Báo cáo đề xuất cấp GPMT cơ sở dệt nhuộm lụa tơ tằm

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường cơ sở nhà máy dệt nhuộm lụa tơ tằm. Sản phẩm của nhà máy là lụa mộc: 80.000 mét vải/tháng (tương đương 960.000 m2/năm), lụa màu: 20.000 mét vải/tháng (tương đương 240.000 m2/năm).

Ngày đăng: 07-12-2024

28 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................... d

DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................... e

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ e

CHƯƠNG I.............................................................................................................. 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.......................................................................... 1

1.  Tên chủ cơ sở...................................................................................................... 1

2.  Tên cơ sở............................................................................................................ 1

3.  Công suất, công nghệ, sản xuất sản phẩm của cơ sở........................................ 2

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở............................................................................ 2

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở.............................................................................. 3

3.3.  Sản phẩm của cơ sở................................................................................................ 5

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở... 5

4.1.  Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng................................................... 5

4.2.  Nguồn cung cấp về điện và nhu cầu về dùng điện của cơ sở.................... 7

4.3.  Nguồn cung cấp về nước và nhu cầu về dùng nước của cơ sở................. 7

CHƯƠNG II.......................................................................................................... 10

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,.......................................... 10

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................. 10

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 10

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................. 10

2.1.  Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải.................................. 10

2.2.  Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải rắn (CTR)................ 12

2.3.  Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải.................................... 12

2.4.  Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận tiếng ồn, độ rung............... 13

CHƯƠNG III............................................................................................ 14

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP.................... 14

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................................................... 14

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.... 14

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa.................................................................... 14

1.2.  Thu gom, thoát nước thải..................................................................... 15

1.3.  Xử lý nước thải..................................................................................... 16

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................... 22

2.1.  Nguồn phát sinh.......................................................................................... 22

2.2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................... 25

3.  Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................... 28

3.1.  Rác thải sinh hoạt....................................................................................... 28

3.2.  Rác thải công nghiệp thông thường............................................................ 29

4.  Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại................................ 31

4.1.  Khối lượng phát sinh:......................................................................................... 31

4.2.     Thiết bị lưu chứa:.............................................................................................. 31

4.3     Kho lưu chứa và hình thức xử lý:....................................................................... 32

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................. 33

5.1.  Các nguồn gây ồn:........................................................................................ 33

5.2.  Các biện pháp giảm thiểu cho từng nguồn.................................................................. 33

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................. 34

6.1.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải.................... 34

6.2.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải................ 35

6.3.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác......................................... 35

7.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường.... 37

CHƯƠNG IV........................................................................................................................ 38

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG........................................ 38

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................................ 38

2.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải....................................................... 39

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................... 39

CHƯƠNG V.......................................................................................................................... 40

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................................ 40

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải....................................... 40

2.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.................................. 41

CHƯƠNG VI................................................................................................ 43

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................. 43

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải..................................... 43

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm...................................................................... 43

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải..... 43

2.  Chương trình quan trắc chất thải................................................................................ 44

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................................ 44

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................................. 45

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo

quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của dự án... 45

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................. 45

CHƯƠNG VII............................................................................................ 46

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..................... 46

ĐỐI VỚI CƠ SỞ.............................................. 46

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................ 47

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

ên chủ cơ sở: CÔNG TY TNHH .........

Địa chỉ văn phòng: Nguyễn Thái Học, phường 2, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ........

Chức vụ: Giám đốc                                    Điện thoại: ...........;

Pháp nhân: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên – mã số doanh nghiệp: .... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 11 tháng 01 năm 2017.

Lĩnh vực hoạt động: dệt lụa tơ tằm.

2.Tên cơ sở

Tên dự án: CƠ SỞ DỆT NHUỘM LỤA TƠ TẰM

Địa điểm cơ sở: xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cơ sở dệt nhuộm lụa tơ tằm của Công ty TNHH ....được thực hiện trên 4 thửa đất thuộc các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ..... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 11/10/2016 cho bà ......; số .......... do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 11/10/2016 và đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho....... và ...... ngày 14/2/2023. Công ty TNHH  đã thuê lại quyền sử dụng đất của các thửa đất theo Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất ngày 18 tháng 4 năm 2023 (hợp đồng đính kèm phụ lục báo cáo).

Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 17/4/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cơ sở dệt nhuộm lụa tơ tằm ......tại xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Quy mô của cơ sở: Căn cứ theo Luật Đầu tư công 2019 Cơ sở có tổng vốn đầu tư là 9.600.000.000 (chín tỷ, sáu trăm triệu đồng). Theo khoản 3 Điều 10 Luật Đầu tư công năm 2019 “Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 8 của Luật này (Mục d) có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng” xác định cơ sở thuộc nhóm C.

Căn cứ tiêu chí môi trường:

+ Công suất của cơ sở: Lụa mộc: 80.000 m2 vải/tháng (tương đương 960.000 m2/năm), lụa màu: 20.000 m2 vải/tháng (tương đương 240.000 m2/năm). Căn cứ mục 5, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cơ sở thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (sản xuất vải, sợi, dệt may có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) với công suất nhỏ.

+ Công ty đang khai thác, sử dụng nước dưới đất theo giấy phép số ..../GP- UBND ngày 10/5/2023 do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp. Căn cứ mục III (điểm 9), Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: xác định cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II.

- Căn cứ Điều 39, Điều 41 (điểm c, mục 3) Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng.

3.Công suất, công nghệ, sản xuất sản phẩm của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Quy mô

Diện tích đất của cơ sở: 2.748 m2

Các hạng mục phục vụ quá trình hoạt động sản xuất của cơ sở bao gồm:

* Các hạng mục phục vụ sản xuất:

Bảng 1: Các hạng mục phục vụ sản xuất

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Cấp công trình

1

Văn phòng làm việc

24

Cấp 4

2

Phân xưởng dệt nhuộm

800

Nhà tiền chế

3

Nhà xưởng (mở rộng)

800

Cấp 4

4

Kho chứa nguyên liệu

36

Cấp 4

5

Kho chứa thành phẩm

30

Cấp 4

6

Hệ thống lò hơi

-

Cấp 4

7

Nhà bảo vệ

12

Cấp 4

8

Nhà để xe

100

-

 

Tổng

1.802

 

* Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

Bảng 2: Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Cấp công trình

1

Hầm tự hoại 3 ngăn

6

-

4

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

27

-

5

Kho chứa chất thải nguy hại

6

-

6

Kho chứa chất thải tái chế

12

-

7

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

10

-

 

Kho dụng cụ

6

 

 

Tổng

67

 

Xung quanh khu vực cơ sở, công ty đã xây dựng tường rào bảo vệ. Bên trong khuôn viên cơ sở có sân đảm bảo quá trình vận chuyển được tiện lợi và an toàn. Nhà để xe nhân viên được bố trí gần khu vực cổng vào của xưởng dệt.

3.1.1.Công suất

Lụa mộc: 80.000 mét vải/tháng (tương đương 960.000 m2/năm).

Lụa màu: 20.000 mét vải/tháng (tương đương 240.000 m2/năm).

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Sơ đồ công nghệ sản xuất như sau:

Hình 1: Công nghệ sản xuất của cơ sở

Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:

Tơ nguyên liệu: được thu mua lưu trữ vào kho nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

Làm mềm tơ: Từ những con tơ (nguyên liệu) với tác dụng của dầu làm mềm (tùy theo từng mặt hàng) theo hàm lượng % khác nhau, ở nhiệt độ 420C thời gian từ 5 - 7 giờ làm cho sợi tơ mềm và trơn bóng, dễ dàng cho các công đoạn sau.

Đánh ống, chập sợi, se tơ: Sau công đoạn làm mềm, tơ được đưa lên gàng và đánh vào những ống chuyên dụng và chuyển vào máy se sợi để se lại theo yêu cầu của từng mặt hàng đã được thiết kế. Từ công đoạn se sợi chuyển vào thùng hấp ở nhiệt độ 60 – 800C, thời gian từ 1– 2 giờ dưới tác dụng của hơi nước để định hình và ổn định vòng xoắn. Ngoài ra để đảm bảo quy trình dệt phải tiến hành mắc sợi dọc theo yêu cầu chiều dài của cây vải cần dệt.

Dệt: Sợi của công đoạn hấp sẽ được đưa vào đánh từng con suốt nhỏ (sợi ngang), sau đó đưa vào thoi và tiến hành dệt. Kết quả của quá trình dệt sẽ cho ra sản phẩm vải mộc (vải thô).

Chuội, nhuộm: Từ sản phẩm vải mộc (vải thô) sử dụng các hóa chất chuyên ngành vào tẩy, chuội, nhuộm, màu theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Hoàn tất, thành phẩm: sau nhuộm vải được đưa ra máy sấy, ủi và đóng gói sản phẩm, đưa sản phẩm đến được người tiêu dùng, đó là kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm.

3.1.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là lụa - 100% từ sợi tơ tằm tự nhiên. Sản phẩm hàng năm như sau:

  • Lụa mộc: 80.000 mét vải/tháng (tương đương 960.000 m2/năm).
  • Lụa màu: 20.000 mét vải/tháng tiêu thụ nội địa (tương đương 240.000 m2/năm).

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng

Các nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm:

Bảng 3: Danh sách nguyên nhiên liệu, hoá chất dùng trong sản xuất

TT

Nguyên liệu thô/ hóa chất

Khối lượng trung bình

(kg/tháng)

Xuất xứ

I

Nguyên liệu

 

 

1

Tơ cho dệt vải

6.450

Việt Nam

-

Dệt lụa mộc

5.160

Việt Nam

-

Dệt lụa màu (dệt nhuộm)

1.290

Việt Nam

II

Hóa chất

 

 

1

Xà phòng trung tính

150

Indonesia

2

Soda

300

Trung Quốc

3

Axit

120

Hàn Quốc

4

Thuốc nhuộm

45

Thụy Sĩ

TT

Nguyên liệu thô/ hóa chất

Khối lượng trung bình

(kg/tháng)

Xuất xứ

5

Dầu làm mềm tơ

250

Nhật

III

Nhiên liệu

 

 

1

Củi

6.000

Việt Nam

Các máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất gồm:

Bảng 4: Các máy móc trang bị dùng trong sản xuất

TT

Tên máy móc, thiết bị

SL

Xuất xứ

Năm sản xuất

1

Máy dệt

100

Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam

2018

2

Máy se sợi

50

Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam

-

3

Máy đánh ống

2

Trung Quốc, Việt Nam

2018

4

Máy đậu (chập)

2

Trung Quốc, Hàn Quốc

-

5

Máy hấp sợi

3

Nhật Bản

-

6

Thùng làm mềm

3

Việt Nam

2018

7

Máy đánh suốt

2

Trung Quốc, Việt Nam

-

8

Máy mắc

3

Hàn Quốc

2018

9

Máy cuộn cây vải

1

Việt Nam

2018

10

Máy nhuộm

3

Nhật Bản, Việt Nam

-

11

Thùng chuội vải

3

Việt Nam

2018

12

Máy ủi

10

Nhật Bản, Việt Nam

2018

13

Lò hơi

1

Việt Nam

2017

Các máy móc, thiết bị sử dụng trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

Bảng 5: Danh sách các máy móc thiết bị dùng trong việc xử lý nước thải

TT

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Số lượng

 

1

 

Bơm nước thải bể điều hòa

Công suất: 0,5 HP

Lưu lượng Q = 4 – 6 m3/h Cột áp: H = 8m

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

 

02 cái

2

Song chắn rác tinh

 

01 cái

 

3

 

Bơm bùn bể lắng hóa lý bậc 1

Công suất: 0,5 HP

Lưu lượng Q = 4-6m3/h Cột áp: 8m

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

 

01 cái

 

4

 

Bơm bùn bể lắng hóa lý bậc 2

Công suất: 0,5 HP

Lưu lượng Q = 4-6m3/h Cột áp: 8m

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

 

01 cái

TT

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Số lượng

 

5

 

Bơm bùn vi sinh

Công suất: 0,5 HP

Lưu lượng Q = 4-6m3/h Cột áp: 8m

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

 

01 cái

 

6

 

Bơm chìm bể trung gian

Công suất: 0,5 HP

Lưu lượng Q = 4-6m3/h Cột áp: 8m

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

 

02 cái

7

Motor khuấy trộn bể keo tụ bậc 1 -

cánh khuấy

Công suất: 1 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

8

Motor khuấy trộn bể tạo bông bậc

1 - cánh khuấy

Công suất: 1 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

9

Máy thổi khí

Lưu lượng Q = 0,5-1,2m3/phút

Cột áp: 4m

-

 

10

 

Bơm định lượng hóa chất

Lưu lượng Q = 11,5 – 30 l/h Cột áp: 1 Bar

Điện áp: 1 phase/220V/50Hz

 

06 cái

11

Motor khuấy trộn bể keo tụ bậc 2 -

cánh khuấy

Công suất: 1 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

12

Motor khuấy trộn bể tạo bông bậc

2 - cánh khuấy

Công suất: 1 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

13

Motor khuấy pha trộn chất khử

màu - cánh khuấy

Công suất: 0,5 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

14

Motor khuấy pha trộn Chlorine -

cánh khuấy

Công suất: 0,5 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

15

Motor khuấy pha trộn Polymer -

cánh khuấy

Công suất: 0,5 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

16

Motor khuấy pha trộn PAC - cánh

khuấy

Công suất: 0,5 HP

Điện áp: 3 phase/380V/50Hz

01 bộ

4.2. Nguồn cung cấp về điện và nhu cầu về dùng điện của cơ sở

Nguồn cung cấp điện của dự án là mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 250 KVA. Nhu cầu sử dụng điện trung bình của Công ty phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất hàng tháng khoảng 28.000 KW/tháng.

4.3.Nguồn cung cấp về nước và nhu cầu về dùng nước của cơ sở

Nguồn cung cấp nước cho sản xuất dệt của cơ sở là nguồn nước giếng khoan trong khu vực đất của Công ty. Công ty đang khai thác, sử dụng nước dưới đất theo giấy phép số 43/GP-UBND ngày 10/5/2023 do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp. Nguồn nước giếng khoan được máy bơm đưa lên bồn chứa nước (5.000 L) trên cao, từ bồn chứa nước, nước được truyền tải xuống tuyến ống cấp mạng để sử dụng.

+ Lưu lượng sử dụng tối đa: 50 m3/ngày đêm

+ Mục đích sử dụng: Cho hoạt động sản xuất dệt.

Tính toán cân bằng nước của cơ sở:

Tính toán theo lý thuyết

Nhu cầu cấp nước sản xuất

Các công đoạn sử dụng nước trong quá trình sản xuất gồm: công đoạn làm mềm tơ, công đoạn chuội, công đoạn nhuộm, công đoạn hoàn tất và nước dùng cho lò hơi. Nhu cầu sử dụng nước thay đổi theo sản phẩm và công nghệ sản xuất. Mức tiêu thụ nước trung bình đối với sợi tơ tằm như sau:

  • Thấp nhất: 5 m3/tấn sợi nguyên liệu
  • Trung bình: 100 m3/tấn sợi nguyên liệu
  • Cao nhất: 500 m3/tấn sợi nguyên liệu

Nhu cầu sử dụng nước tối đa trong quá trình sản xuất như bảng sau:

Bảng 6: Nhu cầu sử dụng nước tối đa trong sản xuất

 

TT

 

Công đoạn

Nguyên liệu (tấn/ngày)

Định mức (m3/tấn nguyên liệu)

Tổng lượng nước sử dụng

(m3/ngày)

1

Dệt lụa mộc

0,198

100

19,8

2

Dêt, nhuộm

0,05

500

25

3

Sản xuất hơi nước

-

-

1,25

 

Tổng cộng

46,05

Nhu cầu cấp nước cho nhà vệ sinh

Định mức sử dụng nước theo QCVN 01:2021/BXD thì nhu cầu nước là 45 lít/người/ngày đêm (chủ yếu là nước dùng cho công nhân rửa tay và nước dùng cho phòng vệ sinh).

Số lượng công nhân viên tại cơ sở khi hoạt động hết công suất là 68 người. Vậy lượng nước dùng cho hoạt động vệ sinh của toàn bộ công nhân viên tại xưởng dệt khoảng 3,06 m3/ngày.

Như vậy, theo lý thuyết, lưu lượng nước tối đa sử là: Qsử dụng = 49,11 m3/ngày đêm.

Lưu lượng nước thải xả thải bằng 80% lượng nước sử dụng (nước cấp cho lò hơi và máy phun ẩm không phát sinh nước thải): Qxả thải = 43,86 m3/ngày đêm.

Phương án cấp nước chữa cháy: Tiêu chuẩn nước chữa cháy: Qcc=10 l/s. Số đám cháy xảy ra đồng thời: 01 đám cháy, trong 2 giờ liên tục. Vậy nhu cầu nước dùng trong PCCC là: 10 x 2 x 3.600 = 72.000 lít = 72 m3. Công ty TNHH ... đã trang bị bồn chứa nước 5 m3 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước khi có cháy.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha