Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại gồm các thiết bị phục vụ ngành điện, cầu đường và giao thông, xây dựng công trình, thiết bị quảng cáo ngoài trời, sàn ô tô, và các sản phẩm cơ khí khác với công suất 3.600 tấn/năm.

Ngày đăng: 29-03-2025

17 lượt xem

MỤ​C LỤC

CHƯƠNG I 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 6

1. Tên chủ dự án đầu tư. 6

2. Tên dự án đầu tư. 6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư. 9

3.1. Công suất của dự án đầu tư. 9

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 9

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 17

4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng. 17

4.2. Nhu cầu sử dụng nước. 18

4.3. Nhu cầu sử dụng điện. 20

CHƯƠNG II 21

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 21

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 21

CHƯƠNG III 24

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP. 24

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 24

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 24

1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa. 24

1.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải 25

1.3. Xử lý nước thải 26

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 27

2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải khu vực xưởng sản xuất 27

2.2. Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 31

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 32

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 34

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 35

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành. 36

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 40

8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 41

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): 41

10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 41

CHƯƠNG IV.. 42

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 42

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 42

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 42

2.1. Nguồn phát sinh khí thải 42

2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa. 42

2.3. Dòng khí thải 42

2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 42

2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải 43

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 43

4. Nôi dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 43

5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 43

CHƯƠNG V.. 44

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 44

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. 44

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 44

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 44

1.3. Tổ chức, đơn vị quan trắc, đo đạc, lấy và phân tích mẫu. 45

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. 45

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 45

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 46

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 46

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 46

CHƯƠNG VI 47

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 47

PHỤ LỤC.. i

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

- Cơ quan chủ dự án: Công ty TNHH Cơ khí...

- Điện thoại: .........

- Người đại diện: .............

- Chức vụ: Giám đốc Công ty.

- Địa chỉ trụ sở chính: Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Công ty TNHH Cơ khí.... được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ........ do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 13/4/2004. Công ty được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực:

- Gia công thiết bị phục vụ ngành điện, cầu đường và giao thông, xây dựng công trình, thiết bị quảng cáo ngoài trời, sàn ô tô,...

- Gia công tráng phủ bề mặt kim loại.

2. Tên dự án đầu tư

Nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại

- Địa điểm thực hiện dự án: Cụm công nghiệp Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Công ty TNHH Cơ khí ......đã được Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng số 08/GPXD ngày 18/3/2022 cho công trình thuộc dự án “Nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại”.

- Quyết định số 1786/QĐ- UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại”.

- Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Công ty TNHH Cơ khí là một trong những Công ty hàng đầu áp dụng công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến của nước ngoài vào mảng gia công cơ khí và gia công tráng phủ bề mặt kim loại nhằm cải thiện độ bền đẹp các kết cấu thép của các công trình ở Việt Nam. Năm 2004 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động nhà máy tráng phủ bề mặt kim loại tại Km3, đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 2015 Công ty đầu tư thêm điểm sản xuất kinh doanh tại Km1 đường Phan Trọng Tuệ, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực tráng phủ bề mặt kim loại.

Nhờ vào những thế mạnh sẵn có, Công ty TNHH Cơ khí đang có những cơ hội phát triển vượt bậc trong tương lai. Công ty mang lại giá trị, lợi ích nổi trội cho khách hàng, trở thành là một trong những doanh nghiệp được khách hàng tin cậy và tín nhiệm trong lĩnh vực gia công cơ khí và gia công tráng phủ bề mặt kim loại. Nhận thức được tiềm năng phát triển đó, Công ty TNHH Cơ khí  quyết định đầu tư thêm dự án “Nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại trên khuôn viên đất có tổng diện tích 5.055m2 tại lô đất CN5-1 (diện tích 2.544m2) và CN5-2 (diện tích 2.511m2) của Cụm công nghiệp Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Số lao động dự kiến phục vụ cho dự án khoảng 40 người. Mục tiêu đầu tư xây dựng nhà máy gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại có công suất 24.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó:

- Sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại cho các sản phẩm của công ty công suất 3.600 tấn/năm với các sản phẩm bao gồm các thiết bị điện (cột điện, xà trạm điện, dây tiếp địa, lồng thao tác, tủ biến áp,...), thiết bị cầu đường và giao thông (đường ống, mặt sàn thoát nước cầu đường, dầm cầu, tấm và cột hộ cầu đường, biển báo, cột đèn chiếu sáng, cột hộ lan, sóng hộ lan,...), thiết bị phục vụ xây dựng công trình (xà và cột nhà xưởng, văn phòng, cột, vòm sân vận động, rào chắn, cột truyền thanh, truyền hình và viễn thông,...), thiết bị quảng cáo ngoài trời (Cột, panô quảng cáo,...); sàn xe ô tô, và các sản phẩm cơ khí khác.

- Tráng phủ bề mặt kim loại cho các đơn vị khác có công suất 20.400 tấn/năm.

Dự án “Nhà máy sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ kim loại” của công ty TNHH Cơ khí đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1786/QĐ- UBND ngày 19/8/2021.

Cụ thể các hạng mục công trình của dự án như sau:

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Diện tích

Ghi chú

I

Hạng mục công trình chính

1

Nhà xưởng sản xuất 1

m2

1.944

Đã hoàn thiện

1.1

Khu vực gia công cơ khí

m2

486

Đã hoàn thiện

1.2

Kho thành phẩm

m2

972

Đã hoàn thiện

1.3

Khu vực lưu giữ nguyên vật liệu

m2

486

Đã hoàn thiện

2

Nhà xưởng sản xuất 2

m2

1.020

Đã hoàn thiện

2.1

Khu vực tráng phủ bề mặt

m2

974

Đã hoàn thiện

2.2

Kho nhiên liệu

m2

7

Đã hoàn thiện

2.3

Kho hoá chất

m2

14

Đã hoàn thiện

2.4

Kho rác thải sinh hoạt

m2

5

Đã hoàn thiện

2.5

Kho rác thải sản xuất thông thường

m2

10

Đã hoàn thiện

2.6

Kho CTNH

m2

10

Đã hoàn thiện

II

Hạng mục công trình phụ trợ

1

Nhà điều hành (nhà vệ sinh được bố trí trong nhà điều hành)

m2

96

 

2

Trạm cân (đặt tại khu vực sân đường)

m2

25

Đã hoàn thiện

3

Cổng ra vào

m2

-

Đã hoàn thiện

4

Sân đường

m2

976

Đã hoàn thiện

5

Tường bao

m2

-

Đã hoàn thiện

6

Bể cứu hoả (xây ngầm dưới nhà xưởng 1)

m2

48

Đã hoàn thiện

7

Trạm điện (đặt tại khu vực cây xanh thảm cỏ)

m2

4

Đã hoàn thiện

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1

Cây xanh, thảm cỏ

m2

1.019

Đã hoàn thiện

2

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

m2

-

Đã hoàn thiện

3

Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

m2

-

Đã hoàn thiện

4

Kho rác thải sinh hoạt (nằm bên trong nhà xưởng sản xuất 2 góc phía Tây)

m2

5

Đã hoàn thiện

5

Kho rác thải công nghiệp thông thường (nằm bên trong nhà xưởng sản xuất 2 góc phía Tây)

m2

10

Đã hoàn thiện

6

Kho CTNH (nằm bên trong nhà xưởng sản xuất 2 góc phía Tây)

m2

10

Đã hoàn thiện

7

Bể tự hoại (xây ngầm phía dưới khu nhà vệ sinh)

m2

4

Đã hoàn thiện

8

Hệ thống xử lý khí thải và hơi hoá chất (đặt phía ngoài nhà xưởng sản xuất 2)

m2

15

Đã hoàn thiện

9

Thiết bị xử lý khí thải từ quá trình đốt dầu DO (lắp đặt bộ lọc than hoạt tính tại ống phóng không)

-

-

Đã hoàn thiện

Bảng 1. Quy mô các hạng mục công trình của dự án

- Quy mô của dự án đầu tư: (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhòm C (tổng mức đầu tư là 25.680.000.000 đồng).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

- Sản phẩm của quá trình sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại của công ty gồm các thiết bị phục vụ ngành điện, cầu đường và giao thông, xây dựng công trình, thiết bị quảng cáo ngoài trời, sàn ô tô, và các sản phẩm cơ khí khác với công suất 3.600 tấn/năm.

- Tráng phủ bề mặt kim loại cho các đơn vị khác với công suất 20.400 tấn/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại

* Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kỹ thuật sẽ thiết kế mẫu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng đã đồng ý với phương án thiết kế, Công ty sẽ tiến hành tính toán chi tiết sản phẩm và khối lượng nguyên liệu cần sử dụng dựa trên phần mềm tính toán.

Nguyên liệu dự án sử dụng để sản xuất là thép SS400, SS540. Sau khi nhập về sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng và kích thước. Nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ được gửi trả lại đơn vị cung ứng, nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được chuyển về khu vực bảo quản nguyên liệu chờ phục vụ cho sản xuất.

Bước 2: Cắt định hình

Nguyên liệu được đưa vào công đoạn cắt định hình để tạo ra bán thành phẩm. Quá trình cắt nguyên liệu có thể làm phát sinh tiếng ồn, bụi, bavia.

Bước 3: Chấn đột

Sau công đoạn cắt định hình bán thành phẩm sẽ được chuyển sang công đoạn chấn đột. Tại khu vực này, công nhân sẽ đưa nguyên liệu vào hệ thống máy chấn đột. Máy chấn, đột dự án sử dụng là loại máy tự động với công nghệ hiện đại, tối thiểu hóa nhân công sản xuất và giảm thiểu hầu hết các lỗi kỹ thuật. Thành phẩm thu được có mẫu mã đẹp và đảm bảo về kỹ thuật. Công đoạn này phát sinh bavia, tiếng ồn.

  Bước 4: Hàn

Sản phẩm sau khi chấn đột sẽ được ghép nối và hàn theo yêu cầu kỹ thuật. Công đoạn này phát sinh khói hàn, đầu mẩu dây hàn thải.

Bước 5: Kiểm tra, mài, khoan

- Tại công đoạn này, công nhân sẽ kiểm tra ngoại quan tất cả các mối hàn. Mối hàn đạt tiêu chuẩn sẽ được nghiệm thu và chuyển về khu vực tráng phủ bề mặt.

- Những mối hàn không đạt yêu cầu sẽ được đưa đi mài lại để đảm bảo tất cả các mối hàn đều đạt tiêu chuẩn. Quy trình mài phát sinh bụi kim loại, tiếng ồn.

Tại công đoạn mài, công nhân sẽ sử dụng máy mài của Nhật để mài lại vị trí các mối hàn chưa đạt tiêu chuẩn.

Đối với một số sản phẩm sẽ được đưa qua máy khoan để tạo lỗ. Công đoạn này phát sinh bụi kim loại, tiếng ồn.

Bước 6: Quy trinh tráng phủ bề mặt

Sản phẩm sau đó được đem qua công đoạn tráng phủ bề mặt. Chi tiết được thể hiện tại sơ đồ 1.2. Công đoạn này phát sinh hơi hoá chất, khí thải, bùn cặn thải, nhiệt dư, chất thải rắn thông thường, CTNH, tiếng ồn.

Bước 7: Đóng gói, lưu kho, xuất hàng

Sản phẩm sau khi đạt yêu cầu được đóng gói và lưu kho. Công đoạn này phát sinh bao bì rách, hỏng. Sau đó được xuất cho khách hàng.

Sơ đồ 1.2: Quy trình tráng phủ bề mặt kim loại

* Thuyết minh quy trình:

  Sản phẩm cần tráng phủ của khách hàng chuyển đến được treo lên giá để bắt đầu quá trình tráng phủ. Trước khi tráng phủ các sản phẩm này phải đạt các yêu cầu như: bề mặt phải sạch, không sần sùi, không bị cong vênh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sau khi tráng phủ.

  Quá trình làm sạch bề mặt được dự án thực hiện trong 01 khu làm sạch riêng biệt. Bên trong là hệ thống các bể làm sạch bằng thép không gỉ, chống ăn mòn.

  Hóa chất được pha luôn trong các bể hóa chất: Sau khi tính toán thể tích và hàm lượng hóa chất đảm bảo nồng độ thì hóa chất sẽ được đóng vào thùng, tex chuyên dụng sau đó pha dung dịch nước đã có sẵn trong các bể hóa chất và khoắng đều.

Bước 1: Tẩy gỉ (Bể tẩy gỉ)

Công đoạn tẩy gỉ được diễn ra tại 01 bể tẩy gỉ. Để thực hiện công đoạn tẩy gỉ dự án sẽ sử dụng axit HCl nồng độ 10 - 12%. Thời gian tẩy từ 20 - 60 phút đảm bảo tẩy sạch lớp gỉ sét bám trên bề mặt sản phẩm.

Trước mỗi ca sản xuất, cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra nồng độ dung dịch axit HCl để đảm bảo nồng độ trong bể ngâm tẩy luôn nằm trong khoảng từ 10-12%.

Tại bể ngâm tẩy bổ sung chế phẩm ức chế ăn mòn để giảm thiểu ăn mòn nền thép, giảm bay hơi bề mặt, khử mùi bể tẩy gỉ.

Sản phẩm sau tẩy gỉ sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi chuyển sang các công đoạn tiếp theo. Nếu sản phẩm chưa hết gỉ sét sẽ được dẫn quay lại bể ngâm tẩy. Công đoạn này phát sinh hơi axit.

Sau khi sử dụng một thời gian khi cán bộ vận hành nhận thấy bể ngâm tẩy bẩn không đảm bảo chất lượng sẽ tiến hành bơm dung dịch từ bể ngâm tẩy qua bể lắng 1. Tại bể lắng 1 tiến hành bổ sung hoá chất trợ lắng Polymer N101 để tăng hiệu quả lắng cặn. Sau đó dung dịch được dẫn lần lượt qua bể lắng 2, 3 để lắng cặn lơ lửng. Dung dịch sau đó được dẫn về bể dự phòng và chứa nước để sử dụng lại cho quá trình tẩy gỉ. Bùn cặn tại đáy bể tẩy gỉ, bể lắng định kỳ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

Bước 2: Tạo lớp bám dính (Nhúng vào bể trợ dung)

Sản phẩm sau khi tẩy sạch gỉ sẽ được dẫn vào bể trợ dung nóng chứa hỗn hợp muối ZnCl2. Nhiệt độ tại bể trợ dung luôn nằm trong khoảng từ 40 - 80ºC, trong khoảng thời gian từ 2-3 phút để tạo lớp bám dính. Việc làm này giúp loại bỏ oxit đã hình thành trên bề mặt thép, giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Để làm cấp nhiệt cho bể trợ dung dự án sử dụng nhiệt dư từ bể nung kẽm, nhiệt dư có tác dụng nâng cao nhiệt độ bể trợ dung tăng khả năng thẩm thấu vào sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tại công đoạn này phát sinh bùn cặn thải, nhiệt dư.

* Mô tả công đoạn pha chế và bổ sung ZnCl2 tại các bể nhúng trợ dung

Bể trợ dung được pha chế muối ZnCl2 theo tỉ lệ. Sau khi tính toán thể tích và hàm lượng muối đảm bảo nồng độ thì muối được đóng vào thùng chuyên dụng sau đó dùng cẩu trục vận chuyển đổ trực tiếp và rải đều muối vào dung dịch nước đã có sẵn trong bể sau đó khoắng đều cho tan đều dung dịch trợ dung.

Bể trợ dung sau một thời gian hoạt động sẽ giảm nồng độ, Công ty sẽ không xả bỏ mà thuê đơn vị có chức năng đến lấy mẫu để kiểm tra sau đó dựa vào kết quả kiểm tra cán bộ kỹ thuật sẽ tính toán khối lượng ZnCl2 cần bổ sung để đảm bảo nồng độ sử dụng tốt nhất.

Bước 3: Nung kẽm/Tráng phủ bề mặt

Công đoạn này được thực hiện trong bể nung kẽm

* Cơ chế nung kẽm:

Mục đích của công đoạn này là bảo vệ thép không gỉ. Kẽm được treo lên sau đó sử dụng cẩu để cho vào bể nung kẽm. Bể nung kẽm được thiết kế bằng thép chuyên dụng có dung tích 52,4m3 (kích thước 12,6x1,6x2,6m). Dung tích chứa kẽm là 40,3m3 (kích thước 12,6x1,6x2m). Bao quanh bể nung kẽm là hệ thống áo bể được xây kín bằng vật liệu chịu nhiệt và cách nhiệt, kích thước 14x3x4m. Như vậy giữ bể nung kẽm và hệ thống áo bể có một khoảng không gian để cấp nhiệt.

Phản ứng tráng phủ xảy ra khi nhiệt độ đạt vào khoảng giữa 4450C và 4650C. Để cấp nhiệt cho bể nung kẽm tại dự án sẽ sử dụng điện hoặc dầu DO. Cụ thể: Vào giờ cao điểm sử dụng điện của khu vực hoặc lưới điện của khu vực gặp sự cố, dự án sẽ chuyển chế độ chạy dầu; vào thời điểm thấp điểm sử dụng điện của khu vực, dự án sẽ sử dụng điện.

Khi sử dụng dầu DO, tại khoảng không gian giữa bể nung kẽm và hệ thống áo bể bố trí 02 đầu đốt dầu DO hoạt động luân phiên để cấp nhiệt cho bể nung kẽm. Trong bể nung kẽm lắp đặt can nhiệt, từ can nhiệt dây tín hiệu sẽ truyền đến đồng hồ đo nhiệt. Từ đồng hồ đo nhiệt sẽ truyền tín hiệu đến đầu đốt để tự động căn chỉnh lượng dầu DO cấp vào đầu đốt.

 * Cơ chế tráng phủ bề mặt

Trong quá trình nhúng kim loại vào bể nung kẽm nóng chảy sẽ tạo thành lớp kẽm bảo vệ toàn bộ bề mặt sản phẩm.

Bể nung kẽm được bố trí kín chỉ mở ra khi nhúng sản phẩm. Hàng hóa được treo buộc lên giá có kết nối cục rung, cục rung được kết nối với cẩu trục nâng hạ và được điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa. Công nhân vận hành sẽ thực hiện thao tác bằng bộ điều khiển để nâng hạ sản phẩm xuống bể nung kẽm. Khi phần thép khô được nhúng trong bể, bề mặt thép sẽ được làm ướt bằng kẽm nóng chảy và phản ứng để tạo thành một loạt các lớp hợp kim kẽm sắt. Độ dày lớp tráng phủ theo tiêu chuẩn ASTM A123M. Sau đó, gạt xỉ ở trên bề mặt kẽm nóng chảy và tiến hành lấy sản phẩm lên trong khoảng từ 1 - 2 phút. Sau đó sản phẩm được nâng lên và để ráo trong vòng 1 phút. Công nhân vận hành sẽ bấm điều khiển để rung lắc kẽm thừa trên sản phẩm nhằm đảm bảo thẩm mỹ và giảm tiêu hao nguyên vật liệu.

Công đoạn này phát sinh bùn cặn thải, khí thải, nhiệt dư, lớp oxit kẽm hình thành trên bề mặt bể.

Trong đó bùn cặn thải định kỳ được thu gom về kho chứa CTNH, định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến hút vận chuyển đi xử lý. Lớp oxit kẽm khi phát sinh trên bề mặt bể nung kẽm được công nhân vận hành sử dụng thiết bị chuyên dụng gạt vào cuối bể nung kẽm; sau mỗi ngày làm việc công nhân sẽ thu gom về kho chứa CTNH để lưu giữ và ký hợp đồng vận chuyển với đơn vị có chức năng.

Bụi kim loại và khói thải từ quá trình nung kẽm được thu gom về HTXL khí thải và hơi hoá chất để xử lý. Khí thải từ hoạt động đốt dầu DO được thu gom theo đường ống phóng không dẫn lên vượt mái nahf xưởng. Trên đường ống phóng không bố trí 01 bộ lọc than hoạt tính với đường kính D500mm, độ dày 30cm để hấp phụ khí thải.

Bước 4: Làm mát

Tại công đoạn này, dự án sử dụng nước sạch để làm mát sản phẩm với thời gian 3 phút.

Khi nhúng sản phẩm vào bể làm mát sẽ làm gia tăng nhiệt độ của nước trong bể làm mát do vậy sau khi nước nóng được bơm lên tháp tản nhiệt. Tại dự án bố trí 01 tháp tản nhiệt công suất 1,5kW. Khi nước được bơm lên tháp tản nhiệt sẽ được phun thành dạng tia nước và rơi xuống bề mặt của tấm giải nhiệt. Tiếp theo, luồng không khí từ bên ngoài sẽ được đưa vào bên trong tháp và đẩy lên theo chiều thẳng đứng. Khi luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với nước nóng và cuốn theo hơi nóng lên cao để thải ra môi trường bên ngoài. Nguồn nước được hạ nhiệt sẽ tự động rơi xuống đế bồn chứa của tháp tản nhiệt và được dẫn theo hệ thống đường ống quay lại bể làm mát. Do vậy không phát sinh nước thải từ quá trình làm mát.

Tại bể làm mát nước sẽ thất thoát do quá trình bay hơi do vậy dự án sẽ bổ sung lượng nước bay hơi hàng ngày.

* Quy trình di chuyển sản phẩm qua các bể

Phía trên các bể của quy trình tráng phủ bề mặt kim loại, Công ty bố trí các cẩu kết nối với cục rung. Sản phẩm sau thực hiện tại từng bể được nối với cục rung và nhờ cẩu cẩu lên phía trên bể. Tại đây sản phẩm được để một thời gian cho ráo nước, cục rung được điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa, khi cần sẽ bấm để rung lắc các nguyên liệu thừa trên sản phẩm rơi xuống bể nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu.

Như vậy việc di chuyển sản phẩm qua các bể sẽ không làm rơi vãi nước thải ra ngoài bể.

* Khối lượng, kích thước sản phẩm cần tráng phủ

Sản phẩm của dự án gôm cột đèn, cột hộ lan, sóng hộ lan, cột tam giác, tủ biến áp, xà điện… cùng với sản phẩm của các đơn vị khác rất đa dạng với mỗi loại sản phẩm có khối lượng khác nhau tuy nhiên để đảm bảo thời gian, chất lượng và tránh tiêu tốn nguyên liệu, hoá chất các sản phẩm cần tráng phủ bề mặt tại dự án đều đảm bảo khối lượng, thể tích mỗi mẻ hàng không vượt quá 2% thể tích của bể. Kích thước các sản phẩm đều đảm bảo chiều dài <12,6m; chiều rộng <1,6m, độ sâu <1m.

 Trong khi đó bể tẩy gỉ, bể trợ dung, bể làm mát được thiết kế với thể tích chứa dung dịch chiếm khoảng 66,7%, bể nung kẽm được thiết kế với thể tích chứa kẽm nóng chảy chiếm khoảng 76,9% để đảm bảo không gian thao tác và an toàn cũng như đảm bảo diện tích chiếm chỗ của mẻ hàng nhúng vào bể khi đó mẻ hàng nhúng vào đảm bảo không bị tràn hóa chất, nguyên liệu ra ngoài. Chi tiết kích thước các bể như sau:

Bảng 2. Dung tích các bể của quy trình tráng phủ bề mặt kim loại

TT

Tên bể

Số lượng

Kích thước/dung tích bể

Kích thước/dung tích chứa dung dịch

Công đoạn tham gia

Kết cấu

1

Bể tẩy gỉ

01

13x2x1,5m (39m3)

13x2x1m (26m3)

Tẩy gỉ

Thép không gỉ

2

Bể lắng

03

13x2x1,5m

(39m3)

13x2x1m (26m3)

Lắng cặn dung dịch

3

Bể dự phòng và chứa nước

01

13x2x1,5m

(39m3)

13x2x1m (26m3)

Dự phòng và chứa nước

4

Bể trợ dung

01

13x2x1,5m

(39m3)

13x2x1m (26m3)

Tạo lớp bám dính

5

Bể nung kẽm

01

12,6x1,6x2,6m

(52,4m3)

12,6x1,6x2m

(40,3m3)

Nung nóng chảy kẽm

6

Bể làm mát

02

13x2x1,5m

(39m3)

13x2x1m

(26m3)

Làm mát bằng nước sạch

* Thời gian thực hiện cho các công đoạn

Bảng 3. Thời gian thực hiện các công đoạn của quy trình tráng phủ bề mặt

Stt

Tên bể

Thời gian thực hiện (phút)

Thời gian chờ ráo nước (phút)

1

Bể tẩy gỉ

20-60

5

2

Bể trợ dung

2-3

3

3

Bể nung kẽm

1-2

1

4

Bể làm mát

3

3

5

Tổng thời gian

26-68

12

 

Bước 5: Kiểm tra sản phẩm

Tại khu vực này, công nhân sẽ tiến hành kiểm tra độ dày lớp tráng phủ, độ bám dính bề mặt, độ bóng, ngoại quan của lớp tráng phủ theo các tiêu chuẩn quy định. Các sản phẩm sau kiểm tra nếu không đạt yêu cầu sẽ quay lại từ công đoạn đầu tiên.

  Đối với các sản phẩm có nhiều bavia được đưa đi cắt, mài. Công đoạn này phát sinh bụi, tiếng ồn, bavia thải.

Bước 6: Đóng gói, xuất kho

  Tất cả các sản phẩm qua kiểm tra đạt chất lượng được đưa đi đóng gói. Tại khu vực này công nhân sẽ đóng gói sản phẩm theo đúng quy cách mà khách hàng đưa ra. Sau khi đóng gói xong, sản phẩm sẽ được chuyển vào kho chờ ngày xuất cho khách hàng. Công đoạn này phát sinh bao bì rách, hỏng.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Sản phẩm của quá trình sản xuất, gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại của công ty gồm các thiết bị phục vụ ngành điện, cầu đường và giao thông, xây dựng công trình, thiết bị quảng cáo ngoài trời, sàn ô tô, và các sản phẩm cơ khí khác với công suất 3.600 tấn/năm.

- Tráng phủ bề mặt kim loại cho các đơn vị khác với công suất 20.400 tấn/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng

Bảng 4. Tổng hợp nhu cầu nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng

STT

Danh mục

Đơn vị

Khối lượng

 

GĐ vận hành thử nghiệm

GĐ vận hành thương mại

 

I

Nguyên liệu dùng cho sản xuất, gia công cơ khí

1

Thép SS400, SS540 các loại

Tấn/tháng

150,125

300,25

 

2

Dây hàn

Tấn/tháng

0,094

0,188

 

3

Bao bì

Tấn/tháng

0,0415

0,083

 

4

Dầu mỡ

Tấn/tháng

0,00415

0,0083

 

II

Nguyên liệu, hoá chất dùng cho tráng phủ bề mặt kim loại

1

Sản phẩm cần tráng phủ của công ty

Tấn/tháng

150

300

 

2

Sản phẩm cần tráng phủ của đơn vị khác

Tấn/tháng

850

1.700

 

3

Kẽm thỏi nguyên chất

Tấn/tháng

55

110

 

4

Muối ZnCl2

Tấn/tháng

0,155

0,31

 

5

Axit HCl

Tấn/tháng

0,835

1,67

 

6

Chế phẩm ức chế ăn mòn Surchem - F102

Tấn/tháng

0,0335

0,067

 

7

Dầu DO

Tấn/tháng

3

6

 

8

Bao bì

Tấn/tháng

0,2085

0,417

 

III

Nhiên liệu sử dụng cho văn phòng

1

Văn phòng phẩm (giấy in, đinh ghim, túi đựng,...)

Tấn/tháng

0,0125

0,025

 

IV

Hoá chất xử lý nước thải, khí thải

1

NaOH

Tấn/tháng

0,0415

0,083

 

2

Than hoạt tính

Tấn/tháng

0,033

0,033

 

3

Hoá chất trợ lắng Polymer N101

Tấn/tháng

0,00915

0,0183

 

4

Chế phẩm sinh học

Tấn/tháng

0,0005

0,001

 

Tổng

Tấn/tháng

1.209,593

2.419,154

 

4.2. Nhu cầu sử dụng nước

* Nguồn cấp nước: Dự án sử dụng nguồn nước sạch cấp bởi CCN Yên Dương sau đó đưa về bể chứa đặt ngầm dưới kho thành phẩm tại nhà xưởng 01 của Công ty. Bể chứa nước có tổng thể tích 238m3 (kích thước 13,6x6,6x2,5m) bằng BTCT, sau đó được bơm lên téc nước trên mái. Nước từ téc nước sẽ được dẫn về các khu vực sử dụng nước.

Nước được sử dụng cho các mục đích sản xuất, sinh hoạt và dự phòng cho hoạt động PCCC.

* Nhu cầu sử dụng nước

- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án hoạt động với 20 CBCNV, giai đoạn vận hành thương mại công ty hoạt động với khoảng 40 CBCNV. Tại dự án không tổ chức nấu ăn, công nhân sẽ tự mang cơm hoặc mua suất ăn ngoài. Do vậy lấy định mức sử dụng nước tại dự án là 60 lít/người/ngày (căn cứ TCXDVN 33:2006) do đó nhu cầu sử dụng nước của cán bộ, công nhân trong các giai đoạn là:

Giai đoạn vận hành thử nghiệm: 20 người x 60 lít/người/ngày = 1.200 lít/ngày đêm = 1,2m3/ngày đêm

Giai đoạn vận hành thương mại: 40 người x 60 lít/người/ngày = 2.400 lít/ngày đêm = 2,4m3/ngày đêm

- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất

Căn cứ hoạt động thực tế tại các nhà máy tại Hà Nội của công ty, lượng nước thất thoát do bốc hơi trong giai đoạn vận hành thử nghiệm chiếm khoảng 0,25% = 0,13 m3/ngày; giai đoạn vận hành thương mại chiếm khoảng 0,5% = 0,26 m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước cho bể làm mát:

Tại dự án có sử dụng 02 bể làm mát, dung tích chứa nước mỗi bể là 26m3 do vậy lượng nước cấp ban đầu là 52m3. Nước tại bể làm mát được làm mát gián tiếp bằng cách dẫn qua tháp tản nhiệt sau đó tuần hoàn lại bể làm mát. Như vậy lượng nước thất thoát do bốc hơi cần bổ sung trong giai đoạn vận hành thử nghiệm chiếm khoảng 0,25% = 0,13 m3/ngày; giai đoạn vận hành thương mại chiếm khoảng 0,5% = 0,26 m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước tại bể tẩy gỉ:

Tại dự án bố trí 01 bể tẩy gỉ với dung tích chứa nước là 26m3. Như vậy với tỉ lệ thất thất thoát do bốc hơi cần bổ sung trong giai đoạn vận hành thử nghiệm là 0,25% thì lượng nước cần bổ sung là 0,065 m3/ngày; giai đoạn vận hành thương mại với tỷ lệ 0,5% thì lượng nước cần bổ sung là 0,13 m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước tại bể trợ dung:

Tại dự án bố trí 01 bể trợ dung với dung tích chứa nước là 26m3. Như vậy lượng nước thất thoát cần bổ sung tại bể trợ dung tương đương với bể tẩy gỉ là 0,065m3/ngày đồi với giai đoạn vận hành thử nghiệm và 0,13 m3/ngày đối với giai đoạn vận hành thương mại.

=> Tổng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất của dự án trong các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn vận hành thử nghiệm: 0,13 + 0,065 + 0,065 = 0,26 m3/ngày.

+ Giai đoạn vận hành thương mại: 0,26 + 0,13 + 0,13 = 0,52 m3/ngày.

- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây

  Căn cứ TCXDVN 33:2006, lấy định mức sử dụng nước cho hoạt động tưới cây xanh, thảm cỏ tại dự án là 4 lít/m2/lần tưới. Dự án thực hiện tưới cây xanh 1 lần/ngày, vậy với tổng diện tích cây xanh thảm cỏ là 1.019 m3 thì nhu cầu sử dụng nước là: 4 lít/m2/lần tười × 1.019m2 × 1 lần tưới/ngày = 4.076 lít/ngày » 4,1m3/ngày.

Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nước cho phòng cháy chữa cháy khi xảy ra sự cố.

Bảng 5. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án.

TT

Tên

ĐVT

Nhu cầu sử dụng nước

Giai đoạn VHTN

Giai đoạn VHTM

1

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

m3/ngày

1,2

2,4

2

Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất

m3/ngày

0,26

0,52

2.1

Nhu cầu sử dụng nước cho bể làm mát

m3/ngày

0,13

0,26

2.2

Nhu cầu sử dụng nước cho bể tẩy gỉ

m3/ngày

0,065

0,13

2.3

Nhu cầu sử dụng nước cho bể trợ dung

m3/ngày

0,065

0,13

3

Nước cấp tưới cây

m3/ngày

4,1

4,1

Tổng

m3/ngày

5,56

7,02

 

4.3. Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn cấp điện: Dự án sử dụng nguồn điện được cấp bởi CCN Yên Dương qua 01 trạm biến áp để phân phối điện cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng, PCCC... của dự án.

- Nhu cầu sử dụng: Căn cứ theo hoạt động từ nhà máy tại Hà Nội của công ty, nhu cầu sử dụng điện  của dự án khi đi vào hoạt động dự kiến khoảng 250KVA/ngày.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất năng lượng điện mặt trời

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha