Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu như: Cá, tôm, mực được sơ chế, đóng gói, cấp đông công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm. Phù hợp với nhu cầu thị trường, là nguồn nguyên liệu xuất khẩu đạt kim ngạch cao sang các thị trường nước ngoài.
Ngày đăng: 21-04-2025
20 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. iv
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 3
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường. 6
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường. 9
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM... 10
CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.. 11
1.1.3. Vị trí địa lý của dự án. 11
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án. 12
1.1.5. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án. 13
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án. 14
1.2.1. Các hạng mục công trình chính. 17
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ. 17
1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. 20
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành. 23
1.5. Biện pháp tổ chức thi công. 40
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 40
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án. 40
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 40
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 42
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 42
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng. 43
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn. 47
2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội 48
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án.... 51
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường. 51
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học. 59
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 59
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án. 59
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 60
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 113
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. 114
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 116
CHƯƠNG V. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 117
5.1. Chương trình quản lý môi trường. 117
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án. 122
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN.. 123
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng. 123
6.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử. 123
6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến. 123
6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định. 123
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng. 124
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 127
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là tỉnh nằm ở cực Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Như Việt Nam thu nhỏ, Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi, có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc và có khoảng 200 km bờ biển, được đánh giá là vùng có trữ lượng thủy sản lớn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng của tỉnh năm 2021 đạt gần 858.119 tấn hải sản các loại (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2021). Ngành thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Kiên Giang và là ngành có khả năng tạo ra các sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh việc khai thác đánh bắt trên biển, Kiên Giang còn có thế mạnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản các loại tôm, cá da trơn. Với tiềm năng phong phú, đa dạng từ khai thác đến nuôi trồng, đây chính là điều kiện đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ cho nhu cầu chế biến thủy sản trong tỉnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Ngoài ra, định hướng mở rộng hợp tác khai thác thủy sản với các quốc gia lân cận như Indonesia, Malaysia,… đã giúp nâng cao sản lượng thủy sản khai thác trong những năm qua và cho nhiều năm sau của tỉnh Kiên Giang.
Năm 2009, Chi nhánh Công ty cổ phần Thực phẩm.... đã đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ... 6.355 m2” tại Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang theo Giấy chứng nhận đầu tư số 56 121 000 352 ngày 23 tháng 10 năm 2008 và có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1221/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Nhà máy được xây dựng với 2 phân xưởng, 01 phân xưởng đông lạnh và 01 phân xưởng hàng khô. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và kế hoạch phát triển của Công ty, vào năm 2012, Công ty đã tiến hành chuyển đổi phân xưởng hàng khô sang phân xưởng đông lạnh (02 phân xưởng đông lạnh) đồng thời nâng công suất của nhà máy từ 2.074 tấn sản phẩm/năm lên 3.500 tấn sản phẩm/năm và đi vào hoạt động ổn định từ tháng 01 năm 2015 có Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường số 625/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, do yêu cầu thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, Chi nhánh Công ty đã tiến hành thay đổi các mặt hàng sản xuất của nhà máy, cụ thể như sau: giảm khối lượng đồng thời thay đổi quy trình sản xuất các mặt hàng về tôm, mực, bạch tuộc, đông cá, trứng cá trích từ 3.500 tấn sản phẩm/năm xuống còn 1.300 tấn sản phẩm/năm song song với việc bổ sung 2 mặt hàng mới là cá saba và cá hồi với khối lượng 2.100 tấn sản phẩm/năm. Tổng công suất hoạt động của nhà máy vẫn giữ nguyên là 3.500 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó, nhà máy cũng tiến hành cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải để phù hợp với loại hình, nguyên liệu sản xuất, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu theo quy định.
Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nhà máy thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại mục số 1, phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Nhà máy đã hoàn thành quá trình thay đổi và hoạt động ổn định từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thay đổi, Chi nhánh Công ty không tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy.
“Nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm” của Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm... thuộc loại hình thay đổi công nghệ. Vì vậy, Chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Nhà máy trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thẩm định và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.
Dự án đầu tư của “Nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm” tại Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang được phê duyệt bởi Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm ... Kiên Giang.
CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT KHẨU CÔNG SUẤT 3.500 TẤN SẢN PHẨM/NĂM
Chủ dự án: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
Địa chỉ liên hệ: Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Đại diện: Ông...... Chức danh: Giám đốc
Điện thoại: ...........
Tiến độ thực hiện dự án: Đã hoàn thành từ cuối năm 2019.
Nhà máy nằm trong Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Tứ cận tiếp giáp khu đất nhà máy như sau:
- Phía Đông Nam: Giáp đường đường số 8;
- Phía Tây Nam: Giáp đường số 5;
- Phía Đông Bắc: Giáp đường số 4;
- Phía Tây Bắc: Giáp khu vực đậu xe của khu cảng.
Tọa độ các vị trí giới hạn khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí dự án
ĐIỂM |
X (m) |
Y (m) |
---|---|---|
1 |
1092015 |
568014 |
2 |
1092231 |
568015 |
3 |
1092203 |
568245 |
4 |
1092284 |
568254 |
Ghi chú: Sử dụng hệ tọa độ VN2000. Kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30
Vị trí nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm nằm cách thị trấn Minh Lương khoảng 5 km về phía Tây theo trục lộ Minh Lương - Thứ Ba, cách thành phố Rạch Giá khoảng 18 km, nằm trong Khu cảng cá Tắc Cậu có điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, gần nguồn nguyên liệu và nằm trên trục giao thông đường bộ (quốc lộ 63, 61) lẫn giao thông thủy (sông Cái Bé). Do đó, rất thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như giao thông vận tải, tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Hình 1.1. Sơ họa vị trí khu vực nhà máy
Nhà máy được đầu từ xây dựng từ năm 2009 nên hiện trạng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã hoàn chỉnh. Quá trình thay đổi, nhà máy chỉ thay đổi cách bố trí các hạng mục, phòng chức năng, máy móc, trang thiết bị trong các phân xưởng để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất theo các sản phẩm mới và cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải nên về cơ cấu sử dụng đất không có nhiều thay đổi.
Hệ thống giao thông: Xung quanh khu vực nhà máy là hệ thống đường nội bộ của khu cảng, được thiết kế trải nhựa, có chiều rộng mặt đường dao động từ 7 - 12 m, nên rất thuận lợi trong hoạt động lưu thông của nhà máy.
Hệ thống cung cấp điện: Nhà máy sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại công ty đã bố trí 01 trạm biến thế công suất 560 KVA và 01 máy phát điện dự phòng công suất 550 KVA tại khu vực phòng máy kỹ thuật.
Hệ thống cấp nước: Nước sử dụng cho nhà máy là nước dưới đất sau khi qua hệ thống xử lý do công ty đầu tư xây dựng.
Hệ thống thoát nước: Công ty đầu tư hệ thống cống rãnh thoát nước thải và nước mưa riêng biệt. Nước mưa chảy tràn và nước thải sau khi qua quá trình xử lý đạt quy chuẩn cho phép được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của Cảng cá Tắc Cậu, sau đó xả ra sông Cái Bé.
a. Mục tiêu dự án
Mục tiêu của dự án là thay đổi một số mặt hàng, đáp ứng các nhu cầu sau:
- Cung cấp các loại sản phẩm từ chế biến thủy sản như: Cá, tôm, mực được sơ chế, đóng gói, cấp đông phù hợp với nhu cầu thị trường, là nguồn nguyên liệu xuất khẩu đạt kim ngạch cao sang các thị trường nước ngoài.
- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến các đối tác trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành cũng như điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang.
- Góp phần giải quyết việc làm cho 278 lao động, trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương.
- Tăng doanh thu cho công ty, đóng góp cho ngân sách và sự phát triển của địa phương.
b. Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án
- Công suất hoạt động lớn nhất của nhà máy là 3.500 tấn sản phẩm/năm, mỗi năm hoạt động khoảng 200 ngày, tương đương 17,5 tấn sản phẩm/ngày. Gồm các sản phẩm như sau:
Stt |
Mặt hàng sản xuất cũ |
Công suất cũ (theo ĐACT) |
Mặt hàng sản xuất mới |
Công suất mới (ĐTM mới) |
1 |
Tôm PD |
180 |
1. Tôm |
70 |
2 |
Tôm chiên đông lạnh |
150 |
||
3 |
Tôm nobashi đông lạnh |
200 |
||
4 |
Tôm shushi |
220 |
||
5 |
Đông cá có sơ chế |
60 |
2. Đông cá |
1.000 |
6 |
Đông cá không qua sơ chế |
1.200 |
||
7 |
Mực nang filler |
288 |
3. Mực |
90 |
8 |
Mực ống cắt khoanh còn da |
402,1 |
||
9 |
Mực misumi |
175,7 |
||
10 |
Bạch tuột cắt luộc |
439,2 |
4. Bạch tuộc |
60 |
11 |
Trứng cá trích Mỹ |
90 |
5. Trứng cá trích |
80 |
12 |
Trứng cá trích Canada |
95 |
||
13 |
Cá Saba |
0 |
6. Cá Saba |
1.400 |
14 |
Cá hồi |
0 |
7. Cá hồi |
800 |
|
Tổng |
3.500 |
|
3.500 |
Bảng 1.2. Các sản phẩm của nhà máy (tấn sản phẩm/năm)
- Loại hình dự án: Chế biến thủy hải sản.
Tổng diện tích khu vực nhà máy là 5.506,46 m2 (Diện tích trước đây là 6.355 m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên do nhà máy hoàn trả lại cho BQL Cảng cá Tắc Cậu 848,54 m2 theo Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2015). Nhà máy gồm 2 phân xưởng nằm cách nhau qua đường nội bộ của khu cảng (đường số 6), được cơ cấu sử dụng như sau:
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của nhà máy
Stt |
Các khu chức năng |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
I |
Các hạng mục công trình chính |
3.053,15 |
55,45 |
1 |
Cụm nhà xưởng 1 |
2.022,81 |
36,74 |
2 |
Cụm nhà xưởng 2 |
1.030,34 |
18,71 |
II |
Các hạng mục công trình phụ trợ |
2.237,25 |
40,63 |
1 |
Nhà xe công nhân |
302,35 |
5,49 |
2 |
Phòng cơ khí |
100 |
1,82 |
3 |
Khu xử lý nước ngầm |
48 |
0,87 |
4 |
Sân bãi, đường nội bộ |
1.786,9 |
32,45 |
III |
Các hạng mục công trình xử lý chất thải |
216,06 |
3,92 |
1 |
Khu xử lý nước thải |
158,06 |
2,87 |
2 |
Kho bao bì thải |
48 |
0,87 |
3 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
10 |
0,18 |
Tổng cộng |
5.506,46 |
100 |
Ghi chú: Nhìn chung, nhà máy chỉ thay đổi cách bố trí các hạng mục, phòng chức năng, máy móc, trang thiết bị trong các phân xưởng để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất theo các sản phẩm mới chứ không xây dựng thêm hạng mục công trình.
Cụ thể các hạng mục xây dựng trong các phân xưởng như sau:
STT |
Các hạng mục xây dựng |
Dài (m) |
Rộng (m) |
Diện tích (m2) |
|
1 |
Khu vực văn phòng, phòng khách |
6 |
10,5 |
63 |
63 |
2 |
Nhà bếp, nhà ăn |
9 |
9 |
81 |
99 |
6 |
3 |
18 |
|||
3 |
Kiểm nghiệm |
9 |
5 |
45 |
45 |
4 |
Kho gia vị, hóa chất |
3 |
8,2 |
24,6 |
24,6 |
5 |
Kho vật tư |
8,6 |
3,8 |
32,68 |
32,68 |
6 |
Kho bao bì 1 |
2 |
12 |
24 |
24 |
7 |
Kho phế liệu |
7,5 |
2 |
15 |
15 |
8 |
Kho PE thải |
1,5 |
3,8 |
5,7 |
5,7 |
9 |
Khu vực cân phế liệu |
8,2 |
3,3 |
27,06 |
27,06 |
10 |
Phòng máy Grasso |
7,5 |
5 |
37,5 |
37,5 |
11 |
Phòng BHLĐ, lối vào, hành lang line 1 |
7,5 |
17,5 |
131,25 |
131,25 |
12 |
Phòng BHLĐ, lối vào, hành lang và toilet line 2 |
71 |
3 |
213 |
197,04 |
-1,9 |
8,4 |
-15,96 |
|||
13 |
Phòng BHLĐ, lối vào, hành lang và toilet line 3 |
10,5 |
3 |
31,5 |
31,5 |
14 |
Phòng A1 |
6 |
9 |
54 |
54 |
15 |
Phòng A2 |
5,8 |
11,5 |
66,7 |
76,5 |
3,5 |
2,8 |
9,8 |
|||
16 |
Phòng A3 |
5,8 |
7,3 |
42,34 |
53,14 |
3,6 |
3 |
10,8 |
|||
17 |
Phòng B1 |
8,1 |
12 |
97,2 |
113,4 |
2 |
8,1 |
16,2 |
|||
18 |
Phòng B2 |
18 |
8,1 |
145,8 |
161,76 |
1,9 |
2,4 |
4,56 |
|||
1,9 |
6 |
11,4 |
|||
19 |
Phòng C |
6 |
20 |
120 |
142,5 |
7,5 |
3 |
22,5 |
|||
20 |
Phòng rã đông |
6 |
3,8 |
22,8 |
22,8 |
21 |
Phòng D |
5 |
15 |
75 |
87 |
3 |
4 |
12 |
|||
22 |
Phòng cấp đông 1 |
8 |
16 |
128 |
145,64 |
6,3 |
2,8 |
17,64 |
|||
23 |
Phòng cấp đông 2 |
9,3 |
10 |
93 |
105,54 |
2,2 |
5,7 |
12,54 |
|||
24 |
Phòng bao gói |
3,8 |
8,5 |
32,3 |
35,8 |
1 |
3,5 |
3,5 |
|||
25 |
Kho 50 và phòng đệm |
8 |
12 |
96 |
96 |
26 |
Kho 100 và phòng đệm |
9,2 |
14 |
128,8 |
168,4 |
2,2 |
18 |
39,6 |
|||
27 |
Kho khác |
3 |
9 |
27 |
27 |
Tổng |
|
2.022,81 |
Bảng 1.4. Các hạng mục xây dựng trong phân xưởng 1
STT |
Hạng mục xây dựng |
Dài (m) |
Rộng (m) |
Diện tích (m2) |
|
1 |
Khu vực xử lý nước giếng |
4 |
12 |
48 |
48 |
2 |
Phòng cơ khí |
10 |
10 |
100 |
100 |
3 |
Chất thải nguy hại |
2,5 |
4 |
10 |
10 |
4 |
Kho bao bì thải |
4 |
12 |
48 |
48 |
5 |
Nhà xe |
12,5 |
14,3 |
178,75 |
302,35 |
10,3 |
12 |
123,6 |
|||
6 |
Kho muối |
8,2 |
5 |
41 |
41 |
7 |
Kho vật tư |
3,5 |
10,5 |
36,75 |
43,5 |
1,5 |
4,5 |
6,75 |
|||
8 |
Kho phế liệu |
6 |
3,2 |
19,2 |
19,2 |
9 |
BHLĐ, lối vào, toilet và hành lang line 1
|
13,6 |
4,7 |
63,92 |
75,92 |
1,6 |
4,8 |
7,68 |
|||
2,7 |
1,6 |
4,32 |
|||
10 |
BHLĐ, lối vào, toilet và hành lang line 2 |
6 |
17,6 |
105,6 |
105,6 |
11 |
Bảo vệ, phòng điều hành, chuyên gia |
11,2 |
2,6 |
29,12 |
32,12 |
1,2 |
2,5 |
3 |
|||
12 |
Chế biến 1 |
12,5 |
19,5 |
243,75 |
243,75 |
13 |
Chế biến 2 |
13 |
12 |
156 |
156 |
14 |
Chế biến 3 |
6 |
12 |
72 |
75,7 |
1 |
3,7 |
3,7 |
|||
15 |
Kho, phòng đệm |
10,65 |
15,8 |
168,27 |
168,27 |
16 |
Kho khác |
1,6 |
13,3 |
21,28 |
21,28 |
17 |
Phòng máy |
12 |
4 |
48 |
48 |
18 |
Xử lý nước thải |
8,2 |
18,3 |
150,06 |
158,06 |
2 |
4 |
8 |
|||
Tổng |
|
1.696,75 |
Bảng 1.5. Các hạng mục xây dựng trong phân xưởng 2
Nhà máy bao gồm 2 phân xưởng với tổng diện tích xây dựng các hạng mục là 3.607 m2, cao 6,5 m. Mỗi phân xưởng là 1 kết cầu nhà bao gồm các hạng mục công trình phục vụ quá trình sản xuất như: Kho lạnh, văn phòng, phòng tiếp nhận nguyên liệu, phòng chế biến, phòng cấp đông, phòng máy, kho bao bì, bảo hộ lao động, kho thành phẩm, kho phế liệu…
Kết cấu: Khung cột thép, mái tole, tường bao che xây gạch ống dày 200 mm, cao 3 m. Nền láng vữa xi măng, lát gạch ceramic. Móng cọc bê tông ly tâm đường kính D300.
a. Hệ thống cấp điện
Nhà máy sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại công ty đã bố trí 01 trạm biến thế công suất 560 KVA và 01 máy phát điện dự phòng công suất 550 KVA tại khu vực phòng máy kỹ thuật. Toàn bộ các hoạt động của nhà máy đều sử dụng điện, kể cả quá trình hấp, nướng. Lượng điện sử dụng khoảng 1.500 kWh.
b. Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước sử dụng:
Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của nhà máy được lấy từ 02 giếng khoan trong khu vực nhà máy qua hệ thống xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Các giếng khoan này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất với tổng công suất 300 m3/ngày.đêm. Nhà máy đã xây dựng và lắp đặt trạm xử lý nước ngầm công suất 20 m3/h, hoạt động 10 giờ/ngày với quy trình xử lý như sau:
Hình 1.2. Quy trình xử lý nước giếng khoan
Thuyết minh quy trình:
- Tháp oxy hóa - TK01: Nước giếng được bơm lên phía trên tháp và theo đường ống phân phối nước chảy từ trên xuống, nước đi từ trên xuống sẽ tiếp xúc với dòng khí tự nhiên giúp cho quá trình làm thoáng diễn ra dễ dàng hơn. Mục đích của quá trình này là làm giảm hàm lượng kim loại Fe có trong nước ngầm.
- Bể lọc ngược - TK02: Nước từ tháp làm thoáng chảy vào bể lọc ngược. Bể lọc ngược có chứa các hạt tiếp xúc, giúp lưu giữ lượng cặn sắt kết tủa trong nước. Nước chảy từ dưới lên qua và chảy tràn theo máng ra ngoài.
- Bồn lọc thô - TK03: Tách loại cặn bẩn ra khỏi nước nhờ vào quá trình lọc qua lớp vật liệu sỏi, cát và than. Nước đi vào bể theo chiều tự chảy từ trên xuống dưới. Nước qua khỏi bồn lọc sẽ giảm bớt được một phần cặn sắt kết tủa còn lại trong nước. Nước sau lọc thô được dẫn vào bể trung gian.
- Bể trung gian - TK04: Nước từ bồn lọc thô chảy vào bể chứa trung gian, tại đây nước sẽ được 2 bơm luân phiên cấp vào hệ thống cột lọc phía sau.
- Cột lọc khử sắt - TK05: Lọc các cặn sắt kết tủa và bông bùn lơ lửng còn chứa trong nước. Ở đây bể chứa cát, sỏi và cát khử sắt có tác dụng giữ lại các kết tủa sắt có trong nước giếng và một phần các tạp chất có trong nước.
- Cột lọc khử mùi - TK06: Lọc các cặn và bông bùn lơ lửng còn chứa trong nước. Ơ đây bể chứa cát, sỏi và than hoạt tính có tác dụng lọc khử mùi cho nước giếng. Nước sau khi lọc không còn màu và mùi hôi.
- Bể chứa nước sạch - TK07: Nước sau xử lý được lưu giữ trong bể chứa nước sạch để cấp vào nhà xưởng sản xuất.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Nước dùng cho sinh hoạt (Qsh): 120 lít/người/ngày.đêm (QCXDVN 01:2019/BXD).
+ Nước dùng cho sản xuất: 10 - 12 m3/tấn sản phẩm.
+ Nước rửa đường: 0,5 lít/m2/ngày.
+ Nước chữa cháy: 15,0 lít/s, số đám cháy xảy ra là 01 trong thời gian 03 giờ.
+ Nước rò rỉ, dự phòng: 10% tổng nhu cầu cấp nước.
- Nhu cầu sử dụng nước:
Khi nhà máy đi vào hoạt động với công suất 3.500 tấn sản phẩm/năm, mỗi năm hoạt động 200 ngày, tương đương 17,5 tấn sản phẩm/ngày thì lượng nước sử dụng cho nhà máy được tính toán như sau:
Bảng 1.6. Tính toán lượng nước sử dụng của nhà máy
STT |
Nhu cầu nước sử dụng |
Lượng nước (m3/ngày) |
|
---|---|---|---|
Nước cấp |
Nước thải |
||
1 |
Sản xuất |
193,265 |
193,265 |
1.1 |
Tôm |
0,35*12 |
4,2 |
1.2 |
Cá đông lạnh |
5*12 |
60 |
1.3 |
Mực |
0,45*10,5 |
4,725 |
1.4 |
Bạch tuộc |
0,3*10 |
3 |
1.5 |
Trứng cá trích |
0,4*0,85 |
0,34 |
1.6 |
Cá Saba |
7*11 |
77 |
1.7 |
Cá Hồi |
4*11 |
44 |
2 |
Sinh hoạt (278 người * 120 lít/người) |
33,36 |
33,36 |
3 |
Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, rửa xe |
30 |
30 |
4 |
Nước cấp đá vảy |
20 |
0 |
5 |
Nước tưới cây, rửa đường |
0,9 |
0 |
6 |
Nước rò rỉ, dự phòng (10%) |
27,752 |
0 |
Tổng cộng |
305,27 |
256,625 |
Tổng nhu cầu dùng nước trong quá trình hoạt động là: 305,27 m3/ngày.
Bên cạnh đó còn có nước dùng cho hoạt động chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy nổ tính cho 03 giờ (01 đám cháy): 10,8 x Qcc x n x k = 10,8 x 15 x 1 x 1 = 162 m3/ngày.
a. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Toàn bộ nước mưa rơi trên mái nhà, các khu vực nền đường, sân bãi trong khuôn viên nhà máy được quy ước là sạch, nên được thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa riêng. Hệ thống thoát nước mưa là các mương dẫn (bê tông cốt thép, nắp đậy) kết hợp hố ga lắng tạp chất trong khuôn viên nhà máy, hướng thoát nước ra hệ thống thu gom nước mưa chung của Cảng cá, xả ra sông Cái Bé.
b. Hệ thống thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải
– Hệ thống thoát nước thải bằng ống PVC và cống bê tông (đường kính D400, D600, D800) dẫn về khu xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định mới được thải ra cống thoát. Hệ thống thu gom nước thải của nhà máy được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.
– Hệ thống thu gom và thoát nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh tại nhà máy sẽ được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sẽ được thu gom cùng với các loại nước thải sinh hoạt khác như nước rửa tay, nước từ nhà tắm... bằng đường ống dẫn về xử lý chung với nước thải sản xuất tại khu xử lý nước thải tập trung của Công ty.
+ Nước thải sản xuất: Hệ thống thu gom nước thải sản xuất được xây dựng kín, đường ống thu gom được bố trí tại tất cả các hạng mục có phát sinh nước thải từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến các khâu sơ chế, rửa đến khi cho ra thành phẩm. Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn và các hố ga chảy qua song chắn rác và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 300 m3/ngày.đêm để xử lý đạt cột B QCVN 11-MT:2015/BTNMT (Cmax) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của Cảng cá Tắc Cậu, xả ra sông Cái Bé.
c. Hệ thống thu gom chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ dự án bố trí các thùng rác nhỏ loại 20 L, 50 L tại các khu vực nhà văn phòng, phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà ăn... để thu gom các loại rác thải sinh hoạt thông thường phát sinh của công nhân làm việc. Hàng ngày, rác được nhân viên thu gom tập trung về các thùng chứa rác sinh hoạt có nắp đậy loại 220L màu xanh tập trung tại khu vực sân để hợp đồng với Đội Kiểm tra trật tự đô thị huyện Châu Thành đến thu gom, xử lý hàng ngày.
- Rác thải sản xuất: Các loại phế phụ phẩm phát sinh trong quá trình sơ chế, chế biến nguyên liệu của nhà máy như vỏ, đầu, xương, vảy, da, nội tạng cá, mực, tôm được thu gom vào các bao nylon đặt trong thùng chứa tập trung về 02 kho phế liệu được bố trí với diện tích 11,4 m2 và 19,2 m2 tại 2 phân xưởng để lưu chứa tạm thời. Lượng phụ phẩm này công ty sẽ bán cho các đơn vị thu mua trong khu vực đến thu gom, vận chuyển bằng các xe chuyên dụng hàng ngày đảm bảo không làm rơi vãi, rò rỉ, phát sinh mùi ra ngoài.
Còn các loại rác thải sản xuất khác như thùng chứa, bao bì hư hỏng, giày ủng, rổ gãy... được thu gom lưu chứa trong kho bao bì thải với diện tích 48 m2 ở phân xưởng 2 để định kỳ bán phế liệu.
- Rác thải nguy hại: Các loại chất thải nguy hại phát sinh rong nhà máy như bóng đèn huỳnh quang hư hỏng, hộp mực in, pin, acquy, giẻ lau dính dầu nhớt, xốp cách nhiệt, rôn aminhăng... được thu gom lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy đặt trong kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 10 m2 được bố trí ở phía Tây Bắc phân xưởng 2.
- Khối lượng nguyên liệu, sản phẩm của nhà máy:
Bảng 1.7. Nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy
STT |
Mặt hàng sản xuất |
Nguyên liệu (tấn/năm) |
Sản phẩm (tấn/năm) |
1 |
Tôm |
120 |
70 |
2 |
Đông cá |
1.250 |
1.000 |
3 |
Mực |
180 |
90 |
4 |
Bạch tuộc |
150 |
60 |
5 |
Trứng cá trích |
720 |
80 |
6 |
Cá Saba |
3.290 |
1.400 |
7 |
Cá hồi |
1.000 |
800 |
Tổng |
6.710 |
3.500 |
- Các máy móc thiết bị sử dụng của nhà máy như:
Bảng 1.8. Một số trang thiết bị cần thiết
STT |
TÊN THIẾT BỊ |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG |
|
01 |
Hệ thống máy nén Grasso |
Bộ |
01 |
|
02 |
Trạm, máy biến thế THIBIDI 560KVA |
Bộ |
01 |
|
03 |
Máy phát điện Cumins 550 KVA |
Bộ |
01 |
|
04 |
Tụ bù tự động 300 KVA |
Cái |
01 |
|
05 |
Hệ thống hóa hơi gas đốt |
Hệ thống |
01 |
|
06 |
Hệ thống lạnh điều hòa P. A1 |
Hệ thống |
01 |
|
07 |
Hệ thống lạnh điều hòa P. A2 |
Hệ thống |
02 |
|
08 |
Hệ thống lạnh điều hòa P. A3 |
Hệ thống |
01 |
|
09 |
Hệ thống lạnh điều hòa P. B1 |
Hệ thống |
02 |
|
10 |
Hệ thống lạnh điều hòa P. B2 |
Hệ thống |
02 |
|
11 |
Hệ thống lạnh điều hòa P.C |
Hệ thống |
02 |
|
12 |
Hệ thống điều hòa phòng Bao Gói 1 |
Hệ thống |
01 |
|
13 |
Hệ thống điều hòa phòng D |
Hệ thống |
02 |
|
14 |
Hệ thống làm mềm nước |
Cụm |
01 |
|
15 |
Máy điều hòa 2 cục |
Cái |
08 |
|
16 |
Máy hút chân không DL |
Cái |
04 |
|
17 |
Máy rà kim loại Anritsu |
Cái |
02 |
|
18 |
Máy in date 1020 |
Cụm |
01 |
|
19 |
Nồi luộc điện trở |
Bộ |
04 |
|
20 |
Nồi hấp |
Bộ |
02 |
|
21 |
Máy niềng thùng |
Cái |
02 |
|
22 |
Máy ép bao |
Cái |
02 |
|
23 |
Máy xịt cao áp |
Cái |
03 |
|
24 |
Hệ thống xử lý nước thải |
Hệ thống |
01 |
|
25 |
Hệ thống sử lý nước giếng |
Hệ thống |
01 |
|
26 |
Máy nén khí HITACHI BEBICON |
Hệ thống |
01 |
|
27 |
Hệ thống PCCC |
Hệ thống |
01 |
|
|
Máy nướng MKF-5 |
Cái |
01 |
- Nhiên liệu, vật liệu sử dụng:
Bảng 1.9. Nhiên, vật liệu sử dụng của nhà máy
STT |
Vật tư, bao bì, nguyên nhiên liệu, hóa chất |
Đơn vị tính |
Khối lượng/tháng |
1 |
Cồn |
lít |
500 |
2 |
Muối |
kg |
1.500 |
3 |
Clo |
kg |
2.000 |
4 |
Xà phòng |
lít |
1.500 |
5 |
Thùng |
cái |
13.000 |
6 |
PA |
cái |
80.000 |
7 |
PE |
cái |
1.800 |
- Nguồn điện: Nhà máy sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia thông qua trạm biến thế 560 KVA và máy phát điện dự phòng 550 KVA.
- Nguồn nước: Sử dụng nước dưới đất từ giếng khoan trong khu vực nhà máy qua hệ thống xử lý nước đạt yêu cầu trước khi cấp sử dụng cho các hoạt động.
>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn