Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy sản xuất và gia công da bán thành phẩm quy mô 9.500.000 m²/năm.
Ngày đăng: 14-11-2024
6 lượt xem
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Công ty TNHH ...... Tây Ninh (Công ty) được thành lập theo Giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp: ....., đăng ký lần đầu ngày 17/08/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 04/09/2015, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.
Công ty được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với mã số dự án ......., chứng nhận lần đầu ngày 17/12/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ 8 ngày 30/06/2022 để thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất và gia công da bán thành phẩm”, mục tiêu sản xuất và gia công da bán thành phẩm, da thành phẩm (từ nguyên liệu da đã thuộc và sơ chế) quy mô 9.500.000 m²/năm tại ....khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Diện tích đất sử dụng là 87.627,12 m².
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH ...... TÂY NINH
- Địa chỉ văn phòng:........khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án đầu tư:.....
+ Chức vụ: Tổng giám đốc
+ Ngày sinh: .......
+ Quốc tịch: ........
-Người được ủy quyền: Ông ........
+ Chức vụ: P. Giám đốc
+ Quốc tịch:......
- Điện thoại: ....... Fax: ...
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp ........., đăng ký lần đầu ngày 17/08/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 04/09/2015;
- Giấy chứng nhận đầu tư với mã số dự án ........... chứng nhận lần đầu ngày 17/08/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ 8 ngày 30/06/2022;
“NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ GIA CÔNG DA BÁN THÀNH PHẨM”
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .........khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Với trị trí này dự án có tứ cận tiếp giáp với các đối tượng như sau:
+ Hướng Bắc và Đông Bắc: Giáp với đường C1;
+ Phía Đông: Giáp với Công ty TNHH Dongpyeong Vina chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm da giả;
+ Phía Đông Nam: Giáp với đường D2, đối diện là Công ty TNHH Daeha Việt Nam chuyên sản xuất hàng may sẵn như: bạt che ô tô, che máy móc, dây đai thun, tấm phủ bảo vệ giày, đồ bảo hộ liền thân;
+ Phía Nam và Tây Nam: Giáp với đường N4, đối diện là Công ty TNHH Công nghiệp Tsunami chuyên đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí khác.
(Sơ đồ vị trí Dự án trong bản đồ Quy hoạch KCN được đính kèm trong Phụ lục).
Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh giới khu đất dự án
Kí hiệu |
Ký hiệu mốc (hệ VN 2000) |
|
X |
Y |
|
1 |
588707 |
1219478 |
Kí hiệu |
Ký hiệu mốc (hệ VN 2000) |
|
X |
Y |
|
2 |
588871 |
1219369 |
3 |
588790 |
1219241 |
4 |
588850 |
1219143 |
5 |
588764 |
1219061 |
6 |
588753 |
1219059 |
7 |
588481 |
1219234 |
8 |
588479 |
1219234 |
9 |
588568 |
1219384 |
10 |
588626 |
1219351 |
11 |
588703 |
1219474 |
Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án:
+ Cách Trạm xử lý nước cấp của KCN khoảng 950 mét về phía Đông Bắc;
+ Cách Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Phân khu dệt may khoảng 1.050 mét về phía Tây Bắc;
+ Cách Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Phân khu đa ngành khoảng 1.000 mét về phía Bắc;
+ Cách Nhà điều hành của KCN khoảng 550 mét về phía Đông Nam;
+ Cách rạch Kè (nguồn tiếp nhận nước thải của KCN) 30 mét về hướng Đông Bắc;
+ Cách rạch Bà Mãnh 360 mét về phía Tây Nam;
+ Cách khu tái định cư 260 ha của KCN Thành Thành Công khoảng 650 mét về hướng Đông.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
+ Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh;
+ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
- Căn cứ tại Theo điểm d “Nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da”, khoản 4, mục IV, phần A quy định dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên và mục III, phần B quy định dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ – CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công: Dự án có tổng vốn đầu tư là 540.791.400.000 VNĐ được xác định thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Hình 1.1 Vị trí dự án trong KCN
Bảng 1.2 Mục tiêu hoạt dộng của dự án
STT |
Sản phẩm |
Công suất theo GPMT số 1371/GPMT-UBND |
Giai đoạn bổ sung nguyên liệu |
||
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
||
1 |
Da thân (từ nguyên liệu da bò) |
8.255.000 |
8.288 |
7.677.150 |
7.635,23 |
2 |
Da lộn (từ nguyên liệu da bò) |
1.245.000 |
1.250 |
1.157.850 |
1.151,53 |
3 |
Da heo |
-- |
-- |
475.000 |
472,41 |
4 |
Da dê |
-- |
-- |
190.000 |
188,96 |
Da bán thành phẩm |
9.500.000 |
9.538 |
9.500.000 |
9.448 |
|
Định mức quy đổi: Da bò thành phẩm: 1,0 kg = 1,00549 m2 da bò. Da heo thành phẩm: 1,0 kg = 1,0048 m2 da heo. Da dê thành phẩm: 1,0 kg = 1,0055 m2 da dê. |
|||||
Thị trường tiêu thụ: 70% sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, 30% sản phẩm được tiêu thụ trong nước. |
(Công ty TNHH ......... Tây Ninh, năm 2024)
Ghi chú:
- Nguyên liệu da bò, da heo và da dê đầu vào tại dự án là da bò, da heo và da dê nguyên tấm đã qua công đoạn thuộc da và sơ chế. Nguyên liệu da này thường được gọi là thô xanh ướt (da wet – blue).
- Da wet – blue dùng để chỉ da thuộc có độ ẩm cao, trong giai đoạn này, da được thuộc nhưng chưa được làm khô, nhuộm hay hoàn thiện. Màu xanh lam được tạo ra bởi chất thuộc da Crom (Chromium (III) Oxit), chất này có màu xanh lam và ngấm vào trong da bán thành phẩm sau khi thuộc da, sơ chế.
- Da wet – blue có độ ẩm cao, đối với da heo wet – blue độ ẩm trung bình khoảng 25%, còn đối với da bò wet – blue thì độ ẩm trung bình khoảng 27,5%, cồn ở da dê wet – blue độ ẩm trung bình 23%. Do dó, độ ẩm tương đối cao cũng là nguyên nhân làm cho quá trình sản xuất da thành phẩm từ da wet – blue bị hao hụt nhiều về trọng lượng.
- Do nguyên liệu da wet – blue có màu xanh làm nền trong quá trình sản xuất da thành phẩm từ nguyên liệu da wet – blue phải thực hiện quá trình xử lý phục hồi da thuộc, quá trình xử lý phục hồi da thuộc này giúp tẩy trắng da, làm mất màu xanh lam của crom cũng như cải thiện các chất lượng, kết cấu bề mặt da để có thể đạt được khả năng bắt màu nhuộm tốt hơn, dễ dàng nhuộm màu sáng.
Công ty TNHH ..... Tây Ninh đầu tư dự án tại ........khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Diện tích đất sử dụng là 87.627,12 m². Nhu cầu sử dụng đất tại dự án như sau:
Bảng 1.3 Chi tiết nhu cầu sử dụng đất của Công ty
Stt |
Hạng mục |
Diện tích (m²) |
Tỉ lệ (%) |
A |
Diện tích đất xây dựng |
30.191,48 |
34,45 |
B |
Diện tích đất giao thông, sân bãi |
11.171,55 |
12,75 |
C |
Diện tích đất cây xanh |
17.525,42 |
20,00 |
D |
Diện tích đất trống dự trữ |
28.738,67 |
32,80 |
TỔNG CỘNG (A + B + C + D) |
87.627,12 |
100,00 |
(Công ty TNHH ....... Tây Ninh, năm 2024)
Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình xây dựng tại dự án như sau:
Bảng 1.4 Khối lượng các hạng mục công trình xây dựng tại dự án
Stt |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
Ghi chú |
A |
Diện tích xây dựng |
30.191,48 |
34,45 |
- |
A.1 |
Hạng mục chính |
20.946 |
23,90 |
- |
1 |
Nhà xưởng 1 |
8.400 |
9,59 |
Đã xây dựng |
|
Phân xưởng 1 – 1 |
4.200 |
4,795 |
|
Phân xưởng 1 – 2 |
4.200 |
4,795 |
||
2 |
Nhà xưởng 2 |
4.200 |
4,79 |
|
|
Phân xưởng 2 – 1 |
2.100 |
2,395 |
|
Phân xưởng 2 – 2 (kho da thành phẩm) |
2.100 |
2,395 |
||
3 |
Nhà xưởng 3 |
7.446 |
8,50 |
|
|
Phân xưởng 3 – 1 |
3.723 |
4,25 |
|
Phân xưởng 3 – 2 |
3.723 |
4,25 |
||
4 |
Nhà xưởng 4 |
900 |
1,03 |
Đã xây dựng |
A.2 |
Hạng mục phụ trợ |
5.330,70 |
6,08 |
- |
Stt |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
Ghi chú |
5 |
Nhà văn phòng |
316 |
0,36 |
Đã xây dựng |
6 |
Sảnh ăn |
270 |
0,31 |
|
7 |
Nhà nghỉ giữa ca |
355,2 |
0,41 |
|
8 |
Kho hóa chất |
1.642,50 |
1,87 |
|
9 |
Nhà lò hơi |
588 |
0,67 |
|
10 |
Nhà vệ sinh |
84 |
0,10 |
|
11 |
Nhà xe công nhân |
336 |
0,38 |
|
12 |
Nhà bảo vệ |
84 |
0,10 |
|
13 |
Nhà xe khách |
120 |
0,14 |
|
14 |
Kho công vụ |
420 |
0,48 |
|
15 |
Kho cơ khí |
240 |
0,27 |
|
16 |
Kho máy |
250 |
0,29 |
|
17 |
Khu mái che nguyên liệu |
625 |
0,71 |
|
A.3 |
Hạng mục bảo vệ môi trường |
3.914,78 |
4,47 |
- |
18 |
Kho chứa bụi da |
210,08 |
0,24 |
Đã xây dựng |
19 |
Kho chứa vụn da |
1.000,0 |
1,14 |
|
20 |
Kho chứa chất thải nguy hại |
50 |
0,06 |
|
21 |
Kho chứa chất thải sinh hoạt |
15 |
0,02 |
|
22 |
Nhà ép bùn và chứa bùn |
132,2 |
0,15 |
|
23 |
Hệ thống xử lý nước thải công suất 600 m³/ngày.đêm |
1.001,10 |
1,14 |
|
24 |
Hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200 m³/ngày.đêm |
1.506,40 |
1,72 |
|
B |
Diện tích giao thông, sân bãi |
11.171,55 |
12,75 |
- |
C |
Diện tích cây xanh |
17.525,42 |
20,00 |
- |
D |
Diện tích đất trống dự trữ |
28.738,67 |
32,80 |
- |
TỔNG CỘNG (A + B + C + D) |
87.627,12 |
100,00 |
- |
(Công ty TNHH ......... Tây Ninh, năm 2024)
Thuyết minh chức năng và kết cấu của các hạng mục xây dựng chính
- Nhà xưởng số 1 hiện hữu:
+ Chức năng: Xưởng sản xuất và gia công da, chủ yếu thực hiện các công đoạn gồm: sấy, nhuộm da, phun keo, mài da, kiểm hàng;
+ Diện tích xây dựng: 8.400 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 16 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà xưởng số 2 hiện hữu:
+ Chức năng: Xưởng sản xuất, gia công da và kho chứa thành phẩm, chủ yếu thực hiện các công đoạn gồm: mềm hóa và phun sơn;
+ Diện tích xây dựng: 4.200 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 16 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà xưởng số 3 hiện hữu:
+ Chức năng: Xưởng sản xuất và gia công da, chủ yếu thực hiện các công đoạn gồm: làm ướt, ép cắt, xay trống, xẻ da, gọt da, sấy, nhuộm da, phun keo;
+ Diện tích xây dựng: 7.446 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 15,2 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà xưởng số 4 xây mới:
+ Chức năng: Xưởng sản xuất và gia công da, chủ yếu thực hiện các công đoạn gồm: mài da;
+ Diện tích xây dựng: 900 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 16 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà văn phòng hiện hữu:
+ Chức năng: Tiếp đón khách, hội họp và xử lý các công việc hành chính tại dự án;
+ Diện tích xây dựng: 316 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 11,0 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà nghỉ giữa ca hiện hữu:
+ Chức năng: Cung cấp chỗ nghỉ ngơi giữa ca cho công nhân viên làm việc tại dự án;
+ Diện tích xây dựng: 355,2 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 14,0 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Kho chứa hóa chất hiện hữu:
+ Chức năng: Lưu chứa các loại hóa chất phục vụ sản xuất và gia công da tại dự án;
+ Diện tích xây dựng: 1.642,5 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 13,8 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
- Nhà lò hơi hiện hữu:
+ Chức năng: Bố trí lò hơi và lưu chứa nhiên liệu đốt để vận hành các lò này;
+ Diện tích xây dựng: 588 m²;
+ Kết cấu: Cột BTCT, tường gạch, mái tôn;
+ Chiều cao công trình: 12,4 m so với cao độ cos ±0.00 công trình.
Hình 1.2 Một số máy móc thiết bị sử dụng tại dự án
Hình 1.4 Quy trình công nghệ sản xuất và gia công da bán thành phẩm tại dự án
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu của nhà máy là sản phẩm của ngành sản xuất da thuộc cấp 5 mã 15110 (sơ chế da, không thuộc) theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2010 được Công ty nhập về đã qua sơ chế và crom. Da nhập về Công ty được gia công qua các công đoạn sau:
Làm ướt, ép, cắt da, xay trống:
+ Tại đây, công nhân dùng vòi nước để phun lên tấm da tạo độ ẩm giúp cho quá trình gia công thuận tiện hơn. Sau khi làm ướt công nhân đặt từng tấm da lên máy ép để làm ráo nước đồng thời làm cho miếng da thẳng hơn, sau khi ép công nhân dùng kéo cắt đi phần rìa vụn xung quanh tấm da.
+ Kế đó, da wet – blue được đưa vào trong trống quay với đường kính trống 2,5m. Cùng với 60 quả bóng cao su đặc đường kính 12cm, trống quay sẽ chuyển động trong khoảng 20 phút, xả da ra và xếp gọn lên pallet rồi chuyển đến công đoạn sau.
Xẻ da: Tại công đoạn này, công nhân đặt từng tấm da vào máy xẻ da tự động để cắt, xẻ tấm da ra làm hai lớp. Da sau khi xẻ tách lớp được chuyển tiếp đến công đoạn gọt da.
Gọt da: Công nhân sẽ vận hành máy gọt, cắt để loại bỏ tiếp các phần da bị rách, tạo sự đồng đều cho tấm da. Da sau khi gọt được chuyển đến công đoạn nhuộm.
Nhuộm: Da được cho vào thùng quay, tại đây da được xử lý bề mặt với hoá chất sử dụng là dầu bóng, màu nhuộm, Axit Formic và muối Crom nhằm tạo độ bền cho da và đa dạng về màu sắc sản phẩm. Quá trình nhuộm da được thực hiện trong thùng quay có sự hỗ trợ của nguồn nhiệt được cấp vào từ lò hơi với mức nhiệt độ khoảng 70 – 80°C và độ pH được duy trì ở mức thấp từ 2,5 – 3 nhằm làm tăng khả năng ngấm màu nhuộm vào da. Trong quá trình nhuộm, các ion Crom đóng vai trò là những ion dương liên kết với các ion mang màu của thuốc nhuộm nhờ vào ái lực hóa học và vật lý. Sau khi qua công đoạn này, da được chuyển qua bộ phận sấy. Quá trình nhuộm da được thực hiện trong thùng quay kín với thời gian trung bình khoảng 2 – 5 giờ/lần nhuộm.
Làm khô và sấy khô: Da sau khi ngâm được công nhân cho vào máy ép để tách nước rồi được căng trải lên bề mặt của hệ thống sấy dạng tấm. Nguồn nhiệt cấp cho công đoạn sấy được lấy từ lò hơi, quá trình sấy được kiểm soát chặt chẽ ở nhiệt độ khoảng 60 – 65°C. Thời gian sấy da khoảng 10 – 15 phút/tấm da.
Phun keo, treo sấy: Sau khi sấy khô da bị co lại và trở nên cứng hơn nên được chuyển đến công đoạn này để làm mềm da. Tại đây tấm da được phun keo trong hệ thống máy phun keo tự động sau đó công nhân gắn tấm da lên băng chuyền treo da. Da di chuyển theo bằng chuyền treo da phía trên trần xưởng đi dần vào buồng sấy chân không, tấm da sẽ được treo sấy từ 5 – 7 giờ trên băng chuyền treo da.
Làm mềm da (đánh mềm, ép bông, ủi bóng): Da sau khi treo sấy theo băng chuyền di chuyển xuống khu vực đánh mềm, ép bông, ủi bóng để tiếp tục gia công cho cho tấm da được mềm mại hơn sau đó chuyển đến công đoạn mài da.
Mài da: Công ty sử dụng máy mài nhám có tích hợp mặt nhám với chức năng đánh bóng và loại bỏ phần sần sùi, xù xì trên bên mặt tấm da giúp tăng độ bóng cho bề mặt da. Công đoạn này chủ yếu phát sinh bụi da.
Mềm hóa và phun sơn: Công đoạn này sẽ sử dụng hóa chất là tổng hợp các hạt nhựa Poly pha trộn với nước ở tỉ lệ nhất định sau đó sử dụng vòi phun tự động để phun hỗn hợp này lên bề mặt tấm da nhằm làm mềm da. Kế đó, tiếp tục thực hiện phun hỗn hợp màu sơn lên bề mặt da để đa dạng hóa màu sắc của sản phẩm. Quá trình phun chất mềm hóa và phun sơn lên bề mặt da được thực hiện tự động trong lồng kín, hơi dung môi từ quá trình sản xuất này được thu gom về hệ thống xử lý đạt quy định trước khi thải ra môi trường. Công đoạn làm mềm hóa và phun sơn được thực hiện chung tại máy phun sơn.
Trộn mềm: Da sau khi qua các công đoạn trên được đưa vào trong trống quay với đường kính trống 2,5m. Cùng với 60 quả bóng cao su đặc đường kính 12cm, trống quay sẽ chuyển động trong khoảng 15 phút, xả da ra và sếp gọn lên pallet. Da được trộn sẽ mềm mại hơn.
Đo da, đóng gói: Sản phẩm da sau khi hoàn tất các công đoạn sản xuất trên được công nhân vận chuyển bằng xe nâng đến công đoạn đo da. Tại đây, da được đo đạc và kiểm tra lại kích thước sau đó phân loại theo nhóm rồi đóng gói và cho vào kho chờ xuất hàng.
Danh mục máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Hiện trạng sử dụng: Máy móc, thiết bị của dự án đa số sử dụng điện để vận hành. Dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2012, tại thời điểm đó tất cả máy móc thiết bị lắp đặt đều được mua và nhập khẩu với hiện trạng mới 100%. Sau nhiều năm hoạt động, toàn bộ máy móc, thiết bị sản xuất tại dự án đều được định kỳ bảo dưỡng nên vẫn hoạt động tốt, chưa có biểu hiện xuống cấp hoặc hư hỏng nghiêm trọng. Dựa trên hiệu suất hoạt động của các thiết bị hiện hữu, Công ty đã tiến hành tính toán và đánh giá hao mòn thiết bị, chất lượng máy móc, thiết bị sản xuất hiện nay còn khoảng 80 – 85% giá trị và hiệu suất hoạt động ban đầu. Tuy nhiên, Chủ dự án cam kết tất cả máy móc, thiết bị hiện hữu đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất.
Giai đoạn nâng công suất theo GPMT năm 2023: Về việc có sự chênh lệch lớn giữa số lượng máy móc của phần hiện hữu phục vụ sản xuất với công suất 8,1 triệu m² da/năm và số lượng máy móc của phần nâng công suất với công suất hoạt động 1,4 triệu m² da/năm. Công ty xin giải trình như sau:
Đối với thiết bị trống nhuộm: Theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 2174/QĐ – UBND ngày 24/04/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh, số lượng trống nhuộm đăng ký để phục vụ cho công suất sản xuất 8,1 triệu m² da/năm là 45 cái. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy hiện hữu chỉ mới lắp đặt 31 cái trống nhuộm. Do đó, khi thực hiện nâng công suất, Công ty xin bổ sung thêm 14 cái trống nhuộm mới. Số lượng trống nhuộm mới này ngoài để phục vụ cho cho phần công suất sản xuất 1,4 triệu m² da/năm sẽ được sử dụng hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất hiện hữu công suất 8,1 triệu m² da/năm.
Đối với máy mài da: Theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 2174/QĐ – UBND ngày 24/04/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh, số lượng máy mài da đăng ký để phục vụ cho công suất sản xuất 8,1 triệu m² da/năm là 21 cái. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy hiện hữu chỉ mới lắp đặt 12 cái máy mài da. Do đó, khi thực hiện nâng công suất, Công ty xin bổ sung thêm 09 máy mài da mới. Số lượng máy mài da mới này ngoài để phục vụ cho cho phần công suất sản xuất 1,4 triệu m² da/năm sẽ được sử dụng hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất hiện hữu công suất 8,1 triệu m² da/năm.
Đối với máy phun sơn: Theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 2174/QĐ – UBND ngày 24/04/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh, số lượng máy phun sơn đăng ký để phục vụ cho công suất sản xuất 8,1 triệu m² da/năm là 04 cái. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy hiện hữu chỉ mới lắp đặt 02 cái máy phun sơn. Do đó, khi thực hiện nâng công suất, Công ty xin bổ sung thêm 02 máy phun sơn mới. Số lượng máy phun sơn mới này ngoài để phục vụ cho cho phần công suất sản xuất 1,4 triệu m² da/năm sẽ được sử dụng hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất hiện hữu công suất 8,1 triệu m² da/năm.
Trong giai đoạn bổ sung nguyên liệu năm 2024, Công ty tiến hành bổ sung thêm một vài máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho việc gia công và sản xuất da heo và da dê. Gồm những loại máy móc sau:
Trống thử nghiệm/ thí nghiệm: Theo GPMT số 1371/GPMT-UBND ngày 03/07/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh cấp, số lượng trống thử nghiệm/ thí nghiệm là 16 cái phục vụ cho công suất sản xuất 9,5 triệu m2 da/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn bổ sung nguyên liệu (da heo và da dê) công ty xin bổ sung thêm 05 trống thử nghiệm/ thí nghiệm, nâng tổng số lượng trống thử nghiệm/ thí nghiệm sử dụng tại dự án lên 21.
Máy sấy da chân không: Trong giai đoạn bổ sung nguyên liệu, lập lại GPMT công ty bổ sung thêm 01 máy sấy da chân không phục vụ cho sản xuất tại dự án. Hình ảnh minh họa máy sấy da chân không như sau:
a)Đánh giá công nghệ sản xuất
Đối với Nhà máy hiện hữu, toàn bộ máy móc và thiết bị sản xuất đều được bảo dưỡng định kỳ và hoạt động ổn định từ năm 2012 đến nay.
Trong Giai đoạn bổ sung nguyên liệu, Công ty đầu tư máy móc thiết bị sản xuất mới 100%, được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài với công nghệ sản xuất hiện đại.
Dự án sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến với dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất đồng bộ, >85% máy móc hoạt động tự động hóa.
Đồng thời, Công ty ứng dụng phương pháp tấn trích để nhuộm da bằng thuốc nhuộm màu axit và thuốc nhuộm màu lưu huỳnh kết hợp phụ gia hóa chất các loại. Đây là phương pháp nhuộm phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ nhuộm màu trên thế giới. Phương pháp nhuộm tận trích này cho phép thuốc nhuộm khuếch tán và hòa tan vào da trong môi trường chất lỏng (có sự góp mặt của các chất phụ gia gắn màu khác). Với ưu điểm nhuộm trong môi trường chất lỏng, nhà máy không sử dụng các hợp chất dung môi hữu cơ để pha chế màu nhuộm (thông thường dung môi hữu cơ được sử dụng để pha chế màu nhuộm và hỗ trợ nhuộm da trong phương pháp nhuộm phủ, tức là sử dụng loại màu nhuộm không hòa tan trong môi trường nước thông thường).
Ngoài ra, nhà máy đã áp dụng kỹ thuật nhuộm đúng màu ngay lần nhuộm đầu tiên (RFT), kỹ thuật này giúp mang lại các sản phẩm chất lượng cao, cũng như tối ưu hóa năng suất, hiệu quả xử lý, tối ưu lợi nhuận và đồng thời giảm thiểu tải lượng chất thải thải bỏ ra môi trường.
b)Đánh giá công nghệ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
Bảng 1.6 Sản phẩm và công suất của dự án
STT |
Sản phẩm |
Công suất theo GPMT số 1371/GPMT-UBND |
Giai đoạn bổ sung nguyên liệu |
||
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
||
1 |
Da thân (từ nguyên liệu da bò) |
8.255.000 |
8.288 |
7.677.150 |
7.635,23 |
2 |
Da lộn (từ nguyên liệu da bò) |
1.245.000 |
1.250 |
1.157.850 |
1.151,53 |
3 |
Da heo |
-- |
-- |
475.000 |
472,41 |
4 |
Da dê |
-- |
-- |
190.000 |
188,96 |
Da bán thành phẩm |
9.500.000 |
9.538 |
9.500.000 |
9.448 |
STT |
Sản phẩm |
Công suất theo GPMT số 1371/GPMT-UBND |
Giai đoạn bổ sung nguyên liệu |
||
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
(m²/năm) |
(Tấn/năm) |
||
Định mức quy đổi: Da bò thành phẩm: 1,0 kg = 1,00549 m2 da bò. Da heo thành phẩm: 1,0 kg = 1,0048 m2 da heo. Da dê thành phẩm: 1,0 kg = 1,0055 m2 da dê. |
|||||
Thị trường tiêu thụ: 70% sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, 30% sản phẩm được tiêu thụ trong nước. |
|||||
(Công ty TNHH ....... Tây Ninh, năm 2024)
a)Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong giai đoạn sản xuất
Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và phụ liệu tại dự án
TT |
Tên nguyên liệu |
Khối lượng (tấn/năm) |
Xuất xứ |
|
Hiện hữu |
Giai đoạn bổ sung nguyên liệu |
|||
1 |
Da bò thô nguyên con đã sơ chế (da wet – blue) |
47.690 |
44.351,7 |
Việt Nam, Australia, Argentina, Mỹ, Italy, Đài Loan, Uruguay |
2 |
Da heo |
-- |
2.384,5 |
|
2 |
Da dê |
-- |
953,8 |
|
3 |
Bao bì nilon |
2.666,5 |
2.666,5 |
|
4 |
Thùng carton |
1.333,5 |
1.333,5 |
|
5 |
Pallet gỗ |
16,5 |
16,5 |
|
Tổng cộng |
51.706,5 |
51.706,5 |
- |
(Nguồn: Công ty TNHH .......Tây Ninh, năm 2024)
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở sản xuất nhôm định hình
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn