Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi gà

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án trang trại nuôi gà. Dự án sau khi mở rộng quy mô sẽ hoạt động với công suất tối đa 135.000 con gà, diện tích chuồng trại 19.824 m2.

Ngày đăng: 09-12-2024

29 lượt xem

MỞ ĐẦU

I. Xuất xứ của dự án

Công ty Cổ phần ..... được thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực Chăn nuôi gà bố mẹ – Sản xuất trứng giống – Bán gà con giống – Bán gà nuôi thịt. Các hoạt động sản xuất được đầu tư tổng thể bao gồm các dự án liên hoàn, đồng bộ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, gồm có: “Nhà máy ấp trứng gà Lộc Sơn”; “Trại Gà 1” tại xã Lộc Quảng và “Trại Gà 2” tại xã Lộc Lâm.

Trại nuôi Gà tại thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng hiện đang hoạt động với công suất 65.000 con. Trại đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số ..../QĐ-UBND ngày 05/7/2013 với diện tích thực hiện dự án là 90.406 m2, công suất 100.000 con gà. Đến năm 2015 chủ đầu tư thực hiện giảm công suất xuống thành 65.000 con và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận việc điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường tại văn bản số ...../UBND-MT ngày 27/8/2015.

Nhằm tạo thêm giá trị cho thị trường gia cầm bằng việc sản xuất các sản phẩm gà con, gà thịt, trứng gà chất lượng cao, có tính cạnh tranh, được bán và phân phối chủ yếu tại thị trường nội địa và trở thành nhà cung cấp gà con lớn thứ 3 tại Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, Công ty Cổ phần .....thực hiện mở rộng quy mô dự án “Trại Gà 1” tại xã Lộc Quảng từ quy mô chuồng trại 18.172 m2 – công suất 65.000 con gà lên thành 19.824 m2 – công suất 135.000 con gà.

Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư số ....., cấp lần đầu ngày 03/7/2013, cấp thay đổi lần thứ 3 ngày 16/5/2017.

Dự án “Trại Gà 1” thuộc đối tượng lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ TNMT quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần .... phối hợp cùng đơn vị tư vấn thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Trại Gà 1” trước khi dự án đi vào hoạt động. Báo cáo sẽ đánh giá cụ thể tác động môi trường, đưa ra các giải pháp khống chế, giảm thiểu các tác động trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TRẠI GÀ

1. 1 Tên dự án

"DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI GÀ"

(gọi tắt là dự án)

1. 2  Chủ dự án

Chủ đầu tư : Công ty cổ phần....

Người đại diện : .......... Chức vụ : Chủ tịch Hội đồng quản trị

Trụ sở chính : KCN Lộc Sơn, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Điện thoại: ....    Fax: ...

1.3.Vị trí địa lý của dự án

Tổng diện tích dự án là 90.406 m2 tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Giới cận khu đất như sau:

+ Phía Đông: giáp đất canh tác nông n ghiệp của người dân;

+ Phía Tây: giáp đường giao thông khu vực;

+ Phía Nam: giáp đất canh tác nông nghiệp của người dân;

+ Phía Bắc: giáp đất canh tác nông nghiệp của người dân.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực dự án

Tọa độ các điểm giới hạn khu vực dự án:

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu vực dự án

TT

Kí hiệu điểm

Tọa độ X

Tọa độ Y

1

Đ

1286845

0503152

2

T

1286922

0502714

3

N

1286803

0502736

4

B

1287120

0502991

 Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực dự án:

Giao thông: Dự án nằm trong khu vực thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Vị trí Trại gà nằm cách xa khu dân cư, tuy nhiên điều kiện giao thông khu vực Trại gà tương đối hoàn thiện. Giáp phía Tây Trại gà là đường giao thông liên thôn (đường đất, lộ giới 6m), dọc theo tuyến đường liên thôn 05km về phía Tây Nam là đường nhựa liên xã.

Các đối tượng kinh tế- xã hội xung quanh khu vực dự án:

Dự án nằm trong địa phận thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Vị trí dự án nằm cách xa khu vực tập trung dân cư. Khu vực xung quanh dự án là diện tích đất canh tác nông nghiệp rộng lớn.

Một số đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh dự án như sau:

  • Khu tập trung dân cư gần nhất cách trang trại 3.300m về hướng Đông;
  • Nhà máy Alumin – Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng nằm cách Trại gà 2.600m về hướng Đông Bắc;
  • Hồ Bảo Lâm nằm cách dự án 3.300m về hướng Đông;
  • UBND xã Lộc Quảng nằm cách Trại gà 4.800m về hướng Đông Nam;

* Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất sử dụng của Trại Gà tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm là 90.406 m2. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ....... do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 21/01/2014.

Nguồn tiếp nhận nước thải:

Hiện nay:

Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý và tự thấm ra môi trường đất tại dự án.

Nước thải chăn nuôi được gom về bể lắng dung tích 15m3, mỗi cặp nhà nuôi gà được bố trí 01 bể lắng nước thải. Nước thải sau khi lắng được tái sử dụng tưới cây trong khu vực dự án.

Nước mưa chảy tràn gom thoát ra hồ chứa nước mặt dung tích 2.000 m3 nằm về phía Đông trong lô đất dự án. Nước hồ được lắng và sử dụng vào mục đích tưới cây và tưới tiêu cho diện tích đất trồng chè tại dự án.

Sau khi mở rộng quy mô:

Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại ba ngăn cùng với nước thải chăn nuôi từ các bể lắng 15m3 được bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 11 m3/ngày đêm để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột B) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là hồ chứa nước mặt dung tích 2.000 m3 nằm về phía Đông trong lô đất dự án. Nước hồ được lắng và tiếp tục sử dụng vào mục đích tưới cây và tưới tiêu cho diện tích đất trồng chè tại dự án. Đây cũng là nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn.

1.4.Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1.Mô tả mục tiêu của dự án

Mục tiêu dự án:

  • Xây dựng các loại chuồng trại chăn nuôi gà bố mẹ;
  • Nhập khẩu gà con để làm giống bố mẹ;
  • Sản xuất trứng gà chất lượng cao cung cấp cho nhà máy ấp trứng tại KCN Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng;

Dự án duy trì hoạt động với quy trình sản xuất như hiện nay đồng thời xây dựng thêm các nhà nuôi gà để tăng công suất; Mua thêm các máy móc và thiết bị cho các nhà nuôi gà; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải; Lắp đặt hệ thống camera theo dõi trong các nhà gà; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mới cho trại gà Lộc Quảng.

Quy mô dự án:

Dự án sau khi mở rộng quy mô sẽ hoạt động với công suất tối đa 135.000 con gà, diện tích chuồng trại 19.824 m2. Quy mô này được tính cho số lượng gà và diện tích nhà nuôi vào thời điểm hoạt động với công suất tối đa khi tất cả các nhà nuôi đều hoạt động. Thông thường, việc chăn nuôi của trại được thực hiện gối đầu các lứa và quy mô chăn nuôi có thể dao động dưới mức tối đa tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Tại báo cáo này, các số liệu về nguyên liệu sử dụng, sản phẩm đầu ra và chất thải phát sinh sẽ được tính toán cho thời điểm nuôi tối đa 135.000 con gà.

Bảng 1.2: Tổng hợp quy mô dự án

Nội dung

Hiện trạng (*)

Sau khi nâng công suất

Quy mô đầu gia cầm

65.000 con 11 nhà nuôi gà, trong đó:

+ 03 nhà nuôi gà hậu bị

+ 08 nhà nuôi gà đẻ.

+ Mật độ nuôi: 5.000-7.000 con/nhà nuôi.

135.000 con 12 nhà nuôi gà, trong đó:

+ 04 nhà nuôi gà hậu bị x 13.750 con gà/nhà = 55.000 con.

+ 08 nhà nuôi gà đẻ x 10.000 con gà/nhà = 80.000 con.

Quy mô diện tích

18.172 m2

11 nhà nuôi gà x 1652 m2/nhà = 18.172 m2

19.824 m2

12 nhà nuôi gà x 1652 m2/nhà = 19.824 m2

(*) Căn cứ Quyết định ......./QĐ-UBND ngày 05/7/2013 về việc Phê duyệt báo cáo ĐTM và Công văn số ...../UBND-MT ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng; Căn cứ hiện trạng thực tế tại Trang trại nuôi gà hiện hữu.

1.4.2.Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

Hiện trạng Trại Gà đang hoạt động với quy mô 65.000 con gà, các hạng mục công trình đã được xây dựng hoàn thiện cho hoạt động của Trại hiện hữu. Để nâng công suất lên thành 135.000 con, Trại sẽ xây dựng thêm các hạng mục công trình nhà nuôi gà, hoàn thiện công trình xử lý nước thải và hoàn thiện các hạng mục phụ trợ đáp ứng hoạt động sản xuất với công suất mới.

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Trại như sau:

Các hạng mục công trình chính:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính

TT

Hạng mục công trình

Số lượng

Diện tích (m2)

Ghi chú

A

Hạng mục xây dựng hiện có

19.152

 

1

Nhà nuôi gà hậu bị

3

4.956

Hiện có

3

Nhà nuôi gà đẻ

8

13.216

Hiện có

4

Nhà bảo vệ, nhà xe

1

81

Hiện có

5

Nhà ở công nhân

 

1

218

Hiện có

6

Khu văn phòng làm việc

 

1

120

Hiện có

7

Căn tin

 

1

32

Hiện có

8

Khử trùng xe

1

144

Hiện có

9

Nhà để máy phát điện

1

36

Hiện có

10

Nhà tắm (cồng chính)

1

52

Hiện có

11

Kho (kho thuốc thú y, kho thức ăn

dự phòng, kho phân gà)

1

80

Hiện có

12

Nhà tắm và vệ sinh công nhân

1

147

Hiện có

13

Bể chứa nước ngầm, nhà bơm

1

40

Hiện có

14

Hệ thống xử lý nước thải

1

30

Đang xây

dựng

B

Hạng mục đầu tư mới

1.652

 

14

Nhà nuôi gà hậu bị

1

1.652

Xây mới

 

Tổng cộng

 

20.804

 

(Công ty cổ phần .....)

Bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án, bản vẽ tổng thể thoát nước mưa, bản vẽ tổng thể thoát nước thải của dự án được đính kèm tại phần phụ lục.

Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án bao gồm:

Giao thông

Hệ thống đường giao thông nội bộ trong khu vực Trại gồm tuyến đường nhựa chính và các tuyến đường bê tông nhánh. Hệ thống giao thông nội bộ sẽ tiếp tục được hoàn thiện khi xây dựng các hạng mục công trình mới trên diện tích đất còn lại.

Hệ thống điện

Nguồn cấp điện cho Trại là nguồn trung thế 15(22) KV gần nhất, sử dụng điện từ trụ điện và trạm 3x25 KVA hiện hữu đã được đấu nối vào lưới trung thế của điện lực khu vực.

Để dự phòng trong quá trình mất điện lưới, Trại sử dụng 02 máy phát điện dự phòng công suất 250 KVA/máy.

Hệ thống cấp nước

Nguồn nước cấp sử dụng là nước giếng khoan hiện hữu tại khu vực Trại.

Nước cấp được bơm về bể chứa nước ngầm. Nước từ bể chứa ngầm được bơm lên két nước mái thông qua trạm bơm và phân phối nước đến các điểm sử dụng.

Khi nâng công suất Trại, Công ty sẽ sử dụng hệ thống cấp nước hiện hữu của Trại đồng thời xây lắp thêm tuyến ống cấp nước tới công trình xây dựng mới theo bản vẽ hệ thống cấp nước của dự án.

Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa của Trại đã được hoàn thiện cho các hạng mục công trình hiện hữu. Nước mưa thu gom bằng hệ thống cống BTCT kích thước Ø600-800, chảy về hố ga kích thước 0,9 ×0,9×1,2m và 1,2 ×1,2×1,4m trước khi thoát ra ngoài.

Khi xây dựng thêm các hạng mục công trình mới phục vụ nâng công suất, hệ thống thoát nước mưa tiếp tục được hoàn thiện và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa hiện hữu.

Hệ thống thoát nước thải:

Hệ thống thoát nước thải của Trại hiện tại đã được hoàn thiện cho các hạng mục công trình hiện hữu. Hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.

Nước thải sinh hoạt được thu gom theo đường ống PVC dẫn về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý.

Nước thải từ hoạt động rửa chuồng được thu gom theo mương thoát nước thải bằng bê tông cốt thép dọc theo từng nhà nuôi gà và dẫn về bể chứa nước thải 15m3 nằm giữa hai nhà nuôi gà.

Hiện tại Trại đang được xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 11 m3/ngày đêm.

Khi nâng công suất hệ thống thoát nước thải tiếp tục được hoàn thiện cho các hạng mục xây mới, đồng thời sẽ dẫn nước thải sau bể tự hoại và bơm dẫn toàn bộ nước thải chăn nuôi từ các bể chứa 15m3 về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Trại.

Hệ thống thông tin liên lạc

Trang trại đã được đấu nối đường dây điện thoại và cáp truyền ADSL phục vụ khối văn phòng. Sau khi nâng công suất, Trại sẽ sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện hữu.

Hệ thống phòng chống cháy nổ

Trại đã được xây dựng hệ thống PCCC hoàn chỉnh:

  • PCCC bên ngoài nhà: Lắp đặt trụ cứu hỏa DN100 đấu nối vào mạng lưới cấp nước.
  • PCCC bên trong nhà: Bên trong nhà được bố trí các đường ống chữa cháy và có các điểm đấu nối họng tiếp nước với các xe chữa cháy. Nước chữa cháy được lưu trữ trong bể ngầm.
  • Hệ thống PCCC bao gồm: hộp đựng vòi chữa cháy, vòi chữa cháy, bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy bọt, xe đẩy bình bọt khô, máy bơm chữa cháy chuyên dụng,...
  • Trại sẽ sử dụng hệ thống PCCC hiện hữu, đồng thời hoàn thiện và mua thêm các thiết bị PCCC cho các hạng mục xây mới.

Hệ thống phòng chống sét

Trên mái có các kim thu sét, đầu vuốt nhọn được nhúng mạ đồng. Các kim này được hàn với hệ khung cột thép cao trên 7 m, được nối với mạng tiếp địa thông qua mạng dây thu sét để tăng bán kính thu, đảm bảo an toàn cho khu vực dự án.

Mạng tiếp địa của hệ thống sét gồm dây chôn chìm trong đất, được liên kết hàn với các cọc tiếp địa đóng sâu vào lòng đất, đảm bảo điện trở theo quy phạm.

Khi nâng công suất, Trại sẽ sử dụng hệ thống chống sét hiện hữu đồng thời hoàn thiện thêm hệ thống chống sét cho các nhà nuôi gà xây mới.

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Các hạng mục hiện có như sau:

  • Lò đốt gà: sử dụng 01 1ò đốt chuyên dụng AddField 2 cấp đốt. Lò đốt được sử dụng để đốt gà tiêu hủy trong quá trình sản xuất. Với công suất tối đa 100 kg/mẻ đốt (04 giờ/mẻ) lò đốt hiện tại hoàn toàn đáp ứng nhu cầu đốt gà của dự án sau khi nâng công suất.
  • Bể tự hoại 3 ngăn: xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Bể gom nước thải: dung tích 15m3, xây dựng bằng bê tông cốt thép, mỗi bể gom được bố trí gom nước thải cho 01 cặp nhà nuôi gà hiện hữu. Khi mở rộng, sẽ xây thêm bể gom nước thải 15m3 cho mỗi cặp nhà nuôi gà xây mới.
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung: đang xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động sau khi nâng công suất.

1.4.3.Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Quy trình thực hiện thi công, xây dựng

Quá trình thi công xây dựng dự án bao gồm các giai đoạn:

  • Tập kết, dự trữ nguyên nhiên liệu phục vụ thi công công trình.
  • Thu dọn khai trường, tập kết máy móc thiết bị phục vụ từng giai đoạn thi công
  • Thi công nền móng
  • Xây dựng các hạng mục công trình chính và công trình phụ trợ: khu nhà sản xuất, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc và các công trình phụ khác
  • Lắp đặt thiết bị sản xuất

Máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công, xây dựng

Các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công được thuê khoán tại một số đơn vị thầu thi công công trình. Tình trạng máy đã qua sử dụng, được sản xuất từ trong nước và nhập khẩu; nguyên vật liệu cần thiết như: dầu, mỡ, xăng, … có sẵn trên thị trường.

Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình:

Nhà gà đẻ:

Giải pháp kết cấu: khung nhà thép tiền chế

Vật liệu hoàn thiện:

+ Nền: xi măng chống thấm

+ Cửa: cửa sắt kính

+ Tường: xây gạch sơn nước

+ Trần: tôn mạ kẽm

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

+Điện chiếu sáng: cáp đi ngầm tường hoặc trên vì kèo. Sử dụng các thiết bị chiếu sáng phù hợp với công năng sử dụng của công trình

+ Điện động lực: Sử dụng nguồn điện 3 pha, cáp đi nôỉ áp tường đến các thiết bị sử dụng điện

+ Hệ thống cấp nước: sử dụng ống nhựa PVC đi treo trên trần nhà và các thiết bị máng uống treo.

Lắp đặt máy móc thiết bị:

Sau khi quá trình thi công xây dựng hoàn thiện, tiến hành lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vào các công trình tương ứng. Việc lắp đặt được thực hiện bởi các công nhân có kỹ thuật lành nghề.

1.4.4.1.Quy trình chăn nuôi gà

Quy trình công nghệ sản xuất của Trại trước và sau khi mở rộng không thay đổi.

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình chăn nuôi của trang trại

Thuyết minh quy trình chăn nuôi:

Bắt đầu dự án bằng việc nhập khẩu gà bố mẹ Ross 308, cobb 500 và Bovans Brown do công ty chăn nuôi Aviagen và/hoặc Cobb Vantress và Hendrix Genetics cung cấp.Gà bố mẹ được nhập khẩu từ 1 ngày tuổi và vận chuyển đến Trại gà và được nuôi tại Nhà nuôi gà hậu bị. Tại đây, đàn gà được nuôi tách riêng gà trống và gà mái để thuận lợi cho việc chăm sóc. Thời gian nuôi gà hậu bị từ 1 ngày tuổi – 20 tuần tuổi (20 tuần).

Gà từ 20 tuần tuổi trở lên được chuyển sang Nhà nuôi gà đẻ. Tại đây gà được gom đàn gà trống, gà mái để nuôi chung. Gà đẻ được nuôi từ 20 tuần tuổi đến 60 tuần tuổi (thời gian nuôi 40 tuần). Từ tuần thứ 23 đến tuần thứ 60 là giai đoạn gà trưởng thành, giao phối thuần thục và đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ trứng là 170 quả/con gà/quy trình nuôi. Trứng gà được vận chuyển đến nhà máy ấp trứng của công ty tại KCN Lộc Sơn để sản xuất gà con giống, một phần trứng không đạt tiêu chuẩn trứng ấp (trứng 2 lòng đỏ, …) được xuất bán thành trứng thương phẩm.

Trong quá trình nuôi, một số gà bị còi cọc, bị thương do mổ, cắn nhau sẽ được nuôi cách ly tại chuồng nuôi riêng bố trí trong mỗi nhà nuôi. Quá trình nuôi tương tự như gà khỏe mạnh nhưng được bổ sung thêm thuốc để điều trị. Sau khi gà hồi phục được nhập lại đàn nuôi. Đối với gà quá yếu không hồi phục được tiêu hủy tại lò đốt gà của trang trại.

Gà đẻ 60 tuần tuổi, lúc này khả năng đẻ ít sẽ được xuất bán đồng loạt là gà dai thương phẩm. Hiện nay thị trường gà dai trong nước tốt hơn cả thị trường gà thịt công nghiệp nên dễ dàng tiêu thụ số lượng lớn.

Sau khi xuất bán đàn gà dai thương phẩm, Nhà nuôi sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Quy trình vệ sinh thực hiện trong 15 ngày gồm các bước như sau: sau khi xuất đàn thực hiện cạo lấy lớp phân, độn chuồng. Tháo các thiết bị và súc rửa, vệ sinh sàn trong nhà bằng cọ rửa và sử dụng vòi xịt nước áp lực. Sau khi vệ sinh, các thiết bị trong nhà nuôi được lắp ráp lại như ban đầu. Nhà nuôi sau khi vệ sinh sạch sẽ được để trống trong khoảng 15-30 ngày trước khi bắt đầu quy trình chăn nuôi mới.

Quy trình chăn nuôi phát sinh ra các chất thải chủ yếu bao gồm: phân gà, nước rửa chuồng, CTR, mùi hôi, tiếng ồn, khí thải.

Tiêu chuẩn chọn giống và Yêu cầu sản phẩm đầu ra:

- Tiêu chuẩn chọn giống: Chọn giống cho năng suất cao và sạch bệnh, có xuất xứ rõ ràng, được lấy từ gà ông bà và bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo tiêu chuẩn của nước xuất xứ và đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam. Gà con được cơ quan thú y vùng 5 (Tây Nguyên) kiểm dịch chặt chẽ và được theo dõi tại Trại Gà trong suốt 30 ngày nuôi đầu tiên theo quy định của ngành thú y.

- Yêu cầu sản phẩm đầu ra: Gà đẻ trứng năng suất cao, trứng đồng đều, tỷ lệ ấp nở cao. Gà con nở ra khỏe mạnh không mắc các loại dịch bệnh. Trứng đạt yêu cầu kiểm định của cơ quan chức năng.

1.4.4.2.Kỹ thuật chăn nuôi gà

Gà bố mẹ được chọn nuôi là giống Ross 308, cobb 500 và Bovan Brown từ những công ty chuyên trách con giống Aviagen hoặc Cobb-Vantress. Kỹ thuật chăn nuôi phụ thuộc vào các yếu tố: thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ phòng bệnh bằng vắc xin. Tất cả các yếu tố trên đều được thực hiện theo lịch trình và chế độ chăn nuôi nghiêm ngặt của công ty.

Thức ăn và nước uống:

Thức ăn được sản xuất bởi Công ty TNHH De Heus, chi nhánh nhà máy Dầu Giây, KCN Dầu Giây, Đồng Nai. Sau khi nâng công suất mật độ nuôi sẽ tăng lên, Lượng cám sử dụng là cho mỗi nhà nuôi sẽ là 11 tấn/tuần/nhà gà đẻ và 7 tấn/tuần/nhà gà hậu bị. Tại mỗi nhà nuôi gà đều được bố trí kho chứa thức ăn công suất 30 tấn, đủ chứa cám cung cấp cho đàn gà trong 2-4 tuần. Thức ăn được nhập bằng xe tải 15 tấn và được chuyển sang xe tải nhỏ, công ty mang vào trại mỗi tuần 1-2 lần

Mỗi một lứa tuổi khác nhau gà được chăm sóc một chế độ khác nhau. Trung bình mỗi ngày gà được cho ăn từ 10g (gà con) đến 160 g (gà đẻ). Thức ăn và nước uống được định lượng hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia. Thức ăn và nước uống sẽ được công nhân tại Trại cấp hàng ngày vào các line nước, line cám qua hệ thống băng chuyền và hệ thống cấp nước uống.

Chiếu sáng

Gà bắt đầu có dấu hiệu đẻ trứng được chiếu sáng với chế độ 10 giờ/ngày, chế độ này được tăng dần đến 15 giờ/ngày và cố định đến lúc loại thải. Mật độ chiếu sáng là từ 30-75lux. Hệ thống chiếu sáng của các Nhà nuôi gà sử dụng hệ thống đèn Led được điều chỉnh tự động.

Mật độ nuôi:

Mật độ nuôi là 5-8 con gà/m2. Tỷ lệ trống trên mái là 10% và giảm dần xuống còn 5% khi tất cả con trống đều thuần thục.

Vệ sinh phòng bệnh:

Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch trình. Vắc xin được cấp bởi công ty MSD Intervet của Mỹ và Hà Lan, được phân phối bởi công ty thuốc thú y Tân Tiến tại TP.HCM.

Ngoài ra để đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, Trại Gà thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn sinh học và thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng nuôi.

Áp dụng Hệ thống công nghệ thông tin trong chăn nuôi gà

Quy trình chăn nuôi của Trại được áp dụng kỹ thuật quản lý bằng việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm bảo sự hiệu quả và chính xác của thông tin trong quá trình sản xuất, đồng thời đầu tư các máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại. Các thiết bị điều khiển được sử dụng như sau:

Điều khiển nhiệt độ, Orion-CL climate control, sản xuất bởi Hotraco Agri, Hà Lan: Orion-CL là loại máy tính được gắn trong những nhà xưởng mà ở đó hệ thống thông gió có thể kiểm soát được một cách tự nhiên, từng phần và/hoặc từng giai đoạn. Độ lạnh và nóng được vận hành bởi các công tắc rơle. Bằng việc hiển thị các ký hiệu, máy tính Orion-CL rất dễ sử dụng. Máy Orion-CL cũng sẽ thu thập các thông tin quản lý cần thiết và có thể cung cấp các thông tin này một cách khái quát. 

Orion-CL và Rainbow+ sản xuất bởi Hotraco Agri, Hà Lan: Bằng việc sử dụng mô đun giao tiếp hiện đại và hệ thống quản lý Rainbow +, máy Orion có thể được điều khiển từ hệ thống máy tính trung tâm của Doanh nghiệp. Dễ sử dụng và chế độ hiển thị hình ảnh là các ưu điểm của máy. Chỉ cần nhìn sơ, chúng tôi sẽ có thể quan sát bao quát toàn bộ nhà xưởng sản xuất, quan sát được hệ thống nào đang được vận hành và kiểm tra hệ thống báo động đã bị ngắt tại một trong các hệ thống đó. Bằng việc sử dụng CAN- giao tiếp đường truyền chính, máy Orion có thể được đặt trong hệ thống bao gồm nhiều loại máy tính. Thêm vào Smartlink, hệ thống này có thể kết nối với PC hoặc modem.

1.4.4.3.Quy cách chuồng trại chăn nuôi

Kiểu chuồng: lựa chọn loại hình chuồng kín, lạnh, chuồng được xây kín xung quanh, có trần và mái tôn, có hệ thống quạt hút và giàn phun ẩm làm mát, điều tiết nhiệt độ, ẩm độ. Gà được nuôi thả dưới sàn.

Chất độn chuồng:

+ Bước 1: rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 8cm và đó thả gà vào.

+ Bước 2: sau 7-10 ngày đối với trại hậu bị, 2-3 ngày đối với trại gà sản xuất (trại gà đẻ), quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng tay (có đeo găng tay) hoặc cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu từ 1-3cm. Chú ý đối với nuôi nhốt hoàn toàn cần quây gọn gà về một góc để tránh gây xáo trộn đàn gà.

+ Bước 3: sau khi đảo lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men Zeolite (men chứa thành phần zeolite) lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi, dùng tay, cào hoặc chổi cứng … rắc nhẹ trên bề mặt đệm lót để men được phân tán đều khắp trên bề mặt lớp đệm.

1.4.5.Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Máy móc thiết bị giai đoạn thi công, xây dựng

Bảng 1.4. Các thiết bị, máy móc thi công tại dự án

TT

Loại thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng (%)

1

Máy đào

Cái

01

80%

2

Máy ủi

Cái

01

80%

3

Xe ben

Cái

03

80%

4

Máy đầm

Cái

01

80%

5

Xe lu

Cái

01

80%

6

Máy bơm nước

Cái

01

100%

7

Máy trộn bê tông

Cái

02

80%

8

Máy phát điện

Cái

01

100%

Máy móc thiết bị giai đoạn hoạt động

Danh mục một số loại máy móc thiết bị hiện có và dự kiến đầu tư thêm phục vụ nâng công suất Dự án như sau:

Bảng 1.5. Các thiết bị, máy móc sử dụng trong giai đoạn hoạt động của dự án

TT

Tên máy móc thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng đưa vào hoạt động (%)

I

Máy móc, thiết bị hiện có

1

Hệ thống máng ăn và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

11

Hà Lan

90%

2

Hệ thống máng uống và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

11

Hà Lan

90%

3

Hệ thống thông gió và làm

mát và các thiết bị đồng bộ

Bộ

11

Hà Lan

90%

4

Sưởi hồng ngoại

Cái

125

Hà Lan

90%

5

Hệ thống thắp sáng và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

470

Hà Lan

90%

6

Lót sàn nhựa

Cái

11.125

Hà Lan

90%

7

Tổ đẻ

Cái

675

Hà Lan

90%

8

Máy phát điện

Cái

2

Trung

Quốc

90%

9

Máy bơm và vật liệu

Cái

4

Ý và Đài

Loan

90%

10

Máy phun xịt rửa áp lực

Cái

5

Trung

Quốc

90%

II

Máy móc, thiết bị dự kiến đầu tư thêm phục vụ nâng công suất

1

Hệ thống máng ăn và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

1

Hà Lan

100%

2

Hệ thống máng uống và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

1

Hà Lan

100%

3

Hệ thống thông gió và làm

mát và các thiết bị đồng bộ

Bộ

1

Hà Lan

100%

4

Hệ thống thắp sáng và các

thiết bị đồng bộ

Bộ

43

Hà Lan

100%

5

Sưởi hồng ngoại

Cái

12

Hà Lan

100%

6

Lót sàn nhựa

Cái

1.011

Hà Lan

100%

7

Tổ đẻ

Cái

62

Hà Lan

100%

8

Hệ thống camera theo dõi

trong nhà nuôi gà

Hệ thống

12

-

100%

(Nguồn: Công ty cổ phần ....)

Tất cả móc, thiết bị sử dụng tại dự án đều không nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam theo quy định hiện hành.

1.4.6.Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án

  • Nguyên liệu, nhiên, vật liệu sử dụng

Bảng 1.6. Tổng hợp nguyên vật liệu sử dụng

TT

Nguyên liệu

Số lượng

ĐVT

1

Cám gà

16,7

Tấn/ngày

2

Vaccine

-

Liều lượng sử dụng theo quy định

riêng của trang trại.

3

Chất độn chuồng:

- Chế phẩm vi sinh Zeolite

111,24

0,24

Tấn/12 nhà nuôi

Tấn/12 nhà nuôi

 

- Trấu

111

Tấn/12 nhà nuôi

4

Hóa chất khử trùng

-

Liều lượng sử dụng theo quy định

riêng của trang trại.

5

Nước:

  • Nước uống cho gà
  • Nước rửa chuồng
  • Nước sinh hoạt công nhân
  • Nước tưới cây

50,4

35

2-4

6,4

5

m3/ngày m3/ngày

m3/ngày (rửa 1 lần/chu kì nuôi) m3/ngày

m3/ngày (chỉ tưới vào mùa khô)

6

Điện

74.000

kwh/tháng

7

Gas

5.600

kg gas/năm

8

Dầu diesel

60

Lit/ngày

a/ Lượng cám và nước uống cho gà:

Hình 1.3. Định mức thức ăn, nước uống cho 01 con gà trong một ngày

Bảng 1.7: Lượng thức ăn và nước uống cho gà

 

Định mức TB cho 1 con gà

Số lượng gà

(con)

Số nhà nuôi

Tổng số

Cám

 

16,7 tấn/ngày

Cám gà hậu bị

90 g/ngày

55.000

4

 

4,95 tấn/ngày

Cám gà đẻ

147 g/ngày

80.000

8

 

11,75 tấn/ngày

Nước

 

35 m3/ngày (Q1)

Nước gà hậu bị

150 ml/ngày

55.000

4

 

8,3 m3/ngày

Nước gà đẻ

333 ml/ngày

80.000

8

 

26,7 m3/ngày

Ghi chú: Lượng thức ăn và nước uống tính toán cho ngày tối đa khi tất cả các chuồng đều cho gà ăn. Thực tế hầu hết các nhà nuôi không hoạt động cùng lúc do đó lượng thức ăn và nước uống sử dụng hàng ngày sẽ ít hơn số liệu tính toán bảng trên.

b/ Nhu cầu về nước

Nguồn cung cấp nước từ giếng khoan tại dự án. Tổng lượng nước cấp sử dụng là 50,4m3/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước như sau:

Nước cấp sinh hoạt: sau khi mở rộng quy mô tổng số lao động tại Trại là 40 người, trong đó có 20 người lưu trú. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là Q2 = 6,4 m3/ngày, trong đó:

+ Nước cấp cho 20 công nhân viên lưu trú: 20 người x 200 lít/người.ngày = 4.000 lít/ngày = 4,0 m3/ngày.

+ Nước cấp cho 17 công nhân viên không lưu trú: 20 người x 120 lít/người.ngày = 2.400 lít/ngày = 2,4 m3/ngày.

Nước rửa chuồng: rửa chuồng thực hiện sau mỗi lứa gà nuôi. Đối với gà hậu bị rửa chuồng 20 tuần/lần, đối với gà đẻ rửa chuồng 40 tuần/lần. Sử dụng máy phun xịt rửa áp lực để rửa, việc rửa chuồng được nhóm công nhân thực hiện lần lượt từng nhà nuôi gà. Lượng nước sử dụng cho một nhà nuôi gà là khoảng 15 m3/nhà nuôi, mỗi nhà nuôi vệ sinh trong 10-15 ngày, trong đó xịt rửa trong khoảng 06 ngày, mỗi ngày sử dụng khoảng Q3 = 2-4 m3/nước.

Nước tưới cây: tưới cây chỉ thực hiện vào mùa khô, lượng nước tưới ước tính Q4 = 5 m3/ngày.

Tổng lượng nước cấp sử dụng (tính cho ngày tối đa): Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 50,4 m3/ngày.

Trong đó lưu lượng nước cần thu gom xử lý gồm có nước sinh hoạt của công nhân và nước rửa chuồng là: Q xử lý = Q2 + Q3 = 6,4 + 4 = 10,4 m3/ngày.

Nước phục vụ công tác PCCC được lấy từ giếng khoan bơm dự trữ tại bể chứa nước PCCC. Lưu lượng nước phục vụ PCCC với 10 lít/s, tính toán cho 02 đám cháy xảy ra cùng lúc, thời gian đám cháy trong 2 giờ ta có lưu lượng nước PCCC là 144 m3.

c/ Nhu cầu về điện

Dự án sử dụng trạm điện 560 KVA – 22/0,4 kV sẵn có tại dự án và sử dụng máy phát điện dự phòng trong trường hợp mất điện.

Nguồn cấp điện: nguồn điện lưới quốc gia tại khu vực. Trong trường hợp mất điện dự án sử dụng máy phát điện dự phòng.

Lượng điện sử dụng của trại hiện hữu (công suất 65.000 con) trung bình là 36.000 kwh/tháng. Cụ thể như sau:

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng điện của Trại Gà hiện hữu

TT

Thời gian sử dụng

ĐVT

Lượng điện tiêu thụ

1

12/10/2016-11/11/2016

Kwh/tháng

40.500

2

12/11/2016-11/12/2016

Kwh/tháng

33.600

3

12/12/2016-11/01/2017

Kwh/tháng

34.000

Trung bình

36.000

(Nguồn:Hóa đơn điện của Trại Gà, Lâm Đồng)

Lượng điện sử dụng chủ yếu phục vụ mục đích thắp sáng, vận hành máy móc trong nhà nuôi gà và phục vụ sinh hoạt. Khi nâng công suất lên 135.000 con, dự kiến lượng điện tiêu thụ sẽ tăng lên thành 74.000 kwh/tháng.

d/ Nhu cầu sử dụng gas

Lượng gas sử dụng của Trại hiện hữu là: 60 bình ga/năm x 45 kg/bình = 2.700 kg gas/năm (Nguồn:Hóa đơn gas của Trại....)

Gas chủ yếu phục vụ việc úm gà và một phần nhỏ phục vụ việc nấu ăn của công nhân tại trại. Dự kiến lượng gas cần sử dụng khi nâng công suất lên 135.000 con là: 5.600 kg gas/năm.

e/ Nhu cầu về chất độn chuồng

Chất độn chuồng bao gồm: trấu và chế phẩm vi sinh Zeolite. Khối lượng sử dụng ứng với quy mô 12 nhà nuôi – 19.824 m2 chuồng trại như sau:

Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng chất độn chuồng

 

Định mức sử dụng

(cho 1 nhà nuôi)

Số nhà nuôi

Tổng lượng

Trấu

8000 kg

12

96 tấn

Zeolite

20 kg

12

0,24 tấn

Tổng

96,24 tấn

f/ Nhu cầu sử dụng vắc xin

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch trình được quy định bởi trại gà. Vắc xin được cung cấp bởi công ty MSD Intervet – Mỹ và Hà Lan, nhà phân phối tại Việt Nam.

Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng vắc xin

Tuần

Ngày tuổi

Loại vắc xin

Liều

Cách dùng

 

0

Marek (Rismavac + CA 126)

1

Tiêm dưới da

 

0

1/1 Primer + 1/1 IB 4/91

1

Xịt

 

 

Coccivac D

1

Xịt

 

 

ND Broiler

0,2 ml

Tiêm dưới da

 

7

Reo 1133 (live)

0,2ml

Tiêm bắp

 

10

ND Clone 30

1

Nhỏ mắt

 

 

AI K

0,5ml

Tiêm dưới da

2 tuần

14

Fowl Pox

1

Tiêm màng cánh

 

 

IBD Live (D78)

1

Uống

3 tuần

21

IBD Live (D78)

1

Uống

4 tuần

28

IBD Live (D78)

1

Uống

 

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Xịt

6 tuần

42

AI K + Timovac

0,5 ml

Tiêm bắp

 

 

MG-Fvac MG

1

Nhỏ mắt

 

 

LT Ivax

1

Nhỏ mắt

8 tuần

56

Coryza ABC K

0,25ml

Tiêm bắp

 

 

REO K

0,5ml

Tiêm bắp

10 tuần

70

1/1 QX + 1/1 Clone 30

1

Xịt

 

 

AE + Pox live vaccine

1

Tiêm màng cánh

12 tuần

84

SG9R (gallinorum + pollorum)

0,2ml

Tiêm bắp

 

 

1/1 IB 4/91 + 1/1 Clone 30

1

Xịt

 

 

MG Inac

0,5ml

Tiêm bắp

17 tuần

112

Coryza ABC Killed

0,5ml

Tiêm bắp

 

 

1/1 IB Primer + 1/1 Clone 30

1

Xịt

 

 

SG9R (Samonella)

0,2ml

Tiêm dưới da

 

 

Reo-IBD-IB-ND

0,5ml

Tiêm bắp

 

 

ND-EDS

0,5ml

Tiêm bắp

 

 

AI K

0,5ml

Tiêm bắp

22 tuần

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Nhỏ mắt

28 tuần

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

34 tuần

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

40 tuần

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

42 tuần

 

Reo-IBD-IB-ND

0,5ml

Tiêm bắp

 

 

AI K

0,5ml

Tiêm bắp

46 tuần

 

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

52 tuần

252

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

58 tuần

280

1/1 Primer + 1/1 Clone 30

1

Uống

(Nguồn: Công ty cổ phần .....)

Tất cả nguyên, vật liệu, vắc xin sử dụng tại dự án đều không nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam theo quy định hiện hành.

g) Nhu cầu sử dụng hóa chất khử trùng

Bảng 1.11: Nhu cầu sử dụng hóa chất khử trùng

TT

Loại hóa chất

Định mức sử dụng

Liều lượng SD tối đa của Trại

(trong 1 ngày)

Công dụng

1

Formon 37%

60 lít/nhà  nuôi/ chu kì nuôi

0,72 m3/ngày

Phun xịt chất độn chuồng

3

Chloramin B 1ppm

Pha vào nước uống của gà

36,72 g/ngày

Pha nước uống cho gà

4

Dung dịch Omicide 0,3%

03 lít/ ra vào 1 nhà nuôi

36 lít/ngày

Khử trùng ra vào trại hàng ngày

4000 lít/bể khử trùng bánh xe

4000 lít/ngày

Khử trùng bánh xe, 03 tuần thay dung dịch 1 lần

200 lít/nhà nuôi

2,4 m3/ngày

Sát trùng chuồng trại

5

Dung dịch Intra hidrocare 1%

02 tháng 1 lần, mỗi      lần 100 lít/nhà nuôi

1200 lít/ngày

Khử trùng đường ống cấp nước uống cho gà

(Nguồn: Công ty cổ phần ......)

1.4.6.2.Sản phẩm

Thời gian sản xuất 01 lứa gà là 66 tuần (60 tuần nuôi + 02 tuần vệ sinh chuồng + 04 tuần để trống chuồng trước khi nuôi lứa mới). Sản lượng sản phẩm của dự án như sau:

Bảng 1.12: Tổng hợp sản phẩm đầu ra

TT

Loại sản phẩm

Định mức

Số lượng

Tổng sản lượng/ngày (*)

Tổng sản lượng/lứa

1

Trứng

170

quả/con/37 tuần

80.000 con x

91% gà mái

48

ngàn quả

12,37

triệu quả

2

Gà dai

thương phẩm

4-5 kg/con

80.000 con x

94% tổng đàn

75.200 con

= 376 tấn

376 tấn

 

(**)

 

 

 

 

3

Phân+chất

độn chuồng

40 tấn/nhà hậu bị

150 tấn/nhà gà đẻ

4 nhà hậu bị

8 nhà gà đẻ

30 tấn

1.360 tấn

Ghi chú:

(*) Sản lượng các loại sản phẩm được tính cho ngày tối đa khi tất cả các trại đều thu sản phẩm. Thực tế hầu như các trại không thu hoạch cùng thời điểm do đó sản lượng sẽ thấp hơn số liệu nêu trên.

(**) Số lượng gà dai thương phẩm chiếm 94% tổng đàn, 6% còn lại là gà tiêu hủy do chết hoặc thương tích không thể hồi phục trong quá trình nuôi.

+ Sản lượng phân+chất độn chuồng :

Chất độn chuồng được rải trên nền nhà nuôi trước mỗi quy trình nuôi. Phân gà thải ra hàng ngày trên lớp trấu được tiếp tục sử dụng như là lớp độn chuồng cho đến cuối chu kì nuôi, sau khi đã xuất đàn gà dai thương phẩm thì mới thu dọn chất độn chuồng. Lúc này chất độn chuồng (phân, trấu) trở thành là chất thải chăn nuôi.

Thu phân và chất độn chuồng thực hiện 01 lần vào cuối mỗi quy trình nuôi (20 tuần/lần thu đối với gà hậu bị và 40 tuần/lần thu đối với gà đẻ). Thu lần lượt từng nhà nuôi, mỗi nhà thực hiện trong khoảng 5 ngày, khối lượng phân thu được tối đa trong 1 ngày là: 150 tấn x 1 nhà nuôi /5 ngày = 30 tấn/ngày.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi heo thịt

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha