Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Sản phẩm của Nhà máy là các loại mực, cá, tôm đông lạnh và chả cá rau củ đông lạnh .Nhà máy hoạt động với tổng công suất được phê duyệt là 1.500 tấn/năm.
Ngày đăng: 13-01-2025
53 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. i
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.. 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở: 2
1.3.1. Công suất hoạt động của Cơ sở. 2
1.3.2. Công nghệ sản xuất của Cơ sở. 2
1.5. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở. 12
1.5.1. Hiện trạng các hạng mục công trình. 12
1.5.2. Danh mục máy móc thiết bị 13
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 17
2.1.1. Sự phù hợp về quy hoạch môi trường. 17
2.1.2. Phân vùng môi trường. 17
2.2. Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 18
2.2.1. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm có trong nước thải 18
2.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải 14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 15
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 15
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa. 15
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 16
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 24
3.2.1. Khống chế ô nhiễm do máy phát điện dự phòng. 24
3.2.2. Biện pháp khống chế mùi dung môi tại khâu in. 24
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 25
3.3.1. Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 25
3.3.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn sản xuất 25
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 27
3.5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 28
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 29
3.6.1. Hệ thống xử lý nước thải 29
3.6.3. Phương án phòng cháy, chữa cháy. 30
3.6.4. Phương án an toàn khi lưu trữ hóa chất 30
3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 31
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 34
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 34
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 35
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 36
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 36
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 39
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 39
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 40
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 41
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 43
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.......
- Địa chỉ văn phòng: Khu Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ Cơ sở:
+ Ông: .......
+ Chức danh: Giám đốc
- Điện thoại: .......; Fax: ........
- Email:........... Website:...........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp: ....; đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 5 năm 2003; đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 25 tháng 8 năm 2023; nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang.
- Tên Cơ sở: Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh.
- Địa điểm Cơ sở: Khu Cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý của khu vực tiếp giáp với các khu vực sau:
+ Phía Bắc giáp Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thuỷ sản Cà Mau;
+ Phía Nam giáp Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Cá Vàng;
+ Phía Đông giáp với hàng rào Khu cảng cá;
+ Phía Tây giáp đường số 1 của Khu cảng cá.
- Các giấy phép môi trường của Cơ sở:
+ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh” khu Cảng cá Tắc Cậu ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
+ Sổ Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số Quản lý chất thải nguy hại: ... ngày 10 tháng 11 năm 2009.
+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 1614/GP-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp thời hạn 3 năm. Hiện tại giấy phép đã hết hạn.
+ Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận về việc điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh”.
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 1318/GP-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2019 do UBND tỉnh Kiên giang cấp, giấy phép đã hết hạng ngày 13 tháng 6 năm 2021. Đầu năm 2024, Công ty đã làm thủ tục xin được cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất và được hội đồng họp thẩm định thông qua theo biên bản số 01/BB-STNMT ngày 11 tháng 01 năm 2024 về việc Họp hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất của Công ty TNHH .... tại Khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang nhưng đến nay chưa được cấp giấy phép.
+ Giấy xác nhận số 01/GXN-STNMT ngày 06 tháng 01 năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thành các công trình của Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh”.
- Quy mô của Cơ sở:
+ Diện tích: Cơ sở có tổng diện tích là 7.560 m2
+ Tổng vốn đầu tư Cơ sở là 7.246.300.000 VNĐ (bảy tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu ba trăm nghìn đồng) thuộc Nhóm C (loại hình Nhà máy chế biến thủy sản có vốn đầu tư < 60 tỷ đồng) được quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.
- Loại hình của Cơ sở: Cơ sở thuộc loại hình dự án chế biến thủy, hải sản quy định tại mục số 16, phụ lục II (Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường) Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà máy hoạt động với tổng công suất được phê duyệt là 1.500 tấn/năm. Công suất đạt được trong năm 2023 là 1.489,736 tấn/năm và tính đến quý III năm 2024 là 1.156,536 tấn/năm.
Công ty hoạt động khoảng 300 ngày/năm. Mỗi ngày thời gian làm việc 2 ca, mỗi ca làm việc 8 tiếng, chủ nhật Nhà máy không sản xuất. Công suất sản phẩm có thể thay đổi tùy theo nguồn nguyên liệu cung cấp đầu vào và mức tiêu thụ của thị trường.
Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nguyên liệu được lựa chọn trên thị trường và đưa về kho chứa và bảo quản. Trước tiên nguyên liệu được đưa qua công đoạn rửa, phân loại theo cỡ và chủng loại. Sau đó đưa qua bộ phận sơ chế để loại bỏ các phần không thích hợp và tạo nên bán thành phẩm theo từng loại sản phẩm, sau đó đưa vào bảo quản trong kho lạnh.
Nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ đưa qua công đoạn chế biến, tùy theo từng loại sản phẩm mà có quy trình chế biến khác nhau. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm.
Sau khi chế biến, bán thành phẩm sẽ được phân loại và xếp hộp. Sau đó đưa vào tủ cấp đông đạt nhiệt độ thích hợp và được đưa qua công đoạn đóng gói trước khi vào kho lạnh để bảo quản chờ ngày xuất xưởng.
Trong quy trình chế biến thủy sản đông lạnh nêu trên, các khâu quan trọng mang tính chất quyết định chất lượng sản phẩm là lựa chọn nguyên liệu, chế biến cấp đông và bảo quản kho lạnh.
Quy trình in ấn bao bì:
Trong quá trình sản xuất, cần thiết phải tạo thông tin sản phẩm cho công ty cho nên vấn đề thời gian sản xuất cũng được chú trọng, chính vì vậy mà công ty đã sử dụng các thiết bị cần thiết để thực hiện in thông tin ngày tháng lên bao bì, hộp giấy. Quy trình in ấn như sau:
Đối với hộp giấy đóng gói sản phẩm: Công nhân sẽ thực hiện in ấn theo phương pháp thủ công bằng các con dấu. Sau đó công nhân sẽ vận chuyển đến nơi đóng gói sản phẩm.
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình in ấn hộp giấy
Đối với bao bì nhựa đóng gói sản phẩm: Công nhân sẽ sắp xếp trên băng chuyền và in ấn bằng máy phun mực. Sau đó công nhân sẽ vận chuyển đến nơi đóng gói sản phẩm.
Quy trình sản xuất chả cá rau củ đông lạnh:
Hình 1. 4. Quy trình sản xuất chả cá rau củ đông lạnh
Bảng 1. 1. Thuyết minh quy trình sản xuất chả cá rau củ đông lạnh
Công đoạn chế biến |
Thông số kỹ thuật chính |
Mô tả |
---|---|---|
Tiếp nhận nông sản |
|
Các loại nông sản được mua tại các siêu thị hoặc tại cơ sở có hợp đồng cam kết đảm bảo không có dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng trên nông sản. Nông sản được bảo quản trong các túi PE, chuyển về nhà máy và bảo quản ở nhiệt độ thường. Chỉ nhận nông sản đạt chất lượng và theo yêu cầu của thành phẩm |
Bảo quản NL |
Thời gian bảo quản <48h |
Bảo quản nông sản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng. Thời gian không quá 48 giờ. |
Sơ chế nông sản – sục khí – cắt |
|
+ Củ hành tây: lột vỏ + Carot: lột vỏ, bỏ cuống + Đậu COVE: bỏ cuống
|
Bảo quản |
Nhiệt độ bảo quản 8 - 10 oC |
|
Tiếp nhận BTP chả cá |
Nhiệt độ BTP < -18oC
|
BTP chả cá được mua tại các nhà máy đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất mặt hàng này, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng (NAFIQAD) và có ký hợp đồng với công ty. BTP đóng vào các thùng carton và bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ bảo quản < -18oC. |
Tiếp nhận – bảo quản phụ gia |
|
Phụ gia được nhận từ đơn vị ký hợp đồng với công ty và vận chuyển về công ty bằng xe chuyên dùng. Chỉ nhận những phụ gia còn nguyên vẹn bao bì, có đầy đủ thông tin và bảo quản ở nhiệt độ thường |
Băm nhỏ chả cá - Trộn phụ gia với chả cá - xay |
Bột năng: 11.19% STPP: 0.39% CaCO3: 0.39% Muối: 1.46 % Đường: 1.65% Bột ngọt: 0.97% Nước lạnh: 36.95% TG-SR: 0.29% Chả cá: 46.71% (hoặc tùy theo yêu cầu của khách hàng) Nhiệt độ nước < 30C Nhiệt độ BTP < 100C |
Cho mỗi block chả vào máy băm nhỏ, thời gian băm khoảng 2 phút/ block/ 10kg. Sau khi băm nhỏ surimi tiến hành Cân BTP chả cá cho vào cối xay, cân bột năng, muối, đường, bột ngọt, nước lạnh,… theo tỉ lệ yêu cầu cho vào cối, đậy nắp cối. Tiến hành xay hỗn hợp trên, thời gian xay 20 phút/mẻ. Khối lượng 1 mẻ khoảng 160 - 220kg. |
Trộn chả nền với rau củ |
Chả cá: 70% Hành tây: 15% Cà Rốt: 10% Đậu COVE: 5% Hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệt độ BTP < 100C |
Nông sản sau khi cắt và bảo quản kho mát. Cân nông sản và chả nền theo tỷ lệ yêu cầu cho vào máy trộn điều hỗn hợp trên. Thời gian trộn khoảng 5 phút/mẻ. khối lượng 1 mẻ khoảng 140 – 180kg |
Tiếp nhận – Bảo quản (Que) |
Que: làm bằng tre, không bị gẩy, nhẵn. Khô, không bị mốc |
Que được sản xuất từ các có sở sản xuất đảm bảo chất lượng có hợp đồng với công ty. Que thành phẩm bảo quản trong các túi PE, mỗi túi 1,0 Kg. Chỉ nhận que đảm bảo chất lượng. Bảo quản que nơi thoáng mát |
Ngâm – Rửa que |
|
Nồng độ Clorin của nước ngâm: 100 ppm, thời gian ngâm 1h. Rửa qua 03 thau nước, dư lượng Clorin trong thau cuối < 1ppm. Để ráo và chuẩn bị cho công đoạn xiên que |
Cân – định hình |
Trọng lượng 70 g/que; 100g/que Hoặc theo yêu cầu của khách hàng |
Cân 70g hay 100g hỗn hợp surimi nền và rau củ, hoặc theo yêu cầu của khách. Cho hỗn hợp sau cân vào khuôn chuyên dùng để định hình sản phẩm. Gắng que tâm vào khuôn surimi. |
Hấp – làm nguội |
Thời gian hấp: 15 - 30 phút (tùy theo khối lượng sản phẩm) Nhiệt độ tủ: 100 - 1100C Nhiệt độ hơi > 900C Thời gian làm nguội < 5 phút Tâm sản phẩm sau hấp > 800C Nhiệt độ tâm sản phẩm sau khi làm nguội < 400C |
Sản phẩm sau khi định hình được xếp vào khay rồi cho vào tủ để hấp. Thời gian hấp như sau: Size 30g/que: 15 phút. Size 70g/que: 25 phút Size 100g/ que: 30 phút Sau đó chuyển sang làm nguội. |
Chờ Đông (nếu có) |
To kho chờ đông -1oC÷ 4oC. Thời gian < 4h |
Sản phẩm sau khi làm nguội nhưng chưa đủ lượng để chạy tủ thì chuyển vào kho chờ đông. |
Cấp đông |
* Đông Block: Thời gian đông < 4 giờ. Nhiệt độ tủ -38 ÷ - 42oC. Nhiệt độ TTSP < -18oC. * Hầm đông: Thời gian đông < 2 giờ. Nhiệt độ tủ -38 ÷ - 42oC. Nhiệt độ TTSP < -18oC. |
Đông trong tủ đông tiếp xúc hoặc bằng hầm đông, thời gian đủ dài để sau khi cấp đông nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt yêu cầu và thời gian đông phải đảm bảo. |
Tiếp nhận - bảo quản bao bì |
|
Bao bì được sản xuất từ các cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng có hợp đồng với công ty. Được vận chuyển về công ty bằng xe bảo ôn. Chỉ nhận bao bì đảm bảo chất lượng. Bảo quản kho bao bì ở nhiệt độ thường. |
Chuẩn bị bao bì |
|
QC phải kiểm tra các thông tin trên bao bì, số lượng bao bì, tình trạng bao bì trước khi tiến hành đóng gói |
Vô túi PE - Hàn kín - Dò Kim loại - Đóng thùng |
Net 30g/que x 10 que/PE x 10 PE/cnts. Hoặc theo yêu cầu của khách Vật chuẩn Fe (Ferrous) = 1.5 mm, NoneFerrous = 2.0mm ; Sus (S/S) = 2.5 mm |
Sau khi cấp đông cho 10 que surimi vào túi PE hàn miệng, ép thẻ. Cho từng túi thành phẩm chạy qua máy dò kim loại để loại bỏ những SP có lẫn mảnh kim loại. Trước khi cho sản phẩm qua máy dò kim loại phải tiến hành kiểm tra độ nhạy của máy bằng vật chuẩn Fe (Ferrous) = 1.5 mm, NoneFerrous = 2.0mm ; Sus (S/S) = 2.5 mm, sau 30 phút/lần trong lúc sử dụng và kết thúc. Cứ 10 túi PE cùng cỡ loại cho vào thùng carton. Hoặc theo yêu cầu của khách. Thùng phải ghi đầy đủ rõ ràng: Tên SP (bao gồm tên thương mại và tên la tinh), vùng đánh bắt, phương pháp đánh bắt, cỡ, loại, trọng lượng, ngày SX, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, sản phẩm của VIỆT NAM, tên và địa chỉ của doanh nghiệp, mã lô hàng, mã số xí nghiệp… |
Bảo quản - Xuất hàng |
Nhiệt độ BQ < -18oC. Thời gian BQ < 24 tháng |
- Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cho đến tay người tiêu dùng. Khi bảo quản tránh mở cửa kho thường xuyên làm dao động nhiệt độ kho. - Xuất hàng phải nhanh chóng, đúng số lượng, size … |
Sản phẩm của Nhà máy là các loại mực, cá, tôm đông lạnh và chả cá rau củ đông lạnh . Nhà máy đã đi vào hoạt động từ đầu nằm 2004 và đến nay công suất đáp ứng gần công suất thiết kế. Công suất sản phẩm cho năm sản xuất ổn định được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng sản phẩm và công suất cho năm sản xuất ổn định
Loại sản phẩm |
Khối lượng (Tấn/năm) |
Khối lượng năm 2023 (Tấn/năm) |
Khối lượng tính đến quý III/2024 (Tấn) |
Mực đông lạnh các loại |
1.220 |
1.208,351 |
865,65 |
Cá đông lạnh các loại |
180 |
207,945 |
272,01 |
Tôm đông lạnh các loại |
75 |
56,132 |
18,22 |
Chả cá rau củ đông lạnh |
25 |
17,308 |
0,66 |
Tổng |
1.500 |
1.489,736 |
1.156,54 |
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu, phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ và gần đây thị trường được mở rộng sang các nước trong khu vực: Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…
* Nhu cầu nguyên liệu:
Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương bao gồm cá, mực, tôm tươi, chả cá, rau củ có chất lượng tốt, tạo điều kiện cung ứng thuận tiện, giá cả thích hợp.
Bảng 1.3. Bảng khối lượng nguyên liệu
TT |
Loại sản phẩm |
Khối lượng (Tấn) |
Khối lượng tính đến quý III/2024 (Tấn) |
I |
Nguyên liệu sản xuất |
||
1 |
Mực đông lạnh các loại |
1.830 |
1.312,72 |
2 |
Cá đông lạnh các loại |
270 |
403,82 |
3 |
Tôm đông lạnh các loại |
82,5 |
18,22 |
4 |
Chả cá rau củ đông lạnh |
17,3 |
0,73 |
Tổng |
2.199,8 |
1.735,49 |
|
II |
Phụ gia |
||
1 |
Phụ gia phối trộn chả cá |
9,326 |
0,39 |
2 |
Muối |
478,340 |
325,640 |
Tổng |
487,666 |
326,03 |
* Nhu cầu nhiên liệu, hoá chất:
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp nhu cầu nhiên liệu tại Nhà máy
STT |
Tên nguyên liệu (thành phần) |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
Chlorine (Hợp chất chứa Clo) |
Kg/năm |
560 |
2 |
Dầu DO (Thành phần dầu khoáng) |
Lít/năm |
15.600 |
* Nhu cầu sử dụng điện:
Nhu cầu điện phục vụ cho năm sản xuất ổn định khoảng 1.616.232 kWh, nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia. Trong năm 2023, Công ty tiêu thu khoảng 2.316.800 kWh/năm. Hiện tại, Công ty có 2 trạm biến áp 1.000 kVA và 1.250 kVA để cung cấp điện cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư 01 máy phát điện dự phòng công suất 350 kVA để phòng trường hợp mất điện.
* Nhu cầu sử dụng nước:
Công ty đang sử dụng nguồn nước cấp từ Nhà máy nước Cảng Cá Tắc Cậu (Biên bản thống nhất mở lại đồng hồ nước đính kèm phụ lục) và nguồn nước từ giếng khoan (01 giếng) công suất 180 m3/ngày.đêm để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Khi nhà máy đi vào hoạt động với công suất 2.200 tấn nguyên liệu/năm, mỗi năm hoạt động 300 ngày, tương đương 7,33 tấn nguyên liệu/ngày thì lượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất được tính toán như sau:
- Các tiêu chí kỹ thuật:
+ Cấp nước sử dụng cho sinh hoạt: 25 lít/người/ca và hệ số không điều hoà giờ là 3 (Theo định mực TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – yêu cầu thiết kế). Theo chế độ làm việc của công nhân là 2 ca /ngày nên tiêu chuẩn dụng nước sẽ là 50 lít/người/ngày.
+ Nước từ khu nhà ăn tập thể: 20 lít/suất/ngày (Theo TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn Việt Nam cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế).
+ Nước tưới cây, rửa đường: 0,5 lít/m2 (Theo định mực TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – yêu cầu thiết kế).
Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nước khi Nhà máy hoạt động hết công suất
TT |
Đối tượng dùng nước |
Quy mô |
Đơn vị |
TC dùng nước |
Đơn vị |
Hệ số K |
NC dùng nước (m³/ngày) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 |
Công nhân |
400 |
Người |
50 |
lít/người/ngày |
3 |
60 |
2 |
Mực, tôm, cá các loại |
7,3 |
TNL |
10 |
m3/TNL/ngày |
1,3 |
94,9 |
3 |
Rau củ các loại |
0,06 |
TNL |
2 |
m3/TNL/ngày |
1,3 |
0,16 |
3 |
Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị |
- |
- |
15 |
m3/ngày |
1,3 |
19,5 |
4 |
Khu nhà ăn |
400 |
Suất |
25 |
lít/suất/ngày |
1,3 |
13 |
5 |
Nước tưới cây, rửa đường |
1.396 |
m2 |
0,5 |
lít/m2 |
1,3 |
0,91 |
Tổng lượng nước sử dụng |
|
188,46 |
Ghi chú: TNL – Tấn nguyên liệu
+ Nước chữa cháy: 15 lít/s, số đám cháy diễn ra 02 với thời gian 3 giờ (Theo QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy nhà và công trình). Nước chữa cháy được tính toán như sau: (m3)
Trong đó:
+ n: số đám cháy theo tiêu chuẩn (02 đám cháy);
+ qcc: tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy (15 L/s);
+ T: thời gian dự trữ nước PCCC (3 giờ).
Nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2007 và tính đến thời điểm hiện tại các hạng mục công trình của nhà máy vẫn được duy trình, không có sự thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt năm 2007, các hạng mục công trình chính của nhà máy bao gồm: văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho, đường nội bộ và cây xanh.
Các hạng mục công trình phụ trợ bao gồm: trạm xử lý nước thải, hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải (Sơ đồ mặt bằng tổng thể đính kèm phụ lục).
Do địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong KCN Cảng cá Tắc Cậu nên cơ sở hạ tầng như: đường xá, điện nước, PCCC... của Khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Bảng 1. 6. Bảng cơ cấu sử dụng đất tại Cơ sở
STT |
Hạng mục công trình |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
---|---|---|---|
A |
Công trình chính |
3.350 |
46,96 |
1 |
Văn phòng, nhà bảo vệ |
170 |
2,23 |
2 |
Nhà xưởng, nhà kho |
1.984 |
26,24 |
3 |
Diện tích cây xanh, đường nội bộ |
1.396 |
18,47 |
B |
Công trình phụ trợ |
200 |
2,65 |
1 |
Trạm xử lý nước thải |
200 |
2,65 |
2 |
Kho chứa CTNH (bố trí trên bể xử lý nước thải) |
4,3 |
|
3 |
Khu vực lưu giữ CTR |
- |
- |
4 |
Hệ thống thoát nước |
- |
- |
|
Cộng |
3.550 |
100 |
Bảng 1.7. Danh mục máy móc thiết bị tại Cơ sở
TT |
Danh mục máy móc thiết bị |
Số lượng |
Xuất xứ |
Công suất (đơn vị/ cái) |
---|---|---|---|---|
1 |
Hệ thống ĐHKK |
02 HT |
China |
120 HP |
2 |
Hệ thống đá vảy |
02 HT |
Việt Nam |
20 tấn/ ngày |
3 |
Hệ thống đông IQF |
01 HT |
Việt Nam |
500 kg/h |
4 |
Hệ thống đông tiếp xúc |
02 HT |
Việt Nam |
1000kg/mẻ:3h |
5 |
Hệ thống đông gió |
01 HT |
Việt Nam |
800kg/mẻ:1h |
6 |
Hệ thống nước lạnh |
01 HT |
Đức |
10m3/h |
7 |
Hệ thống kho lạnh |
02 HT |
Việt Nam |
200 tấn |
8 |
Cụm máy nén Bitzer ACP-8571N-2C |
01 Cụm |
Đức |
213.4 kW lạnh |
9 |
Cụm máy nén Bitzer ACP-8591K-3C |
01 Cụm |
Đức |
1416.5 kW lạnh |
10 |
Cụm máy nén Bitzer ACP-95103B-3V |
01 Cụm |
Đức |
590.8 kW lạnh |
11 |
Máy nén Mycom 42B |
01 Cụm |
Nhật |
- |
12 |
Máy nén Mycom 62B |
01 Cụm |
Nhật |
- |
13 |
Máy nén Mycom 1610 |
01 Cụm |
Nhật |
90 kW lạnh |
14 |
Máy nén Mycom 2016 |
01 Cụm |
Nhật |
180 kW lạnh |
15 |
Máy nén Mycom 1612 |
01 Cụm |
Nhật |
110 kW lạnh |
16 |
Giàn ngưng tụ hệ thống lạnh |
02 HT |
Việt Nam |
1585 kW lạnh |
17 |
Máy phát điện |
01 cái |
Mitsubishi Nhật |
350 KVA |
18 |
Máy niềng thùng |
04 cái |
Taiwan |
120 thùng/h |
19 |
Máy ép nylon đạp chân |
03 cái |
Việt Nam |
2000 bọc/h |
20 |
Máy ép mí PE liên tục |
03 cái |
Taiwan |
- |
21 |
Máy dò kim loại |
06 cái |
Nhật; Hàn Quốc |
- |
22 |
Máy quay mực |
02 cái |
Việt Nam |
- |
23 |
Tủ sấy cân |
01 cái |
Việt Nam |
- |
24 |
Máy hút chân không |
4 cái |
Taiwan |
- |
25 |
Máy rửa nguyên liệu |
2 cái |
Việt Nam |
- |
26 |
Máy in phun bao bì |
2 cái |
Mỹ |
- |
27 |
Bàn inox |
50 cái |
Việt Nam |
3 m²/cái |
28 |
Thùng cách nhiệt |
50 cái |
Việt Nam |
800 lít |
29 |
Xe đẩy tay |
10 xe |
Việt Nam |
0,5 m³ |
30 |
Xe nâng tay |
4 xe |
Việt Nam |
1 tấn |
31 |
Máy xay đá |
01 máy |
Nhật Bản |
3 Hp |
32 |
Nồi trụng |
01 cái |
Việt Nam |
45 kW |
33 |
Hệ thống xử lý nước cấp |
01 HP |
Việt Nam |
10 m³/giờ |
34 |
Hệ thống xử lý nước thải |
01 HP |
Việt Nam |
200 m³/ngày |
35 |
Trạm biến thế 1000kVA và 1250kVA |
02 trạm |
Việt Nam |
2250 KVA |
36 |
Máy rửa nguyên liệu |
01 cái |
Việt Nam |
500kg/h |
>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn