Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Thùng carton, bao bì giấy, hộp màu, hộp quà, hộp thủ công cao cấp, các sản phẩm tem nhãn. Dự án sử dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng và đồng bộ.
Ngày đăng: 22-10-2024
32 lượt xem
MỤC LỤC............................................................................... I
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............. V
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................... VI
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................... IX
CHƯƠNG I............................................................................. 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................ 1
1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................... 1
2. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 2
2.1. Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ... 2
2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư............................................................... 2
2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư.... 2
2.4. Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): 2
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........... 2
3.1. Công suất của dự án đầu tư....................................................................... 2
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư..... 3
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 17
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư.. 17
4.1. Nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng 17
4.2.Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành thương mại của dự án... 20
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:........................................... 24
5.2. Tiến độ thực hiện dự án.......................................................................... 24
5.3. Quy mô kiến trúc xây dựng:..................................................................... 25
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 28
1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG....... 28
2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....................................... 29
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 30
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........ 31
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.......................... 31
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 32
1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải................. 32
a) Đánh giá, dự báo tác động của nước thải:................................................... 32
b) Đánh giá, dự báo tác động của chất thải rắn:.............................................. 34
c) Đánh giá, dự báo tác động của bụi, khí thải:............................................... 36
1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải................................ 41
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:............... 46
1.2.2. Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại:... 48
1.2.4. Về tiếng ồn và độ rung........................................................................ 50
1.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác................................................. 50
2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành..... 51
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 51
2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải:................ 52
2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của nguồn không liên quan đến chất thải...... 63
2.1.3. Đánh giá tác động nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, đấu nối của trạm xử lý nước thải tập trung Cụm công nghiệp Tân Minh... 64
2.1.4. Đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án............................ 65
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:............... 67
2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:......................................... 67
2.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:............................................. 74
2.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn............................. 86
2.2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường...... 89
2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.... 90
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 92
3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.................. 92
3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục:.... 93
3.3. Dự toán kinh phí các công trình bảo vệ môi trường.................................. 94
3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường....... 95
4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO....... 95
CHƯƠNG V..................................................................................... 97
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.... 97
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 98
1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI................... 98
2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI........................... 98
2.1. Nguồn phát sinh khí thải:....................................................................... 98
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa.................................................................... 98
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 98
2.5. Phương thức xả khí thải:......................................................................... 99
3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG....... 99
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung............................................... 100
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...102
1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ................ 102
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:............................................... 102
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:........ 102
2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 104
2.3. Giám sát và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:............................. 105
3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM..... 105
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 106
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH ............... THÁI BÌNH.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp: ............, do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp ngày 26/6/2024.
Địa chỉ trụ sở chính: ..........., Cụm công nghiệp Tân Minh, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Điện thoại: .............Email: .................
Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất thực hiện dự án: 25.219,2 m2. ...., Cụm công nghiệp Tân Minh, xã Tự Tân, xã Minh Khai, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam (Thuê lại quyền sử dụng đất của Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Minh - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Vinaspace).
Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
+ Phía Bắc: Giáp đường số 1;
+ Phía Nam: Giáp đất nông nghiệp;
+ Phía Đông: Giáp phần còn lại của lô đất CN2;
+ Phía Tây: Giáp đất cây xanh.
Khu đất thực hiện dự án có diện tích 25.219,2 m2 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ VN-2000, cụ thể như sau:
Hình 1. 1 Vị trí thực hiện dự án trên Google map
- Địa điểm thực hiện dự án có nhiều điều kiện thuận lợi: Cụm công nghiệp Tân Minh - Vũ Thư được các nhà đầu tư đánh giá có nhiều thế mạnh, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụm công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường, tập trung phát triển đa dạng các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất bao bì nhãn mác, thiết bị điện tử, chế biến lâm sản…Vị trí địa lý là một lợi thế ngay cạnh cầu Tự Tân, cách 3km đến QL10; cách thành phố Thái Bình khoảng 9,5km. Là cầu nối giao thương giữa TP Nam Định và TP Thái Bình qua bến phà Cồn Nhất và các huyện lân cận…, kết nối giao thông và kết nối giữa các vùng vô cùng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào nhà máy.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án: Sở xây dựng tỉnh Thái Bình.
- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Quy mô Công suất thiết kế (năm sản xuất ổn định): Bao bì giấy, hộp màu 20.000 tấn/năm; Thùng carton 500.000 sản phẩm/năm; Hộp quà, hộp thủ công cao cấp, sách hướng dẫn sử dụng 2.000.000 bộ/năm; Các sản phẩm tem nhãn 100.000 m²/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 250.000.000.000 đồng.
Căn cứ Mục II Phần B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì Dự án thuộc nhóm B quy định tại Mục IV phần A theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Căn cứ Điều 39, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, số thứ tự 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
Bảng 1. 2 Công suất sản phẩm của dự án
STT |
Tên sản phẩm |
Năm sản xuất ổn định (100% công suất) |
|
Khối lượng |
Tương đương tấn |
||
1 |
Bao bì giấy, hộp màu |
- |
20.000 |
2 |
Thùng carton |
500.000 sản phẩm |
2.000 |
3 |
Hộp quà, hộp thủ công cao cấp, sách hướng dẫn sử dụng |
2.000.000 bộ |
3.500 |
4 |
Các sản phẩm tem nhãn |
100.000 m² |
1.000 |
|
Tổng |
|
26.500 |
Dự án sử dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng và đồng bộ. Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn vận hành máy móc thiết bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Quá trình sản xuất của dự án như sau:
a. Quy trình sản xuất in màu, hộp màu, bao bì giấy:
Hình 1. 2. Quy trình sản xuất in màu, hộp màu, bao bì giấy
Thuyết minh quy trình:
Cắt giấy: Nguyên liệu giấy cuộn sau khi kiểm tra về chất lượng giấy, bề mặt, đồ dày được cắt thành tờ tấm theo kích thước yêu cầu. Chế bản kẽm CTP (chi tiết tại quy trình chế bản kẽm)
In ấn: Sau bước chế bản kẽm, nội dung bản thảo của khách được in lên trên giấy.
Xử lý bề mặt: Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ qua các công đoạn sau:
+ Tráng phủ dầu sử dụng dầu UV OPV là một loại dầu phủ bóng mỏng cục bộ thuộc dòng dầu UV dùng để in phủ lên giấy sau khi in mục đích làm nổi bật hiệu ứng sản phẩm. Hệ dầu này dạng dung dịch lỏng trong suốt, được đóng rắn bằng hệ thống đèn sấy UV, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ khô, độ bền, độ bóng.
+ Cán màng là kỹ thuật thường được sử dụng trong in ấn sản phẩm. Kỹ thuật này sẽ phủ lên sản phẩm một lớp màng cực mỏng giúp bề mặt giấy thu hút về mặt thẩm mỹ đồng thời tăng thêm chất lượng sản phẩm, trách hiện tượng ẩm hoặc ố vàng.
Màng được sử dụng là màng PET (Polyethylene terephthalate) là màng được cấu tạo từ nhựa PET trong suốt. Màng PET có tính cách điện cao, có khả năng đàn hồi và co giãn tốt, không bị tác động bởi lực xé, chống trầy xước hiệu quả. Độ dày, mỏng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Bước 5. Bồi giấy
Để tạo ra các loại giấy có độ dày và cứng cao theo đúng yêu cầu cần thực hiện công đoạn bồi giấy. Giấy mặt đã in và bìa cứng hoặc giấy sóng được dán với nhau bằng keo nước.
Bước 6. Bế dập
Sau khi được bồi giấy đến độ dày đạt yêu cầu, giấy sẽ được chuyển sang bước bế dập. Đây là bước rất quan trọng để tạo hình và khối cho giấy. Bế là cách dập giấy theo hình thù đã được thiết kế để hoàn tất quá trình tạo thành sản phẩm.
Máy bế dập là 1 dạng máy dập lên dập xuống hoặc dập ngang hoặc lăn tròn (tùy từng loại máy) mà trên đó có lắp khuôn bế bằng tấm gỗ có gắn lưỡi dao được uốn tùy theo hình thù của sản phẩm (có phần dao sắc dùng để cắt đứt, dao cùn hay còn gọi là dao gân để tạo đường gấp hoặc dao răng cưa để tạo đường xé...).
Bước 7. Dán hộp, dán bóng kính:
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng giấy được dán viền hoặc dán bóng kính. Quá trình này được thực hiện bằng máy sử dụng keo để dán sản phẩm để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
Bước 8. Kiểm tra: Sản phẩm được nhân viên kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói.
Bước 9. Đóng gói: Sản phẩm sau khi kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được đóng gói theo yêu cầu của khách hàng, đóng gói theo số lượng hoặc trọng lượng cố định.
Bước 10. Nhập kho, lưu trữ: Sản phẩm sau khi đóng gói được nhập kho và lưu trữ chờ xuất hàng.
b)Quy trình sản xuất thùng Carton:
Hình 1. 3. Quy trình sản xuất thùng carton
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu: Nguyên liệu chính của quy trình sản xuất hộp carton là giấy Kraft được mua từ cơ sở cung cấp trong nước. Giấy Kraft sau khi nhập về sẽ được lưu vào kho.
Dây chuyền sóng: Đầu tiên, giấy Kraft được gia nhiệt ở nhiệt độ 1000C - 1700C và làm ẩm nhờ hơi nước từ nồi hơi dùng nguyên liệu gỗ nén viên là chất đốt. Sau đó, lớp giấy sẽ được đi qua lô sóng để tạo sóng. Máy tạo sóng có thiết kế bộ phận hút chân không giúp giấy ôm sát vào lô sóng, dưới lực ép của 2 lô sóng, lớp dợn sóng được tạo thành.
Bồi giấy: Giấy Kraft sau khi qua công đoạn tạo sóng sẽ được tráng hồ tinh bột (hồ dán) lên đỉnh sóng. Lớp dợn sóng sau khi được tráng hồ dán được ghép với lớp giấy mặt để tạo thành tấm Carton 2 lớp. Sau đó, băng carton sẽ đi qua bộ phận gia nhiệt để giảm lượng ẩm và dễ thấm hút keo hơn khi ghép với 1 lớp mặt ngoài nữa. Với nhiệt độ và áp lực từ băng tải ép, lớp carton 2 lớp sẽ dính chặt với 1 lớp giấy mặt ngoài nữa để tạo thành tấm carton 3 lớp. Đối với tấm carton 5 lớp cũng có quy trình tương tự như tấm carton 3 lớp nhưng được gắn thêm 1 lớp sóng và 1 lớp giấy mặt. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cuối ngày, công nhân sẽ tiến hành vệ sinh máy dán hồ bằng nước.
Cắt tấm: Giấy sau khi bồi sẽ được đưa vào máy cắt tự động để cắt thành các tấm riêng rẽ theo kích thước yêu cầu của sản phẩm.
In: Các tấm bìa carton được đưa qua hệ thống máy in để in tự động các thông tin khách hàng cần đưa lên mặt thùng carton. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các khay mực in sẽ được vệ sinh bằng nước trước khi tiến hành in lô hàng mới.
Bế hộp: Các tấm bìa carton sau khi in được đưa sang thiết bị bế hộp để định hình cho thùng carton. Thiết bị bế hộp sẽ thực hiện xẻ rãnh, cán lằn, đục lỗ xỏ tay, hoàn thành công đoạn gia công thùng carton.
Dán/ghim thùng carton: Các tấm bìa carton sau khi được gia công thùng carton sẽ được chuyển sang công đoạn hoàn thiện. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, hai mép dọc biên của bìa carton sẽ được dán lại với nhau bằng hồ dán hoặc đính lại bằng ghim để tạo thành sản phẩm bao bì hoàn thiện.
Kiểm tra, đóng gói, nhập kho lưu trữ: Tất cả công đoạn sản xuất trong quy trình, nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói và lưu kho. Sản xuất hỏng, lỗi đều được thu gom, xử lý theo quy định của công ty.
c) Quy trình sản xuất hộp quà, hộp bao bì thủ công cao cấp:
Hình 1. 4. Quy trình sản xuất hộp quà, hộp bao bì thủ công cao cấp
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu giấy: Nguyên liệu là giấy cuộn, được kiểm tra đủ tiêu chuẩn trước khi sản xuất.
Cắt giấy: Nguyên liệu giấy sau khi kiểm tra kĩ càng chất lượng giấy, bề mặt, đồ dày. Sau đó tiến hành cài đặt thông số kỹ thuật để cắt thành tờ tấm theo yêu cầu của đơn hàng.
Chế bản kẽm CTP (chi tiết tại quy trình chế bản kẽm)
In ấn: Sau bước chế bản kẽm, nội dung bản thảo của khách được in lên trên giấy sau:
- Xử lý bề mặt: Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ qua các công đoạn
+ Tráng phủ dầu sử dụng dầu UV OPV là một loại dầu phủ bóng mỏng cục bộ thuộc dòng dầu UV dùng để in phủ lên giấy sau khi in mục đích làm nổi bật hiệu ứng sản phẩm. Hệ dầu này dạng dung dịch lỏng trong suốt, được đóng rắn bằng hệ thống đèn sấy UV, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ khô, độ bền, độ bóng.
+ Cán màng là kỹ thuật thường được sử dụng trong in ấn sản phẩm. Kỹ thuật này sẽ phủ lên sản phẩm một lớp màng cực mỏng giúp bề mặt giấy thu hút về mặt thẩm mỹ đồng thời tăng thêm chất lượng sản phẩm, trách hiện tượng ẩm hoặc ố vàng.
Màng được sử dụng là màng PET (Polyethylene terephthalate) là màng được cấu tạo từ nhựa PET trong suốt. Màng PET có tính cách điện cao, có khả năng đàn hồi và co giãn tốt, không bị tác động bởi lực xé, chống trầy xước hiệu quả. Độ dày, mỏng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Bế dập: Sau khi xử lý bề mặt, giấy sẽ được chuyển sang bước bế dập. Đây là bước rất quan trọng để tạo hình và khối cho giấy. Hộp màu được bế dập gân theo khuôn hình của sản phẩm
Khoét ép góc V: Dựa theo thông số kỹ thuật kỹ thuật khách hàng cung cấp để khoét ép góc V.
Tạo hộp: Bán thành phẩm đã qua xử lý kết hợp với giấy chip board tạo thành hộp cứng.
Kiểm tra/đóng gói: Sản phẩm sau khi tạo hộp được nhân viên kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói.
Nhập kho, lưu trữ: Sản phẩm sau khi đóng gói được nhập kho chờ xuất hàng.
d) Quy trình sản xuất sách, tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Hình 1. 5. Quy trình sản xuất sách, tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu là giấy cuộn, sau khi kiểm tra đủ tiêu chuẩn được chuyển đến khu vực cắt giấy.
Cắt giấy: Nguyên liệu giấy sau khi kiểm tra kĩ càng chất lượng giấy, bề mặt, đồ dày. Sau đó tiến hành cài đặt thông số kỹ thuật để cắt thành tờ tấm theo yêu cầu của đơn hàng.
Chế bản kẽm CTP (chi tiết tại quy trình chế bản kẽm)
In ấn: Sau bước chế bản kẽm, nội dung bản thảo của khách được in lên trên giấy.
Xử lý bề mặt: Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ qua các công đoạn sau:
+ Tráng phủ dầu sử dụng dầu UV OPV là một loại dầu phủ bóng mỏng cục bộ thuộc dòng dầu UV dùng để in phủ lên giấy sau khi in mục đích làm nổi bật hiệu ứng sản phẩm. Hệ dầu này dạng dung dịch lỏng trong suốt, được đóng rắn bằng hệ thống đèn sấy UV, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ khô, độ bền, độ bóng
+ Cán màng là kỹ thuật thường được sử dụng trong in ấn sản phẩm. Kỹ thuật này sẽ phủ lên sản phẩm một lớp màng cực mỏng giúp bề mặt giấy thu hút về mặt thẩm mỹ đồng thời tăng thêm chất lượng sản phẩm, trách hiện tượng ẩm hoặc ố vàng.
Màng được sử dụng là màng PET (Polyethylene terephthalate) là màng được cấu tạo từ nhựa PET trong suốt. Màng PET có tính cách điện cao, có khả năng đàn hồi và co giãn tốt, không bị tác động bởi lực xé, chống trầy xước hiệu quả. Độ dày, mỏng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Phân tờ: Thực hiện phân tờ/trang theo yêu cầu, xếp bằng mép. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết khi phân chia số lượng trang theo đúng yêu cầu khách hàng, trách thừa, thiếu, lẫn lộn các trang. Sau đó tiến hành xếp bằng mép (vỗ giấy) để các mép giấy chồng khít lên nhau ở hai cạnh tay kê tránh giấy bị xô đẩy, so le.
Đóng gáy, gấp: Tùy thuộc yêu cầu đơn hàng có thể đóng gáy hoặc gấp.
Đóng gói: Sản phẩm sau khi phân tờ được đóng gói theo yêu cầu của khách hàng, theo số lượng hoặc trọng lượng cố định.
Nhập kho, lưu trữ: Sản phẩm sau khi được kiểm tra đạt tiêu chuẩn sẽ được nhập kho chờ xuất hàng.
e) Quy trình sản xuất tem nhãn
Hình 1. 6. Quy trình sản xuất tem nhãn
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu: là giấy cuộn, sau khi được kiểm tra đủ tiêu chuẩn được chuyển sang công đoạn cắt giấy.
Cắt giấy: Nguyên liệu giấy được chuyển đến công đoạn cắt theo quy cách yêu cầu của khách hàng.
Chế bản kẽm CTP (chi tiết tại quy trình chế bản kẽm)
In ấn: Sau bước chế bản kẽm, nội dung bản thảo của khách được in lên trên giấy.
Xử lý bề mặt: Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà sẽ qua các công đoạn sau:
+ Tráng phủ dầu sử dụng dầu UV OPV là một loại dầu phủ bóng mỏng cục bộ thuộc dòng dầu UV dùng để in phủ lên giấy sau khi in mục đích làm nổi bật hiệu ứng sản phẩm. Hệ dầu này dạng dung dịch lỏng trong suốt, được đóng rắn bằng hệ thống đèn sấy UV, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ khô, độ bền, độ bóng.
+ Cán màng là phủ lên sản phẩm một lớp màng cực mỏng giúp bề mặt giấy thu hút về mặt thẩm mỹ đồng thời tăng thêm chất lượng sản phẩm, trách hiện tượng ẩm hoặc ố vàng.
Màng được sử dụng là màng PET (Polyethylene terephthalate) là màng được cấu tạo từ nhựa PET trong suốt. Màng PET có tính cách điện cao, có khả năng đàn hồi và co giãn tốt, không bị tác động bởi lực xé, chống trầy xước hiệu quả. Độ dày, mỏng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Bế dập: Sau khi được xử lý bề mặt, bán thành phẩm được chuyển sang công đoạn bế dập theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm do khách hàng cung cấp bế dập gân và loại bỏ bavia.
Kiểm tra: Sản phẩm được kiểm tra trước khi đóng gói
Bước 7. Đóng gói
Theo yêu cầu của khách hàng đóng gói theo số lượng hoặc trọng lượng cố định, quy cách đóng gói.
Bước 8. Nhập kho
Sau khi đóng gói, sản phẩm được nhập kho và lưu trữ chờ xuất hàng theo thời gian đã ký với bên khách hàng.
g) Quy trình chế bản kẽm CTP:
Chế bản in CTP: Đây là kỹ thuật sử dụng máy tính để trực tiếp chuyển đổi dữ liệu từ file thiết kế thành các tấm bản in mà máy in sẽ sử dụng để in trực tiếp lên giấy. Qúa trình này loại bỏ bước trung gian của chế bản truyển thống. Điều này giúp tăng tốc độ và chính xác trong quá trình chế bản.
Bản in kẽm (khuôn in): Là tấm kim loại mỏng, thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc kẽm, được phủ một lớp hóa chất nhạy sáng. Sau khi được xử lý qua các bước chụp bản và hiện bản, những phần từ in trên bản kẽm sẽ được giữ lại, còn những phần từ không in sẽ bị loại bỏ. Trong quá trình in, mực in sẽ bám lên những phần từ in trên bản kẽm và được truyền tải lên vật liệu in.
Quy trình chế bản như sau:
Hình 1. 7. Quy trình chế bản kẽm
Thuyết minh quy trình:
Chuẩn bị file thiết kế: Trước khi chế bản in cần nghiên cứu mẫu thiết kế, xác định được kích thước, bố cục, màu sắc,... của mẫu cần in theo yêu cầu của khách hàng.
Chụp bản kẽm: Sau khi lên file thiết kế được chụp lên tấm kẽm, đưa tấm kẽm bao gồm cả file lên máy chụp. Ánh sáng từ bàn chụp sẽ chiếu qua những vùng không phải là phần tử in của lớp phim. Sau đó chuyển sang công đoạn hiện bản.
Hiện bản: Sau công đoạn chụp bản bản kẽm được hiện ra bằng hóa chất, các phần tử không tiếp xúc với ánh sáng ở bước chiếu sáng sẽ không bị ăn mòn và ngược lại. Những phần tử in sẽ còn lại trên tấm kẽm. Hóa chất hiện bản được tuần hoàn tái sử dụng, hàng ngày bổ sung hao hụt khoảng 5%, tần suất khoảng 1 tuần/lần dung dịch được được thải bỏ và thay mới. Dung dịch thải được thu gom đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy.
Kiểm tra và chỉnh sửa: Sau khi bản kẽm được hiện ra, được kiểm tra lại tổng thể trước khi đến công đoạn tiếp theo. Bản kẽm lỗi in được rửa và tái sử dụng, những bản kẽm lỗi nhiều được thu gom về khu lưu giữ chất thải nguy hại.
Dự án đã lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, thiết bị mới, tính tự hóa cao nên công suất cao và giảm chi phí sản xuất và giá xuất khẩu đảm bảo tính cạnh tranh. Dây chuyền công nghệ có những điểm nổi bật sau:
+ Tất cả công đoạn đều sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại.
+ Công nghệ chế bản CTP tiên tiến, hiện đại tiết kiệm được thời gian, tăng khả năng chính xác và linh hoạt trong quá trình sản xuất.
+ Công nghệ gia công chính xác cao sử dụng máy gia công tiên tiến để tạo ra các chi tiết với độ chính xác cao.
+ Nguyên liệu sử dụng để đốt nồi hơi là gỗ nén viên vật liệu an toàn, hạn chế tối đa lượng khí thải ra ngoài.
Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án sử dụng
STT |
Tên thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Xuất xứ |
Tình trạng |
I |
Thiết bị máy móc sản xuất |
||||
1. |
Máy cắt giấy |
Máy |
3 |
Trung Quốc |
Mới |
2. |
Dây chuyền tạo sóng |
Dây chuyền |
2 |
Trung Quốc |
Mới |
3. |
Máy CTP |
Máy |
5 |
Trung Quốc |
Mới |
4. |
Máy in Roland |
Máy |
3 |
Trung Quốc |
Mới |
5. |
Máy xử lý bề mặt |
Máy |
2 |
Trung Quốc |
Mới |
6. |
Máy bồi |
Máy |
3 |
Trung Quốc |
Mới |
7. |
Máy bế tự động |
Máy |
6 |
Trung Quốc |
Mới |
8. |
Máy bế tay |
Máy |
4 |
Trung Quốc |
Mới |
9. |
Máy dán hộp |
Máy |
2 |
Trung Quốc |
Mới |
10. |
Máy in nước |
Máy |
1 |
Trung Quốc |
Mới |
11. |
Máy mở rãnh |
Máy |
1 |
Trung Quốc |
Mới |
12. |
Máy ghim |
Máy |
1 |
Trung Quốc |
Mới |
13. |
Đóng gói |
Máy |
1 |
Trung Quốc |
Mới |
14. |
Máy ép góc V |
Máy |
3 |
Trung Quốc |
Mới |
15. |
Máy tạo hộp |
Máy |
1 |
Trung Quốc |
Mới |
16. |
Máy in tem nhãn |
Máy |
1 |
Việt Nam |
Mới |
17. |
Máy bế dập |
Máy |
1 |
Việt Nam |
Mới |
II |
Thiết bị văn phòng |
||||
18. |
Máy tính |
Máy |
10 |
Trung Quốc |
Mới |
19. |
Máy in |
Máy |
3 |
Trung Quốc |
Mới |
20. |
Máy photo |
Máy |
1 |
Việt Nam |
Mới |
21. |
Máy scan |
Mát |
1 |
Việt Nam |
Mới |
Bảng 1. 4. Thiết bị máy móc bảo vệ môi trường
TT |
Tên thiết bị |
Xuất xứ |
ĐVT |
Số lượng |
Chất lượng |
a |
Xử lý nước thải |
||||
1 |
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
2 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
3 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
4 |
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
5 |
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
b |
Xử lý bụi, khí thải |
||||
1 |
Hệ thống thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ nồi hơi đốt viên nén gỗ |
Trung Quốc |
HT |
02 |
Mới |
2 |
Hệ thống thu gom, thoát khí thải từ khu vực pha mực in, khu vực in |
Việt Nam |
HT |
01 |
Mới |
c |
Thu gom, xử lý CTR |
TT |
Tên thiết bị |
Xuất xứ |
ĐVT |
Số lượng |
Chất lượng |
1 |
Thùng chứa CTR sinh hoạt 30L, 100L |
Việt Nam |
Chiếc |
23 |
Mới |
2 |
Bao bì chứa CTR sản xuất |
Việt Nam |
Chiếc |
- |
Mới |
d |
Thu gom CTNH |
||||
1 |
Thùng chứa CTNH 200L |
Việt Nam |
Chiếc |
8 |
Mới |
e |
PCCC |
||||
1 |
Hệ thống báo cháy tự động |
Việt Nam |
HT |
1 |
Mới |
2 |
Hệ thống chữa cháy tự động |
Việt Nam |
HT |
1 |
Mới |
3 |
Phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy) |
Việt Nam |
Bình |
10 |
Mới |
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Thùng carton, bao bì giấy, hộp màu, hộp quà, hộp thủ công cao cấp, các sản phẩm tem nhãn.
Bảng 1. 5 Sản phẩm của dự án
STT |
Tên sản phẩm |
Năm sản xuất ổn định (100% công suất) |
|
Khối lượng |
Tương đương tấn |
||
1 |
Bao bì giấy, hộp màu |
- |
20.000 |
2 |
Thùng carton |
500.000 sản phẩm |
2.000 |
3 |
Hộp quà, hộp thủ công cao cấp, sách hướng dẫn sử dụng |
2.000.000 bộ |
3.500 |
4 |
Các sản phẩm tem nhãn |
100.000 m² |
1.000 |
|
Tổng |
|
26.500 |
Dự án xây dựng Nhà máy chủ yếu sử dụng các loại vật liệu bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép… khối lượng được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 1. 6. Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng dự án
TT |
Loại vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Trọng lượng riêng (tấn/m3) |
Quy ra tấn |
1 |
Cát xây dựng các loại |
m3 |
26.100 |
1,2 tấn/m3 |
31.320 |
2 |
Dây thép |
Tấn |
18.000 |
- |
18.000 |
3 |
Cây chống |
Cây |
2.000 |
0,005 tấn/cây |
1 |
4 |
Cọc BTCT |
Cọc |
2.025 |
7,24 tấn/cọc |
14.661 |
5 |
Cấp phối đá dăm 0.075 - 50 mm (lớp dưới) |
m3 |
450 |
1,6 tấn/m3 |
720 |
6 |
Đá các loại |
m3 |
41.625 |
1,6 tấn/m3 |
66.600 |
7 |
Đinh các loại |
Tấn |
19 |
- |
19 |
8 |
Gạch các loại |
Viên |
29.349 |
0,0023 tấn/viên |
67,5 |
9 |
Xi măng |
Tấn |
5.780 |
- |
5.780 |
10 |
Que hàn |
Tấn |
0,5 |
- |
0,5 |
|
Tổng |
Tấn |
|
|
137.169 |
(Nguồn: Căn cứ theo Dự toán xây dựng công trình của dự án)
Cung ứng vật liệu:
Cát, đá xây dựng:
+ Đối với cát: Vật liệu cát hạt trung màu vàng, dùng làm cát xây dựng chất lượng tốt.
+ Đối với đá: Vật liệu đá xây dựng chủ yếu là các đá thành phẩm chất lượng tốt, bao gồm các loại đá: 1×2, 2×4, 4×6. Ngoài các chế phẩm trên còn có thể cung cấp các sản phẩm có kích cỡ khác với khối lượng lớn và tiến độ nhanh tùy theo yêu cầu của dự án. Đá có thể sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nhựa và bê tông xi măng.
Nguồn cung cấp:
+ Cát xây dựng: Thu mua từ đơn vị có chức năng khai thác. Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án.
+ Xi măng, sắt, thép được lấy từ một số bãi chứa và các công ty sản xuất VLXD. Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án.
Căn cứ theo hạng mục công trình xây dựng của dự án, thống kê được nhu cầu sử dụng nhiên liệu như sau:
Nhân lực phục vụ quá trình thi công xây dựng của dự án tối đa 50 người/ngày.
a. Nhu cầu sử dụng nước: Đối với hoạt động thi công xây dựng trong giai đoạn này, nước cấp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sau:
* Nước sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng: Chỉ cấp cho hoạt động rửa chân tay, không tổ chức ăn tại công trường. Căn cứ TCVN 13606:2023: Cấp nước
- Mạng lưới đường ống và công trình, định mức sử dụng nước là 60-120 lít/người/ngày, chọn tiêu chuẩn sử dụng nước là 120 lít/người/ngày. Công nhân chỉ làm việc 8 giờ/ngày trên công trường nên lấy tiêu chuẩn sử dụng nước bằng ½ tiêu chuẩn trên. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 60 lít/người/ngày x 50 người = 3.000 lít/ngày = 3 m3/ngày.
* Nước phục vụ thi công xây dựng:
+ Nước trộn vữa: Tham khảo công thức phối trộn vữa: cứ 1 tấn xi măng cần 665 lít nước. Dự án sử dụng 5.780 tấn xi măng, thời gian thi công xây dựng kéo dài 15 tháng, tương đương 390 ngày (tính cho 26 công/tháng). Như vậy, trung bình mỗi ngày sử dụng 14,8 tấn xi măng, lượng nước cần để trộn vữa khoảng 10 m3/ngày;
+ Nước sử dụng trong thi công xây dựng: rửa dụng cụ thi công, nước làm mát máy, …. Theo nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN – Đại học Xây dựng Hà Nội, lượng nước sử dụng ước tính tối đa là 2,5 m3/ngày.
+ Nước sử dụng để rửa phương tiện vận chuyển: Các xe vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng trước khi ra khỏi công trường sẽ đc phụt sạch đất cát, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng là 137.169 tấn, thời gian thi công là 390 ngày, sử dụng xe vận chuyển 16 tấn. Vậy số lượng phương tiện vận chuyển ra vào trung bình là 22 xe/ngày, trung bình lượng nước rửa mỗi xe là 200 lít/xe (TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) thì lượng nước sử dụng là: 22 x 200 = 4,4 m3/ngày.
+ Nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi tại công trường: dự án thi công theo từng khu vực và chỉ làm ẩm diện tích thi công nên lượng nước làm ẩm tối đa là 3 m3/ngày.
Bảng 1. 7. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án
TT |
Mục đích cấp nước |
Định mức cấp nước |
Hệ số tính toán |
Nhu cầu sử dụng (m3/ngày) |
I |
Nước cấp sinh hoạt |
3,0 |
||
1 |
Nước sinh hoạt |
60 lít/người/ngày |
50 người |
3,0 |
II |
Nước cấp thi công xây dựng |
19,9 |
||
1 |
Nước làm ẩm |
3 m3/ngày |
3 |
|
2 |
Nước phục vụ thi công xây dựng |
Nước trộn vữa: 10 m3/ngày; Nước rửa dụng cụ thi công, làm mát máy: 2,5 m3/ngày; Nước rửa phương tiện vận chuyển: 4,4 m3/ngày. |
16,9 |
|
Tổng |
22,9 |
b. Nguồn cung cấp nước: Từ hệ thống cấp nước sạch của CCN Tân Minh.
>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn