Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến cảng tổng hợp

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản cung cấp các dịch vụ cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000DWT.

Ngày đăng: 18-12-2024

36 lượt xem

MỤC LỤC................................................................. 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................... 2

– VỊ TRÍ DỰ ÁN........................................................................................ 3

1.1. Tên dự án...................................................................................... 3

1.2. Tên chủ dự án.......................................................................... 3

1.3. Vị trí địa lý..................................................................................... 4

1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án...................... 6

1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường........ 7

1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án......... 7

1.7. Tiến độ thực hiện dự án:.................................................................... 8

1.8. Ước tính chi phí xây dựng.................................................................... 8

II   - TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN........................................ 9

2.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng....... 9

2.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành.......... 17

III  - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯƠNG......... 22

3.1. Giai đoạn thi công xây dựng.................................................................... 22

3.2. Giai đoạn hoạt động.......................................... 25

IV   - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG; PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 30

4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án................................................. 30

4.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án............................. 42

4.2.1. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn thi công, xây dựng 42

4.2.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành......... 43

I – VỊ TRÍ DỰ ÁN

1.1.Tên dự án

Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

1.2.Tên chủ dự án

Công ty Cổ phần vận tải và thương mại ....

Địa chỉ: Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Điện thoại:.........

Người đại diện theo pháp luật: ..........

Chức vụ: Giám đốc

Tiến độ thực hiện dự án: 2024-2025 Các hồ sơ pháp lý đã có:

+ Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên.

+ Quyết định số 88/QĐ-BQLKKT ngày 24/5/2017 của Ban Quản lý khu kinh tế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên.

+ Quyết định số 322/QĐ-BQLKKT ngày 30/12/2019 của Ban Quản lý khu kinh tế về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8247172801 chứng nhận lần đầu ngày 08/8/2018 của Ban Quản lý khu kinh tế đối với Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản.

+ Báo cáo thẩm định số 49/BC-BQLKKT ngày 05/3/2020 của Ban Quản lý Khu kinh tế về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại Khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên do Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại ... làm chủ đầu tư.

+ Quyết định số 3481/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên.

+ Quyết định 2103/QĐ-UBND ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc cho Công ty Cổ phần vận tải và thương mại ... thuê đất (đợt 1) theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên.

+ Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh hình thức từ thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê sang thuê đất trả tiền hàng năm đối với khu đất mà Công ty Cổ phần vận tải và thương mại ..... đã được UBND Tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 23/6/2020.

+ Giấy phép thi công số 231/SGTVT-QLKCHT&ATGT ngày 17/12/2019 của Sở Giao thông Vận tải đối với hạng mục: Đấu nối giao thông dự án Cảng tổng hợp và khu liên hợp thu mua, chế biến, bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại khu Đầm Nhà Mạc với ĐT.338 (đoạn nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong tại Km25+630(TT), thị xã Quảng Yên

+ Văn bản số 4332/CHHVN-KHĐT ngày 10/10/2023 của Cục hàng hải Việt Nam v/v thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết vùng nước kết nối Bến cảng tổng hợp của Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại .........

+ Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

+ Văn bản số 345/TNMT ngày 18/1/2021 của Sở TN&MT v/v xác định tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển Dự án Bến cảng tổng hợp và khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản.

+ Văn bản số 113/TTr-UBND ngày 03/7/2024 của UBND thị xã Quảng Yên v/v ban hành Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm và Thông báo thu hồi đất để thực hiện Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

1.3.Vị trí địa lý

Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Quy mô diện tích của dự án: 585.817,30 m2, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông, Đông Bắc giáp Sông Chanh.

+ Phía Tây giáp đường nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với Khu công nghiệp Nam Tiền Phong.

+ Phía Nam giáp với Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và cảng Nam Tiền Phong (do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tiền Phong làm chủ đầu tư).

+ Phía Bắc giáp dự án nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển của Công ty cổ phần Nosco Shipyard (trước đây là Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines).

Trong đó bao gồm:

+ Diện tích đất: 403.006,4 m2 là đất đã được giao, thuê và tạm giao (theo Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 23/6/2020 và Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 04/8/2020). Tọa độ như sau:

Bảng 1: Tọa độ giới hạn của khu Dự án đã thực hiện thuê đất

TT

Tên mốc

Hệ VN 2000 KTT 107045’, múi chiếu 30

 

 

X(m)

Y(m)

I

Tọa độ ranh giới các điểm khu đất đã thuê

1

K1

2305678,9854

407060,9889

2

K2

2306030,2277

408094,6911

3

K3

2306399,6683

407947,1334

4

K4

2306054,3638

407088,9800

5

K5

2306007,9701

407106,8730

6

K6

2305941,4354

406911,6433

II

Tọa độ các điểm kết nối với đường Phong Hải

1

Đ1

2305823,3566

406978,8353

2

Đ2

2305788,2497

406998,8127

3

Đ3

2305769,4717

406951,4895

4

Đ4

2305726,3592

406935,9416

5

Đ5

2305814,1784

406885,9686

6

Đ6

2305801,4395

406923,6012

Nguồn: Bản đồ mặt bằng quy hoạch sử dụng đất kèm theo QĐ 322/QĐ-BQLKKT ngày 30/12/2019

+ Diện tích khu vực biển: 169.096,5 m2, tọa độ tiếp giáp như sau, chi tiết các khu vực, cụ thể như sau:

Bảng 2: Tọa độ giới hạn của khu vực biển trước bến của dự án Dự án

STT

TÊN ĐIỂM

TỌA ĐỘ

GHI CHÚ

X (M)

Y (M)

1

KN3

2,306,089.510

408,243.607

 

 

 

KHU NƯỚC TRƯỚC BẾN NẰM TRONG KHU KINH TẾ

2

C2

2,306,085.697

408,234.058

3

C1

2,306,438.590

408,093.110

4

N1

2,306,455.306

408,086.433

5

KN1

2,306,473.637

408,132.340

6

KN2

2,306,384.304

408,152.841

7

N3

2,306,122.788

408,326.925

 

 

KHU NƯỚC TRƯỚC BẾN NẰM NGOÀI KHU KINH TẾ

8

KN3

2,306,089.510

408,243.607

9

KN2

2,306,384.304

408,152.841

10

KN1

2,306,473.637

408,132.340

11

N2

2,306,492.398

408,179.300

 

12

N3

2,306,122.788

408,326.925

KHU NƯỚC CHO TÀU VÀO, RỜI CẢNG TIẾP GIÁP VỚI BIÊN HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG SÔNG CHANH

13

N2

2,306,492.398

408,179.300

14

T2

2,306,548.397

408,319.506

15

T4

2,306,096.037

408,511.927

16

T2

2,306,548.397

408,319.506

KHU NƯỚC CHO TÀU VÀO, RỜI CẢNG NẰM TRONG HÀNH LANG AN TOÀN LUỒNG ĐẾN MÉP LUỒNG

SÔNG CHANH.

17

T4

2,306,096.037

408,511.927

18

T1

2,306,559.527

408,347.373

19

T5

2,306,091.011

408,546.659

Tọa độ định vị các điểm khống chế vũng quay tàu

 

1

VQ

2,306,305.125

408,424.304

-

Nguồn: Bản vẽ thỏa thuận kèm theo văn bản số 4332/CHHVN-KHĐT ngày 10/10/2023 của Cục hàng hải Việt Nam

+ Diện tích đất xin bổ sung: 13.714.4 m2, hiện trạng là đất chủ yếu là đất bãi triều và đất mặt nước do UBND xã Tiền Phong quản lý (căn cứ theo văn bản số 376/BC- BQLKKT ngày 29/02/2024 của Ban Quản lý khu kinh tế v/v Về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại Khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên do Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại ..... làm chủ đầu tư.

1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Tổng diện tích thực hiện Dự án là 585.817,3 m2 theo Quyết định số 805/QĐ- UBND ngày 25/3/2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó:

Đất đã được giao, thuê (theo Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 23/6/2020 và Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 04/8/2020): + Đất bến cảng là 399.143,8 m2 gồm: Đất xây dựng các công trình là 101.285,0m2; Đất xây dựng bãi là 174.328,4m2; Đất trồng cây xanh, thảm cỏ là 52.025,0 m2; Đất giao thông là 655.449,4 m2; Đất công trình, hạ tầng là 6.056,0 m2; + Đất mở rộng kết nối với đường Phong Hải (tạm giao để đấu nối) là 3.862,6 m2.

Diện tích khu vực biển xin giao là 169.096,5 m2, gồm: Khu vực xây dựng cảng (Công trình nổi, không lấn biển) là 14.433,3 m2; Khu vực nước trống (Giữa cầu chính các cầu dẫn và kè bờ sau bến) là 31.538,7m2; Khu nước đậu tàu trước bến là 38.800,0m2; Khu nước cho tàu vào, rời cảng tiếp giáp với biên hành lang bảo vệ luồng sông Chanh là 69.313,7m2; Khu nước cho tàu vào, rời cảng nằm trong hành lang bảo vệ luồng là 15.010,8m2.

Diện tích đất xin bổ sung: 13.714.4 m2, hiện trạng là đất chủ yếu là đất bãi triều và đất mặt nước do UBND xã Tiền Phong quản lý (căn cứ theo văn bản số 376/BC- BQLKKT ngày 29/02/2024 của Ban Quản lý khu kinh tế v/v Về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại Khu vực Đầm Nhà Mạc, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên do Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại...... làm chủ đầu tư..

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020): Không có (không có đất rừng, đất lúa,.  hay các yếu tố nhạy cảm khác).

1.5.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tiếp giáp lân cận với hệ thống sông, luồng lạch của khu vực sông Chanh, thị xã Quảng Yên. Lân cận dọc tuyến có một số hộ nuôi trồng thủy sản, ao đầm. Các cơ sở hạ tầng (điện lưới, nước sạch, giao thông nội vùng, trường học, trạm y tế,. ) lân cận cơ bản đã được đầu tư xây dựng.

1.6.Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a. Mục tiêu của dự án

Đầu tư xây dựng Dự án Bến cảng tổng hợp và khu kiên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản (thuộc Quy hoạch chung xây dựng Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), cung cấp các dịch vụ cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000DWT.

Đầu tư xây dựng Bến cảng tổng hợp và Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản phục vụ trực tiếp cho nhu cầu bốc xếp, lưu trữ, xuất nhập khẩu hàng hóa cho Công ty cổ phần Vận tải & Thương mại ....... và các bạn hàng của Công ty, cho khu công nghiệp Nam Tiền Phong, phù hợp với quy hoạch chung của toàn khu vực. Ngoài ra sự hình thành khu cảng tổng hợp này sẽ tạo nền tảng thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư phát triển các bến ở khu vực trong tương lai.

b. Quy mô dự án

Công suất của dự án:

  • Bến cảng tổng hợp phục vụ Khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản: Lượng hàng thông qua cảng khi hoàn thiện là 2.500.000 tấn/năm; cung cấp các dịch vụ cảng, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 40.000 DWT.
  • Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất: 150 tấn/ngày.
  • Nhà máy chế biến nông sản: 10.000 tấn/năm.
  • Quy mô lao động:Khoảng 306 lao động.

c. Công nghệ sản xuất:

*/ Chế biến nông sản:

Công nghệ chế biến nước giải khát: Nguyên liệu (nông sản) → Sơ chế (rửa, sục khí) → Nghiền, ép → Ly tâm, tách bã → Phối chế → Đồng hóa, bài khí → Thanh trùng cao ôn → Chiết rót và ghép mí → Thanh trùng và làm nguội → Bảo quản, xuất hàng.

Công nghệ lạnh đông IQF: Nguyên liệu (nông sản) → Làm sạch sơ bộ, tạo hình (ở nhiệt độ 32oC → Làm lạnh sơ bộ → Lạnh đông IQF (lạnh đông nhanh, trạng thái rời) → Đóng gói → Bảo quản lạnh, xuất hàng.

Công nghệ sấy: Nguyên liệu (nông sản) → Làm sạch, ráo → Xử lý (thái cắt, chiết cô) → Sấy phun hoặc sấy lò vi sóng chân không → Nghiền → Đóng gói → Bảo quản, xuất hàng.

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm: Nguyên liệu/Thực phẩm → Làm sạch, khô → Bao gói→ Chiếu xạ → Bảo quản và xử lý → Đóng gói → Bảo quản, xuất hàng.

*/ Công nghệ khai thác bến: Công nghệ bốc xếp hàng hóa (cần cẩu chạy trên ray có kết hợp cần cẩu tầu tại mép bến; cần trục bánh xích hoặc bánh hơi sức cẩu 15T tại bãi hàng hóa; xe nâng hàng, ô tô tải tại nhà kho, đường đi); Hoạt động lưu trữ hàng hóa (bãi và kho); Phụ trợ: cấp phát dầu, sữa chữa, bảo dưỡng, hoạt động văn phòng.

d. Loại và cấp công trình

  • Loại công trình: Công trình giao thông cấp I và công nghiệp nhẹ.
  • Nhóm dự án: Nhóm B.

1.7.Tiến độ thực hiện dự án:

  • Hoàn thiện thủ tục pháp lý: Quý II/2024.
  • Xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động: Tháng 12/2025.

1.8.Ước tính chi phí xây dựng

Tổng mức đầu tư dự kiến: 1.579.656.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn năm trăm bẩy mươi chín tỷ sáu trăm năm mươi sáu triệu đồng). Trong đó: 30% vốn tự có của doanh nghiệp và 70% vốn vay.

II - TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

2.1.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Các đối tượng và quy mô tác động của giai đoạn thi công xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1. Đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình thi công dự án

STT

Đối tượng bị tác động

Quy mô bị tác động

 

1

Đất đai trên toàn bộ mặt bằng sử dụng đất của dự án, các tuyến đường vận chuyển.

Có thể gây tác động xói mòn rửa trôi, sạt lở đất đá. Thay đổi về cấu tạo đất, gây ô nhiễm môi trường đất do chất thải nguy hại là dầu mỡ rơi rớt từ các phương tiện, máy móc thi công

 

2

Công nhân và dân cư địa phương, người tham gia giao thông

Tất cả công nhân trực tiếp tham gia xây dựng tại công trường, dân cư xung quanh khu vực dự án và phương tiện tham gia giao thông

3

Đường giao thông

Trên toàn bộ các tuyến đường dự án và các tuyến đường vận chuyển lân cận dự án.

 

4

Môi trường không khí khu vực xây dựng công trình

Bán kính ảnh hưởng khoảng 200m từ công trình xây dựng

5

Môi trường nước

Khu vực luồng lạch, sông Chanh lân cận Dự án

Nhìn chung trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án sẽ làm phát thải nhiều chất ô nhiễm tác động tới các thành phần môi trường và sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

Các tác động môi trường liên quan đến chất thải:

Tác động do nước thải

a. Nguồn phát tác động:

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, các tác động tới môi trường nước chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước mưa chảy tràn trên diện tích thực hiện dự án.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân: Có khoảng 40 công nhân thường xuyên làm việc trên công trường.
  • Nước thải từ quá trình thi công, xây dựng.

b. Thành phần định lượng và đánh giá:

Nước mưa chảy tràn:

Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực và hệ số dòng chảy khu vực, hệ số nhám bề mặt. Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án là khoảng 21.630,97 m3/ngày đêm (0,25 l/s).

Nước mưa chảy tràn có thành phần chủ yếu là rác thải, chất rắn lơ lửng và một lượng nhỏ dầu mỡ rò rỉ, một số kim loại nặng trong quá trình hoạt động của các máy móc thi công và phương tiện vận chuyển. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường như sau: 0,5 - 1,5mg N/l; 0,004 - 0,03mg P/l; 10 - 20mg COD/l và 10 - 20mg TSS/l.

Nồng độ cũng như dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề mặt phủ. Các dạng tác động của nước cuốn trôi bề mặt thường gặp là:

  • Khi nền đường phần mở rộng chưa được lu lèn, đầm chặt thì vào những ngày mưa, đất đá, các loại dầu mỡ từ thiết bị máy móc thi công rơi rớt trên công trường theo nước mưa đi vào nguồn nước, làm tăng hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nguồn nước, làm tăng độ đục, gây bồi lắng dòng chảy;
  • Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt là đáng kể, dễ gây tình trạng phú dưỡng và ô nhiễm hữu cơ nguồn nước tiếp nhận là hệ thống các khe suối chạy dọc theo tuyến.
  • Việc tập kết nguyên vật liệu và bảo quản không tốt sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nước mưa sẽ kéo theo cát, sỏi, vật liệu xây dựng theo dòng nước làm bồi lắng, cản trở dòng chảy gây tắc nghẽn dòng chảy và ngập úng cục bộ khu vực. Ngoài ra còn làm thất thoát nguyên vật liệu.
  • Các tác động này sẽ được hạn chế khi hoạt động thi công xây dựng được hoàn tất đảm bảo khả năng thoát nước.

Nước thải sinh hoạt:

Nước cấp cho sinh hoạt trong giai đoạn thi công dự án khoảng 4(m3/ngày.đêm). Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp sử dụng. Do đó, lượng nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân tại công trường là khoảng: 4(m3/ngày.đêm).

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng dự án được tính như sau:

Bảng 2.2. Tải lượng tối đa các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công

 

Loại chất bẩn

Định mức tải lượng*

(tính cho 1 người) (gam/người/ngày)

Tải lượng tính toán (tính cho 40 người)

(gam/ ngày)

Hàm lượng (mg/l)

QCVN 14:2008/ BTNMT

Min

Max

Min

Max

B

BOD5

45 - 54

1800

2160

450

540

50

COD

72 - 102

2880

4080

720

1020

-

SS

70 - 145

2800

5800

700

1450

-

Tổng Nitơ

6 – 12

240

480

60

120

10

Tổng photpho

0,8 – 4

32

160

8

40

-

Amoni

2,4 - 4,8

96

192

24

48

10

Dầu mỡ

10 - 300

400

1200

100

300

-

Tổng coliorm

106 - 109

MPN/100ml

100x106 – 100x109

MPN/100ml

-

5.000

Ghi chú:

(*): Tải lượng phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 1người/ng.đ theo Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993.

-Nhận xét ​và đánh giá tác động:

Qua các kết quả tính toán cho thấy nồng độ của hầu hết các chất có mặt trong nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý cao hơn so nhiều lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT).

Thành phần nước thải chủ yếu gồm các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh nên nếu như lượng nước thải này không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của thủy vực tiếp nhận là hệ thống các suối chảy dọc theo tuyến dự án cũng như sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Vị trí phát thải: tại các vị trí lán trại công nhân.

+ Thời gian phát thải: không liên tục trong giai đoạn xây dựng.

* Nước thải thi công:

+ Nguồn phát sinh:

Nước thải thi công xây dựng của dự án được xác định bao gồm: Nước rửa dụng cụ, máy móc thi công trên công trường xây dựng; nước từ quá trình dưỡng hộ bê tông;

+ Thành phần định lượng và đánh giá tác động:

  • Nước thải thi công: Trong quá trình xây dựng các công trình cơ bản có sử dụng nước, tuy nhiên phần lớn lượng nước đều đi vào công trình, lượng nước thải phát sinh là không đáng kể. Tham khảo các dự án có tính chất tương tự, khối lượng nước thải thi công phát sinh ước tính khoảng 0,5m3/ngày.
  • Lượng nước thải này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nước mặt lân cận khu vực dự án và khu vực lân cận là hệ thống các khe suối dọc tuyến nếu không có biện pháp thu gom, lắng bùn.
  • Đối tượng chịu tác động: Nguồn nước mặt hệ thống các suối chạy dọc theo dự án, đặt biệt là nguồn nước mặt tại vị trí bố trí mặt bằng kho bãi.
  • Thời gian tác động: trong suốt thời gian thi công, mất một khoảng thời gian để có thể phục hồi lại ban đầu.
  • Mức độ tác động: cao, cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
  1. Tác động do bụi, khí thải
  • Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu:

* Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu:

  1. Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Quy mô: với khối lượng 20.660 tấn, trong thời gian thi công 24 tháng, tuyến đường vận chuyển: Nhà cung cấp è đường Trung Hải, Đông Hải (phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) è Đường Phong Hải – Tiền Phong (đường tỉnh 338) è Dự án.

Tính chất: bụi và khí thải phát sinh khoảng: Bụi: 0,125 mg/m.s; SO2: 0,0003mg/m.s; NOx: 2,0 mg/m.s; CO: 0,4 mg/m.s; VOC: 0,11 mg/m.s.

  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí.

+ Người dân sinh sống dọc 2 bên tuyến đường vận chuyển.

  1. Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình thi công đường bãi
  • Quy mô: Khối lượng đất, cát, đá trong quá trình thi công đường bãi giai đoạn 2 của dự án là 472.659 m3 (519.924,5 tấn), được thực hiện trong khoảng thời gian 180 ngày.
  • Tính chất: Bụi và khí thải. Dự báo tải lượng phát sinh như sau: Bụi: 0,09 mg/m3; SO2: 0,28 mg/m3; CO: 0,005 mg/m3; NOx: 1,24 mg/m3; VOC: 0,02 mg/m3.
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Khí quyển và môi trường không khí xung quanh;

+ Sức khỏe công nhân thi công; Nhà máy đóng tàu Nosco – Vinalines.

+ Chất lượng nước sông Chanh và hệ sinh thái dưới nước.

  1. Bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công và máy móc hoạt động tại khu vực cảng
  • Quy mô: Trung bình có khoảng 16 phương tiện thi công trên công trường và tại khu vực bến cảng của dự án.
  • Tính chất: Bụi và khí thải, dự báo tải lượng phát sinh: Bụi: 0,0012 mg/s.m2; SO2: 0,018 mg/s.m2; NOx: 0,016 mg/s.m2; CO: 0,008 mg/s.m2; VOC: 0,00035 mg/s.m2.
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Khí quyển và môi trường không khí xung quanh;

+ Sức khỏe công nhân thi công.

  1. Tác động do chất thải rắn
  1. Sinh khối phát quang
  • Quy mô: khoảng 0,608 tấn (khoảng 3.500 m2 diện tích thảm thực vật là cây sú, vẹt, đước (1,5 tấn/ha) và khoảng 2.778 m2 diện tích thảm thực vật là cây bụi, gỗ nhỏ (0,3 tấn/ha)).
  • Tính chất: Chủ yếu là các loại cây ngập mặn sú, vẹt, đước và cây bụi, cây gỗ nhỏ.
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí xung quanh.

+ Môi trường đất.

+ Môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước.

  1. Chất thải rắn sinh hoạt:
  • Quy mô: khoảng 65 kg/ngày (50 công nhân xây dựng x 1,3 kg rác/ngày).
  • Tính chất: Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ, chủ yếu là vỏ chai nhựa, sách báo, nilon, thức ăn thừa.
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí xung quanh.

+ Sức khỏe của công nhân thi công trên công trường.

+ Môi trường đất.

+ Môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước.

  1. Chất thải rắn xây dựng
  • Quy mô: khoảng 18 tấn (bao gồm 17,8 tấn rác thải xây dựng (356.646,4 tấn x 0,005%) và khoảng 200 kg phế thải phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị).
  • Tính chất: CTR phát sinh trên công trường chủ yếu là các loại phế thải xây dựng rơi vãi, gạch, đá vỡ, xà bần, gỗ coffa, sắt thép vụn, vỏ bao bì, thùng carton….
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí xung quanh.

+ Môi trường đất.

+ Môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước.

  1. Tác động do chất thải nguy hại

CTNH phát sinh tại dự án 68 - 73 kg/tháng. Tính chất: Dầu nhớt thải ra từ các phương tiện, máy móc thi công, giẻ lau nhiễm dầu; Dầu mỡ, can, thùng chứa dầu mỡ, dầu hắc và can thùng đựng dầu hắc phục vụ cho công tác trải thảm đường giao thông nội bộ, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…).

  • Nước thải la canh của các phương tiện thủy khoảng 1,0 m3/ngày đêm (02 tàu/ngày x 0,5 m3/tàu/ngày). Thành phần chủ yếu là dẫu mỡ sau quá trình phân ly dầu nước.
  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí xung quanh.

+ Sức khỏe của công nhân thi công trên công trường.

+ Môi trường đất.

+ Môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước

Các tác động không liên quan đến chất thải

Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

Nhằm giảm thiểu sự cố tai nạn lao động, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật thi công hợp lí, điều động máy móc, phương tiện tham gia thi công một cách khoa học, đảm bảo nội quy an toàn lao động cho lực lượng công nhân tham gia thi công trên công trường.

  1. Tác động của tiếng ồn, độ rung

Quy mô, tính chất:

+ Tiếng ồn: Tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại,...

+ Độ rung: do hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công chủ yếu là đóng cọc, đầm nén, khoan và hoạt động của các phương tiện vận chuyển nặng.

  • Vùng có thể bị tác động:

+ Môi trường không khí xung quanh.

+ Sức khỏe của công nhân thi công trên công trường.

  1. Tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng:

Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình có thể xảy ra một số tai nạn ngoài ý muốn như: trượt chân ngã khi mưa, điện giật, bất cẩn khi vận hành máy móc thi công… gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên công nghệ thi công đơn giản, số lượng công nhân không nhiều nên khả năng xảy ra tai nạn là tương đối nhỏ.

  1. Nguy cơ ngập úng, sạt lở, bồi lắng từ các hoạt động GPMB, thi công xây dựng:

- Sự cố sụp lún nền móng gây ảnh hưởng đến nền móng địa chất, nền móng công trình đang xây dựng tại khu vực dự án, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ công trình như gây đổ sập công trình, nguy hiểm tính mạng công nhân thi công trên công trường và tài sản của chủ dự án.

Dự án nằm trong khu vực Đầm Nhà Mạc, ven bờ sông Chanh dễ bị xói lở đất bởi dòng chảy và sóng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng các công trình của dự án gây khó khăn cho quá trình thi công, độ bền vững ổn định của công trình. Do đó, Chủ dự án đã tiến hành xây dựng kè bảo vệ bờ để giảm thiểu tối đa tác động này.

Khi mưa bão lớn có khả năng gây ra hiện tượng ngập úng, nước mưa không thoát được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình xây dựng.

Hiện tượng bồi lắng khu vực mặt nước trước bến (khu vực nạo vét) trong quá trình thi công xây dựng dự án do hoạt động xây dựng làm vương vãi cát, đất đá xuống lòng sông, ngoài ra, do tác động của dòng chảy và quy luật của đoạn sông phân lạch (khu vực nạo vét (-10,3m, hệ hải đồ) của dự án thấp hơn so với hiện trạng lòng sông). Hiện tượng bồi lắng làm cản trở hoạt động di chuyển của tàu thuyền, gây ô nhiễm nguồn nước sông và hệ sinh vật thủy sinh của khu dự án.

  1. Tác động đến giao thông đường bộ

Tăng mật độ phương tiện vận tải trên các tuyến đường vận chuyển phục vụ thi công các hạng mục của dự án (đường Trung Hải, Đông Hải (phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên), è Đường Phong Hải – Tiền Phong (đường tỉnh 338) è Dự án) gây cản trở giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến độ ổn định của các công trình đường bộ (Làm hư hỏng các tuyến đường giao thông do các phương tiện giao thông có trọng tải lớn, mật độ vận chuyển cao), tăng nguy cơ gây tắc nghẽn giao thông

  1. Tác động đến giao thông vận tải thủy:

Việc tăng mật độ phương tiện vận tải thuỷ (số lượng tàu làm việc trung bình là 03 tàu/ngày và lượng tàu di chuyển trên tuyến luồng sông Chanh trung bình khoảng 30 tàu lớn, nhỏ/ngày) trong quá trình vận chuyển cát, một số sự cố, rủi ro có thể xảy ra sự cố va chạm giữa tàu thuyền dẫn đến đắm, chìm tàu; sự cố cháy tàu; sự cố tràn dầu... do các phương tiện tàu thuyền lưu thông trên luồng không tuân thủ theo quy định.

  1. Rủi ro, sự cố trong quá trình nạo vét

*/ Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công nạo vét có thể xảy ra một số tai nạn ngoài ý muốn như: trượt chân ngã khi mưa, điện giật, bất cẩn khi vận hành máy móc thi công… Tuy nhiên công nghệ thi công đơn giản, số lượng công nhân không nhiều nên khả năng xảy ra tai nạn là tương đối nhỏ.

*/ Sự cố sạt lở: Hiện tượng sạt lở đất đá tại các bờ bao, đường nội bộ có thể xảy ra vào những ngày mưa lớn. Khi xảy ra sự cố sạt lở sẽ làm cho đất đá tràn xuống đầm hoặc ra ngoài đầm ảnh hưởng đến chất lượng nươcs, giảm tiến độ thi công và gây bồi lắng khu vực lân cận.

*/ Sự cố rủi ro giao thông thủy

Quá trình nạo vét khu vực vùng nước trước bến của Dự án sẽ gây ra sự diễn biến luồng lạch phức tạp do vị trí nạo vét sâu hơn so với các vị trí xung quanh.

  • Làm gia tăng mật độ phương tiện trên giao thông thủy.
  • Khả năng va chạm giữa các phương tiện sẽ gây ra sự cố tràn dầu.
  • Hoạt động đưa tàu vào thi công nạo vét sẽ gây hưởng đến các hoạt động NTTS. Thực tế dự án nằm gần bờ sông Chanh và có hệ thống kênh lạch dẫn từ sông vào thẳng đầm mà không qua các đầm của hộ khác. Do đó không ảnh hưởng đến các hoạt đông NTTS các hộ lân cận.

Qua khảo sát thực tế cho thấy sông Chanh là đường giao thông thủy chính của thị xã Quảng Yên. Hàng ngày có nhiều lượt phương tiện lớn nhỏ qua lại. Với lượng phương tiện và tần suất hoạt động của tàu nạo vét phục vụ dự án là rất nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đối với việc gia tăng các phương tiện trên sông.

Từ các biện pháp và hiện trạng trên thì khả năng xảy ra tràn dầu không lớn, bên cạnh đó Chủ đầu tư cũng là có các phương án điều tiết giao thông, sắp sếp các phương tiện thủy ra vào phục vụ dự án khoa học, không để xảy ra sự cố dẫn đến tràn dầu.

*/An toàn lao động, giao thông

Trong quá thi công xây dựng có thể xảy ra các sự cố liên quan đến an toàn lao động như:

  • Tai nạn lao động.
  • Mất an toàn giao thông đường thủy.

Các tai nạn trên ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người lao động, giảm tiến độ thi công, ảnh hưởng giảm hiệu quả làm việc. Đây là một trong các vấn đề được chủ đầu tư và nhà thầu rất quan tâm, quán triệt bằng công tác học tập an toàn lao động, kiểm tra thực hiện quy trình, điều tiết các phương tiện giao thông. Công ty thực hiện tốt đảm bảo hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tối đa các tai nạn lao động và an toàn giao thông.

  1. Nguy cơ về an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án không tổ chức hoạt động nấu nướng tại công trường. Tuy nhiên, nhà thầu xây dựng cần lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân trong quá trình thi công xây dựng.

  1. Tác động về kinh tế xã hội

Tác động tích cực

  • Quá trình xây dựng Dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm gián tiếp hoặc trực tiếp cho người dân địa phương. Các lao động trực tiếp như: công nhân xây dựng, bảo vệ, hậu cần,… Các hoạt động gián tiếp như: cung cấp các dịch vụ (điện thoại, fax, internet,…), quán ăn, tạp hóa, xe ôm,...
  • Quá trình thi công xây dựng Dự án sẽ kích thích phát triển ngành dịch vụ - thương mại trong phạm vi thị xã Quảng Yên nói chung. Công nhân xây dựng sẽ có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp hoặc tiểu thương như hiện nay.
  • Thi công xây dựng Dự án sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng tại địa phương hoặc các địa phương khác,...

Tác động tiêu cực

  • Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng (khoảng 30- 50 công nhân xây dựng mỗi ngày) trong thời gian xây dựng kéo dài 48 tháng, có thể xảy ra nguy cơ tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực Dự án và vùng lân cận, như phát sinh các dịch vụ không lành mạnh, các khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, gây rối trật tự công cộng (mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ của công nhân...), vệ sinh môi trường.
  • Việc thi công xây dựng và hoàn thiện các công trình của Dự án làm phát sinh các loại chất thải, nếu không quản lý tốt và có các biện pháp giảm thiểu thích hợp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nước sông Chanh, môi trường đất, môi trường không khí và hệ sinh thái ven bờ; ảnh hưởng trực tiếp tới công việc đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản của người dân khu vực gần dự án. Các đầm nuôi trồng thủy hải sản lân cận dự án, do đó những biến động về môi trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hải sản (tôm, cua, cá …). Hệ sinh thái đầm nuôi trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư kho cảng nội địa

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha