Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất trồng hoa giống

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường cơ sở đầu tư mở rộng quy mô sản xuất 24 triệu cây giống hoa cao cấp các loại/năm. Sản xuất và thu mua các loại hoa cắt cành để xuất khẩu 10 triệu cành/năm.

Ngày đăng: 03-12-2024

9 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.  TÊN CHỦ CƠ SỞ: ........... 01

1.2. TÊN CƠ SỞ ĐẦU TƯ: .... 01

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CƠ SỞ ĐẦU TƯ:................... 02

1.3.1. Công suất của cơ sở:............................................................................ 02

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:.............................................................. 02

1.3.2.1. Sản xuất và kinh doanh hoa tươi cắt cành: ......................................... 02

1.3.2.2. Sản xuất giống hoa: .......................................................................... 03

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở:............................................................................ 06

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ:..... 06

1.4.1. Nhu cầu máy móc thiết bị:................................................................... 06

1.4.2. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu:.............................................................. 07

1.4.3. Nhu cầu nhiên liệu:............................................................................. 07

1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện:......................................................................... 07

1.4.4.1. Nguồn điện chính: ........................................................................... 07

1.4.4.2. Nguồn điện dự phòng: ..................................................................... 07

1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước và xả thải:........................................................ 08   

CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ :......................... 09

Phạm vị cơ sở:.................................................................................... 09

Quy mô các hạng mục cơ sở :.............................................................. 09

Yếu tố nhạy cảm về môi trường: ......................................................... 10

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG:....13

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG:........................ 13

2.2.1. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải và đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước:................. 13

2.2.2. Đánh giá sức chịu tải của hồ tiếp nhận nước thải sau xử lý: .................. 14

2.2.3. Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: ............ 15

2.2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ: ................. 16

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ

3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:.......... 17

3.1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa:................................................... 17

3.1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải:.................................................... 21

Công trình xử lý nước thải:................................................................. 25

3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI: .......................... 36

3.2.1. Nguồn phát sinh: ................................................................................ 28

3.2.2. Biện pháp giảm thiểu phát sinh bụi, khí thải: ....................................... 28

3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG:.... 30

Chất thải rắn sinh hoạt:....................................................................... 30

3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường:.............................................. 32

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI

NGUY HẠI:................................................................................................. 32

3.5.  CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:... 33

3.6.  BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI RỦI RO, SỰ CỐ:... 33

3.6.1. Sự cố cháy nổ:.................................................................................... 33

3.6.2. Tai nạn lao động:................................................................................ 34

3.6.3. Phòng cháy chữa cháy rừng: ............................................................... 35

3.6.3.1. Các giải pháp kỹ thuật: .................................................................... 35

3.6.3.2. Phương án án chủ động chữa cháy rừng: ........................................... 35

3.7. CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI

SO VỚI ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT ĐƯỢC PHÊ DUYỆT:........ 35

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI:................... 37

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải:.................................................................. 37

4.1.2. Lưu lượng xả lớn nhất:........................................................................ 37

4.1.3.  Dòng nước thải:................................................................................. 37

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:................................... 37

4.1.5. Vị trí xả nước thải, phương thức xả thải và chế độ xả thải:.................... 37

4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI:....................... 38

4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:... 38

4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP CỦA CƠ SỞ THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI:....... 38

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

5.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI:................... 39

5.1.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2021:....... 39

5.1.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2022:....... 40

5.2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI KHÔNG KHÍ XUNG QUANH:........ 41

5.2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn năm 2021: ........... 41

5.2.2. Kết quả quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn năm 2022: ........... 42

5.3. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO: ... 43

5.3.1. Kết qua quan trắc chất lượng nước thải: ............................................... 43

5.3.2. Kết qua quan trắc chất lượng không khí và tiếng ồn: ............................ 44

5.3.3. Kết qua quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải: ............. 45

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

6.1. VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: ......47

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT:....... 47

6.2.1.Giám sát chất lượng nước thải sau khi xử lý:......................................... 47

6.2.2.Giám sát chất thải rắn:......................................................................... 47

6.2.2.1. Giám sát chất thải rắn sinh hoạt:....................................................... 47

6.2.2.2. Giám sát chất thải rắn công nghiệp thông thường:............................. 48

6.2.2.3. Giám sát chất thải nguy hại:.............................................................. 48

6.3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM:.. 48

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.TÊN CHỦ CƠ SỞ: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC RỪNG HOA 

−  Địa chỉ: .....Mai Anh Đào, P8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Người đại diện chủ cơ sở: ...........- Chức vụ: Tổng Giám đốc.

−  Điện thoại: ....... – Fax: ...........

Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp số ....., đăng ký lần đầu: ngày 14/07/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 8: ngày 20/03/2023.

1.2.TÊN CƠ SỞ: ĐẦU TƯ MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ SINH HỌC RỪNG HOA

Địa điểm cơ sở:....Mai Anh Đào, P8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Giấy chứng nhận đầu tư số........, do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 30/07/2007.

Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số ......., do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chứng nhận lần đầu ngày 30/07/2007 và thay đổi lần thứ nhất: ngày 06/9/2011.

Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số ......, do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chứng nhận lần đầu ngày 30/07/2007 và thay đổi lần thứ 2: ngày 30/8/2012.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng:

+ Giấy phép xây dựng số 35/GPXD ngày 10/03/2011 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng.

+ Hiện nay, cơ sở đã được xác nhận hoàn công vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết ......../QĐ- UBND ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở “Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất công nghệ sinh học rừng hoa" tại ....Mai Anh Đào, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Công văn số 6538/UBND-MT ngày 10/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v điều chỉnh một số nội dung trong đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở “Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất công nghệ sinh học rừng hoa” tại ....Mai Anh Đào, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Công văn số: 2100/STNMT-MT ngày 26/11/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng v/v thông báo xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở “Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất công nghệ sinh học rừng hoa” tại ...Mai Anh Đào, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

−  Quy mô của cơ sở:

+ Phân loại cơ sở theo Luật đầu tư công: Loại hình đầu tư là quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất giống cây trồng; tổng vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng (Có sở có tổng mức đầu tư là 20 tỷ đồng); cơ sở thuộc nhóm C (quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật đầu tư công).

+ Cơ sở đầu tư thuộc nhóm III theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải được quy định.

+ Căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 28, khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường cấp tỉnh.

+ Căn cứ điểm c, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở “Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất công nghệ sinh học rừng hoa” tại .... Mai Anh Đào, phường 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

1.3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ

1.3.1.Công suất của cơ sở

−    Sản xuất 24 triệu cây giống hoa cao cấp các loại/năm.

−    Sản xuất và thu mua các loại hoa cắt cành để xuất khẩu 10 triệu cành/năm.

−    Số lượng người tham quan và mua sắm: 1 triệu người/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

1.3.2.1 Sản xuất và kinh doanh hoa tươi cắt cành

Hình 1.1: Quy trình sản xuất và kinh doanh hoa cắt cành.

1.3.2.2.Sản xuất giống hoa

Tiếp nhận thông tin:

Nhận thông tin đặt hàng trực tiếp từ khách hàng hoặc từ PKD.

Thông tin có thể nhận được theo 2 nguồn: khách hàng hoặc PKD qua email.

Yêu cầu tối thiểu thông tin phải có: số lượng đặt hàng và thời điểm nhận hàng.

Xử lý thông tin:

Xác minh các thông tin, gửi các thông tin nhận trực tiếp từ khách hàng cho PKD.

Kiểm tra nguồn lực của PTN: Nhân sự, nguồn giống cây và trang thiết bị.

Xác nhận: Gửi xác nhận các đơn đặt hàng cho khách hàng và PKD (qua email).

Phân công:

Phân chia các đơn đặt hàng đã được xác nhận về các nhóm sản xuất theo các giống cây của từng nhóm quản lý (qua email).

Phân chia nhóm sản xuất theo khách hàng và theo phân loại thực vật.

Lập kế hoạch:

Kế hoạch sản xuất

+ Nhận đơn hàng, kiểm tra nguồn giống.

+ TN - PPN lập:

Kế hoạch sản xuất theo BM 15 01

Kế hoạch tuần theo BM 15 02

Đề suất môi trường sử dụng theo BM 15 03

Kế hoạch nhân công: PGĐSX chịu trách nhiệm:

+ Tổng hợp kế hoạch tuần và đề suất nhân công – môi trường trong kế hoạch tuần của các nhóm cây theo BM 15 02 – BM 15 03.

+ Phân bổ nhân công cho các nhóm theo kế hoạch tuần các nhóm đề suất theo BM 15 04.

+ Dựa trên kế hoạch sản xuất của các nhóm, lên kế hoạch tuyển dụng đào tạo nhân viên mới được thực hiện theo QT FBIO 03 Quy trình tuyển dụng đào tạo.

Xác nhận khả năng giao hàng với cấp trên (số lượng và thời gian) qua email.

Phân loại: nhằm kiểm tra cây giống trước khi đưa vào thực hiện cấy mô.

Xuất cây giống trên Phòng sáng ( phòng nuôi cây ) với cây giống đang có trong PTN theo BM 15 05 hoặc các cây giống mới nhận theo số lượng khách hàng thông báo qua email.

Kiểm tra và phân loại cây giống theo PL 15 01 trước khi thực hiện cấy mô.

Ghi chép đầy đủ thông tin cây giống vào phiếu theo dõi cây giống theo BM 15 06.

Cây giống không đạt chất lượng để thực hiện cây mô sẽ được loại bỏ theo BM 15 07. Số lượng cây giống hủy bỏ sẽ được TP – PP cập nhật vào file mềm.

Khi phân loại yêu cầu phải có đầy đủ thông tin : ngày kiểm tra (ngày soi mô giống) - tên giống - mã cây giống - thao tác thực hiện - môi trường - ghi chú (nếu có).

Thực hiện cấy mô:

Đối với nhân viên mới: TP – PP hướng dẫn, đào tạo, theo dõi trong vòng 1 tuần đầu nhận việc những thao tác làm việc trong tủ cấy theo PL 15 02. Sau đó sẽ phân công về từng nhóm cây khi đã nắm bắt được các thao tác căn bản.

Đối với nhân viên đã qua đào tạo sẽ được phân bổ công việc cụ thể theo BM 15 04 , các TN - PN có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, phân bổ cây giống cụ thể cho nhân viên cấy mô theo PL 15 02.

Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, nhân viên sẽ điền đầy đủ thông tin của công việc đã thực hiện trong ngày và được TN – PN cập nhật vào Quản lý nhân công (file mềm) để theo dõi theo BM 15 08.

Trong quá trình làm việc: số lượng môi trường các nhóm cần sử dụng sẽ được xuất theo BM 15 19 , hoặc khi có bất cứ phát sinh về các công cụ - nguyên vật liệu cần thiết cho nhân viên , TN – PN sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho theo BM 34 02 trong QT FBIO 34 Quy trình quản lý kho và gởi cho TP/PP để tiến hành xuất kho. Sau khi xuất kho , TP/PP sẽ tiến hành ghi chép lại số lượng đã xuất theo BM 15 14.

Nuôi cây:

Bộ phận phòng sáng chịu trách nhiệm:

+ Gom mô giống sau khi cấy truyền xong và sắp xếp lên giàn – kệ có hệ thống chiếu sáng theo phiếu nhập cây giống phòng sáng theo BM 15 09.

+ Thường xuyên cập nhật số liệu nhập – xuất cây giống từ BM 15 05, BM 15 09 vào file mềm Quản lý phòng sáng theo BM 15 10.

+ Tổng hợp số liệu các mô giống hủy của PTN theo BM 15 07, đồng thời dựa trên số liệu này để lập báo cáo tình trạng nhiễm của PTN theo biểu mẫu BM 15 11 và gởi cho PGĐSX để phân tích số liệu nhiễm nhằm cảnh báo cho Tổng giám đốc và GĐSX.

+ Theo dõi trang thiết bị, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của các phòng theo BM 15 12 và cảnh báo kịp thời cho Ban quản lý PTN khi các thông số có dấu hiệu bất thường.

+ Đảm bảo sàn phòng sáng luôn được trống trải để thường xuyên được vệ sinh theo định kỳ ( 2 lần / tuần : vào thứ hai và thứ năm).

TN – PN cây : Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ ngay cây giống không đạt chất lượng theo BM 15 07.

Cây giống đã hoàn thành quy trình:

Thưỡng xuyên theo dõi tình trạng cây giống và cập nhật vào BM 15 06.

Đối chiếu số liệu cây giống với kế hoạch sản xuất theo BM 15 01 sau mỗi chu kỳ cấy truyền nhằm kịp thời báo cáo với cấp trên nếu có bất cứ vấn đề bất thường ảnh hưởng đến kế hoạch đã xác nhận.

Kiểm tra cây giống:

Cây giống đang trong quy trình làm việc thì TN – PN kiểm tra cây sau đó chuyển đến bộ phận cấy để tiếp tục quy trình.

Cây giống đang trong giai đoạn kết thúc quy trình thì kiểm tra số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn đế chuẩn bị xuất hàng.

TN – PPN có trách nhiệm ghi chép lại số liệu cây giống đã xuất ra khỏi phòng sáng theo BM 15 05, đồng thời ghi chép lại tình trạng của cả lô cây giống đã kiểm tra theo BM 15 06.

Tổng hợp:

TN-PPN có trách nhiệm:

+ Tổng hợp số lượng cây giao đạt tiêu chuẩn của nhóm và báo lại cho GĐSX theo BM 15 13.

+ Sau khi kết thúc giao cây của mùa vụ cập nhật tất cả các số liệu và đánh giá theo BM 15 14.

GĐ SX có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận và kiểm tra số lượng cây đạt tiêu chuẩn từ TN – PN.

+ Báo số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn và xuất bán cho phòng kinh doanh theo BM 15 13.

Kiểm tra:

TP/PP (được xem như KCS đơn vị) phối hợp cùng Bộ phận KCS công ty có trách nhiệm kiểm tra chất lượng – đánh giá tình trạng cây giao trước khi giao đi cho khách hàng.

Đóng gói, xuất hàng:

TN / PN giao hàng với số lượng theo BM 15 13 và thông báo lại những phát sinh thay đổi (nếu có).

Đối với cây giống xuất khẩu: Phòng kinh doanh tiến hành giao hàng theo QT FBIO 08 Quy trình bàn hàng xuất khẩu .

Đối với cây giao nội địa: Bộ phận sản xuất tiếp nhận cây giống từ PTN theo QT FBIO 23 Quy trình kiểm tra chất lượng cây giống và đóng gói cây con.

Quản lý PTN tiến hành đóng gói cây đạt chất lượng giao cho khách hàng, đồng thời báo lại sự thay đổi trong quá trình giao cây so với dự kiến ban đầu cho Phòng Kinh doanh và khách hàng sau khi kết thúc đóng gói.

1.3.3.Sản phẩm của cơ sở

−    Sản xuất 24 triệu cây giống hoa cao cấp các loại/năm.

−    Xuất khẩu 10 triệu hoa cắt cành/năm.

−    Tham quan và mua sắm: 1 triệu người/năm.

1.4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ

1.4.1.Nhu cầu máy móc thiết bị

Danh mục máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của cơ sở được thể hiện trong bảng đính kèm phụ lục.

Cơ sở cam kết rằng: Tất cả các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ nêu trên đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

1.4.2.Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu

Danh mục nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật…cho cơ sở được liệt kê đầy đủ trong bảng đính kèm phụ lục.

Cơ sở cam kết rằng: Tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… nêu trên đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

1.4.3.Nhu cầu nhiên liệu

Bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu.

TT

Tên nguyên liệu

Nguồn sử dụng

Số lượng nguồn sử dụng

Đơn vị (lít/tháng)

Mục đích sử dụng

1

Dầu diesel

Máy phát điện

1

40

Chạy máy

2

Dầu diesel

Xe tải

2

180

Chạy máy

3

Xăng

Xe ô tô

2

150

Chạy máy

4

Gas

Nhà ăn

1

50 kg/tháng

Đun nấu

1.4.4.Nhu cầu sử dụng điện

1.4.4.1 Nguồn điện chính

Nguồn cung cấp điện của cơ sở là tuyến điện lưới Quốc gia cấp trực tiếp đến khu vực cơ sở. Điện chủ yếu được sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của máy móc thiết bị và sinh hoạt của công nhân, khách tham quan tại cơ sở. Nhu cầu sử dụng điện cho toàn bộ cơ sở được ước tính khoảng 80.000 – 90.000kW/tháng.

1.4.4.2.Nguồn điện dự phòng

−    Số lượng máy phát điện dự phòng: 01.

−    Vị trí lắp đặt: Khu vực nhà kho.

−    Thông số kỹ thuật của máy phát điện:

Bảng 1.2: Thông số kỹ thuật của máy phát điện dự phòng.

STT

Đặc điểm

Đơn vị

Giá trị

1

Tên máy phát điện

 

Denyo

2

Số lượng

 

01

3

Công suất

KVA

110

4

Tốc độ động cơ

Vòng/phút (RPM)

1500

5

Loại nhiên liệu

 

Diesel

6

Tốc độ tiêu thụ nhiên liệu

l/giờ

16

(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học rừng hoa)

1.4.5.Nhu cầu sử dụng nước và xả thải

Nguồn cung cấp: nước thủy cục đã có sẵn trong khu vực. Lưu lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của Công ty được trình bày cụ thể như sau:

a.Nước thải phát sinh từ sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước vào ngày cao điểm khoảng 13.45 m3/ngày đêm. Định mức nước thải bằng 100% nước cấp. Do đó lưu lượng nước thải sinh hoạt vào lúc cao điểm là: Qcao điểm = 100% x 13.45 m3/ngày đêm = 13.45 m3/ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng nước trung bình của cơ sở là 10.33 m3/ngày đêm. Định mức nước thải bằng 100% nước cấp. Do đó lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình là: Qtrung bình = 100% x 10.33 m3/ngày đêm = 10.33 m3/ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng nước thấp điểm của cơ sở là 7.15 m3/ngày đêm. Định mức nước thải bằng 100% nước cấp. Do đó lưu lượng nước thải sinh hoạt thấp điểm là: Qthấp điểm = 100% x 7.15 m3/ngày đêm = 7.15 m3/ngày đêm.

b. Nước thải từ quá trình sản xuất

Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất là 2,55 m3/ngày. Tuy nhiên nước phục vụ tưới cho vườn ươm (1m3/ngày) sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom của nhà kính tự động và tuần hoàn sử dụng lại cho quá trình hoạt động của nhà kính vườn ươm. Vậy nguồn phát sinh nước thải chính tại khu vực sản xuất là từ khu vực nuôi cấy mô phòng thí nghiệm, nước dùng trong xưởng sản xuất hoa khô và đóng gói hoa tươi cắt cành.

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất tại phòng thí nghiệm, nước dùng trong xưởng sản xuất hoa khô và đóng gói hoa tươi cắt cành là: 1,55 m3/ngày. Định mức nước thải bằng 100% nước cấp. Do đó nước thải trong quá trình sản xuất là 1,55 m3/ngày. Qsản xuất = 100% x 1,55 m3/ngày = 1,55 m3/ngày.

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước.

STT

Mục đích sử dụng

Lượng sử dụng (m3/ngày)

1

Nước phục vụ sinh hoạt

13,45

STT

Mục đích sử dụng

Lượng sử dụng (m3/ngày)

2

Nước phục vụ khu sản xuất

1,55

Tổng cộng

15,0

(Nguồn: Báo cáo hoành thành công trình BVMT của cơ sở)

Ngoài những nhu cầu sử dụng nước như trên, Chủ cơ sở sẽ dự phòng nước phục vụ cho mục đích phòng cháy chữa cháy 100 m3.

1.5.CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ

1.5.1.Phạm vị cơ sở

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học rừng hoa thuộc...., phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Tứ cận của cơ sở như sau:

+ Phía Bắc: giáp phần còn lại của tiểu khu 144B.

+ Phía Nam: giáp phần còn lại của tiểu khu 144B.

+ Phía Đông: giáp đường nhựa.

+ Phía Tây: giáp đất nông nghiệp. Các đối tượng xung quanh cơ sở:

  • Cách khu du lịch Thung lũng tình yêu 0,57km về Tây Bắc.
  • Cách hồ Đa Thiện 0,27km về hướng Tây.
  • Cách khu du lịch Đồi Mông mơ 0,82km về hướng Tây.
  • Cách địa điểm du lịch Đà Lạt sứ quán (X-Q sứ quán) 0,85km về hướng Tây Nam.
  • Cách hồ Chiến Thắng 1,41km về hướng Đông Nam.

1.5.2.Các hạng mục của cơ sở

Tổng diện tích đất của cơ sở: 43.654m2.

Bảng 1.4: Quy mô sử dụng đất.

STT

Loại đất

Diện tích (m2)

1

Đất chuyên dùng hiện trạng

5.326

2

Đất chuyên dùng xây dựng công trình

1.542

3

Đất sản xuất nông nghiệp

10.911

4

Đất rừng phòng hộ cảnh quan để quản lý bảo vệ rừng*

25.875

Tổng cộng

43.654

(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học rừng hoa)

*Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để quản lý bảo vệ rừng là diện tích rừng thông và diện tích cây xanh trong khu vực cơ sở, bao gồm 25.875m2 chiếm 60% diện tích đất cơ sở.

1.5.2. Yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì khu vực cơ sở không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường như:

− Cơ sở không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.

− Cơ sở có xả nước thải vào nguồn nước mặt không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

− Cơ sở không có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định này (trừ các cơ sở đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

− Cơ sở không có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các cơ sở bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các cơ sở bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông).

− Cơ sở không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; cơ sở không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các cơ sở đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

− Cơ sở không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Hình 1.2: Vị trì cơ sở trên google.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT trang trại chăn nuôi bò và nhà máy chế biến sữa

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha