy hại |
thùng |
01 |
nt |
Danh mục máy móc thiết bị phục vụ dự án được trình bày cụ thể tại bảng sau:
Bảng 1.8: Tổng hợp nhu cầu các thiết bị chủ yếu
STT |
TÊN THIẾT BỊ |
MÔ TẢ SƠ BỘ |
SỐ LƯỢNG |
1 |
|
Ống truyền tải cát đường kính Ø200mm và hệ thống phao nổi để bơm cát đến khu vực bãi tập kết |
02 hệ thống |
2 |
Thuyền, phà (ghe) đặt máy bơm hút |
- Tải trọng 5T, |
03 chiếc |
3 |
|
Ống truyền tải cát đường kính Ø200mm và hệ thống phao nổi để |
01 hệ thống dự phòng |
|
|
bơm cát đến khu vực bãi tập kết |
|
4 |
Máy phát điện 10 KVA |
|
01 máy |
5 |
Hệ thống cấp nước sinh hoạt |
|
01 hệ thống |
Đánh giá việc lựa chọn công nghệ khai thác của dự án: Phạm vi nạo vét nằm trong vùng ảnh hưởng của thủy triều, vì vậy lựa chọn phương án nạo vét bằng máy bơm đặt trên thuyền, ghe, hướng nạo vét là theo hướng xuôi dòng. Cát sau quá trình nạo vét được bơm thẳng lên bãi tập kết bằng đường ống D200mm. Các chất rắn lơ lửng trong chất nạo vét còn lại sẽ tiếp tục được lắng xuống, nước trên bề mặt được tuần hoàn tái sử dụng trong quá trình thi công, (trường hợp đưa nước thải ra ngoài Dự án thì sẽ được xử lý đảm bảo theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B, kq = 1,0; kf = 1,2) trước khi thải ra môi trường).
- Hoạt động của dự án: là dự án nạo vét lòng sông khơi thông dòng chảy. Do đó, nếu thực hiện đúng quy trình khai thác, đảm bảo khai thác đúng độ sâu cho phép và thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu sẽ giảm đáng kể các tác động đến môi trường, giảm xói mòn, sạt lở bờ sông.
Hoạt động lưu chứa tại bãi tập kết: cát nhiễm mặn được san lấp mặt bằng, ngoài ra nhu cầu san lấp dự án sẽ từ quá trình tiếp nhận đất thừa từ các dự án khác vào Khu đô thị và từ mỏ đất. Do đó, việc tập trung nhiều Dự án mà không có sự phân bố hợp lý sẽ gây cản trở hoạt động thi công công trường. Quá trình lưu chứa vượt quá lượng đất san lấp mà Dự án cần thì phải có nơi lưu chứa trước khi san lấp Dự án.
Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu chính của dự án là đất cát nhiễm mặn được thu hồi san lấp tại khu vực dự án.
Nhu cầu nhiên liệu
Nhu cầu về dầu máy
Nhiên liệu chính là dầu diezel, dầu nhờn, mỡ bôi trơn dùng cho phương tiện nạo vét và vận chuyển cát xây dựng, lượng dầu sử dụng cụ thể như sau:
+ Định mức thuyền, phà (ghe) tải trọng 5T là 20.592 lít/năm (định mức theo Công bố số số 975/UBND-KT ngày 28/02/2022 là 44 lít/ca, số ca làm việc trong năm là 234 ca).
+ Dầu nhờn, mỡ bôi trơn tính bằng 3% tiêu hao dầu điêzen: 309 kg/năm
Nguồn cung cấp: được Công ty mua trực tiếp tại các cửa hàng xăng dầu trong khu vực lân cận.
(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật - Công ty TNHH Phú Gia Riverside)
Nhu cầu về nước
Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của công nhân theo bảng 3.1 của TCXD 33-2006 của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca. Tổng lượng nước sử dụng trong 01 ngày: Q = 4 người/ngày x 45 lít/người = 180lít/ngày = 0,18 m3/ngày. Vậy lượng nước dùng cho sinh hoạt của Dự án khoảng 0,18 m3/ngày.
Nguồn cung cấp: nước uống được mua trực tiếp nước uống đóng chai của đơn vị sản xuất nước đóng chai trên địa bàn, nước sinh hoạt được mua từ xe bồn.
Nhu cầu về điện
Hoạt động nạo vét cát của dự án chỉ sử dụng máy bơm hút. Do đặc điểm khai trường mỏ nằm ở lòng sông do vậy dự án sẽ không đầu tư hệ thống đường điện cố định mà đầu tư máy phát điện di động với công suất 10KVA để phục vụ chiếu sáng tại khu vực lán trại, khu vực bãi tập kết vật liệu.
Sản phẩm sau nạo vét là đất cát làm vật liệu san lấp phục vụ thi công san lấp mặt bằng các các dự án công trình xây dựng của tỉnh.
- Quy trình nạo vét
Thực hiện nạo vét theo phương pháp chia đôi luồng theo trình tự xác định từ giữa tâm luồng sang biên luồng: Ban đầu thi công phía luồng bên trái (theo hướng từ biển vào), sau khi thi công xong phần luồng bên trái sẽ tiếp tục thi công phần luồng phía bên phải, theo trình tự nạo vét từ giữa tâm luồng sang biên luồng.
Thuyết minh:
Khi bàn giao mặt bằng thi công cho đơn vị thi công, cần tiến hành cắm mốc, đo đạc khảo sát thi công. Sau đó thả phao báo hiệu dẫn luồng và giới hạn khu vực thi công và lựa chọn vị trí đưa tổ hợp phương tiện vào thi công. Các đơn vị sẽ tiến hành nạo vét theo từng khu vực, sau đó đo đạc kiểm tra khu vực nạo vét. Những vị trí nào đạt theo thiết kế thì dừng nạo vét và bàn giao mặt bằng, khu vực chưa đạt thì tiếp tục nạo vét các lần tiếp theo. Vật chất nạo vét sẽ được bơm hút trực tiếp lên khu vực tập kết dự án. Tại khu vực này sẽ tận dụng những ao tôm hiện trạng để lưu chứa các vật chất nhiễm nước (cát nạo vét), để lắng cặn và tái sử dụng để phục vụ hoạt động thi công, nước trên bề mặt được tuần hoàn tái sử dụng trong quá trình thi công, (trường hợp đưa nước thải ra ngoài Dự án thì sẽ được xử lý đảm bảo theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B, kq = 1,0; kf = 1,2) trước khi thải ra môi trường).
- Quy trình vận hành
Quản lý vận hành trong mùa lũ:
+ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu và tập kết đúng nơi quy định để sẵn sàng phòng cứu lũ khi có sự cố;
+ Theo dõi thường xuyên dự báo khí tượng thủy văn trong mùa lũ để kịp thời xử lý các tình huống xấu xảy ra.
Quản lý vận hành trong mùa kiệt:
+ Trong mùa kiệt (từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm), đơn vị quản lý thường xuyên kiểm tra độ sâu của khu vực dự án để thực hiện nạo vét theo các quy định của pháp luật về xây dựng;
+ Cấm các loại phương tiện giao thông thủy có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép lưu thông trên tuyến luồng;
Phạm vi giới hạn: phạm vi thi công theo giới hạn khoanh vùng vị trí nạo vét trên bình đồ.
Đường thi công: để có thể kết hợp giữa các thiết bị thi công cơ giới nhằm đảm bảo tiến độ, các điểm thi công công trình cần xem xét trước đường thi công dự kiến để đến giai đoạn thi công có thể đưa máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công được nhanh chóng.
Nhìn chung mặt bằng thi công công trình khá thuận tiện. Chỉ cần vận chuyển máy móc thiết bị tới vị trí nạo vét là có thể triển khai nạo vét.
a.Dẫn dòng thi công
Công trình chỉ nạo vét lòng sông, do vậy không cần dẫn dòng thi công.
b.Phương án thực hiện nạo vét
Trên cơ sở cao trình đỉnh chân khay các dự án đã thực hiện trong khu vực biến động từ +17.80 (thượng lưu), đến +15.70m (hạ lưu), trong khi đó, cao trình lòng sông hiện trạng từ +16.50÷12.80m, các bãi bồi dọc sông có cao trình từ +19.00÷14.50m. Đề xuất cao trình nạo vét từ +17.00 (thượng lưu) đến +14.00 (hạ lưu giáp đập dâng Phú Phong, cao trình nạo vét bằng cao trình ngưỡng đập). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các công trình dọc bờ, tuyến nạo vét thiết kế cách chân kè hiện có 50m (đề xuất của Sở NN & PTNT tại văn bản 703/SNN-QLXDCT, ngày 29/3/2022). Hệ số mái thiết kế nạo vét m=9, đảm bảo ổn định không sạt lở.
Những vị trí có cao độ tự nhiên thấp hơn cao độ nạo vét thì giữ nguyên hiện trạng.
Phương án thiết kế nạo vét như trên phù hợp với địa hình, độ dốc đáy sông và độ dốc thủy lực các nhánh sông, đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ.
Theo tài liệu khảo sát thì khu vực nạo vét có địa chất cơ bản thành phần chủ yếu là đất rời (cát thô) và đất dính (á sét sạn sỏi, á cát và sét); đất dẻo cứng xốp, chặt không đều, tính thấm nước cao. Từ kết quả khảo sát trên có thể đánh giá hiện tượng bồi lấp lsông Kôn – hệ thống sông Kôn được tạo nên do bùn cát thượng lưu đổ về tích tụ nhiều năm. Bên cạnh đó, phạm vi nạo vét nằm trong vùng ảnh hưởng của thủy triều, vì vậy lựa chọn biện pháp nạo vét là dùng máy bơm hút để nạo vét lòng sông. Sử dụng phương án này là hoàn toàn phù hợp với hiện trạng của Dự án.
c.Trình tự thi công
Công tác chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi thi công nạo vét, đơn vị thi công làm công tác chuẩn bị như sau:
Định vị tuyến nạo vét:
Khu vực nạo vét được công ty thuê đơn vị tư vấn có chức năng định vị các điểm tọa độ theo giấy phép. Đồng thời được kiểm tra bằng các hàng phao dấu thả dọc theo các mép dãi thi công.
Thả phao
Dùng máy định vị GPS cài sẵn trên máy tính vị trí của các điểm cần thả phao, kỹ thuật chuyên môn sẽ tiến hành thả phao định vị khu vực giới hạn.
Sau khi thả phao xong sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra lại và điều chỉnh phao đảm bảo độ chính xác cao cho công tác thả phao.
Trong diện tích nạo vét đã được quy hoạch, Chủ đầu tư sẽ thả phao hướng dẫn luồng theo đúng quy định của ngành giao thông thủy và các vị trí thả phao theo lịch nạo vét.
Chỉ được phép thi công nạo vét sau khi đã kiểm tra các vùng thi công, đã hoàn thành tất cả các công tác chuẩn bị.
Hình 1.3. Mặt cắt ngang biện pháp thi công
Công tác thi công nạo vét
Các thiết bị thi công nạo vét tiến hành thi công theo bản vẽ thiết kế và thiết kế tổ chức thi công. Đồng thời dựa theo cấu tạo và tính chất của đất cát tại hiện trường, điều kiện của công trình thi công và năng lực của các thiết bị để chọn lựa phương pháp thi công và thông số làm việc phù hợp. Khi làm việc xác định vị trí chính xác đúng lúc để tránh xảy ra nạo vét sót hoặc nạo vét quá lớn. Định vị vị trí thi công nạo vét cần phù hợp những quy định dưới đây:
Định vị thi công có thể áp dụng phương pháp cọc dẫn hướng, phương pháp tính toạ độ mặt bằng của điểm chờ (khi biết rõ toạ độ của ba điểm), phương pháp định vị bằng DGPS và các phương pháp định vị khác. Độ chính xác định vị của những phương pháp định vị này phù hợp với quy định hiện hành về trắc đạc của Nhà nước. Khi thi công dựa theo yêu cầu về chất lượng của công trình, quy mô của công trình, điều kiện cụ thể ở hiện trường, chủng loại của các thiết bị nạo vét và vấn đề kinh tế để tiến hành chọn lựa.
Sử dụng hệ tọa độ VN-2000 để định vị vị trí thi công nạo vét. Phương án thi công áp dụng là phương án thi công xuôi dòng.
Hướng thi công nạo vét: Các phương tiện nạo vét phải di chuyển liên tục, từ thượng lưu tiến dần về phía hạ lưu, đồng thời hạ dần độ sâu nạo vét đến cao độ quy định theo dự án được duyệt. Trong quá trình thi công thường xuyên kiểm tra độ sâu nạo vét, không cho độ sâu vượt quá cao độ được duyệt.
Phương án nạo vét:
Nạo vét bằng máy bơm hút đặt trên thuyền, ghe đáy lsông Kôn đến cao trình (- 2,06 ÷ -2,09) với bề rộng luồng 60m, chiều dài tuyến lường 248,8m, hệ số mái thềm nạo vét m=9, khối lượng nạo vét lòng sông là 12.095 m3 và lsông Kôn đến cao trình - 1,7m với bề rộng luồng 4m, chiều dài tuyến lường 540,0 m, hệ số mái thềm nạo vét m=9, khối lượng nạo vét lòng sông là 20.080 m3.
+ Công suất nạo vét: 16.100 m3 đất cát địa chất/năm (tương đương với 18.113 m3 đất cát nguyên khai/năm với hệ số nở rời là 1,125).
+ Thiết bị bơm hút: Sử dụng máy bơm hút đất cát là 02 máy chính (01 máy dự phòng) có máy nổ động cơ mã lực lớn > 150 HP, công suất hút đất cát 10m3/h được lắp đặt trên phà nổi trên mặt nước sông để hút và đẩy vận tải được khối đất cát nạo vét đi xa về đến bãi tập kết.
+ Đường kính ống đẩy xả có đường kính Ø200mm, đường ống thuộc loại nhựa mềm, dẻo và được tháo lắp rời bằng khớp nối linh hoạt, do đó rất thuận lợi dễ dàng di chuyển trên mặt nước; đường ống được lắp đặt nổi trên các canh phao và nổi trên mặt nước. Trong Khi nạo vét các đường ống đặt về 1 hướng, hướng còn lại sẽ phân luồng cho thuyền, ghe di chuyển.
+ Chiều dài tuyến ống: >1.100m đối lsông Kôn và đối với lsông Kôn >200m;
+ Công suất bơm hút đất cát và vận tải đến bãi tập kết: 10 m3/h.
Quy trình thi công nạo vét của Dự án như sau
* Nạo vét đất, cát từ lòng sông
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ quá trình nạo vét cát
Thuyết minh:
Cát trên sông Kôn được nạo vét bằng máy bơm cát (đường kính ống xả: Ø200mm) lắp trên thuyền, ghe, hướng nạo vét là theo hướng xuôi dòng bơm thẳng lên bãi tập kết bằng đường ống Ø200mm. Sau khi khối lượng chất nạo vét được lắng trọng lực, nước trên bề mặt sẽ chạy thoát về các hố lắng. Các chất rắn lơ lửng trong chất nạo vét còn lại sẽ tiếp tục được lắng xuống và nước trên bề mặt được tuần hoàn tái sử dụng trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công sẽ thường xuyên đo đạc kiểm tra lại vị trí các phao khống chế và điều chỉnh kịp thời để công tác thi công nạo vét được chính xác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy trình thả phao định vị khu vực nạo vét:
Dùng máy định vị GPS cài đặt sẵn trên máy tính vị trí của các điểm cần thả phao, kỹ thuật chuyên môn sẽ tiến hành thả phao định vị khu vực giới hạn.
Sau khi thả phao xong sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra lại và điều chỉnh phao đảm bảo độ chính xác cao cho công tác thả phao.
Trong quá trình thi công sẽ thường xuyên đo đạc kiểm tra lại vị trí các phao khống chế và điều chỉnh kịp thời để công tác thi công nạo vét được chính xác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trong diện tích nạo vét đã được quy hoạch, Chủ đầu tư sẽ thả phao hướng dẫn luồng theo đúng quy định của ngành giao thông thủy và các vị trí thả phao theo lịch nạo vét. Cắm biển báo hiệu dẫn luồng thuyền ghe lưu thông trên sông.
Biện pháp kiểm soát cao độ đáy của khu vực nạo vét
- Biên giới khu vực nạo vét được chia thành các khu nhỏ, thực hiện hoạt động nạo vét theo từng lớp, sau khi làm xong từng khu nhỏ sẽ di chuyển phương tiện nạo vét sang khu kế tiếp, không nạo vét tập trung quá sâu tại một chỗ, tránh gây sự cố môi trường và vượt cao độ được phê duyệt.
- Công ty sử dụng máy đo độ sâu cầm tay để kiển soát độ sâu nạo vét đảm bảo theo thiết kế.
Quy trình giám sát việc san lấp:
+ Trước khi thi công nạo vét sẽ tiến hành khảo sát hiện trường khu vực san lấp.
+ Tiến hành kiểm tra lại địa hình độ sâu tại khu vực san lấp và diện tích san lấp cho phép được phê duyệt.
Thời gian thực hiện công tác thi công nạo vét là 01 năm.
Thời gian hoàn phục môi trường sau khai thác là: 06 tháng kể từ khi kết thúc khai thác.
Sau khi kết thúc việc khai thác, hết thời gian hoàn phục môi trường Công ty sẽ tiến hành đo vẽ, lập hồ sơ đóng cửa mỏ theo quy định.
Bảng 1.9: Tiến độ thực hiện dự án
TT |
Hạng mục công trình |
Tiến độ |
|
Năm 2022 |
Năm 2023 |
||
1 |
Lập hồ sơ, thủ tục cấp phép nạo vét và trang bị máy móc thiết |
|
|
2 |
Giai đoạn nạo vét |
|
|
3 |
Cải tạo, phục hồi môi trường |
|
|
4 |
Đo vẽ, lập hồ sơ, thủ tục đóng cửa |
|
|
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: 70.382.502.000 đồng
TT |
KHOẢN MỤC CHI PHÍ |
Giá trị |
1 |
Chi phí xây dựng |
32.384.177.000 |
2 |
Chi phí quản lý dự án |
866.601.000 |
3 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
2.497.125.000 |
4 |
Chi phí khác |
27.983.793.000 |
5 |
Chi phí dự phòng |
6.650.806.000 |
|
TỔNG CỘNG |
70.382.502.000 |
[Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật ]
Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động
Nhiệm vụ của Chủ Đầu tư
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn là Chủ đầu tư dự án. Chủ đầu tư dự kiến có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án
Biên chế lao động:
Biên chế lao động được tính toán theo công tác nạo vét và các chỉ tiêu về định biên lao động chính nhằm đạt khối lượng thi công nạo vét, biên chế lao động tại mỏ như bảng 1.11.
Bảng 1.11 . Bố trí lao động
TT |
Tên công việc, chức danh |
Đơn vị |
Giá trị |
1 |
Điều hành, Kế toán |
người |
1 |
2 |
Công tác nạo vét |
người |
3 |
|
Tổng cộng |
|
4 |
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn