Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Các sản phẩm đầu ra của dự án là: Tấm mạch in mềm (FPCA) với công suất: 120.000.000 sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 02-11-2024

18 lượt xem

MỤC LỤC.................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................... 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................. 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................ 5

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................... 6

1.  Tên chủ dự án đầu tư.............................................................................. 6

2.  Tên dự án đầu tư.................................................................................. 6

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư........................... 7

3.1.  Công suất của dự án đầu tư................................................................ 7

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................................... 7

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư.............................................................. 13

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..... 13

4.1.  Nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất của công ty...... 13

4.2.  Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của dự án............................ 13

4.3.  Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở................................................ 14

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 15

1.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 15

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 15

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 16

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................... 16

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa..................................................................... 16

1.2.  Thu gom, thoát nước thải............................................................... 17

1.3.  Xử lý nước thải.................................................................................... 18

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................... 24

2.1.  Hệ thống xử lý khí thải bằng màng lọc HEPA tại dây chuyền SMT........... 24

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 30

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................ 31

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................................... 33

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào hoạt động...... 33

7.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường....... 36

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........... 39

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đói với nước thải.................................... 39

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.......................................... 39

2.1.  Nguồn phát sinh khí thải............................................................. 39

2.2.  Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải........... 40

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................... 41

3.1.  Nguồn phát sinh.................................................................................. 41

3.2.  Tác động của tiếng ồn, độ rung đối với công nhân viên................ 41

3.3.  Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................... 42

3.4.  Gía trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 43

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 44

1.  Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện.......... 44

1.1.  Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải.......................... 48

1.2.  Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải...... 56

2.  Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật...................... 63

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ....................................... 63

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm..................................... 64

CHƯƠNG 6 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................... 65

CHƯƠN​G 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH .......

Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện: .........  Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại/Fax: ............  Email:..........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số......... được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 15 tháng 02 năm 2011, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 16 tháng 03 năm 2020.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........ được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 15 tháng 02 năm 2011, chứng nhận thay đổi lần thứ mười bốn ngày 08 tháng 01 năm 2021.

2.Tên dự án đầu tư

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .....KCN Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép thành phần:

+ Quyết định số ......../QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH ..... tại KCN Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Quyết định số ......../QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2021 về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH ....... tại .... KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Quyết định số ........./QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 về phê duyệt điều chỉnh nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH ........ tại......, KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: ....... (Cấp lần 4) được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 17 tháng 08 năm 2017.

Quy mô của cơ sở:

+ Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH ....... được thực hiện tại lô ........KCN Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 15.096,6 m2 với tổng vốn đầu tư của dự án là: 422.498.081.522 VNĐ tương đương 20.303.142 USD.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Quy mô, công suất các loại sản phẩm của dự án như sau: Sản xuất tấm mạch in mềm (FPCA) với công suất: 120.000.000 sản phẩm/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất được áp dụng cho dự án là công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đặc điểm nổi bật của dây chuyền công nghệ sản xuất này là:

+ Công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao;

+ Phù hợp với quy mô đầu tư đã chọn;

+ Sử dụng lao động, năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý;

+ Chất lượng sản phẩm được kiểm nghiệm trong suốt quá trình sản xuất;

+ Đảm bảo an toàn cho môi trường.

Các dây chuyền sản xuất của dự án sử dụng các máy móc thiết bị sau:

Bảng 1.1. Các loại máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của dự án

TT

Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Năm sản xuất

1

Máy SMT

16

2017

2

Máy gắn đa chíp

20

2017

3

Máy in lưới US

02

2017

4

Lò sấy tuần hoàn

05

2017

5

Đầu robot tự động

04

2017

6

Máy cấp mạch in

02

2017

7

Máy in lưới sản xuất mạch in

01

2017

8

Máy kiểm tra bề mặt SD tử ngoại (B)

01

2017

9

Máy kiểm tra bề mặt bẳng mạch

07

2017

10

Máy tra keo tự động

04

2017

11

Máy tiếp bản mạch in đầu ra

09

2017

12

Máy phun

01

2017

13

Máy tự động chuyển chở

06

2017

14

Máy đo quang học

05

2017

15

Máy in 3D

02

2017

16

Máy in mã vạch

01

2017

17

Bộ máy in mã vạch

01

2017

18

Máy in phun

05

2017

19

Máy in lưới dùng để sản xuất tấm mạ

01

2017

20

Máy gắn đa chíp

04

2017

21

Bộ giá tự động

06

2017

22

Máy kiểm tra tốc độ in 3D

06

2017

23

Bộ điều khiển máy in

05

2017

24

Máy sấy bản mạch in

01

2017

25

máy kiểm tra bằng X-ray

06

2017

26

Kính hiển vi

20

2017

27

Máy hàn tay

10

2017

28

Máy giặt UCF 200

01

2017

29

máy phát điện dự phòng

01

2017

Quy trình công nghệ sản xuất bảng mạch in mềm FPCA như sau:

Hình 1.1. Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất, gia công tấm mạch in mềm (FPCA)

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu đầu vào được kiểm tra theo hóa đơn và nguyên liệu nhập, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, tình trạng nguyên liệu, số lượng.

Sau khi kiểm tra xong, nguyên liệu đạt được đưa vào dây chuyền sản xuất, nguyên liệu không đạt sẽ được trả lại nhà cung cấp. Dây chuyền sản xuất cụ thể như sau:

Bước 1: In kem hàn (SMT)

Quá trình in được thực hiện trên máy in tự động. Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà chọn chương trình hoạt động phù hợp. Trong công đoạn này sẽ phát sinh CTNH: Bao bì đựng kem hàn.

Bước 2: Gắn linh kiện

Quy trình này được thực hiện trên máy gắn tự động. Trước khi vận hành cần kiểm tra bộ phận cung cấp chất liệu. Chọn đúng chương trình gắn linh kiện với từng loại sản phẩm

Bước 3: Lò hàn (Reflow)

Sau khi được gắn linh kiện xong, bảng mạch được đưa vào lò hàn. Tại đây, nhiệt độ của lò khoảng 2500C đến 3000C, thời gian gia nhiệt khoảng 10 phút. Khi đó, kem hàn nóng chảy và kết dính linh kiện với bảng mạch điện tử. Sau khi hàn xong, sản phẩm chuyển sang công đoạn kiểm tra bằng máy AOI.

Công đoạn này phát sinh hơi kem hàn.

Bước 4: Kiểm tra bằng máy AOI

Bảng mạch được chuyển vào máy kiểm tra quang học tự động (máy AOI). Tại đây, máy AOI thực hiện kiểm tra trực quan các bảng mạch in mềm trong quá trình sản xuất, cụ thể máy ảnh được sử dụng để quét bảng mạch một cách rất chi tiết để kiểm tra xem có bất kỳ lỗi (lỗi bề mặt: Chẳng hạn như các nốt, vết trầy xước, vết bẩn, mạch hở và sự mỏng đi của các mối hàn) hoặc hỏng hóc nào không.

Quá trình này phát sinh ra các sản phẩm lỗi chứa thành phần nguy hại.

Hình 1.2. Máy AOI kiểm tra quang học tự động bảng mạch in mềm

Bước 5: Công đoạn ASS’Y

Sản phẩm sau khi qua công đoạn kiểm tra AOI sẽ chuyển sang máy phủ keo tự động. Tại đây keo sẽ được tra vào các chân linh kiện nhằm bảo vệ các chân linh kiện và tăng khả năng kết dính giữa kem hàn với các chân linh kiện.

Bước 6: Dán tape

Sản phẩm sau khi sấy sẽ được dán bóng kính (Tape) lên bề mặt để bảo vệ và chuyển sang công đoạn kiểm tra E/T và V/T.

Bước 7: Kiểm tra E/T

Kiểm tra E/T là phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy. Nguyên lý hoạt động của phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy là cho một cuộn dây dẫn, có dòng điện xoay chiều tiến tới bảng mạch có khả năng dẫn điện, khi đó sẽ có dòng điện xoáy được tạo ra do hiện tượng cảm ứng điện từ. Sự thay đổi của từ trường mà dòng điện xoáy tạo ra được sử dụng để phát hiện các khuyết tật.

Quá trình này phát sinh ra các sản phẩm lỗi chứa thành phần nguy hại.

Sản phẩm đạt sau quá trình kiểm tra E/T sẽ chuyển sang công đoạn kiểm tra V/T.

Bước 8: Kiểm tra V/T (hệ thống kiểm tra ngoại quan)

Tại đây, sản phẩm sẽ được công nhân kiểm tra ngoại quan bằng kính lúp – kiểm tra xem tape dán có bị lệch hay không, các sản phẩm đạt sẽ được chuyển sang công đoạn kiểm tra chất lượng (OQC).

Bước 9: Kiểm tra chất lượng (OQC)

Tương tự như công đoạn kiểm tra V/T, tuy nhiên tại công đoạn này công nhân sẽ kiểm tra kỹ hơn so với công đoạn V/T. Các sản phẩm đạt sẽ được chuyển sang in mã vạch.

Bước 10: In mã sản phẩm

Tại đây, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được in mã sản phẩm bằng máy in lưới US 2000X/2 EA hoặc máy in lưới sản xuất mạch in. Sau đó, sản phảm được đóng gói, lưu kho chờ xuất hàng.

Sửa hàng: Đối với các sản phẩm lỗi từ công đoạn kiểm tra AOI, E/T, V/T và OQC sẽ được chuyển sang bộ phận sửa hàng. Tại đây, đối với những sản phẩm lõng chân hàn, công nhân sẽ dùng bàn chải nhúng vào dung dịch trợ hàn (Flux) rồi quét lên bề mặt bảng mạch và đem đi hàn lại. Sản phẩm sau khi sửa mối hàn sẽ được kiểm tra lại xem đạt hay chưa, đối với sản phẩm đạt sẽ chuyển sang công đoạn tẩy rửa, các sản phẩm không đạt sẽ được chuyển vào kho để gửi về Công ty mẹ. Tại công đoạn tẩy rửa, Công ty sử dụng cồn IPA để làm sạch, sản phẩm sau khi làm sạch sẽ quay trở lại dây chuyền sản xuất từ công đoạn AOI.

Đối với các sản phẩm lỗi dán tape sẽ được công nhân bóc ra và dán lại.

Những sản phẩm không sửa được sẽ được lưu vào kho để trả về Công ty mẹ bên Hàn Quốc.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư

Các sản phẩm đầu ra của dự án là: Tấm mạch in mềm (FPCA) với công suất: 120.000.000 sản phẩm/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên li​ệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất của công ty

Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Công ty

 

 

STT

 

 

Tên nguyên vật liệu

 

 

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng/năm

Giai đoạn hiện tại (đạt 70% công

suất)

Giai đoạn đạt 100% công suất

đăng ký

1

Bản mạch FPCB

Chiếc

84.840.000

121.200.000

2

IC

Chiếc

84.840.000

121.200.000

3

Tụ điện

Chiếc

84.840.000

121.200.000

4

Chíp

Chiếc

84.840.000

121.200.000

5

Đi ốt

Chiếc

84.840.000

121.200.000

6

Tape

Chiếc

126.000.000

180.000.000

7

Bao ngón

Chiếc

3.120.000

5.000.000

8

Khẩu trang

Chiếc

320.000

512.000

4.2.Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của dự án

Bảng 1.3. Danh mục hóa chất phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Công ty

 

 

 

TT

 

 

 

Tên hóa chất

 

 

Thành phần/Công thức hóa học

 

 

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng/năm

Giai đoạn hiện tại (70% công suất)

 

Giai đoạn đạt 100% công suất đăng ký

1

Kem hàn

Sn 96,5%; Ag 3,0%; Cu 0,5%

Kg

1.015.000

1.450.000

2

Chất trợ hàn (Flux)

Nhựa thông, rosin, polyglycol

ether

lít

11,2

16

3

Keo Epoxy

-

Kg

910

1.300

4

Cồn IPA

C3H8O

lít

3.920

5.600

5

Mực in

-

Kg

56

80

4.3.Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

- Nguồn cấp nước: Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc.

+ Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt:

Khi dự án hoạt động 100% công suất đăng ký, chủ đầu tư dự kiến tuyển dụng thêm khoảng 600 lao động, nâng tổng số CBCNV làm việc tại dự án lên 1.600 người. Dựa vào định mức sử dụng nước thực tế là 60 lít/người/ngày.đêm thì tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt tại dự án là: 1.600 x 60 = 96.000 (lít/ngày.đêm), tương đương 96 m3/ngày.đêm

  • Nước tưới cây, rửa đường: Trung bình khoảng 5m3/ngày.đêm.
  • Nguồn cấp điện cho Công ty: được lấy từ trạm biến áp của KCN Khai Quang.
  • Nhu cầu sử dụng điện: Lượng điện sử dụng hiện tại của Công ty trung bình là 1.050.000 kwh/tháng (Căn cứ theo hóa đơn sử dụng điện từ tháng 01-10 năm 2020). Dự kiến trong giai đoạn hoạt động 100% công suất, nhu cầu sử dụng điện của Công ty khoảng 1.500.000 kwh/tháng.

>>>XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án sản xuất, gia công sản phẩm kim loại và phi kim loại

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha