Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô 24.000 tấn/năm. Dây chuyền công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi là một chuỗi khép kín. Quy trình công nghệ sản xuất 2 loại sản phẩm (thức ăn gia súc và thức ăn gia cầm) là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về mặt hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng nguyên liệu và một số nguyên liệu đầu vào.

Ngày đăng: 18-10-2024

7 lượt xem

MỤC LỤC....................................................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................ 5

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 8

Chương I........................................................................................................................... 9

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................................... 9

1.  Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại................... 9

2.  Tên cơ sở: nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ............................................. 9

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư........................................ 9

3.1.   Công suất hoạt động của dự án đầu tư...................................................................... 9

3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................................................... 10

3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư...................................................................................... 13

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....................................................................................................... 13

4.1.   Nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho 1 năm hoạt động của cơ sở............................... 14

4.2.   Hoá chất chống mối mọt.......................................................................................... 16

4.3.   Nhu cầu về điện, nước và các nhiên liệu khác........................................................ 17

4.4.   Nhu cầu lao động..................................................................................................... 18

5.  Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................................... 18

5.1.   Quy hoạch mặt bằng................................................................................................ 19

5.2.   Quy mô xây dựng và giải pháp kiến trúc, kết cấu................................................... 19

5.2.1.   Các hạng mục công trình chính............................................................................ 19

5.2.2.   Các công trình phụ trợ.......................................................................................... 20

5.2.   Danh mục máy móc thiết bị của dự án.................................................................... 22

5.2.1.   Dây chuyền sản xuất số 1...................................................................................... 22

5.2.2.   Dây chuyền sản xuất số 2...................................................................................... 24

5.2.3.   Dây chuyền sản xuất số 3...................................................................................... 26

Chương II....................................................................................................................... 28

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐÀU TƯ VỚI QUY HOẠCH,.................................... 28

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........................................................ 28

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..................................................................................................... 28

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường................... 28

Chương III..................................................................................................................... 32

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP............................ 32

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................................................................... 32

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......................... 32

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa........................................................................................ 32

1.2.   Thu gom, thoát nước thải......................................................................................... 32

1.3.   Xử lý nước thải........................................................................................................ 33

1.3.1.   Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt............................................................................ 33

1.3.2.   Xử lý sơ bộ nước thải sản xuất............................................................................. 35

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................................... 35

2.1.   Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do phương tiện giao thông..................................... 35

2.2.   Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm.... 35

2.3.   Công trình thu gom, xử lý bụi của dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm 36

2.3.1.   Công trình xử lý bụi khu vực nạp liệu.................................................................. 36

2.3.2.   Công trình xử lý bụi từ quá trình nghiền.............................................................. 39

2.3.3.   Công trình xử lý bụi khu vực ép viên, làm nguội................................................. 40

2.4.   Công trình xử lý khí thải lò hơi............................................................................... 42

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............................. 44

3.1.   Đối với chất thải rắn sinh hoạt................................................................................. 44

3.2.   Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường..................................................... 45

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................. 46

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................... 47

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................... 48

6.1.   Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố của hệ thống xử lý khí thải........................ 48

6.2.   Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với công trình xử lý nước thải............. 48

6.3.   Biện pháp phòng cháy, chữa cháy........................................................................... 49

6.4.   Biện pháp phòng cháy các thiết bị điện................................................................... 50

6.5.   Hệ thống chống sét và tiếp đất................................................................................. 50

6.6.   Biện pháp đảm bảo an toàn lao động....................................................................... 50

6.7.   Biện pháp an toàn giao thông.................................................................................. 51

6.8.   Biện pháp phòng chống mối, mọt............................................................................ 51

6.9.   Biện pháp giảm thiểu, phòng chống sự cố lò hơi.................................................... 51

6.10.   Các biện pháp phòng chống và ứng phó mất an toàn vệ sinh thực phẩm............. 53

6.11.   Biện pháp quản lý nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra.................................... 54

6.12.   Biện pháp phòng chống dịch bệnh........................................................................ 55

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.......................................................... 56

8.  Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi.................................................................................... 56

9.  Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học............................................................................................... 56

10.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường............................................................................................................. 56

Chương IV..................................................................................................................... 59

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.................................... 59

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................................ 59

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................................... 59

2.1.   Nguồn phát sinh khí thải.......................................................................................... 59

2.2.   Dòng khí thải, vị trí xả khí thải................................................................................ 59

2.2.1.   Tọa độ vị trí xả khí thải......................................................................................... 60

2.2.2.   Lưu lượng xả khí thải lớn nhất............................................................................. 60

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................................ 61

3.1.   Nguồn phát sinh....................................................................................................... 61

3.2.   Vị trí phát sinh.......................................................................................................... 61

3.3.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................................ 61

3.3.1.   Tiếng ồn................................................................................................................ 61

3.3.2.   Độ rung.................................................................................................................. 61

4.  Quản lý chất thải......................................................................................................... 62

4.1.   Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh............................................... 62

4.2.   Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh............ 62

4.3.   Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh........................................................... 62

Chương V....................................................................................................................... 63

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......................................... 63

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải........................................... 63

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí....................... 65

K1: Khu vực nghiền trộn................................................................................................ 66

K2: Khu vực vê viên...................................................................................................... 66

K3: Khu vục đóng bao.................................................................................................... 66

K4: Khu vực kho nguyên liệu......................................................................................... 66

K5: Khu vực văn phòng.................................................................................................. 66

Nhận xét: Qua kết quả quan trắc chất lượng nước thải định kỳ cho thấy tất cả chỉ tiêu các mẫu môi trường không khí khu vực sản xuất đều năm trong quy chuẩn....................... 66

Chương VI............................................................................................................... 67

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN......................... 67

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................................... 67

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 67

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải................ 67

1.2.1.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải.................. 67

1.2.2.   Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch..................... 68

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật    68

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ........................................................... 68

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................................. 69

2.3.    Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.......... 69

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................................ 69

Chương VII.......................................................................................................... 70

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA...................................... 70

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.......................... 70

Chương VIII........................................................................ 71

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN................................. 71

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại. theo Giấy đăng ký kinh doanh số.... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 21/3/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 15/3/2024.

Năm 2006 Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chấp thuận dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại văn bản thông báo số 155/TB-UBND ngày 7/9/2006 với quy mô với diện tích đất sử dụng là 20.721 m2 tại với Mục tiêu và quy mô dự án: Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô 24.000 tấn/năm.

Sau khi được chấp thuận dự án đầu tư, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại... hoàn tất các hồ sơ pháp lý liên quan đến đất đai. Công ty đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập quy hoạch chi tiết, PCCC. Công ty đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số số 2157/QĐ-UBND ngày 18/6/2009. Công ty đã xây dựng các hạng mục công trình theo đúng quy hoạch chi tiết được phê duyệt Công ty mua sắm máy móc thiết bị và triển khai sản xuất theo đúng tiến độ đã đăng ký.

Dự án có tổng vốn đầu tư: 25.656.235.000 đồng thuộc nhóm C được phân loại theo tiêu chí tại khoản 4 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và thuộc mục II.2 phụ lục V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Theo khoản 1 Điều 39 và theo mục a khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Cơ sở “nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi” theo hướng dẫn tại phụ lục XII, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trình UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt.

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại...

- Địa chỉ văn phòng: ....., huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .....

- Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ....

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp số..... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 21/3/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 15/3/2024.

Văn bản thông báo số 155/TB-UBND ngày 7/9/2006 của UBND tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại.

2.Tên cơ sở: nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Địa điểm cơ sở:

Vị trí của dự án đầu tư tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Vị trí khu đất có các mặt tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông: giáp giáp Công ty TNHH Tongwei Hải Dương và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại.

+ Phía Nam: giáp Công ty Donghwa ES Vina Việt Nam

+ Phía Bắc: giáp Công ty xây lắp và vật liệu công nghiệp

+ Phía Tây: giáp đường đôi của khu công nghiệp Lai Cách

Dự án nằm cách khu dân cư thôn Hoàng Đường 300m, cách quốc lộ 5A khoảng 200m.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép thành phần:

+ Quyết định số: 2157/QĐ- UBND ngày 18/6/2009 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại KCN Lai Cách, huyện Cẩm Giàng của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại ...

- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án có tổng vốn đầu tư: 25.656.235.000 đồng thuộc nhóm C được phân loại theo tiêu chí tại khoản 4 Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1.Công suất hoạt động của dự án đầu tư:

+ Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia cầm: 2.800 tấn/năm;

+ Sản xuất thức ăn đậm đặc cho gia cầm: 5.000 tấn/năm;

+ Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc: 6.700 tấn/năm;

+ Sản xuất thức ăn đậm đặc cho gia súc: 9.500 tấn/năm;

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dây chuyền công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi là một chuỗi khép kín. Quy trình công nghệ sản xuất 2 loại sản phẩm (thức ăn gia súc và thức ăn gia cầm) là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về mặt hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng nguyên liệu và một số nguyên liệu đầu vào.

Hình 1.1: Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi:

Nhập nguyên liệu dự trữ: Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) được liên tục và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật, tất cả các loại nguyên liệu khi mua về dạng hạt, dạng bột, loại đóng bao đều được lấy mẫu kiểm tra chặt chẽ tại nhà lấy mẫu và phòng thí nghiệm nguyên vật liệu. Nguyên liệu của công ty đã được làm sạch đất cát, vỏ. Đối với nguyên liệu không đảm bảo chất lượng nhà máy sẽ không thu mua. Khi đã chấp nhận và đảm bảo yêu cầu chất lượng cho sản xuất, các nguyên vật liệu được đưa vào bảo quản, dự trữ trong các bồn chứa (silo). Đối với ngô khi đưa vào bảo quản phải có độ ẩm thấp, nếu độ ẩm cao hơn quy định của kỹ thuật thì sẽ được sấy trong hệ thống máy sấy đến khi đạt yêu cầu rồi mới bảo quản. Khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm của chế độ bảo quản nguyên liệu sẽ được chuyển đến hầm nhập qua hệ thống sên tải và gầu tải đến các bồn chứa. Đối với nguyên liệu dạng bao không chứa trong bồn Silo được thì được chất cây theo đúng quy định về chiều cao và khoảng cách. Đối với nguyên liệu lỏng thì được hệ thống bơm chuyền đến các bồn chứa lưu trữ.

- Qu​y trình kiểm soát tạp chất và VSV gây hại:

Các loại nguyên liệu thô (ngô, sắn, đậu tương…) được làm sạch. Quá trình làm sạch của công ty bao gồm làm sạch tạp chất, bụi bẩn và kim loại (nếu có) bằng hệ thống nam châm

Kiểm soát, phòng chống sinh vật gây hại (côn trùng, chuột, chim…) và vật nuôi xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm; phòng, chống mối mọt.

Cửa ra vào, cửa sổ được thiết kế để khi đóng, mở bảo đảm ngăn được sinh vật gây hại và vật nuôi vào trong nhà xưởng (ví dụ: mành, lưới, bẫy chuột, đèn diệt côn trùng hoặc các biện pháp khác). Có kế hoạch kiểm soát mối mọt.

Có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Có vật dụng để chứa các loại chất thải khác nhau (ví dụ: rác thải sinh hoạt, chất thải tái chế được và chất thải nguy hại). Chất thải nguy hại cần được chứa trong vật dụng kín, đặt ở nơi riêng biệt. Nơi tập kết chất thải tách biệt với khu vực sản xuất.

Quá trình phối chế nguyên liệu: Các loại nguyên liệu thô (ngô, sắn, đậu tương…) được làm sạch, sau đó được hệ thống sên tải chuyển đến máy nghiền để nghiền nhỏ nguyên liệu. Quá trình làm sạch của công ty chỉ bao gồm làm sạch tạp chất, bụi bẩn và kim loại (nếu có) bằng hệ thống nam châm. Sau khi nghiền nguyên liệu được các sên tải chuyển đến các bồn theo từng loại riêng biệt. Khi các loại nguyên liệu được chuẩn bị sẵn sàng, thì quy trình cấp phối sẽ được pha trộn theo một tỷ lệ thích ứng cho từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi bằng hệ thống cấp tải đến cân định lượng theo đúng tỷ lệ và quy trình cấp phối cho đến khi hoàn thành thì tất cả các nguyên liệu được chuyển đến máy trộn để trộn đều. Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng nguyên liệu lỏng thì nguyên liệu lỏng sẽ được bơm phun vào máy trộn theo đúng quy trình cấp phối của từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sau khi trộn xong sản phẩm sẽ được chuyển tới các bồn chứa sản phẩm theo từng loại riêng biệt.

+ Đối với sản phẩm dạng bột sẽ được đóng gói có trọng lượng xác định: 5kg, 25kg, 50kg và được sắp xếp lên palet theo từng loại và từng trọng lượng thành từng cây theo đúng yêu cầu.

+ Đối với sản phẩm dạng viên thì sau khi trộn sản phẩm sẽ được chuyển đến hệ thống bồn chứa máy ép viên bằng vít tải và gầu tải sau khi có sản phẩm bột sẵn sàng vít cấp liệu sẽ chuyển sản phẩm đến máy trộn nhão và hơi nóng làm cho cám chín và mềm sau đó đưa đến máy ép viên. Sau ép viên sản phẩm sẽ được làm nguội rồi chuyển đến máy sàng phân loại để loại những viên không đạt yêu cầu. Sau phân loại đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đến bồn chứa và đóng gói tương tự như sản phẩm dạng bột. Sản phẩm dạng viên không đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đi ép lại.

+ Quá trình nghiền, trộn phát sinh ra 1 lượng bụi, chính là bụi nguyên liệu. Lượng bụi này sẽ được hút bằng quạt hút, qua ống dẫn rồi đưa vào thiết bị lọc bụi túi để thu hồi bụi, lượng bụi trong quá trình nghiền này cũng chính là nguyên liệu dạng bột nên sẽ được thu hồi và đưa lại dây chuyền sản xuất để đưa đi trộn.

- Đóng b​ao và vận chuyển:

+ Thức ăn chăn nuôi sau khi được phối chế theo công thức nhất định, được đóng bao ở dạng bột và viên trong các loại bao bì có kích thước khác nhau hoặc để dưới dạng rời (để vận chuyển bằng silo) tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tất các nguyên liệu ở đầu vào đều được kiểm tra chặt chẽ chất lượng, đặc biệt là về thành phần dinh dưỡng. Sản phẩm xuất xưởng cũng được kiểm tra chất lượng như với nguyên liệu đầu vào để đảm bảo đúng chất lượng theo các tiêu chí đã đăng ký.

+ Sản phẩm sẽ được chuyển trực tiếp đến trại chăn nuôi hoặc đại lý phân phối. Trại chăn nuôi và đại lý phân phối phải thực hiện đúng cam kết với công ty về sắp xếp, lưu trữ và bảo quản theo tiêu chuẩn của công ty đề ra. Tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu đầu vào tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm:

+ Sản phẩm cho gia cầm: Bắp (~60% - 64%), bã đậu nành (~28% - 31%), Bột thịt/bột xương (~3%), Các loại khoáng chất (~0,55%), tấm (~0,5%) các loại khác (~0 – 5,45%).

+ Sản phẩm cho gia súc: Bắp (~42% - 55%), bả đậu nành (~15% - 18%), cám gạo (~13% - 28%), Bột thịt/bột xương (~8%), Các loại khoáng chất (~0,5%), Tấm (~10% − 15%) các loại khác (~5%).

+ Đối với sản phẩm quá hạn sử dụng, bị nấm mốc… nếu phát sinh được Công ty thu gom, bố trí vào kho chứa riêng và xử lý theo đúng quy định.

+ Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi mà Công ty áp dụng phù hợp với các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong quá trình sản xuất nguyên liệu nhập về và sản phẩm đầu ra đều được Công ty kiểm tra kỹ lưỡng và đối với mỗi sản phẩm Công ty sẽ công bố tiêu chuẩn hợp lý.

+ Quy trình bảo quản và phân phối thức ăn chăn nuôi

Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp. Công ty có quy trình bảo quản và lưu trữ chặt chẽ nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hạn chế mùi phát tán ra ngoài môi trường.

+ Quy trình hoạt động của phòng thí nghiệm

++ Tần suất phân tích nguyên liệu: Các nguyên liệu sau khi được đưa về vị trí chờ kiểm tra sẽ được nhân viên KCS nguyên liệu lấy mẫu đại diện cho lô hàng sau đó đưa đi đánh giá chất lượng ban đầu, đánh giá chất lượng cảm quan. Sau khi được nhập vào kho sẽ lấy lại mẫu và gửi tới các phòng phân tích bên ngoài.

++ Tần suất phân tích thành phẩm: Thành phẩm được gửi đi phân tích cơ bản theo kế hoạch kiểm tra. Hoặc gửi đi phân tích khi có sự thay đổi công thức mới. Tần suất phân tích bình quân: 01 lần/tuần.

++ Các chỉ tiêu kiểm tra tại phòng phân tích của cơ sở:

  • Các chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, mùi vị, độ đồng đều, côn trùng, tạp chất lẫn, rời, không vón cục, đóng bánh...
  • Các chỉ tiêu thử nghiệm đơn giản về: Độ ẩm, trọng lượng riêng, tỷ lệ nguyên liệu không đạt yêu cầu so với khối lượng mẫu.

++ Các chỉ tiêu kiểm tra tại phòng phân tích bên ngoài: bao gồm các chỉ tiêu về dinh dưỡng và chỉ tiêu an toàn.

Do đó trong quá trình hoạt động của phòng thí nghiệm không phát sinh nước thải có chứa thành phần nguy hại, chỉ phát sinh nước thải rửa tay của cán bộ làm trong phòng thí nghiệm.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Thức ăn hỗn hợp cho gia cầm: 2.800 tấn/năm;

+ Thức ăn đậm đặc cho gia cầm: 5.000 tấn/năm;

+ Thức ăn hỗn hợp cho gia súc: 6.700 tấn/năm;

+ Thức ăn đậm đặc cho gia súc: 9.500 tấn/năm;

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

4.1.Nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho 1 năm hoạt động của cơ sở

Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên liệu cho 1 năm hoạt động của dự án

Stt

Tên vật tư

Đơn

vị

Khối

lượng

Tênn nhà cung cấp

1

Ngô nam mỹ loại B

Kg

8,020,507

Cty CP tập đoàn Tân Long, Cty TNHH XNK Tân

Quang Minh, Cty CP XNK Nhất Thành

2

Lúa mì loại A

Kg

249,698

Công ty CP tập đoàn Tân Long, Cty cổ phần CP

Việt Anh

3

Khô đậu

Kg

2,879,304

Công ty TNHH XNK Tân Quang Minh, Cty CP

công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

4

Đậu tương ép đùn

Kg

326,256

Công ty CP Bio Nutrition

5

ESP 500

Kg

145,034

Công ty CP nguyên liệu ACO Việt Nam

6

Cám gạo trích ly

Kg

227,978

Công ty CP ABC Việt Nam

7

Cám mì

Kg

217,153

Công ty CP ABC Việt Nam

8

L-Lysine 98.5%

Kg

75,601

 

 

 

Công ty CP nguyên liệu ACO Việt Nam, Công ty TNHH Panda Hà Nôi, Cty TNHH dinh dưỡng Đại Long

9

L-Lysine sunphate

70%

Kg

73,339

10

DL-Methionine

99%

Kg

38,457

11

L-Threonine 98.5%

Kg

36,043

12

L-Tryptophan 99%

Kg

5,151

13

Kemzyme map

Kg

3,070

Công ty CP thương mại quốc tế Nam Chinh,

14

Greenpig - Premix

cho heo PS100

Kg

15,805

Công ty TNHH Nutreco International Việt Nam

 

15

Premix gia cầm thịt

(Greenpoultry) - hàng đặt Gr

 

Kg

 

4,340

 

Công ty TNHH Nutreco International Việt Nam

16

Endox V

Kg

5,404

Công ty TNHH TMSX Me Non Hà Nội

17

Leader yellow 2%

Kg

4,611

Công ty TNHH TMSX Me Non Hà Nội

18

Leader red 10%

Kg

2,428

Công ty TNHH TMSX Me Non Hà Nội

19

Luctarom milky

79348Z

Kg

1,205

Công ty TNHH dinh dưỡng Demeco

20

Choline chloride

60%

Kg

20,541

Công ty CP nguyên liệu ACO Việt Nam

21

Củi

Kg

124,374

Công ty TNHH TM Đức Bình HD

Stt

Tên vật tư

Đơn

vị

Khối

lượng

Tênn nhà cung cấp

22

Sữa Whey

Kg

31,061

Công ty CP nguyên liệu ACO Việt Nam

23

Pokazyme Phosaving 5000

Kg

3,664

Công ty TNHH dinh dưỡng Demeco

24

GreenPoultry 25kg

Kg

2,954

Công ty TNHH Nutreco International Việt Nam

25

Mix AIr Swine

Breeder 25kg

Kg

2,115

Công ty TNHH Nutreco International Việt Nam

26

MIX - T Poultry

Layer 2.5C1

Kg

479

Công ty TNHH Nutreco International Việt Nam

27

ADAcid Piglac

Kg

23,626

Công ty TNHH dinh dưỡng Demeco

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại 6/2023 đến tháng 6/2024

Tất cả các nguyên liệu Nhà máy sử dụng đều được kiểm tra, chọn lọc kỹ lưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn cho nguyên liệu về độ ẩm, hàm lượng đạm, hàm lượng chất béo, độ tưới, mùi vị, màu sắc,… Bộ phận KCS sẽ có nhiệm vụ kiểm tra dựa trên những tiêu chuẩn trên để quyết định có mua hay không.

Các nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được cân đối và đảm bảo được nhập mua từ các nguồn cung cấp được kiểm tra kỹ trước khi nhập, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và nằm trong danh mục được phép sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện đúng quy định của Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 28/11/2019 hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi. Tất cả các nguyên liệu Cơ sở sử dụng đều được kiểm tra, chọn lọc kỹ lưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn cho nguyên liệu về độ ẩm, hàm lượng đạm, hàm lượng chất béo, độ tưới, mùi vị, màu sắc,… Bộ phận KCS sẽ có nhiệm vụ kiểm tra dựa trên những tiêu chuẩn trên để quyết định có mua hay không.

* Công dụng của một số nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm:

Các loại nguyên liệu như: Cám gạo, cám mỳ, khô đậu tương, ngô là thành phần chính của thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản có tác dụng cung cấp tinh bột, chất xơ... cho vật nuôi.

Lyzine: Là axit amin rất cần cho hoạt động sống có vai trò tổng hợp protein, là chìa khóa cho việc sản xuất các enzyme, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả bệnh tật. Cơ thể không tự tổng hợp được axit amin này mà được cung cấp qua nguồn thức ăn. Nếu thiếu lyzine cơ thể khó hoạt động bình thường, đặc biệt là đối với động vật còn non sẽ xảy ra hiện tượng còi, chậm lớn.

ESP500 là sản phẩm đậu nành lên men, quá trình lên men triệt tiêu đến tối thiểu yếu tố kháng dinh dưỡng có trong đậu nành đồng thời tạo ra Lactic acid trong sản phẩm. ESP500 có khả năng tiêu hoá cao, yếu tố kháng dinh dưỡng thấp thích hợp sử dụng là nguồn cung cấp protein cho thú non. Sản phẩm có thể sử dụng thay thế bột cá trong thức ăn.

Kemzyme map: Là nguồn men tiêu hóa ổn định dạng bột khô dùng trong thức ăn chăn nuôi.

Hỗn hợp premix dành cho heo con gồm Vitamin, Khoáng có chất lượng tốt nhất và chất chống oxi hóa tự nhiên. WINMIX W11 (0.25%) Hỗn hợp premix dành cho heo thịt 30-60kg gồm Vitamin, Khoáng có chất lượng tốt nhất và chất.

Endox V: là chất chống oxy hoá dạng bột và đậm đặc dùng để bảo vệ các hỗn hợp trộn trước (premix) và thức ăn chăn nuôi.

Leader yellow, Leader red: Giúp bổ sung sắc tố vàng cho lòng đỏ trứng, màu da và chân của gia cầm. Hơn thế nữa, Xanthophyll cũng giúp cải thiện quá trình sinh trưởng và sinh sản của vật nuôi.

Các loại axit amin: axit amin rất cần cho hoạt động sống có vai trò tổng hợp protein, là chìa khóa cho việc sản xuất các enzyme, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Cơ thể không tự tổng hợp được axit amin này mà được cung cấp qua nguồn thức ăn. Các loại axit amin sử dụng như: Choline, Methionine, Threonine, Lyzine.

Luctarom milky 79348Z: Phụ gia Tạo mùi hương thơm giúp vật nuôi ăn ngon

Enzim (Pokazyme Phosaving 5000): Phytase là men tiêu hoá giúp giải phóng lượng phốt pho bị giữ trong các phân tử phytate, không những bổ sung lượng phốt pho mà con vật có thể sử dụng, giải phóng các nguyên tố vi lượng tạo phức với acid phytic (Zn2+, Fe2+) giúp tăng cường các enzym tiêu hoá đặc biệt là protein và axit amin. Do đó sử dụng men phytase không chỉ giúp làm giảm giá thành thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi, mà phytase còn có tác dụng làm giảm mùi hôi, giúp cải thiện môi trường chăn nuôi.

Sữa Whey: Bổ sung hương sữa trong thức ăn chăn nuôi.

Các nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được cân đối và đảm bảo được nhập mua từ các nguồn cung cấp được kiểm tra kỹ trước khi nhập, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và nằm trong danh mục được phép sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.2. Hoá chất chống mối mọt

Hóa chất chống mối mọt: Công ty sử dụng hóa chất chống mối mọt định kỳ 3 tháng/lần, phun xung quanh xưởng sản xuất. Trong quá trình phun che chắn để không rơi vãi vào nguyên liệu cũng như thành phẩm

Bảng 1.2. Danh mục các loại hóa chất chống mối mọt

TT

Tên nguyên liệu

Đơn vị/năm

Khối lượng khi ổn định

 

1

Thuốc sát trùng phooc-mol 2% (20- 40 ml formol trộn 10-20 g thuốc tím

và 20-40 ml nước sạch)

 

Lít

 

12

2

Dipterex 0,65% (10 ml Dipterex với

0,65 lít nước) ít dùng

Lít

1

3

Virkon (pha 10 g/4 lít nước)

Kg

6

4

Crezyl 3%

(10 ml Creryl với 1 lít nước)

Lít

6

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại ...

4.3.Nhu cầu về điện, nước và các nhiên liệu khác

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và kinh doanh của cơ sở được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương thông qua hợp đồng cung cấp nước sạch với Công ty TNHH Đại Dương.

Nguồn điện: Lấy từ đường dây 35KV tại khu vực. Sau khi qua trạm biến áp của Công ty, điện được hạ xuống 380V (3 pha) phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Xây trạm điện, lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cáp điện, trạm biến áp TBA1250kVA – 22/0,4kV, điện được cấp được cấp thông qua hợp đồng mua bán điện với Công ty TNHH Điện lực Hải Dương.

Bảng 1.3. Nhu cầu về điện, nước và các nhiên liệu khác

TT

Đối tượng dùng nước

Đơn vị

tính

Giai đoạn hoạt

động ổn định

Nguồn cấp

I

Nhu cầu về nước cấp

 

 

 

1

Nước cấp cho nồi hơi

m3/ngày

18

 

 

Nước sạch Hải Dương

2

Nước cấp phục vụ sinh hoạt

của Công ty

m3/ngày

4

4

Nước cấp cho quá trình dập

bụi lò hơi

m3/ngày

0,6

6

Nước phòng cháy chữa cháy

m3

200

II

Nhu cầu về điện

KWh/năm

35.000

Điện lực

Hải Dương

III

Nhu cầu về dầu máy

Lít/năm

1.000

Hải Dương

 

IV

 

Nhu cầu than, củi đốt lò hơi

 

kg/ngày

 

400

Công ty TNHH TM

Đức Bình HD

4.4.Nhu cầu lao động

Số lượng CBCNV của Nhà máy 90 người.

Bảng 1.4. Cơ cấu cán bộ công nhân viên của nhà máy

STT

Bộ phận lao động

Số lượng (người)

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc phụ trách tổ chức

1

3

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật

1

4

Kế toán

4

5

Kế hoạch, hành chính, thủ tho, thủ quỹ

4

6

Bảo vệ

3

7

Bộ phận sản xuất

35

8

Lái xe

6

9

Cán bộ kỹ thuật

10

10

Bộ phận kinh doanh tiếp thị

25

 

Tổng

90

- Số ca làm việc: 01 ca/ngày; thời gian làm việc: 08 giờ/ca; số ngày làm việc trong năm: 312 ngày/năm.

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

Dự án xây dựng các công trình chính và những công trình phụ trợ cụ thể như sau:

Bảng 1.5. Danh mục các hạng mục công trình của Dự án

TT

Tên hạng mục

Đơn vị tính

Diện tích

 

Các hạng mục công trình chính

 

 

1

Nhà điều hành

m2

50,15

2

Kho thành phẩm

m2

1.438

3

Khu vực đặt máy nghiền

m2

400

4

Kho nguyên liệu thô

m2

5.750

5

Nhà bảo vệ và điều khiển trạm cân

m2

27

6

Nhà kho

m2

3.240

 

Các hạng mục công trình phụ trợ

 

 

1

Cổng chính

m

16,6

2

Cổng phụ

m

4,6

3

Nhà ở của công nhân

m2

72

4

Nhà ăn

m2

223

5

Gara ô tô, xe máy của khách

m2

75

6

Bãi đỗ xe chở hang

m2

532

TT

Tên hạng mục

Đơn vị tính

Diện tích

 

Các hạng mục công trình chính

 

 

7

Nhà để xe máy, xe đạp công nhân

m2

205

8

Trạm biến áp

m2

30

9

Nhà vệ sinh

m2

120,65

10

Hành lang đường điện cao thế

m2

22

11

Đường giao thông

 

4.293

 

Các hạng mục công trình BVMT

 

 

1

Đất cây xanh

m2

4.182

2

Kho để chất thải nguy hại

m2

20

3

Khu vực để chất thải rắn sản xuất

m2

20

Tổng (I+II)

 

20.721

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại..

5.1.Quy hoạch mặt bằng:

Các công trình xây dựng của Nhà máy được bố trí trên diện tích 20.721 m2 dựa trên vị trí địa lý, hướng gió, hệ thống giao thông trong khu vực, các quy tắc phòng cháy chữa cháy, môi trường cảnh quan và quy trình hoạt động sản xuất của Nhà máy, đảm bảo công năng sử dụng, đảm bảo sự liên hệ giữa các bộ phận, các công đoạn trong quá trình sản xuất, thuận tiện cho công tác tập kết vật liệu và vận chuyển thành phẩm khi xuất bán và hài hòa về mỹ quan.

  • Việc thiết kế cụ thể và xây dựng công trình đáp ứng được điều kiện liên hoàn trong các hoạt động, đồng thời các công trình xây dựng đáp ứng được quy mô công suất của Công ty.
  • Cây xanh được bố trí khoa học, hài hòa, phù hợp, gắn kết các công trình kiến trúc với nhau vừa tạo bóng mát, thẩm mỹ và góp phần điều hòa môi trường.
  • Các công trình phụ trợ được bố trí phù hợp với quy mô của dự án và đảm bảo tính liên hoàn với các khu vực sản xuất kinh doanh.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án mở rộng trang trại nông nghiệp hữu cơ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha