Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy vải địa kỹ thuật

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án đầu tư xây dựng nhà máy vải địa kỹ thuật. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay, kỹ thuật và năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định, tỷ lệ sản phẩm hỏng là rất nhỏ do vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngày đăng: 16-01-2025

20 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................... 4

DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. 5

DANH MỤC HÌNH................................................................................................................... 7

CHƯƠNG I................................................................................................................................ 8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................................ 8

1.   TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................................................ 8

2.   TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................................................................... 8

2.1. Tên dự án....................................................................................................................... 8

2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư................................................................................ 8

2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường........ 10

2.4. Quy mô của dự án đầu tư.......................................................................................... 10

3.   CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 11

3.1. Công suất của dự án đầu tư..................................................................................... 11

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......... 11

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư....................................................................................... 15

3.4. Danh mục máy móc thiết bị của dự án..................................................................... 16

4.  NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......17

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước trong quá trình xây dựng dự án............................. 17

4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất, điện nước phục vụ cho sản xuất trong giai đoạn vận hành dự án..... 20

5.   CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................. 23

5.1. Các hạng mục công trình của dự án........................................................................ 23

5.2. Thời gian hoạt động của dự án................................................................................ 24

5.3. Tiến độ thực hiện dự án............................................................................................. 24

5.4. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư....................................................................... 25

5.5. Tổ chức quản lý thực hiện dự án............................................................................. 25

CHƯƠNG II............................................................................................................................ 26

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 26

1.   SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI CÁC QUY HOẠCH HIỆN HÀNH......... 26

2.  SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............ 26

CHƯƠNG III.......................................................................................................................... 29

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ........ 29

1.  DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT.............. 29

2.  MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN.......................... 29

3.  HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN... 29

CHƯƠNG IV.......................................................................................................................... 30

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........ 30

1.  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BVMT TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ.... 30

1.1.  Đánh giá, dự báo các tác động................................................................................. 30

1.2.  Các công trình, biện pháp BVMT đề xuất thực hiện............................................. 45

2.  ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH... 58

2.1.  Đánh giá, dự báo các tác động................................................................................. 58

2.2.  Các công trình, biện pháp BVMT đề xuất thực hiện............................................. 67

3.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BVMT.......................... 74

3.1.  Danh mục công trình, biện pháp BVMT của dự án đầu tư.................................... 74

3.2.  Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, BVMT, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải........ 76

3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp BVMT.................. 76

3.4. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT................................. 77

4.  NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO....... 77

4.1.  Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy của phương pháp sử dụng........................... 77

4.2.  Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............ 78

CHƯƠNG V............................................................................................................................ 79

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC..... 79

CHƯƠNG VI.......................................................................................................................... 80

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............................................... 80

A.  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI......................................... 80

1.  Nguồn phát sinh nước thải.......................................................................................... 80

2.  Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải....... 80

B.  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG....................... 81

1.  Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................................. 81

2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................................... 82

CHƯƠNG VII......................................................................................................................... 84

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 84

1.  KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..... 84

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................................. 84

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....... 84

2.   CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI ĐỊNH KỲ CỦA DỰ ÁN.......... 85

3.  KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM.............. 85

CHƯƠNG VIII........................................................................ 86

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................... 86

PHỤ LỤC.......................................................................... 87

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nhà đầu tư: Công ty CP Thương mại và đầu tư...........

+ Địa chỉ trụ sở chính: ............khu đô thị Sông Đà 2, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ............; Chức danh: Giám đốc.

+ Nơi ở hiện nay:..........khu đô thị Sông Đà 2, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

+ Điện thoại: ............

Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án ĐTXD Nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật tại CCN Vũ Ninh, xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình của Công ty CP Thương mại và đầu tư.

Quyết định số 04/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, cấp điều chỉnh lần thứ 1: ngày 17/01/2023.

2.TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1.Tên dự án

Dự án ĐTXD Nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật.

2.2.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Vị trí thực hiện dự án đầu tư

Dự án điều chỉnh mở rộng được thực hiện trên phần diện tích hiện đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ........, số vào sổ cấp GCN: ...... do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 19/11/2021.

Khu đất thực hiện dự án nằm tại CCN Vũ Ninh, xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, với vị trí như sau:

+ Phía Bắc giáp đất công nghiệp.

+ Phía Nam giáp cây xanh cách ly tiếp giáp khu dân cư xóm Tây Hòa, xã Vũ Ninh.

+ Phía Tây giáp Đường số 2 của CCN.

+ Phía Đông giáp cây xanh cách ly phía sông Kìm. Diện tích đất sử dụng của dự án là: 19.999,5 m2.

Tọa độ khu đất thực hiện dự án:

- Sơ đồ vị trí khu đất thực hiện dự án:

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí địa lý của dự án

2.2.2.Về hiện trạng quản lý và sử dụng đất:

Công ty CP Thương mại và đầu tư .... được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án ĐTXD Nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật tại CCN Vũ Ninh tại Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 và đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ......, số vào sổ cấp GCN: ...... để thực hiện dự án.

Tại khu đất dự án hiện tại đã xây dựng hoàn thiện một số hạng mục công trình nhà xưởng sản xuất và một số công trình phụ trợ để phục vụ hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện có, cụ thể như sau: Xưởng sản xuất vải địa kỹ thuật: 3.000 m2; kho thành phẩm vải địa: 3.000 m2; khu XLNT tập trung (ngầm): 50 m2; nhà vệ sinh công nhân + nhà ăn: 119 m2; hồ nước PCCC: 278 m2; trạm biến áp 1: 10,5 m2.

Các công trình này vẫn còn khả năng sử dụng tốt, Nhà máy vẫn đang hoạt động sản xuất ổn định do vậy khi thực hiện dự án điều chỉnh mở rộng, sẽ giữ nguyên hiện trạng các công trình này và xây dựng thêm một số công trình mới để phục vụ sản xuất.

- Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, nước thải của dự án:

Tại khu đất dự án đã xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, tách riêng với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa vẫn đảm bảo khả năng tiêu thoát nước mưa cho cả khu vực dự án do vậy khi thực hiện dự án sẽ không phải xây dựng thêm hệ thống thoát nước mưa mà chỉ thực hiện việc nạo vét, khơi thông cống rãnh để đảm bảo việc tiêu thoát nước khi dự án đi vào hoạt động.

Hệ thống thu gom, thoát NTSH: tại Nhà máy hiện có đã xây dựng 01 bể tự hoại tại khu vực nhà vệ sinh + nhà ăn, hệ thống đường ống thu gom nước thải và có 01 hệ thống xử lý NTSH, công suất 5 m3/ngày đêm. Khi thực hiện Dự án điều chỉnh có tăng lượng công nhân làm việc tuy nhiên do số lượng công nhân tăng ít nên công suất thệ thống XLNT vẫn đảm bảo xử lý được toàn bộ lượng NTSH phát sinh của dự án.

2.2.3.Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất

Dự án nằm trong CCN Vũ Ninh, cách khu dân cư thôn Tây Hòa, xã Vũ Ninh khoảng 15m về phía Tây Nam. Đây là khu dân cư gần nhất với khu vực thực hiện dự án.

2.3.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường

  • Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng;
  • Cơ quan cấp giấy phép môi trường của dự án: UBND tỉnh Thái Bình.

2.4.Quy mô của dự án đầu tư:

Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, có tổng mức đầu tư là 116.487.727.982 VNĐ thuộc Dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định tại Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019).

3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Công suất thiết kế của dự án:

+ Sản xuất vải địa kỹ thuật: 13.000.000 m2/năm;

+ Sản xuất bao vải địa: 1.500.000 bao/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật:

Hình 1.2: Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật của dự án

- Nguyên liệu đầu vào là xơ polypropylene được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc các nước công nghiệp phát triển, được lựa chọn với các đặc tính kỹ thuật và chất lượng cao. Độ bền cơ học và đặc tính kỹ thuật của xơ được giữ nguyên trong quá trình sản xuất.

  • Xơ được đánh tơi, loại bỏ tạp chất bẩn và xơ kém chất lượng sau đó được xếp ngay ngắn trên băng chuyền.
  • Thông qua máy dệt và xuyên kim, các sợi xơ được định hướng và gắn kết với nhau và được gia nhiệt để giữ được sự ổn định tạo thành tấm vải địa kỹ thuật hoàn thiện. Sau đó qua công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi chuyển qua máy cuộn thành từng cuộn để lưu kho, xuất hàng.

+ Máy xé kiện tự động BLENOMAT BO-A

Máy xé kiện hoàn toàn tự động; bề rộng làm việc 2,3m. Sản lượng tới 1.600kg/h khi chạy 1 phương án pha bông hoặc 1.200kg/h khi chạy đồng thời 2 phương án pha bông tổng chiều dài 23,045m; chiều dài xếp kiện bông 18,185m máy được điều khiển bởi máy tính.

+ Thiết bị loại đa năng SP-MF

Thiết bị hút nguyên liệu từ máy xé kiện tự động BLENDOMAT BO-A bao gồm quạt điều khiển bằng biến tần cho tiết kiệm điện, bộ phận loại bụi tinh, bộ phận tách tạp nặng khí động lực, bộ phận phát hiện kim loại và thùng chứa phế lớn. Thiết bị này cũng điều khiển bằng máy tính.

+ Lồng tụ BR- COI

Bao gồm quạt hoàn chỉnh các truyền động độc lập cho quạt và tổng bụi, bề rộng làm việc 1m.

+ Máy xé kiện sơ bộ CL-P

Máy xé kiện sơ bộ cotton với 2 trục xé. Nguyên liệu được cấp thông qua lồng tụ BR-COI, cấp hút nguyên liệu theo hướng tiếp tuyến do quạt hút, máy được điều khiển bằng máy tính công đoạn dùng loại máy này khi tỷ lệ tạp trên 3%).

+ Quạt BR – FD 425

Quạt vận chuyển nguyên liệu, đường kính cánh quạt 425mm, tốc độ quạt thay đổi nhờ mô tơ điều khiển bằng biến tần.

+ Buồng trộn tổng MX-U10

Buồng trộn đa năng gồm 6 buồng trộn bảo đảm kiểm soát trộn đều nguyên liệu. Nguyên liệu được hút khỏi buồng trộn bởi máy đứng sau. Thiết bị được điều khiển bằng máy tính.

+Thang bảo dưỡng hòm trộn BR-WS

+ Quạt BR-FD 425

Quạt vận chuyển nguyên liệu, đường kính quạt 425mm. Tốc độ quạt thay đổi nhờ mô tơ điều khiển bằng biến tần.

+Bộ tách nguyên liệu BR-MS1600

Tách nguyên liệu khỏi dòng khí vận chuyển nguyên liệu; bề rộng làm việc 1,6m

+ Bộ cấp nguyên liệu máy xé mịn FD-T

Cấp nguyên liệu cho máy xé mịn CLEANOMAT hoặc TUFTOMAT. Sản lượng tới 1.000kg/h.

+ Máy xé mịn làm sạch CLEANOMAT CL-C3

Máy xé mịn đặc tính cao bao gồm 1 trục đinh và 2 trục kim sản lượng tới 1000kg/h. Bao gồm cơ cấp nguyên liệu 2 trục, 4 khu vực xé mịn làm sạch. Tỷ lệ loại tạp chất và hiệu suất xé mịn làm sạch điều chỉnh qua bảng điều khiển.

+ Thiết bị loại xơ ngoại lai SP-FPU

Máy loại xơ ngoại lai đa năng có bề rộng làm việc 1,2m, môđun màu phát hiện chính xác vật liệu màu và màu trắng; môdun PP sử dụng ánh sáng phân cực để phát hiện chính xác vật liệu ánh sáng xuyên qua toàn hoặc từng phần trong dòng nguyên liệu. Môdun UV sử dụng ánh sáng tia cực tím phát hiện chính xác vật liệu phản quang với tia cự tím. Vật liệu ngoại lai được loại ra nhờ vào bộ phận thổi gồm nhiều miệng thổi. Phế liệu được hút ra gom vào một túi lọc lớn. Máy bao gồm thang giúp cho vận hành và thay túi lọc dễ dàng. Máy được trang bị các camera màu có độ phân giải cao cho từng môdun. Bảng điều khiển đồng bộ với màn hình màu cảm ứng giúp cho vận hành và chỉnh chuẩn máy dễ dàng kiểm soát chất lượng đồng bộ với các số liệu thống kê được thể hiện qua đồ thị và các số liệu thống kê.

+ Quạt BR- F425

Quạt vận chuyển nguyên liệu và khí thải, đường kính cánh quạt 425mm, tốc độ quạt thay đổi qua puley bước chữ V.

+ Máy loại bụi DUSTEX SP-DX

Máy loại bụi năng lực cao, máy được điều khiển bằng máy vi tính.

+ Quạt BR- F425

Quạt vận chuyển nguyên liệu và khí thải, đường kính cánh quạt 425mm, tốc độ quạt thay đổi qua puley bước chữ V.

+ Quạt BR-FD425

Quạt vận chuyển nguyên liệu, đường kính cánh quạt 425mm, tốc độ quạt thay đổi nhờ mô tơ điều khiển bằng biến tần.

+ Tủ điện điều khiển chính LC-I1

Tủ điều khiển điện tử gian chải, bao gồm bộ chia điện cho các máy được kết nối (trừ máy chải và ghép), liên kết thông tin thông qua liên kết mạng với bộ điều khiển của từng máy, điều khiển thông qua màn hình màu cảm ứng độ nhạy cao.

* Chải:

+ Máy chải TC11

Bề rộng làm việc 1,28 m diện tích thùng lớn 5,3m2, cự li công tác của máy được tối ưu nhờ cấp nguyên liệu trực tiếp với máng cấp linh hoạt và liên kết bộ làm đều, phát hiện kim loại và điểm dầy tại khu vực trục gai. Bộ phận cấp nguyên liệu với chức năng làm đều mức cấp nguyên liệu. Cự li dao bụi trục gai được lấy chính xác thông qua cơ cấu lấy cự ly. Máy trang bị hệ thống trục gai loại 3 trục. Máy trang bị kim độ bền cao. Máy được điều khiển bởi máy vi tính thông qua màn hình màu cảm ứng cỡ rộng. Máy đựơc trang bị thiết bị tự động làm đều đoạn ngắn và đoạn dài cúi Autoleveller. Máy được trang bị các môtơ Servo được kiểm soát bằng kỹ thuật số không cần bảo dưỡng. Máy được trang bị phanh điện cho thùng lớn . Điện áp cung cấp cho máy 380v-440v. Máy thiết kế đạt mức tiếp cận cao tới các bộ phận máy hệ thống khoá an toàn tập trung. Phế thải hút bụi liên tục và lên trên.

+ Bộ kéo dài tăng cường IDF2

Làm tăng ép bằng khí nén. Tự động làm đều đoạn ngắn. Kiểm soát chất lượng sản phẩm toàn diện (chi số, độ đều, biểu đồ phổ điểm dầy cúi) được kiểm soát bởi máy chải với hệ thống điều chỉnh sản xuất hoàn toàn tự động, các servo môtơ loại điều khiển kỹ thuật số không cần bảo dưỡng.

Máy xén

Máy có trang bị hệ thống làm đều tự động đảm bảo chất lượng được đồng đều máy chạy tốc độ cao: 500-600 vòng/phút tốc độ của máy được điều khiển bằng biến tần

Máy dệt xuyên kim

Máy sử dụng công nghệ biến tần có trang bị hệ thống cảm biến tự động có chức năng dệt theo công đoạn và đảm bảo chất lượng được đồng đều; máy chạy tốc độ cao: 500 vòng/phút và độ chính xác đến 0,01%.

  • Máy cuộn vải: Sử dụng công nghệ tự động được điều khiển bằng hệ thống roto động cơ điện có sử dụng các thiết bị cảm biến sensor để kiểm tra số vòng theo quy định của cuộn.
  • Đóng gói

Sau khi đã dệt thành vải địa thành phẩm được đóng vào các thùng và được đánh số thứ tự các thùng để thuận tiện cho quá trình quản lý sản phẩm đầu ra.

* Nhập kho

Các thùng sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng xe nâng và xếp vào kho sản phẩm chờ xuất hàng.

3.4.2. Quy trình sản xuất bao vải địa:

Hình 1.3: Quy trình sản xuất bao vải địa kỹ thuật

Quy trình công nghệ sản xuất:

  • Nguyên liệu đầu vào là vải địa kỹ thuật được sản xuất tại nhà máy;
  • Vải địa được đưa vào máy cắt chuyên dụng để cắt thành từng miếng với kích thước nhất định;
  • Sau khi cắt, vải được may lại để tạo thành bao vải địa dùng đựng cát cho làm đường, kè đê...;
  • Bao vải sau khi may hoàn thiện được kiểm tra chất lượng trước khi lưu kho.

3.2.2.Mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất của dự án được lựa chọn là công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay, kỹ thuật và năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định, tỷ lệ sản phẩm hỏng là rất nhỏ do vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Dự án sản xuất các sản phẩm là vải địa kỹ thuật và bao vải địa kỹ thuật.

3.4.Danh mục máy móc thiết bị của dự án:

Máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất của dự án:

Bảng 1.2. Danh mục máy móc thiết bị sản xuất của dự án

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Xuất xứ

Tình trạng

Số lượng

Thiết bị đã đầu tư

Dây chuyền sản xuất vải địa kỹ thuật

 

Nhật Bản

 

 

 

 

Đã đầu tư từ năm    2020,

hiện      đang

hoạt     động tốt

 

Máy xé sơ bộ

Cái

Nhật Bản

1

Máy xé mịn

Cái

Nhật Bản

2

Máy xơ rung

Cái

Nhật Bản

2

Máy chải

Cái

Nhật Bản

2

Máy xén

Cái

Nhật Bản

2

Máy dệt xuyên kim

Cái

Nhật Bản

1

Máy gia nhiệt

Cái

Nhật Bản

1

Máy cuộn vải

Cái

Nhật Bản

1

Máy móc phụ trợ đồng bộ khác thuộc dây chuyền

Bộ

Nhật Bản

1

Máy móc đầu tư mới

Máy móc phục vụ sản xuất bao vải địa

Máy may công nghiệp

Cái

Việt Nam

Mới 100%

30

Máy cắt chuyên dùng

Cái

Việt Nam

Mới 100%

2

Tủ đựng phụ liệu

Cái

Việt Nam

Mới 100%

30

Ghế ngồi may

Cái

Việt Nam

Mới 100%

30

Bàn KCS

Cái

Việt Nam

Mới 100%

5

Máy móc, thiết bị phục vụ chung

Hệ thống quạt thông gió

HT

Việt Nam

Mới 100%

1

Hệ thống điện, nước

HT

Việt Nam

Mới 100%

1

Hệ thống PCCC

HT

Việt Nam

Mới 100%

1

Thiết bị phụ trợ khác

HT

Việt Nam

Mới 100%

1

Dây chuyền sản xuất vải địa kỹ thuật

Máy xé sơ bộ

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

1

Máy xé mịn

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

2

Máy xơ rung

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

2

Máy chải

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

2

Máy xén

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

2

Máy dệt xuyên kim

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

1

Máy gia nhiệt

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

1

Máy cuộn vải

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

1

Máy móc phụ trợ đồng bộ khác thuộc dây chuyền

Cái

Nhật Bản

Mới 100%

1

3.4.2.Máy móc, thiết bị xử lý chất thải của dự án:

Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị xử lý chất thải của dự án

TT

Máy móc thiết bị

ĐVT

Số lượng

Tình trạng thiết bị

Xuất xứ

I

Đối với hệ thống XLNT

1

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

01

Bơm bể điều hòa, công suất 0,4 kW, 3pha/220V/50Hz

Cái

02

 

 

 

 

 

 

 

Đã đầu tư, lắp đặt từ năm 2021, đến nay vẫn đang hoạt động tốt

Italia

02

Bơm nước sau xử lý, công suất 0,4 kW, 3pha/220V/50Hz

Cái

02

Italia

 

03

Bơm điṇ h lươṇ g hóa chất khử trùng, công suất 0,75 kW, 3pha/220V/50Hz

 

Cái

 

01

 

Italia

04

Bơm bùn, công suất 0,4 kW, 3pha/220V/50Hz

Cái

02

Italia

05

Thù ng pha hóa chất V = 300L

Bô ̣

01

Việt Nam

06

Máy thổi khí, công suất 1,5 kW, 3pha/220V/50Hz

Cái

02

Việt Nam

07

Hê ̣ thống phân phố i khí bể hiếu khí

Bô ̣

01

Việt Nam

08

Thiết bi ḷ oc̣ rác tinh

Bô ̣

01

Việt Nam

09

Tủ điêṇ điều khiển

Hệ thống

01

Việt Nam

II

Đối với xử lý CTR

01

Thùng đựng CTR sinh hoạt, V= 0,2 m3

Cái

02

Đã mua sắm từ năm 2021, đến nay vẫn đang sử dụng tốt

Việt Nam

 

02

 

Thùng đựng CTNH, V = 0,5 m3

 

Cái

 

05

 

Việt Nam

4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước trong quá trình xây dựng dự án:

Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng:

Dự án chỉ xây dựng hoàn thiện một công trình đảm bảo nhu cầu mở rộng nâng công suất nên khối lượng sử dụng nguyên VLXD của dự án cũng không lớn, cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Tổng hợp khối lượng VLXD của dự án

 

TT

Tên vật liệu

ĐVT

Khối lượng sử dụng

Khối lượng riêng

Quy ra tấn

01

Gạch xây

viên

200.000

1,5 kg/viên

300

02

Xi măng PC30

tấn

200

-

200

03

Cát xây

m3

500

1,4 tấn/m3

700

04

Sắt, thép

tấn

500

-

500

05

Đá các loại

m3

500

1,56 tấn/m3

780

06

Cọc bê tông

tấn

200

-

200

07

Bê tông tươi

m3

300

2,2 tấn/m3

660

08

Đinh

Tấn

0,05

-

0,05

09

Que hàn

Tấn

0,02

-

0,02

10

Sơn

Tấn

0,5

-

0,5

 

Tổng cộng

Tấn

-

 

3.340,57

(Nguồn: Dự toán khối lượng công trình của dự án)

Các VLXD được cung cấp bởi các nhà thầu có uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Vật tư xây dựng được cung cấp vừa đủ, đảm bảo tập kết gọn trong công trường xây dựng dự án.

4.​1.2.Nhu cầu nhiên liệu, hoá chất và điện, nước

* Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

  • Xăng, dầu phục vụ cho một số máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án; dự kiến khoảng 50 - 60 lít/giờ.
  • Dầu DO sử dụng cho các phương tiện vận chuyển nguyên VLXD: dựa vào khối lượng VLXD sử dụng của dự án để tính toán lượng dầu sử dụng cho mỗi hoạt động tương ứng như sau:

Dầu sử dụng cho xe tải 10 tấn vận chuyển VLXD. Quãng đường vận chuyển khoảng 10 km và định mức sử dụng dầu cho xe có tải trọng 10 tấn khoảng 13 lít/100km.

Bảng 1.5. Lượng dầu DO sử dụng cho xe tải vận chuyển VLXD

 

Giai đoạn

Khối lượng vật liệu vận chuyển (tấn)

Số lượt xe vận chuyển (xe)

Quãng đường vận chuyển (km)

Lượng dầu sử dụng (lít)

Xây dựng

3.340,57

334

10

434,2

* Nhu cầu sử dụng nước:

Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước sử dụng cho thi công, với định mức cấp nước như sau:

  • Nước sinh hoạt của công nhân: Căn cứ theo TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức cấp nước cho sinh hoạt của công nhân (khu vực nông thôn) là 100 lít/người/ngày. Tuy nhiên, do nhà thầu thi công sẽ áp dụng các biện pháp tuyển dụng công nhân là người địa phương, hạn chế ăn ở tại công trường nên lượng nước cấp cho sinh hoạt thực tế sẽ giảm xuống còn khoảng 60 lít/người/ngày. Thời điểm xây dựng cao điểm tập trung 15 người, khi đó lượng nước sử dụng lớn nhất là 0,9 m3/ngày.
  • Nước phục vụ thi công xây dựng:

+ Nước trộn vữa: Tham khảo công thức phối trộn vữa của nhà thầu thi công: Cứ 1 tấn xi măng cần 350 lít nước. Dự án sử dụng 200 tấn xi măng (trong 9 tháng thi công, số ngày xây dựng thực tế tính bằng 90% và bằng 243 ngày), trung bình 0,8 tấn xi măng/ngày. Lượng nước cần để trộn vữa khoảng 0,3 m3/ngày.

+ Nước vệ sinh máy móc thiết bị: Tham khảo từ thực tế một số dự án xây dựng, cải tạo Nhà máy sản xuất cho thấy lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 1,0 m3/ngày.

+ Nước cấp cho hoạt động rửa xe chuyên chở VLXD: Khối lượng nguyên VLXD của dự án là 3.340,57 tấn, sử dụng ô tô 10 tấn để chuyên chở trong khoảng thời gian xây dựng các công trình (09 tháng, cứ 05 ngày lại diễn ra quá trình vận chuyển, tương đương 49 ngày vận chuyển) thì lượng xe vận chuyển là 11 lượt xe/ngày. Việc rửa xe chỉ rửa lốp xe, thành xe và phun rửa gầm xe khi phương tiện giao thông ra khỏi dự án. Tham khảo từ thực tế một số dự án xây dựng Nhà máy sản xuất cho thấy lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 50 lít/lượt rửa. Như vậy tổng lượng nước cấp cho hoạt động này là 0,55 m3/ngày.

+ Nhu cầu sử dụng nước cho phun ẩm chống bụi:

Theo TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu nước trung bình cho 1 lần rửa đường, phun ẩm là 0,5 lít/m2, tương đương 0,0005 m3/m2. Diện tích khu vực cần tưới ẩm dự kiến khoảng 300 m2. Dự kiến khi vào những ngày hanh khô sẽ tiến hành tưới ẩm khu vực khoảng 04 lần/ngày, khi đó lượng nước cần sử dụng sẽ là: 0,0005 x 300 x 4 = 0,6 m3/ngày.

Như vậy tổng lượng nước cấp cho quá trình xây dựng dự án là: 0,9 + 0,3 + 1,0 + 0,55 + 0,6 = 3,35 m3/ngày.

*Nhu cầu sử dụng điện:

Dựa vào công suất hoạt động của máy móc, thiết bị sử dụng điện cho quá trình thi công xây dựng ước tính được lượng điện tiêu thụ cho máy móc trong giai đoạn xây dựng sẽ khoảng 3.000 kw trong suốt quá trình thi công xây dựng.

*Nhu cầu sử dụng vật liệu:

Trong quá trình xây dựng có sử dụng vật liệu xử lý váng dầu (chất siêu thấm Cellusorb) để xử lý nước thải rửa xe, với khối lượng khoảng 30 kg trong suốt quá trình xây dựng dự án.

4.2.Nhu cầu s​ử dụng nguyên liệu, hóa chất, điện nước phục vụ cho sản xuất trong giai đoạn vận hành dự án

Hiện tại công ty đang vận hành hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện có với quy mô công suất thực tế đạt 5.700.000 m2 vải địa kỹ thuật/năm và 500.000 bao vải địa kỹ thuật/năm, với tổng số CBCNV là 45 người.

Khi thực hiện dự án điều chỉnh nâng công suất, số lượng lao động của dự án bổ sung thêm 10 lao động, nên tổng số CBCNV của dự án là 55 người.

Việc tính toán nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất vừa được căn cứ theo định mức sử dụng cho sản xuất vừa theo thực tế sản xuất hiện nay, cụ thể như sau:

4.2.1.Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất của dự án:

Nguyên liệu sử dụng của dự án

Bảng 1.6: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất chính của dự án

 

TT

 

Nguyên vật liệu

 

Điṇ h mứ c sử dung

Đơn vị tính

Khối lượng sử dụng (*)

Thực tế hiện tại (a)

Nâng công suất (b)

1

Xơ       polypropylen, xơ Polyester

150g/m2

Tấn/năm

930

2.175

2

Sợi Polyester cường lực cao

400g/m2

Tấn/năm

2.480

5.800

Tổng

Tấn/năm

3.410

7.975

(*): Các nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của dự án là vải địa kỹ thuật. Còn bao vải địa kỹ thuật được sản xuất từ vải địa kỹ thuật của dự án. Căn cứ từ thực tế đang vận hành tại Nhà máy, trung bình cứ 1m2 vải địa kỹ thuật sản xuất được 1 bao vải địa kỹ thuật. Như vậy, tổng lượng vải địa kỹ thuật dự án cần sản xuất để đạt được công suất thực tế và công suất thiết kế sẽ là:

- Công suất thực tế: 5.700.000 m2 + 500.000 m2 = 6.200.000 m2/năm (a)

- Công suất thiết kế: 13.000.000 m2 + 1.500.000 m2 = 14.500.000 m2 (b)

Khi đó việc tính toán nguyên vật liệu chính của dự án sẽ tính toán cho việc sản xuất ra sản phẩm vải địa kỹ thuật.

Phụ liệu sản xuất của dự án:

Các loại phụ liệu sử dụng bao gồm: chỉ may (để may bao vải địa kỹ thuật) và bao bì đóng gói (các loại nilon, dây buộc, ... để đóng gói sản phẩm).

  • Chỉ may: định mức sử dụng khoảng 2,0 m/bao, khối lượng sử dụng khi dự án đạt công suất thiết kế sẽ là: 2 m/bao x 1.300.000 bao/năm = 2.600.000 m/năm.
  • Bao bì đóng gói: Khối lượng sử dụng hiện nay khoảng 100 tấn/năm. Khi dự án điều chỉnh đạt công suất thiết kế, dự kiến khối lượng sử dụng bao bì đóng gói sẽ tăng khoảng 25%, khi đó tổng lượng bao bì đóng gói sử dụng sẽ là: 150 tấn/năm.

Nhiên liệu sử dụng của dự án

Bảng 1.2. Danh mục nhiên liệu sử dụng của dự án

 

TT

 

Nhiên liệu sử dụng

 

Đơn vị tính

Lượng sử dụng

 

Mục đích sử dụng

Hiện nay

Nâng công suất

1

Dầu DO

lít/năm

20.000

21.000

Xe nâng hạ hàng, xe tải chở hàng.

 

2

Dầu     mỡ     bôi trơn

 

Kg/năm

 

80

 

100

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị; Tra vào các chi tiết trong động cơ.

3

Dầu          truyền nhiệt (*)

Lít/năm

200

300

Dùng cho trục gia nhiệt

Hóa chất sử dụng của dự án

Dự án chủ yếu sử dụng hóa chất khử trùng (dung dịch Javel) cho hoạt động xử lý XLNT sinh hoạt, với lượng sử dụng định mức là 0,015 lít/m3nước thải = 0,075 lít/ngày = 27,4 lít/năm (tính với công suất thiết kế của hệ thống XLNT là 5 m3/ngày).

4.2.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước

a.Nhu cầu sử dụng điện:

Căn cứ theo hóa đơn sử dụng điện hàng tháng của Nhà máy hiện có, lượng điện sử dụng cho hoạt động chiếu sáng và hoạt động sản xuất hiện tại khoảng từ 110.000 - 130.000 kWh/tháng.

Nhu cầu sử dụng điện cấp cho hoạt động chiếu sáng và hoạt động sản xuất của dự án dự kiến sẽ tăng lên khoảng 30% so với lượng sử dụng hiện nay. Như vậy lượng điện sử dụng khi dự án sản xuất đạt công suất thiết kế sẽ khoảng 143.000 - 160.000 kWh/tháng.

b.Nhu c​ầu sử dụng nước:

Dự án không sử dụng nước cho sản xuất mà chỉ sử dụng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV, rửa đường, tưới cây. Lượng nước sử dụng hiện nay được tính toán theo hóa đơn sử dụng nước hàng tháng, cụ thể như sau:

Bảng 1.8: Lượng nước sử dụng của Nhà máy hiện có

TT

Tháng sử dụng

Lượng sử dụng

Tháng sử dụng

Lượng sử dụng

01

Tháng 01/2024

104 m3/tháng

Tháng 6/2024(*)

192 m3/tháng

02

Tháng 02/2024

106 m3/tháng

Tháng 7/2024

153 m3/tháng

03

Tháng 3/2024

107 m3/tháng

Tháng 8/2024

130 m3/tháng

04

Tháng 4/2024

143 m3/tháng

Tháng 9/2024

125 m3/tháng

05

Tháng 5/2024

160 m3/tháng

Tháng 10/2024

130 m3/tháng

 

06

Tổng lượng nước sử dụng: 1.158 m3/9 tháng (không tính tháng 6/2024);

Lượng nước sử dụng trung bình = 129 m3/tháng = 4,6 m3/ngày (tính với 28 ngày làm việc).

(*): Lượng nước tháng 06/2024 tăng đột biến do bể chứa nước bị rò rỉ. Do vậy không sử dụng số liệu này để tính toán lượng nước sử dụng của Nhà máy.

Theo thống kê từ bảng trên, lượng nước cấp cho hoạt động của Nhà máy trong 01 tháng trung bình là 129 m3/tháng. Tại Nhà máy hiện đang sử dụng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV và hoạt động rửa sân đường nội bộ, còn hoạt động tưới cây thì tái sử dụng lại nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện có của Nhà máy. Hoạt động rửa sân đường nội bộ của Nhà máy là nhu cầu không thường xuyên, tùy theo điều kiện thời tiết và mức độ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy tại các thời điểm khác nhau đòi hỏi tần suất rửa đường khác nhau. Thực tế tại Nhà máy tần suất rửa đường tại Nhà máy là 2 ngày/lần rửa. Diện tích sân đường nội bộ của Nhà máy là 3.956,3 m2. Căn cứ định mức rửa sân đường quy định theo TCXDVN 33-2006 là 0,4 lít/m2/lần rửa (thủ công). Khi đó, lượng nước sử dụng rửa sân đường là 1,58 m3/lần rửa và tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động rửa sân đường khoảng 23,7 m3/tháng. Khi đó lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV của Nhà máy hiện có là: 129 – 23,7 = 105,3 m3/tháng = 3,76 m3/ngày = 83,5 lít/người/ngày (tính với 28 ngày làm việc/tháng và 45 CBCNV hiện có của Nhà máy).

Khi thực hiện dự án điều chỉnh nâng công suất, số lượng CBCNV của dự án là 55 người, khi đó lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV của dự án sẽ là: 83,5 lít/người/ngày x 55 người = 4.595 lít/ngày ≈ 4,6 m3/ngày ≈ 129 m3/tháng.

Và lượng nước cấp cho rửa đường vẫn sẽ là 23,7 m3/tháng.

Vậy tổng lượng nước cấp cho dự án nâng công suất sẽ là 152,7 m3/tháng = 5,45 m3/ngày.

Nguồn cung cấp nước:

Nguồn nước cấp cho dự án là Nhà máy nước Thủy Long - Công ty cổ phần phát triển Thủy Long.

Nước dự trữ cho PCCC:

Căn cứ theo TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC, lưu lượng nước cấp cho chữa cháy được xác định theo công thức: QCC = 10,8 x qcc x n x k (l/s).

Trong đó:

+ n: Số đám cháy xảy ra đồng thời (n=1).

+ qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (qcc = 20 l/s).

+ k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước chữa cháy (k=1). Như vậy QCC = 10,8 x 20 x1 x1 = 216 (l/s).

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của hệ thống PCCC được dự trữ trong hồ nước PCCC có S = 278 m2.

5.CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5.1.Các hạng mục công trình của dự án

Bảng 1.9: Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

TT

Hạng mục xây dựng

Diện tích XD (m2)

Số tầng

Ghi chú

I

Các hạng mục công trình chính

01

Xưởng sản xuất vải địa kỹ thuật 1

3.000

1

Hiện có

02

Kho thành phẩm vải địa

3.000

1

Hiện có

03

Xưởng may + kho thành phẩm bao vải địa

3.000

1

Hiện có

04

Xưởng sản xuất vải địa kỹ thuật 2

2.280

1

Dự kiến XD

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

05

Nhà bảo vệ, nhà ăn ca công nhân, điều

456,0

2

Dự kiến XD

 

hành sản xuất và khu phụ liệu

 

 

 

06

Hồ kiểm chứng + PCCC

278,0

1

Hiện có

07

Nhà vệ sinh công nhân + bếp ăn ca

119,0

1

Hiện có

08

Trạm biến áp 1

16,8

-

Hiện có

09

Nhà để máy bơm PCCC

28,2

1

Hiện có

10

Nhà xe công nhân

120,0

1

Hiện có

11

Sân đường nội bộ (trong đó có 97 m2 bãi đỗ xe)

3.956,3

 

Hiện có

III

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

12

Khu xử lý NTSH (ngầm)

50,0

-

Hiện có

 

13

Khu lưu giữ chất thải rắn (bố trí tại góc cuối của khu nhà xưởng sản xuất vải địa kỹ thuật 2), bao gồm:

 

50,0

 

1

 

-

Khu lưu giữ CTR công nghiệp

35,0

-

Dự kiến xây dựng

-

Khu lưu giữ CTNH

15,0

-

14

Cây xanh

4.040,0

 

Hiện có + Trồng mới

15

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Cống thoát nước D500 dài 569 m, 25 hố ga, 01 cửa xả

Hiện có

 

16

 

Hệ thống thu gom nước thải

Ống thu nước thải HDPE D200, dài 77 m (13m hiện có và 54m xây mới), 01 điểm xả

Hiện có + Xây mới

Diện tích các công trình xây dựng

12.003,2

 

 

Tổng diện tích xây dựng

19.999,5

 

 

5.2.Thời gian hoạt động của dự án

Thời gian hoạt động của dự án: 49 năm kể từ ngày ký quyết định chủ trương đầu tư.

5.3.Tiến độ thực hiện dự án

- Đối với các hạng mục công trình hiện có: đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 01/2021;

- Đối với các hạng mục công trình xây mới:

+ Hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng, môi trường, PCCC, …: quý IV/2024;

+ Hoàn thành đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị: từ quý I - quý IV/2025;

+ Đưa dự án vào hoạt động chính thức: quý I/2026.

5.4.Tổng mức đầu​ tư, nguồn vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư: 116.487.727.982 đồng (Một trăm mười sáu tỷ, bốn trăm tám mươi bảy triệu, bảy trăm hai mươi bảy nghìn, chín trăm tám mươi hai đồng).

Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn góp của nhà đầu tư: 36.487.727.982 đồng.

- Vốn huy động: 80.000.000.000 đồng.

>>> XEM THÊM: Bảng báo giá dịch vụ khoan ngầm kéo ống qua đường cao tốc

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha