Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 220.000 con/lứa. Gà được nuôi theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trại lạnh khép kín với nhiệt độ trong nhà nuôi gà luôn được giữ ở mức từ 230C đến 300C, trung bình là khoảng 270C.

Ngày đăng: 24-10-2024

19 lượt xem

PHẦN MỞ ĐẦU.. 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1

II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 2

1. Căn cứ Luật 2

2. Căn cứ Nghị định. 2

3. Căn cứ Thông tư. 3

4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn. 3

III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN.. 4

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 5

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: HỘ CHĂN NUÔI ..... 5

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TRẠI CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH KHÉP KÍN, QUY MÔ 220.000 CON/LỨA.. 5

2.1. Địa điểm thực hiện dự án và mối tương quan của dự án. 5

2.1.1. Địa điểm thực hiện dự án. 5

2.1.2. Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng tự nhiên. 5

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư. 6

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. 6

2.4. Quy mô của dự án đầu tư. 6

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 6

3.1. Công suất của dự án đầu tư. 6

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 7

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: Gà thịt. 9

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 9

4.1. Nguyên vật liệu phục vụ của dự án đầu tư. 9

4.2. Nhu cầu sử dụng điện. 12

4.3. Nhu cầu sử dụng nước. 12

5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 13

5.1. Các hạng mục công trình phục vụ dự án. 13

5.2. Danh mục thiết bị máy móc đầu tư tại dự án. 14

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢNĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 16

1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG.. 16

2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG   16

2.1. Đối với môi trường nước. 16

2.2. Đối với môi trường không khí 17

2.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại 17

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 19

1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 19

1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 19

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 19

1.3. Xử lý nước thải: 19

2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 20

2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu mùi 20

2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 22

3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG.. 23

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 23

3.2. Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi 23

4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 23

5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.. 24

5.1. Các biện pháp kỹ thuật âm học. 24

5.2. Đối với ô nhiễm tiếng ồn do máy phát điện dự phòng. 25

5.3. Đối với ô nhiễm tiếng ồn do gà kêu. 25

6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH. 25

6.1. Phòng chống sự cố hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải 25

6.1.1. Sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước. 25

6.1.2. Đối với bể tự hoại và mương sinh học, hệ thống xử lý khí thải 25

6.1.3. Phòng chống sự cố đối với khu chứa chất thải 25

6.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ. 26

6.3. Phòng ngừa dịch bệnh. 26

6.3.1. Yêu cầu về sát trùng. 26

6.3.2. Vệ sinh phòng bệnh. 26

6.3.3. Vệ sinh nguồn nước. 26

6.3.4. Vệ sinh thức ăn. 27

6.3.5. Vệ sinh nhân lực. 27

6.3.6. Vệ sinh dụng cụ, trang bị 27

6.3.7. Phát hiện bệnh sớm.. 27

6.3.8. Điều trị bệnh sớm.. 27

6.3.9. Ứng phó dịch bệnh và khắc phục sự cố, rủi ro. 27

7. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC: 28

8. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHI CÓ HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 28

9. KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 28

10. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 28

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 30

1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 30

2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 33

3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.. 36

4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG VÀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI 37

4.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh. 37

4.2. Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại 38

4.2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 38

4.2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường (không nguy hại) 39

4.2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại 39

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. .41

1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 41

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.. 41

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 41

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 42

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 42

3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM... 43

CHƯƠNG VI: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 44

PHỤ LỤC.. 45

PHẦN MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dự án “Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín”, quy mô 220.000 con /lứa của Hộ chăn nuôi ... được chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh khép kín và đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 27/5/2021, với quy mô, công suất như sau:

- Công suất: 220.000 con/lứa (05 lứa/năm).

- Diện tích đất sử dụng: 49.900 m2.

- Vốn đầu tư: 7,5 tỷ đồng.

Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (vốn đầu tư: 7,5 tỷ đồng; dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Căn cứ mục II số thứ tự 5.2.1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Theo đó, dự án chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt với quy mô 220.000 con/lứa (05 lứa/năm), tương đương 1.100 đơn vị vật nuôi (220.000 con x 2,5 kg)/500.

Căn cứ Mục số 3 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ – CP, dự án thuộc Nhóm I: “Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”.

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải có Giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải rả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức”.

Dự án “Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín”, quy mô 220.000 con/lứa mới được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, ngày 27/5/2021. Hiện nay, chủ dự án đang trong quá trình chuyển đổi mô hình chăn nuôi từ heo sang gà và được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định thiết kế cơ sở dự án Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín tại Công văn số 2397/SNN-TTĐ ngày 09/9/2022.

Để chuẩn bị đưa dự án vào vận hành chính thức theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Hộ chăn nuôi .. tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho dự án “Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín”, quy mô 220.000 con/lứa (05 lứa/năm) tại ấp B2, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh theo mẫu Báo cáo đề xuất tại Phụ lục VIII ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, cấp phép theo quy định.

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦ​U TƯ: HỘ CHĂN NUÔI

- Địa chỉ văn phòng (địa chỉ liên hệ):........., xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ..........

- Điện thoại: ........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hộ cá thể số ....... do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Dương Minh Châu cấp lần đầu ngày 26/01/2011.

2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: TRẠI CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH KHÉP KÍN, QUY MÔ 220.000 CON/LỨA

2.1. Địa điểm thực hiện dự án và mối tương quan của dự án

2.1.1. Địa điểm thực hiện dự án

Dự án Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 220.000 con/lứa của Hộ chăn nuôi  xây dựng trên thửa đất số 249, 301 tờ bản đồ số 2 và thửa đất số 30 tờ bản đồ số 3 ấp B2, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh do UBND huyện Dương Minh Châu cấp cho ông ... với tổng diện tích 49.900 m2.

Khu đất dự án có tọa độ như sau:

Bảng 1: Tọa độ khu đất dự án

STT

Tọa độ

X

Y

1

0589350

1251229

2

0589491

1251215

3

0589497

1251056

4

0589349

1251057

 

Tứ cận khu đất như sau:

- Phía Đông: giáp kênh tiêu và đất trồng cao su của bà Dần.

- Phía Tây: giáp đường đất.

- Phía Nam: giáp đất trồng cao su của ông Hồng.

- Phía Bắc: giáp đất trồng cao su của ông Hào.

2.1.2. Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng tự nhiên

- Dự án Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 220.000 con/lứa của Hộ chăn nuôi ... có tuyến đường giao thông nông thôn đi qua, do đó rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trong vùng. Có hệ thống lưới điện quốc gia đi qua thuận lợi cho việc sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của dự án.

- Theo quan sát xung quanh dự án không có vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển; nhà thờ, đền, chùa; các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa đã xếp hạng.

- Trong vòng bán kính 400 m xung quanh dự án có 1 nhà dân sinh sống; trong vòng bán kính 500 m không có quy hoạch khu dân cư.

- Với khoảng cách và vị trị này của dự án phù hợp với Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 và QCVN 01-15:2010/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc tế về điều kiện chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi.

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và thực hiện dự án đầu tư công, dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường là UBND tỉnh Tây Ninh.

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh khép kín do ông .. làm chủ dự án.

- Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 27/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trại chăn nuôi gà thịt theo mô hình trại lạnh khép kín của ông ...

2.4. Quy mô của dự án đầu tư

Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Quy mô dự án đầu tư thuộc nhóm C (vốn đầu tư: 7,5 tỷ đồng; dưới 45 tỷ đồng) theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Quy mô, công suất dự án: 220.000 con gà thịt/lứa (05 lứa/năm).

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án bao gồm các hoạt động chính trong quá trình chăn nuôi gà được trình bày cụ thể trong hình sau:

Thuyết minh công nghệ:

Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của trại là gà giống một ngày tuổi. Quy trình công nghệ chăn nuôi được trình bày như sau:

 Rải trấu: Rải trấu lên toàn bộ nền trại dày 10 cm và được phun thuốc sát trùng, sau đó thả gà vào. Sau thời gian 7-10 ngày quan sát trên bề mặt trại khi nào thấy phân rải kín (nền trại dơ), ta cào sơ qua lớp mặt đệm lót (lưu ý: khi cào nên dồn gọn gà về từng phía một để tránh gây xáo trộn đàn gà). Sau khi cào lớp mặt xong thì phun đều chế phẩm sinh học để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân hủy nhanh hơn.

 Gà giống: Gà giống một ngày tuổi được kiểm dịch, lựa chọn trước khi được đưa về chăn nuôi. Việc chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên, do Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp. Chọn gà con mới nở có trọng lượng trung bình 35-40g (bằng 65% trọng lượng trứng khi đưa vào máy ấp), nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn.

Nhập trại:

- Gà con được chuyển từ máy ấp vào hộp giấy cứng có kích thước mỗi hộp là 40x60x18cm. Trong mỗi hộp chia làm 4 ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 25 con gà.

- Trước khi nhập gà về, trại nuôi và các thiết bị sẽ được khử trùng kỹ trước khi nhập lứa mới vào nuôi. Gà sẽ được kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe đàn gà để khẳng định gà chuyển về đang khỏe mạnh.

- Gà sau khi được nhập về trang trại sẽ được nuôi trong điều kiện khép kín, đảm bảo nhiệt độ, nguồn nước và thức ăn. Đồng thời, trong mỗi dãy trại nuôi được trang bị các vách ngăn di động, các vách ngăn được điều chỉnh phù hợp với không gian cần thiết cho đàn gà theo từng giai đoạn. Sau đó, kéo rèm che kín trại, bật đèn sưởi ấm trong quay úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh. Khi thả gà vào quay phải kiểm tra lại số lượng con sống và con chết. Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi trại.

- Cho gà nghỉ ngơi 10-20 phút rồi cho gà uống nước có pha 50g glucose với 1g vitamin C/3 lít nước để chống stress cho gà. Nước uống phải đảm bảo sạch và có độ ấm của nước từ 16-200C. Nước uống cho gà 3-4 ngày đầu sẽ pha thêm kháng sinh Tetracyclin với tỷ lệ 0,5g/l hoặc Colistin tỷ lệ 0,1g/l và vitamin C tỷ lệ 100-150mg/l.

Trong giai đoạn gà từ 1 ngày đến 14 ngày tuổi do hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, gà con dễ bị nhiễm bệnh. Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện úm gà con. Kỹ thuật úm gà con như sau:

- Dùng chụp úm gà bằng điện để sưởi ấm cho gà, quay gà gần dưới chụp sưởi để giữ nhiệt và đảm bảo nhiệt độ (tuần đầu: 32 - 340C; tuần 2: 29 - 300C; tuần 3: 26 - 270C; tuần 4 22 - 250C). Đồng thời, quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ điều chỉnh cho phù hợp. Nhiệt độ vừa phải: gà phân bố đều, đi lại, ăn uống bình thường. Nhiệt độ thấp: gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro, run rẩy. Nhiệt độ cao: gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước.

- Gà nhập về được thả trên nền bê tông có lớp trấu dày khoảng 10 cm. Sau 5 – 7 ngày với gà nuôi úm, 2 – 3 ngày với gà nuôi thịt, tiến hành cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu 1-3cm. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền trại. Gà giống sẽ được nhập về theo từng đợt cho mỗi trại, khoảng cách giữa các đợt nhập không quá một tuần.

Chăm sóc, nuôi dưỡng: Trong quá trình nuôi từ lúc mới thả gà đến lúc gà trưởng thành và xuất trại, nhân viên của Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Nam sẽ theo sát quá trình nuôi và có những hướng dẫn cụ thể cho chủ trang trại và những công nhân tham gia trực tiếp trong quá trình chăn nuôi. Mọi sự cố phát sinh sẽ do những nhân viên phụ trách này trực tiếp hướng dẫn khắc phục. Các bước chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện như sau:

- Gà được nuôi theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trại lạnh khép kín với nhiệt độ trong nhà nuôi gà luôn được giữ ở mức từ 230C đến 300C, trung bình là khoảng 270C.

- Cung cấp thức ăn: Cám sẽ được phân phối đến các máng ăn. Khi nguồn thức ăn trong máng ăn bị giảm xuống thì tiếp tục thêm thức ăn vào. Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho gà sẽ được tính toán sao cho vừa đủ nhu cầu của gà trong từng giai đoạn phát triển để tránh tình trạng thức ăn dư thừa rơi vải xuống sàn gây mùi hôi thối. Gà cần được ăn liên tục, suốt ngày đêm để nhanh xuất trại. Mỗi ngày đổ và đảo thức ăn kích thích gà ăn ít nhất 4 lần gồm buổi sáng, trưa, chiều và 10 giờ đêm để gà được ăn suốt đêm. Trong quá trình nuôi nên chú ý phát hiện sớm gà bị què, bệt chân, yếu để kịp thời tách ra nuôi riêng, chăm sóc tốt, để chúng lớn kịp theo đàn.

- Cung cấp nước uống: Nguồn nước cho gà uống cũng được cung cấp tự động, khi nguồn nước trong máng bị giảm xuống thì hệ thống sẽ tự động bơm thêm nước vào máng uống nhằm đảm bảo đủ nguồn nước uống cho gà. Các núm uống cảm ứng sẽ hạn chế được tình trạng nước đổ xuống sàn. Trong trường hợp cần cho gà uống vắc xin hoặc thuốc thú y thì sẽ được pha chung với nước.

- Sử dụng vắc xin cho gà: Loại và thời điểm sử dụng vắc xin được xem xét sao cho đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đàn gà dựa trên lịch dùng chung và lịch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực.

Trong quá trình nuôi, nguồn phát sinh nhiệt thừa, mùi trong trại từ quá trình thông tản gió, ngoài ra lượng chất thải rắn từ bao bì đựng thực phẩm và cá thể gà không đạt yêu cầu phát sinh, do đó chủ trang trại sẽ thường xuyên phun thuốc khử trùng, khử mùi quanh các trại nuôi, các phương tiện ra vào khu vực nuôi cũng cần khử trùng khi ra vào khu vực nuôi. Riêng đối với công nhân trực tiếp nuôi khi vào trại phải mang giày và quần áo bảo hộ đúng quy định, tất cả phải được khử trùng khi vào trại nuôi.

Xuất trại: Gà được nuôi trong một lứa với khoảng thời gian 45 ngày đạt được trọng lượng 2,2 - 2,8kg thì sẽ xuất trại, mỗi năm trang trại nuôi 5 lứa gà thịt. Trước khi gà xuất trại được kiểm dịch, sau đó được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Vệ sinh trang trại: Sau khi gà xuất trại, phân gà cùng trấu lót sẽ được xử lý các mầm bệnh bằng chế phẩm sinh học. Sau đó, được thu gom đóng bao loại 50kg và bán cho đơn vị có nhu cầu làm phân bón. Sau khi thu gom, phân gà còn sót trong trại nuôi sẽ được rửa sạch, mỗi lứa nuôi trang trại sẽ xuất gà trong 11 ngày (1 ngày xuất 1 trại), lượng nước vệ sinh của trại khoảng 1m3/trại/ngày. Sau 01 dãy trại nuôi, chủ dự án sẽ xây dựng bể chứa 3 ngăn để xử lý nước thải, nước thải sau đó sẽ dẫn vào mương sinh học để tiếp tục xử lý. Trại nuôi sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, nền trại được phun khử trùng toàn bộ khu vực nuôi bằng dung dịch formal 2%. Sau đó, trại nuôi sẽ được để trống khoảng 10 – 15 ngày để chờ nuôi đợt tiếp theo.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: Gà thịt.

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1. Nguyên vật liệu phục vụ của dự án đầu tư

a) Nhu cầu về con giống

Gà giống một ngày tuổi được kiểm dịch, lựa chọn trước khi được đưa về chăn nuôi. Việc chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên. Chọn gà con mới nở có trọng lượng trung bình 35-40g (bằng 65% trọng lượng trứng khi đưa vào máy ấp), nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn

Nhu cầu về con giống là 220.000 con/lứa. Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Nam là đơn vị cung cấp hoàn toàn con giống đầu vào cho dự án.

b) Nhu cầu về thức ăn

Tất cả nguồn thức ăn tại trang trại được Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp định kỳ 5 ngày/lần. Nhu cầu về thức ăn cung cấp cho gà thịt theo từng giai đoạn phát triển của gà như sau:

Bảng 2: Khối lượng thức ăn cho gà trong các giai đoạn phát triển

STT

Giai đoạn

Trọng lượng gà dự kiến

(kg/con)

Lượng thức ăn cung cấp

(g/con/ngày)

Lượng thức ăn cung cấp trong 1 ngày (tấn/ngày)

Lượng thức ăn cung cấp trong 1 lứa nuôi (tấn/lứa)

1

Khi nhập trại đến 14 ngày tuổi

0,4 – 0,9

54

11,88

534,6

2

Từ 15 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi

0,9 – 2

90

19,8

891

3

Từ 31 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi (xuất trại)

2 – 2,8

115

25,3

1.138,5

 

Tổng cộng

 

 

56,98

2.564,1

 

Như vậy, khối lượng thức ăn được cung cấp trong một lứa nuôi vào khoảng 2.564,1tấn/lứa nuôi (45 ngày).

c)Nhu cầu về hóa chất, vắc xin, thuốc thú y, vitamin:

- Nhu cầu vắc xin, thuốc thú y: Thuốc thú y, vắc xin trong chăn nuôi có một vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho con giống. Toàn bộ lượng thú y, vắc xin, vitamin,…cho con giống được Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Namcung cấp. Định mức về nhu cầu sử dụng thuốc thú y tại trạng trại cụ thể như sau:

Bảng 3: Nhu cầu sử dụng thuốc thú y, vắc xin

STT

Tên thuốc

Định mức

Khối lượng

1

Newcastle

1 liều/con

220.000 liều

2

Gumboro

1 liều/con

220.000 liều

3

Cúm H5N1

1 liều/con

220.000 liều

4

Tụ huyết trùng gà

1 liều/con

220.000 liều

5

Đậu gà

1 liều/con

220.000 liều

Bảng 4: Định mức về nhu cầu sử dụng thuốc thú y

Ngày tuổi

Loại vắc xin

Cách sử dụng

Mục đích sử dụng

Ngày 1 - 2

Newcastle chủng F (lần 1)

Nhỏ mắt, mũi hoặc phun

Phòng bệnh gà rù Newcastle

Ngày 3

Gumboro (lần 1)

Cho uống từng con

Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro

Ngày 7

Đậu gà

Chủng màng cánh

Phòng bệnh đậu gà

Ngày 10

Gumboro (lần 2)

Cho uống trực tiếp hoặc pha vào nước uống

Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro

Ngày 15

Cúm H5N1

Tiêm

Phòng bệnh cúm gia cầm

Ngày 20

Tụ huyết trùng

Tiêm

Phòng bệnh tụ huyết trùng

Ngày 25

Gumboro (lần 3)

Pha nước uống

Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro

Ngày 28

Newcastle chủng F (lần 2)

Nhỏ mắt, mũi hoặc phun

Phòng bệnh gà rù Newcastle

- Nhu cầu bổ sung vitamin: Vitamin và khoáng chất vào nước uống, thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho gà để giảm thiết bệnh tật và giúp đàn gà phát triển nhanh. Định mức sử dụng vitamin cụ thể trong bảng sau:

Bảng 5: Định mức về nhu cầu sử dụng vitamin cho gà

STT

Vitamin

Đơn vị tính

Định mức

1

Vitamin A

IU/kg

7.000 – 10.000

2

Vitamin D3

IU/kg

1.500 – 2.500

3

Vitamin E

mg/kg

20 - 30

4

Vitamin K3

mg/kg

1 - 3

5

Vitamin B1

mg/kg

1,0 – 2,5

6

Vitamin B2

mg/kg

4 - 7

7

Vitamin B6

mg/kg

2,5 – 5,0

8

Vitamin B12

mg/kg

0,015 – 0,025

9

Niacin

mg/kg

25 - 40

10

Pantothenic acid

mg/kg

9 - 11

11

Folic acid

mg/kg

0,8 – 1,2

12

Biotin

mg/kg

0,10 – 0,15

13

Vitamin C

mg/kg

100 - 150

14

Choline

mg/kg

200 – 400

- Nhu cầu về thuốc sát trùng:Thuốc sát trùng sử dụng do Công ty Cổ phần Emivest Feedmill Việt Nam cung cấp chủ yếu là Omicide và vôi bột. Thuốc sát trùng sau khi được cung cấp sẽ được pha loãng với nước và phun khử trùng thường xuyên tại khu vực cổng ra – vào của dự án, vệ sinh trại nuôi sau khi thu hoạch, phun xung quanh và bên trong trang trại để diệt khuẩn. Nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng tại dự án ước tính như sau:

+ Omicide: 100 lít/lứa nuôi

+ Vôi bột: 750 kg/lứa nuôi

+ Formol 2%: 2.000 lít/lứa nuôi

+ Chế phẩm vi sinh khử mùi EM: 300 lít/lứa nuôi.

+ NaOH: 250 kg/lứa nuôi.

+ Men vi sinh: 100 kg/lứa nuôi.

d) Nhu cầu về trấu và nhiên liệu phục vụ dự án

- Trấu được sử dụng làm đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi, khối lượng sử dụng khoảng 110 tấn/lứa.

- Nhu cầu sử dụng gas: 33 bình gas loại lớn để úm gà cho mỗi lứa nuôi.

- Dầu DO sử dụng cho máy phát điện dự phòng, ước tính khoảng 100 lít/tháng.

4.2. Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện tại dự án chủ yếu phục vụ cho các mục đích chiếu sáng trại nuôi, sinh hoạt, hoạt động bơm nước,…Tổng nhu cầu sử dụng điện khoảng 11.000 KWh/ngày.

Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia. Để đảm bảo nguồn điện cho trại nuôi, chủ dự án lắp đặt 02 máy phát điện dự phòng công suất 200 KVA để đề phòng khi mất điện.

4.3. Nhu cầu sử dụng nước

- Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt: Trại có tổng cộng 22 công nhân viên (căn cứ theo TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng năm 2006 về việc cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, nước dùng sinh hoạt cho nhân viên tại trang trại là 100 lít/người/ngày): 22 người x 100 lít/người = 2,2 m3/ngày.đêm.

- Nhu cầu cấp nước phục vụ hoạt động chăn nuôi: Nước sử dụng chủ yếu cho cung cấp nước uống cho gà, nước rửa trại nuôi.

+ Lượng nước cung cấp cho gà uống: Căn cứ nhu cầu thực tế, lượng nước gà uống trung bình: 0,19 lít/con (0,19 lít/ngày.đêm x 220.000 con gà = 41,8 m3/ngày.đêm).

+ Lượng nước dùng rửa trại nuôi: Trong quá trình chăn nuôi, trung bình mỗi đợt sẽ xuất 1 dãy trại, thời gian dọn dẹp vệ sinh và giãn cách là 15 ngày (thời gian dọn dẹp là 4 – 5 ngày và thời gian để thoáng trại trước khi nhập lứa mới là 6 – 7 ngày tiếp theo). Quá trình vệ sinh trại nuôi chủ yếu là việc rửa trại, dọn phân trấu lót trại và công tác chuẩn bị trước khi thả lứa mới. Chủ dự án lắp đặt các vòi xịt rửa cao áp tại khu vực trại nuôi, lượng nước vệ sinh trại nuôi mỗi lứa xuất trại là 1 m3 (1 m3/dãy chuồng x 11 chuồng= 11,0 m3/lứa nuôi.

+ Nước cấp hệ thống phun sương khử mùi sau quạt hút: 11 chuồng x 0,1m3/ngày.đêm = 1,1 m3/ngày.đêm.

+ Lượng nước dùng làm mát: Lượng nước này chiếm khoảng 11m3/ngày.đêm (tương đương 1,0 m3/ngày.đêm/dãy trại) với mục đích làm mát cho tất cả các trại. Lượng này được sử dụng tuần hoàn, không thải ra ngoài.

+ Lượng nước dùng trong khâu vệ sinh: chủ yếu phục vụ trong khâu vệ sinh khử trùng xe ra vào trại, quần áo, tay chân, giày dép, dụng cụ máng ăn hàng ngày: 2,0 m3/ngày.đêm

- Nước tưới cây xanh, đường nội bộ: 2,0 m3/ngày.

Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và chăn nuôi của dự án là 42m3/ngày.đêm.

- Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy: Lượng nước dự trữ cấp cho một hoạt động chữa cháy được tính cho một đám cháy trong 02 giờ liên tục với lưu lượng 10 lít/giây/đám cháy.  Qcc = 10 lít/giây x 2 giờ x 3.600 giây/giờ = 72.000 lít ~ 72 m3.

- Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước từ 02 giếng khoan để cung cấp nước sinh hoạt và chăn nuôi của dự án.

5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5.1. Các hạng mục công trình phục vụ dự án

Tổng diện tích khu đất là 49.900m2, các hạng mục công trình được bố trí như sau:

Bảng 6: Các hạng mục công trình

STT

Hạng mục công trình

Số lượng

Kích thước

(m)

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

I

Các hạng mục chính

1

Dãy chuồng nuôi

11

14 x 108

16.632

33,33

2

Kho cám

11

8 x 14

1.232

2,47

II

Các hạng mục phụ trợ

1

Nhà sát trùng

01

5 x 10

50

0,1

2

Nhà ở công nhân

01

10 x 20

200

0,4

3

Văn phòng

01

5 x 10

50

0,1

4

Nhà đặt máy phát điện+Trạm điện

02

5 x 4

40

0,08

5

Nhà để xe

01

5 x 10

50

0,1

III

Các hạng mục bảo vệ môi trường

1

Kho chứa chất thải nguy hại

01

5 x 3

15

0,03

2

Bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt

01

2 x 1,5 x 1,2

3

0,006

3

Mương sinh học xử lý nước thải sinh hoạt

01

2,5 x 2 x 1

5

0,01

4

Bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải rửa chuồng gà

11

3 x 1 x 1,2

33

0,07

5

Mương sinh học xử lý nước thải chăn nuôi

11

3 x 1,2 x 1

39,6

0,08

6

Hố chôn gà chết không do dịch bệnh

01

3 x 3 x 1,2

9

0,02

7

Khu đất dự phòng chôn gà chết do dịch bệnh

01

40  x 5

200

0,4

8

Buồng xử lý khí thải

11

14 x 5

770

1,54

9

Kho chứa chất thải thông thường

01

5 x 3

15

0,03

10

Hố thu gom nước mưa

01

10 x 50

500

1,0

IV

Thảm xanh

--

--

9.980

20

V

Đường nội bộ, sân bãi,…

--

--

20.076,4

40,23

 

Tổng

 

 

49.900

100

5.2. Danh mục thiết bị máy móc đầu tư tại dự án

Chủ dự án đầu tư một số máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án, như sau:

Bảng 7: Danh mục máy móc thiết bị tại dự án

STT

Tên máy móc thiết bị

Số lượng

Đơn vị tính

Tình trạng

Xuất xứ

I

Hệ thống điều khiển nhiệt độ

1

Quạt hút công nghiệp

66

Cái

Hoạt động tốt

Trung Quốc

2

Hệ thống dàn lạnh-motor bơm nước công suất 1,5HP

11

Bộ

Hoạt động tốt

Thái Lan

3

Hệ thống cảm ứng nhiệt độ, độ ẩm bên trong và bên ngoài

11

Bộ

Hoạt động tốt

Thái Lan

4

Hệ thống sưởi nhiệt

11

Bộ

Hoạt động tốt

Thái Lan

5

Hệ thống điều khiển nhiệt độ kết nối với điều khiển tự động

11

Bộ

Hoạt động tốt

Thái Lan

II

Hệ thống máng ăn

1

Đường dẫn thức ăn, máng ăn, hộp đựng cám

1.100

Cái

Hoạt động tốt

Việt Nam

III

Hệ thống nước uống tự động

1

Đường dẫn nước, núm uống

1.100

Cái

Hoạt động tốt

Việt Nam

2

Bộ phận điều chỉnh áp lực nước

11

Bộ

Hoạt động tốt

Việt Nam

3

Bộ phận đo khối lượng nước sử dụng

11

Bộ

Hoạt động tốt

Việt Nam

4

Bộ phận pha thuốc

11

Bộ

Hoạt động tốt

Đài Loan

5

Hệ thống điều khiển nối với bộ điều khiển tự động

11

Bộ

Hoạt động tốt

Thái Lan

IV

Máy móc, thiết bị khác

1

Máy bơm nước công suất 3HP

02

Cái

Hoạt động tốt

Việt Nam

2

Máy phát điện công suất 200 KVA

02

Cái

Hoạt động tốt

Nhật

3

Máy phun thuốc sát trùng

02

Cái

Hoạt động tốt

Đài Loan

4

Máy phun nước áp lực

05

Cái

Hoạt động tốt

Đài Loan

5

Quạt cấp khí

44

Cái

Hoạt động tốt

Đài Loan

>>> XEM THÊM: Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường trại chăn nuôi lợn thương phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha