Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án nâng cấp mở rộng nhà máy chế biến cà phê

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án nâng cấp mở rộng nhà máy chế biến cà phê với công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm/mùa vụ: theo công nghệ chế biến ướt. 17.000 tấn/năm: theo công nghệ chế biến khô.

Ngày đăng: 05-12-2024

91 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH.. 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. 5

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 6

1.Tên chủ cơ sở. 6

2.Tên cơ sở. 6

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở. 7

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở. 7

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở. 9

3.3.Sản phẩm của cơ sở. 12

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở. 12

4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng. 12

4.2. Nhu cầu sử dụng điện. 13

4.3. Nhu cầu sử dụng nước. 14

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở. 16

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 19

1.Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 19

2.Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 20

2.1.Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường. 20

2.2.Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước nguồn tiếp nhận. 21

2.3.Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước. 22

2.4.Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận. 22

2.5.Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải 23

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 25

1.Công trình, biện phap thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 25

1.1.Thu gom, thoát nước mưa. 25

1.2.Thu gom, thoát nước thải 26

1.3.Xử lý nước thải 28

2.Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 35

3.Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 43

3.1.Chất thải rắn sinh hoạt 43

3.2.Chất thải rắn công nghiệp thông thường. 43

4.Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 45

5.Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 47

6.Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 48

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 52

1.Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 52

2.Nội dung cấp phép đối với khí thải 53

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 55

1.Kết quả qua trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 55

2.Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với khí thải 56

3.Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí 57

4.Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước dưới đất 59

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 61

1.Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 61

2.Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 61

2.1.Chương trình quan trắcc môi trường định kỳ. 61

2.2.Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 62

3.Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 63

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 64

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 65

1.Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. 65

2.Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác có liên quan. 65

PHẦN PHỤ LỤC.. 67

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU...........

Địa chỉ văn phòng: ..........Bùi Đình Tuý, phường 24, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Điện thoại: ....  Fax: .....

Email:.....

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ....... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 03 tháng 09 năm 2009, thay đổi lần thứ nhất ngày 05/02/2018.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ....... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 19/03/2008, thay đổi lần thứ 6 ngày 30/10/2015.

2.Tên cơ sở

NÂNG CẤP, MỞ RỘNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

Địa điểm cơ sở: .......xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 18/07/2018 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nâng cấp mở rộng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất số 93/GP-UBND ngày 12/12/2017 do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp, thời hạn 05 (năm) năm.

Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 16/GP-UBND ngày 06/02/2018 do UBND tỉnh Lâm Đồng, thời hạn 05 (năm) năm.

Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Số 61/STNMT-MT ngày 13/01/2020 d Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp.

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định pháp luật về đầu tư công): Có sở có tổng mức đầu tư là 40.000.000.000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng), căn cứ vào khoản 3 Điều 10 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 dự án thuộc nhóm C.

Căn cứ vào số 2 mục II phụ lục V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, Dự án đầu tư quy định tại b khoản 5 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường. Dự án nhóm C được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải được quy định. Như vậy, Dự án thuộc nhóm III.

Căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 28, khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường cấp tỉnh.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Cơ sở hoạt động với công suất như sau:

  • Chế biến cà phê bằng phương pháp ướt 2.000 tấn/năm.
  • Chế biến cà phê bằng phương pháp khô 17.000 tấn/năm.

Với tổng diện tích của cơ sở là: 25.092 m2

Bảng 1.1: Quy mô các hạng mục của cơ sở

TT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Số tầng

Cấu tạo

A. Các hạng mụccông trình hiện hữu (đến 5/2016)

1

Xưởng chế biến ướt

1.750

1

- Kết cấu móng BTCT; Khung cột kèo thép I tổ hợp ; Nền BTCT; Tường ốp tôn sóng vuông mạ màu.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu

2

Xưởng chế biến cà phê nhân

1.029

1

- Kết cấu móng BTCT; Khung cột kèo thép I tổ hợp ; Nền BTCT; Tường ốp tôn sóng vuông mạ màu.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu

4

Nhà chứa trấu

105

1

- Tường xây gạch ; Nền bê tông.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu

5

Nhà văn phòng

280

1

- Tường xây gạch trát vữa xi măng bã matic sơn nước.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu.

6

Nhà bảo vệ

10

1

- Tường xây gạch trát vữa xi măng bã matic sơn nước.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu..

7

Đường nội bộ

4.411

 

Bằng bê tông

8

Các hạng mục phụ trợ

1.520

 

 

8.1

Hồ nước

400

 

 

8.2

Trạm cân

100

 

 

8.3

Trạm điện

10

 

 

8.4

Trạm bơm

10

 

 

8.5

Khu xử lý nước thải công suất 120 m3/ngày.đêm

1000

 

 

B. Các hạng mục công trình hiện hữu (đến tháng 12/2017)

(Giai đoạn cải tạo và nâng cấp nhà máy)

1

Nâng cấp, lắp đặt máy móc thiết bị chế biến cà phê đã xuống cấp trên diện tích nhà máy cũ.

-

-

-

2

Xây dựng mới kho chứa trong khuôn viên, đảm bảo hoạt động cho nhà máy(kèm giấy phép xây dựng số 70/GPXD của Sở Xây dựng cấp ngày 31/5/2016).

3.500

1

- Khu văn phòng được tích hợp vào trong kết cấu kèo thép của kho mới xây dựng

 

3

Văn phòng xây mới

80

1

- Tường xây gạch trát vữa xi măng bả matic sơn nước.

- Mái: lợp tôn sóng vuông mạ màu.

4

Sân làm mới

2.273

 

  • Bê tông đá 1x2 M250
  • Dày 12cm

Diện tích sử dụng xây dựng Nhà máy, công trình chính, công trình phụ trợ

14.878

 

 

Diện tích vành đai xung quanh Nhà máy đảm bảo khoảng cách vệ sinh và bảo vệ môi trường

10.331

 

  • Chủ yếu là đất nông nghiệp và một số hộ dân.

Tổng diện tích

25.092

 

 

(Nguồn: Công ty cổ phần XNK......, 2022)

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Các công nghệ sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau:

Công nghệ chế biến ướt

Sơ đồ chế biến cà phê bằng công nghệ chế biến ướt:

Hình 1.1: Sơ đồ chế biến cà phê bằng công nghệ chế biến ướt

Thuyết minh công nghệ:

Nguyên liệu cà phê tươi được thu mua từ các nông trại, nhà dân, ... đưa vào máy sàn tách tạp chất nhằm tách những tạp chất như rác, lá, cành, đá, ... sau đó làm bể vỏ, tách quả nổi lúc này những quả có trọng lượng thấp sẽ nổi lên và được tách ra ngoài. Quả cà phê được gầu tải tiếp tục qua máy xát tươi để tách vỏ. Ở công đoạn này, quả chín sẽ được xay tách vỏ bằng máy, quả xanh không được xay tách mà được phân tách riêng. Cà phê đã tách vỏ, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc. Sau đó, cà phê sẽ được chuyển vào bể ủ, tại bể ủ, cà phê nhân sẽ được ủ từ 16 đến 20 tiếng. Cà phê sau khi ủ được đưa vào máy đánh nhớt làm cho hạt trắng hơn. Sau khi đánh nhớt cà phê sẽ được chuyển đến hệ thống làm ráo để làm khô sơ bộ. Sau khi được làm khô sơ bộ cà phê sẽ được đưa vào máy sấy tĩnh sau đó qua máy sấy trống quay để sấy khô hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn.

Sau khi được sấy khô cà phê thóc sẽ được chuyển đến máy xát vỏ lụa để cho ra nhân thành phẩm, qua sàng phân loại kích thước, sàng trọng lượng. Cuối cùng cà phê nhân thành phẩm sẽ được máy bắn màu và cho ra cà phê thành phẩm và đưa ra khâu đóng gói.

Công nghệ chế biến khô

Sơ đồ chế biến cà phê bằng công nghệ chế biến khô:

Hình 1.2: Sơ đồ chế biến cà phê bằng công nghệ chế biến khô

Thuyết minh quy trình chế biến khô

Cà phê thóc từ nhà máy chế biến ướt và cà phê được thu mua từ các cơ sở chế biến cà phê trong khu vực, chất lượng cà phê thóc đã được kiểm tra nhất là độ ẩm, đối với cà phê thóc chưa đạt chuẩn độ ẩm sẽ tiếp tục đưa vào máy sấy trống quay để sấy khô hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn.

Sau khi được sấy khô cà phê thóc sẽ được chuyển đến máy xát vỏ lụa để cho ra nhân thành phẩm, qua sàng phân loại kích thước, sàng trọng lượng. Cuối cùng cà phê nhân thành phẩm sẽ được máy bắn màu và cho ra cà phê thành phẩm và đưa ra khâu đóng gói.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở được thể hiện như sau:

  • 2.000 tấn sản phẩm/năm/mùa vụ: theo công nghệ chế biến ướt.
  • 17.000 tấn/năm: theo công nghệ chế biến khô.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng

Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng cho hoạt động của cơ cở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoá chất sử dụng

STT

Nguyên,nhiên liệu đầu vào

Đơn vị

Số lượng

Mục đích sử dụng

1

Cà phê nguyên liệu ướt

Tấn/năm

12.000

Sản xuất cà phê ướt

2

Cà phê nguyên liệu khô

Tấn/năm

20.400

Sản xuất cà phê khô

3

Củi

Kg/giờ

61,45

Nguyên liệu đốt lò

4

Vỏ trấu

Kg/giờ

79,04

Nguyên liệu đốt lò

5

Xăng, dầu Diesel

Lít/tháng

30

Chạy máy móc, máy phát điện

6

Chất cân bằng pH (NaOH)

Kg/ngày

8

Bể kị khí HTXLNT

7

Chlorine (dạng bột)

g/ngày

6

Bể khử trùng HTXLNT

(Nguồn: Công ty cổ phần XNK ......, 2022)

4.2. Nhu cầu sử dụng điện

Điện cấp cho cơ sở được sử dụng cho các mục đích hoạt động hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất, văn phòng và chiếu sáng công trình. Theo số liệu thống kê hoá đơn điện sử dụng cho thấy lượng điện tiêu thụ trung bình của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở

STT

Lượng điện tiêu thụ 

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng điện

1

Tháng 01 năm 2021

kWh/tháng

98.100

2

Tháng 02 năm 2021

63.100

3

Tháng 03 năm 2021

54.500

4

Tháng 04 năm 2021

19.600

5

Tháng 05 năm 2021

16.300

6

Tháng 06 năm 2021

19.400

7

Tháng 07 năm 2021

18.200

8

Tháng 08 năm 2021

13.200

9

Tháng 09 năm 2021

9.600

10

Tháng 10 năm 2021

13.300

11

Tháng 11 năm 2021

104.700

12

Tháng 12 năm 2021

108.800

13

Tháng 01 năm 2022

128.000

14

Tháng 02 năm 2022

36.800

15

Tháng 03 năm 2022

36.500

16

Tháng 04 năm 2022

30.700

17

Tháng 05 năm 2022

15.800

18

Tháng 06 năm 2022

10.700

19

Tháng 07 năm 2022

19.400

20

Tháng 08 năm 2022

9.900

21

Tháng 09 năm 2022

9.600

22

Tháng 10 năm 2022

67.100

23

Tháng 11 năm 2022

92.900

Tổng cộng

kWh/năm

996.200

(Nguồn: Hoá đơn điện Công ty cổ phần XNK ............, 2022)

Nguồn điện sử dụng được lấy từ điện lưới quốc gia do Công ty Điện lực Lâm Đồng – Điện lực Lâm Hà cung cấp.

4.3. Nhu cầu sử dụng nước

Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước hiện tại của cơ sở sẽ sử dụng nguồn nước giếng khoan. Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt thông thường tại nhà máy với công suất của 03 giếng khoan hiện tại là 255 m3/ngày.đêm. Giếng khoan của cơ sở đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (gia hạn, điều chỉnh lần thứ hai) số 93/GP-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp.

Nước giếng khoan sử dụng trong các hoạt động của cơ sở phục cho các mục đích sau:

  • Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt;
  • Nước cấp cho nhu cầu sản xuất.
  • Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Hiện tại có tối đa 38 nhân viên làm việc tại nhà chủ yếu là người địa phương. Trong đó 6 người ở lại nhà máy còn lại 32 người làm việc giờ hành chính hết giờ làm việc về nhà  nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt được tính như sau:

  • 6 người x 150 lít/người/ngày. đêm = 900 lít/ngày = 0,9 m3/ngày.đêm
  • 32 người x 100 lít/người/ngày.đêm = 3200 lít/ngày = 3,2 m3/ngày.đêm

Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt: Q1 = 0,9 m3/ngày.đêm + 3,2 m3/ngày.đêm = 4,1 m3/ngày.đêm tương đương 5 m3/ngày.đêm.

Nhu cầu sử dụng nước sản xuất

Công suất nhà máy là 12.000 tấn nguyên liệu tươi/ 4 tháng tương ứng với  3.000 tấn nguyên liệu / tháng tương ứng với 100 tấn nguyên liệu/ ngày. Theo công nghệ sản xuất của nhà máy thì sử dụng công nghệ ướt, số liệu ước tính cho 1 tấn sản phẩm phải sử dụng định mức 2,5 m3 nước.(số liệu do cở sở cung cấp) Q2 = 100 tấn/ngày x 2,5 m3/tấn = 250 m3/ngày.đêm

Tổng nhu cầu sử dụng nước cho nhà máy trong một ngày ước tính là: Qtổng  = 5 m3/ngày.đêm + 250 m3/ngày.đêm = 255 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước chữa cháy

Lưu lượng cấp nước chữa cháy 2,5 l/s;

Thời gian chữa cháy: 3h;

Số đám cháy có khả năng xảy ra: 2 đám cháy;

Khối lượng nước cung cấp để chữa cháy: 2 x 3 x 2,5 x 3600/1000 = 54 m3/ngày.

Sử dụng nguồn nước tại nhà máy là hồ cảnh quan thể tích 400m3.

Tuy nhiên, nhà máy chế biến cà phê thì sẽ theo mùa vụ nên có các tháng chỉ khai thác sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy.

Như vậy, theo nhu cầu sử dụng nước giếng khoan thực tế tại cơ sở dựa trên nhật ký  khai thác nước theo mùa vụ của cơ sở như sau:

Bảng 1.4: Lượng nước sử dụng theo các tháng cao điểm mùa vụ 2020-2022

Mùa vụ

Thời gian

Lưu lượng khai thác lớn nhất (m3/ngày.đêm)

Lưu lượng (m3)

Tổng lưu lượng (m3)

2020-2021

25/10/2020 - 31/10/2020

245

1.357

16.523

1/11/2020-30/11/2020

241

4.367

1/12/2020-31/12/2020

231

5.404

1/1/2021-28/01/2021

229

5.395

2021-2022

29/10/2021-31/10/2021

176

524

20.145

 

 

1/11/2021-30/11/2021

183

3.497

1/12/2021-31/12/2021

140

3.618

1/1/2022-31/1/2022

199

5.123

1/2/2022-8/2/2022

99

602

25/10/2022 – 31/10/2022

106

740

1/11/2022 – 30/11/2022

237

6.041

(Nguồn: Công ty cổ phần XNK ........, 2022)

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Dự án “Nâng cấp, mở rộng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao” của Công ty cổ phần XNK Kinh doanh BĐS Minh Ngọc toạ lạc tại thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Giới cận khu đất:

+ Phía Bắc : Giáp với rẫy cà phê và nhà của một số hộ dân

+ Phía Nam: Giáp với rẫy cà phê và nhà của một số hộ dân

+ Phía Tây : Giáp với khu dân cư

+ Phía Đông: Giáp với rẫy cà phê của người dân.

Tổng diện tích dự án được quy hoạch là 25.092m2, trong đó 14.878 m2 đã được bố trí xây dựng Nhà máy, công trình chính và công trình phụ trợ; Phần diện tích đất còn lại làm vành đai xung quanh dự án để đảm bảo khoảng cách vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Vị trí dự án cách trung tâm thị trấn Đinh Văn khoảng 30km, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km thuận lợi cho giao thông đi lại của nhà máy. Trong vòng bán kính 1km, ngoài khu dân cư không còn các công trình nhạy cảm như đền, chùa, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, ...

Hình 1.3: Vị trí của cơ sở

Các đối tượng xung quanh khu vực cơ sở

Hệ thống giao thông ngoài: Hệ thống giao thông bên ngoài cơ sở tương đối hoàn chỉnh với các tuyến đường đi rất thuận tiện. Khoảng cách so với một số đối tượng giao thông chính như sau:

  • Cách Đền Hai Bà Trưng khoảng 1 km về hướng Tây Bắc;
  • Cách Mê Linh Coffee Garden khoảng 1,2 km về hướng Bắc;
  • Cách Ủy ban Nhân dân xã Mê Linh khoảng 0,8 km về hướng Tây Nam;
  • Cách Điểm du lịch Chuồn Chuồn khoảng 0,36 km về hướng Đông;
  • Cách suối Cam Ly khoảng 90 m về hướng Đông.

Hệ thông sống suối, ao hồ

Qua khảo sát tại khu vực dự án có hệ thống suối chảy về suối Cam Ly. Ngoài ra, còn có các mương thoát nước nhỏ xung quanh và khu sản xuất nông nghiệp. Xung quanh các mương thoát nước vườn cà phê của người dân. Hướng thoát nước của dự án chảy theo độ dốc của địa hình khu vực và chảy về suối Cam Ly cách dự án khoảng 90  m về hướng Đông.

Khu bảo tồn

Xung quanh khu vực cơ sở không có công trình văn hoá, tôn giáo cũng như khu bảo tồn thiên nhiên nào.

Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu vực cơ sở

Khu dân cư  - đô thị: Dân cư trong khu vực xung quanh cơ sở cũng khá đôn đúc, chủ yếu tập trung ở hai bên tuyến đường của Thôn 3, xã Mê Linh. Dân cư sinh sống chủ yếu là trồng cà phê, buôn bán,..

Công trình văn hoá – tôn giáo, di tích lịch sử: Qua khảo sát, hiện tại khu vực cơ sở không có công trình kiến trúc kiên cố công trình quốc phòng nào.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT cơ sở chế biến rau, củ quả và thực phẩm sấy khô, đông lạnh

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha