Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông. Dự án tiến hành sản xuất bê tông tươi, cấu kiện bê tông, bê tông nhựa nóng.
Ngày đăng: 29-11-2024
7 lượt xem
MỤC LỤC.................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................. 4
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................. 7
3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư..................... 21
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư....... 23
5.1. Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án............................ 27
5.2. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án........................................ 29
5.2.1. Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn thi công xây dựng...................................... 29
5.2.2. Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn dự án đi vào vận hành............................... 30
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....33
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........ 33
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...................... 33
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..34
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường nơi thực hiện dự án........................... 34
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 35
1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư........... 35
1.1.2. Các tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải............................................ 47
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............................... 52
1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn liên quan đến chất thải.......................... 52
1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải.............. 57
2. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án 61
2.1.2. Tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải.................................................. 72
2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do các rủi ro, sự cố môi trường.................................... 74
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............................... 76
2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải.............. 76
2.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải 83
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................................. 88
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.................. 89
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............................................. 91
2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải....................................... 93
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 93
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 97
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư......... 97
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật................... 97
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................... 98
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ... (sau đây viết tắt là “Công ty”).
Địa chỉ trụ sở chính: KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, Thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Người đại diện theo pháp luật: ..... - Chức danh: Tổng giám đốc.
Điện thoại:.........
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số doanh nghiệp ........ do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đăng ký lần đầu ngày 13/4/2022.
a.Tên dự án đầu tư:
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÊ TÔNG VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ BÊ TÔNG
b.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
Dự án đầu tư được thực hiện tại KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, Thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ “Hợp đồng nguyên tắc thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng (v/v cho thuê đất) số ...../HĐNT/AMANE-LĐP” đã ký kết ngày 15/8/2022 giữa Công ty Cổ phần đầu tư ...... và Công ty Cổ phần ....., diện tích khu đất thực hiện dự án là 93.750 m2. Tọa độ các điểm khống chế của dự án theo hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện trong bảng dưới đây:
Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án
c.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan:
d.Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Tổng vốn đầu tư của dự án là 223.067.940.000 VNĐ (Hai trăm hai mươi ba tỷ, không trăm sáu mươi bảy triệu, chín trăm bốn mươi nghìn đồng Việt Nam). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo quy mô, mức độ quan trọng), Dự án thuộc nhóm B (Mục III Phần B - Danh mục phân loại dự án đầu tư công được ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công ).
Chủ đầu tư dự kiến sẽ đầu tư xây dựng văn phòng, nhà xưởng, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và các hạng mục công trình phụ trợ khác phục vụ hoạt động sản xuất của dự án với quy mô như sau:
Bảng 1.2. Quy mô các hạng mục công trình của Dự án
TT |
Tên hạng mục |
Diện tích xây dựng (m2) |
Số tầng |
Ghi chú |
I |
Các hạng mục chính |
|
||
1.1 |
Nhà điều hành |
1.347 |
01 |
Xây dựng theo mô hình nhà cấp IV kết cấu tường gạch chịu lực, vì kèo khung thép (kết cấu lắp ghép) 2 tầng sàn bê tông cốt thép, mái chống nóng 3 lớp dày 0,5mm; xà gồ C150 CK1250; khung thép tổ hợp dạng zamil; chiều cao trên 3 mét. Nền nhà cao 0,45m so với cốt đường giao thông hiện có, lát gạch Ceramic. Cửa sổ và cửa ra/vào sử dụng cửa nhôm kính chịu lực. Nhà điều hành bố trí thành 02 khu: Nhà văn phòng và nhà ăn. |
1.2 |
Nhà xưởng sản xuất |
25.200 |
01 |
Nhà xưởng sản xuất và nhà xưởng sửa chữa có kết cấu chung là nhà khung thép, mái lợp tôn. Tường công trình có phần chân tường sử dụng gạch nung 10, trát vữa xi măng cát; phần trên sử dụng tấm tôn mạ sơn màu xám hoặc màu xanh. Mặt nền xưởng sản xuất và xưởng sửa chữa là bê tông cốt thép xi măng PCB 30 dày 200mm. |
1.3 |
Nhà xưởng sửa chữa |
654 |
01 |
|
1.4 |
Bãi tập kết thành phẩm |
17.761 |
01 |
Dùng để các loại sản phẩm cấu kiện bê tông, khu vực này không có mái che. Nền dùng base dày 35cm, bê tông nền có lưới thép gia cường dày 30cm. |
1.5 |
Nhà chứa vật liệu |
2.569 |
01 |
Được thiết kế đơn giản, vững chắc bằng hệ thống vì kèo thép 30x50 trên cột thép chữ T, trụ bê tông cốt thép, mái lợp tôn, nền đổ bê tông. |
1.6 |
Trạm Asphan |
100 |
01 |
Các trạm asphan đều bao gồm các khu vực chức năng: Silo chứa, bongke chứa, băng tải, nhà điều hành trung tâm,..., trong đó: |
|
|
|
|
+ Phần nền trạm: Được bê tông hóa một phần mác 200, dày khoảng 20cm, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. + Khu vực bố trí đặt nhà điều hành trung tâm: có mái che, có cầu thang sắt phục vụ hoạt động đi lại kiểm tra và vận hành hệ thống. + Khu vực boongke chứa vật liệu: có mái che và tường bao che chắn kín. + Khu vực băng tải vật liệu: có mái che kín để chống phát thải bụi ra môi trường xung quanh. |
II |
Các hạng mục phụ trợ |
|
||
2.1 |
Nhà bảo vệ |
49 |
01 |
Kết cấu móng đơn BTCT M200, kết hợp hệ cột, dầm, giằng BTCT M200, sàn mái đổ BTCT tại chỗ M200. |
2.2 |
Nhà để xe |
200 |
01 |
Khung thép tiền chế trên hệ thống móng cọc, bước cột 6m; mái lợp tôn sóng, xà gồ thép; nền bê tông; không có tường bao quanh. |
2.3 |
Nhà điều khiển trạm cân |
14,4 |
01 |
Kết cấu móng đơn BTCT M200, kết hợp hệ cột, dầm, giằng BTCT M200, sàn mái đổ BTCT tại chỗ M200. |
2.4 |
Cầu cân 200 tấn |
50 |
- |
Được bố trí chỗ gần cổng ra vào để cân xe chở sản phẩm ra/vào dự án. |
2.5 |
Cầu rửa xe |
50 |
- |
Được bố trí chỗ gần cổng ra vào để xịt rửa lốp xe trước khi ra/vào dự án. |
2.6 |
Trạm biến áp |
39 |
01 |
Toàn bộ khu vực đặt 02 trạm biến áp có công xuất phù hợp theo tiêu chuẩn về diện tích phục vụ có công suất mỗi trạm lần lượt là TBA-01: 3200kVA và TBA-02: 4000kVA. |
2.7 |
Nhà trạm bơm |
171 |
01 |
Kết cấu móng đơn BTCT M200, kết hợp hệ cột, dầm, giằng BTCT M200, sàn mái đổ BTCT tại chỗ M200. |
2.8 |
Đường giao thông, sân bãi |
- |
- |
Nền đường đắp đất cấp phối đầm lèn chặt K=0,95, riêng 50cm trên cùng (lớp đáy áo đường) được đắp bằng đất cấp phối đầm lèn chặt đạt K>0,98. Kết cấu mặt đường bê tông xi măng dày 25cm nằm trên lớp móng cấp phối đá dăm loại I dày 15cm và cấp phối đá dăm loại II dày 25cm. |
|
|
|
|
mác 100, dày 20. Mặt sân lát gạch Terrazzo 400x400x40. |
2.9 |
Hệ thống cấp điện |
- |
- |
Hệ thống lưới điện phân phối trung thế và hạ thế được đi ngầm trong ống gen PVC, dây đi cách sàn hoặc trần 0,15m. Tiết diện dây phụ thuộc vào công suất của thiết bị. Dây từ Aptomat đến các ổ cắm dùng dây 2x2,5; dây ra đèn và quạt dùng dây 2x1,5. Tất cả các tủ điện, hộp điện, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt lắp cao cách trần sàn 1,5m. Tất cả các thiết bị đều được bảo vệ bằng Aptomat. Tất cả các tủ điện đều được nối đất an toàn dùng sợi dây thứ 3. |
2.10 |
Hệ thống cấp nước |
- |
- |
Nguồn nước sử dụng là nước máy được cấp từ hệ thống nước sạch của KCN qua hệ thống đường ống HDPE và PVC trong toàn bộ khuôn viên dự án phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên tại dự án. Đối với hoạt động sản xuất: Được khai thác từ hồ điều hòa nằm trong khuôn viên của dự án. |
III |
Các hạng mục bảo vệ môi trường |
|
||
3.1 |
Công trình thu gom, lưu giữ, xử lý CTR, CTNH |
|
01 |
|
- |
Kho chứa CTR sinh hoạt |
10,5 |
Nhà kho được thiết kế đơn giản, tường xây gạch chỉ, mái lợp tôn, nền lát xi măng. Kho chất thải được phân chia thành khu vực chứa CTR sinh hoạt (10,5m2), khu vực chứa CTR sản xuất (10,5m2), khu vực chứa |
|
- |
Kho chứa CTR công nghiệp |
10,5 |
- |
Kho lưu giữ chất thải nguy hại |
10,5 |
|
CTNH (10,5m2). |
- |
Dây chuyền tận thu bã thải trạm trộn |
- |
- |
Dùng để tận thu cốt liệu (cát, đá) của bê tông thừa trong các xe bồn để tái sử dụng lại cốt liệu cho quy trình sản xuất, máy có công suất 10m3/h. |
3.2 |
Công trình thu gom, xử lý, thoát nước |
|
|
|
- |
Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa |
- |
- |
Thiết kế mạng lưới thoát nước thải: + Đối với nước thải sinh hoạt: Sử dụng đường ống HDPE, PVC chạy ngầm để thu nước thải từ các nhà vệ sinh, nhà bếp về vị trí xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của KCN. + Đối với nước thải sản xuất: Sử dụng đường ống HDPE, PVC để thu gom về bể lắng sau đó tuần hoàn lại quy trình sản xuất. Thiết kế mạng lưới cống, rãnh thoát nước mưa: Thiết kế mạng lưới cống (kích thước D400-D600mm) và rãnh (kích thước 400x400mm) dọc theo các tuyến đường, sân bãi, từ đó đấu nối vào hồ điều hòa để tuần hoàn lại quy trình sản xuất. |
- |
Hệ thống thoát nước thải |
- |
- |
|
- |
Bể tự hoại 3 ngăn |
01 bể |
- |
Bố trí 01bể tự hoại 03 ngăn phía nhà văn phòng với thể tích 12 m3. Thành bể được xây gạch đặc 220 vữa xi măng mác 75, đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm. Thành bể trát làm hai lần, lần 1 trát vữa xi măng mác 75 dày 15mm, lần 2 trát vữa xi măng mác 75 dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn. Bể được xây dựng ngầm dưới khu vực nhà vệ sinh. |
|
Bể lắng kết hợp khử trùng nước thải sinh hoạt |
01 bể |
|
Bố trí 01 bể lắng kết hợp khử trùng 03 ngăn với thể tích 25 m3 để lắng, khử trùng nước thải sinh hoạt sau xử lý. Thành bể được xây gạch đặc 220 |
|
sau xử lý |
|
|
vữa xi măng mác 75, đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm. Thành bể trát làm hai lần, lần 1 trát vữa xi măng mác 75 dày 15mm, lần 2 trát vữa xi măng mác 75 dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn. |
|
Bể lắng nước thải sản xuất |
01 bể |
|
Bố trí 01 bể lắng nước thải sản xuất 03 ngăn với thể tích 150 m3 để lắng và tuần hoàn nước thải phục vụ sản xuất. Thành bể được xây gạch đặc 220 vữa xi măng mác 75, đáy bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 150mm, nắp bể đổ bê tông cốt thép mác 200 dày 100mm; lòng bể trát vữa mác 100 dày 25mm. Thành bể trát làm hai lần, lần 1 trát vữa xi măng mác 75 dày 15mm, lần 2 trát vữa xi măng mác 75 dày 10mm, bên trong bể đánh lớp xi măng và sơn chống ăn mòn. |
3.3 |
Hồ điều hòa |
... |
|
Hồ có chiều sâu trung bình khoảng 5,0m, thể tích hồ khoảng 8.500 m3. Thành hồ được kè bờ chống sạt lở. Hồ có nhiệm vụ chứa nước mưa để cung cấp cho sản xuất, tưới cây, tưới ẩm sân đường, điều hòa không khí và tạo cảnh quan môi trường khu vực dự án. |
3.4 |
Hệ thống PCCC |
- |
- |
Bao gồm: Hệ thống đường ống, họng chữa cháy, van khóa họng nước chữa cháy. Toàn bộ hệ thống chữa cháy được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy theo quy định. |
(Nguồn: Thuyết minh + Bản vẽ tổng mặt bằng khu vực thực hiện dự án)
Mục tiêu của dự án đầu tư là sản xuất bê tông tươi thành phẩm dùng trong xây dựng; các cấu kiện bê tông như: Cống ống hộp bê tông, cột bê tông, các khung bê tông; bê tông có trộn nhựa đường nóng dùng để trải affal đường. Công suất sản xuất (dự kiến cho năm hoạt động ổn định) như sau:
+ Sản xuất bê tông tươi: 400.000 tấn/năm;
+ Sản xuất các loại cấu kiện bê tông: 1.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 50.000 tấn/năm;
+ Sản xuất bê tông nhựa nóng: 200.000 tấn/năm.
Dự án tiến hành sản xuất bê tông tươi, cấu kiện bê tông, bê tông nhựa nóng với quy trình như sau:
a.Quy trình sản xuất bê tông tươi
Quy trình sản xuất bê tông tươi được khái quát bằng sơ đồ công nghệ sau:
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông tươi
*Thuyết minh quy trình sản xuất:
Tùy theo yêu cầu của mác bê tông và khối lượng bê tông cần cung cấp, nhân viên kỹ thuật sẽ đưa các dữ liệu vào máy tính (khối lượng, tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cần phối trộn), sau đó nhập vào số mẻ cần phải trộn, khi đó hệ thống điều khiển sẽ tự động làm việc để vận hành dây chuyền sản xuất.
Nhập liệu: Các loại đá, cát được cung cấp bởi các mỏ khai thác hợp pháp trong nước và được chứa tại bãi chứa cốt liệu trong khuôn viên dự án. Xi măng và phụ gia được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước và được lưu chứa tại xi lô và thùng chứa trung gian. Công đoạn này làm phát sinh bụi, tiếng ồn.
Cấp liệu: Cốt liệu (đá, cát) được xe xúc lật vận chuyển vào boongke chứa của dây chuyền sản xuất, qua hệ thống cân tự động sau đó theo băng tải kín vào phễu đựng cốt liệu. Công đoạn này làm phát sinh bụi, tiếng ồn.
Trộn: Cốt liệu (đá, cát) được đưa về tháp trộn qua hệ thống cân tự động, đồng thời xi măng từ các xi lô, chất phụ gia từ các thùng chứa, nước từ bể chứa cũng được xả vào tháp trộn theo khối lượng đã được lập trình sẵn trên máy tính. Tháp trộn bắt đầu chạy liên tục từ lúc không tải đến khi các nguyên liệu được cấp vào để trộn đều cốt liệu (đá, cát) với xi măng, phụ gia và nước tạo thành hỗn hợp bê tông tươi. Kết thúc quá trình trộn, hỗn hợp bê tông được xả vào các xe chuyên chở bê tông. Công đoạn này chỉ phát sinh tiếng ồn do quá trình phối trộn được tiến hành trong buồng trộn kín có cấp nước để trộn ướt nên không phát sinh bụi.
Hình 1.3. Mô phỏng dây truyền sản xuất bê tông tươi
b. Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng
Quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng được khái quát bằng sơ đồ công nghệ như sau:
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông nhựa nóng
*Thuyết minh quy trình sản xuất:
Tùy theo yêu cầu của mác bê tông và khối lượng bê tông cần cung cấp, nhân viên sẽ đưa các dữ liệu vào máy tính (khối lượng, tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cần phối trộn), sau đó nhập vào số mẻ cần phải trộn, khi đó hệ thống điều khiển sẽ tự động làm việc để vận hành dây chuyền sản xuất.
Nhập liệu: Nguyên, vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất bê tông nhựa là cốt liệu (đá, cát); phụ gia (bột đá) và nhựa đường, trong đó:
+ Cốt liệu: Được lưu giữ tại bãi tập kết cốt liệu.
+ Phụ gia: Được lưu giữ tại bãi tập kết phụ gia.
+ Nhựa đường: Được chứa trong các bồn chứa nhựa đường chuyên dụng.
Cấp liệu: Cốt liệu gồm đá 1x2; đá 0,5x1; đá mạt và cát được cấp vào phễu đổ cốt liệu nguội bằng máy xúc lật (04 phễu) với thành phần theo định lượng. Công đoạn này phát sinh bụi và tiếng ồn.
Sấy: Cốt liệu được rải đều xuống băng tải ngang qua các cửa tại phía đáy các ngăn của phễu cấp liệu nguội. Sau đó, cốt liệu được đưa vào tang sấy nhờ băng tải nghiêng. Để ngăn bụi phát tán ra môi trường, các băng tải được thiết kế khép kín. Tại đây, nhờ hệ thống gia nhiệt bằng đầu đốt bằng điện, cốt liệu sẽ được sấy khô hoàn toàn và được nâng lên nhiệt độ 170oC – 220oC.
Sàng tuyển: Từ tang sấy, cốt liệu chảy vào băng gầu nóng và được đưa lên máy sàng tuyển. Máy gồm 04 thớt sàng dạng lưới dập với kích thước theo thành phần lọt mắt sàng: 0÷6; 6÷12.5; 12.5÷19; 19÷25 mm. Cốt liệu với kích thước lớn hơn bị loại ra ngoài để tái sử dụng cho hoạt động sản xuất bê tông tươi (Theo kinh nghiệm thực tế sản xuất cho thấy, lượng thải bỏ rất ít do Chủ đầu tư đã tuyển chọn kích thước nguyên liệu đầu vào theo yêu cầu). Cốt liệu nóng sau khi được phân loại bằng máy sàng tuyển sẽ được đưa xuống phễu chứa dưới sàng.
Tháp trộn: Tại đây, cốt liệu và phụ gia bột đá được cân đong theo đúng tỷ lệ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa và được đưa vào thùng trộn. Bột đá từ kho lưu trữ bột đá đảm bảo khô, không bị lẫn tạp chất, theo băng gầu phụ gia cũng đưa vào phễu chứa, bột đá .được cân đong theo đúng tỷ lệ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa bằng hệ thống cân điện tử, tự động điều chỉnh theo phương pháp cân cộng dồn, sau đó được đưa vào thùng trộn. Khi trộn chung với nhựa đường, bột đá có kích thước hạt nhỏ hơn chiều dày màng nhựa có tác dụng làm cứng nhựa đường và tạo nên hỗn hợp mastic làm tăng bám dính giữa đá và nhựa, tăng độ ổn định, tăng độ bền trong môi trường ẩm ướt, giảm nứt nẻ và đùn trồi. Hỗn hợp đá, cát, bột đá được trộn đều trong thùng trộn với thời gian từ 2 – 5s. Sau đó, nhựa sau khi được đun nóng đến nhiệt độ 160oC - 165oC ở thiết bị nấu nhựa, qua ống dẫn được bơm vào thiết bị định lượng rồi phun vào thùng trộn, tiếp tục nhào trộn từ 35 - 60s sau đó mở cửa xả để đổ bê tông nhựa thành phẩm vào xe vận chuyển.
Hình 1.5. Mô phỏng dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng
c. Quy trình sản xuất cấu kiện bê tông
Quy trình sản xuất cấu kiện bê tông được khái quát bằng sơ đồ công nghệ sau:
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình sản xuất cấu kiện bê tông
*Thuyết minh quy trình sản xuất:
Nguyên, vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất cấu kiện bê tông bao gồm: Thép các loại được cung cấp từ các đơn vị khai thác hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp trong nước, bê tông tươi từ quy trình sản xuất bê tông tươi của Dự án. Quy trình sản xuất kết cấu bê tông như sau:
Cắt thép: Tiến hành uốn và cắt thép theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ đã được phê duyệt kèm theo lệnh sản xuất của Công ty. Tại công đoạn này sẽ phát sinh tiếng ồn, bụi kim loại và đầu mẩu thép thừa.
Hàn lồng: Công đoạn này được thực hiện trên máy hàn lồng tự động. Các mối hàn phải đảm bảo liên kết tốt và không được chập sâu quá nửa cây thép. Công đoạn này làm phát sinh một lượng nhỏ hơi, khí hàn và tiếng ồn trong quá trình thực hiện.
Ghép khuôn, định vị lồng: Dùng xe nâng để nhấc lồng thép đã được hàn để dựng lên trên pallets và đặt các tấm khuôn thép vào. Công đoạn này làm phát sinh tiếng ồn.
Ép: Bê tông tươi sản xuất tại dự án được đưa vào khuôn thép. Tiến hành ép bê tông trên máy xoay ép tự động đối với cống tròn và máy rung ép đối với cống hộp và các loại cấu kiện bê tông khác. Công đoạn này làm phát sinh một lượng rất nhỏ nước thải.
Tháo khuôn: Cấu kiện bê tông sau khi tạo hình xong được xe nâng đưa ra khu vực bằng phẳng đã được định sẵn trong nhà xưởng để tiến hành tháo khuôn. Công đoạn này làm phát sinh vụn bê tông rơi vãi.
Hoàn thiện 1: Tiến hành hoàn thiện lại những khuyết tật, vết nứt do máy quay ép và quá trình rút khuôn gây ra để đảm bảo độ phẳng đều của bề mặt sản phẩm (không được có các điểm gồ lên hoặc lõm xuống quá 5mm). Trên bề mặt sản phẩm không được có các lỗ rộng có chiều sâu lớn hơn 12mm.
Kiểm tra 1: Cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra nghiệm thu công tác hoàn thiện 1 của công nhân, nếu không đạt yêu cầu sẽ tiến hành sửa lại, nếu đạt sau 1h÷2h chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Bảo dưỡng 1: Để đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu (nắng, gió, nhiệt độ...) cần tiến hành phủ nilon, vải bạt lên bề mặt cấu kiện bê tông. Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài cho tới thời điểm bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp trên bề mặt bê tông mà không bị hư hại. Đối với mùa hè thời gian này khoảng 2,5÷5h; đối với mùa đông khoảng 5÷8h. Quá trình đóng rắn của bê tông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm thời tiết.
Tháo dỡ pallets: Cấu kiện bê tông được lật xuống bằng thiết bị chuyên dụng như xe nâng kẹp xoay hoặc cẩu trục, sau đó được chuyển ra bãi thành phẩm để tháo dỡ pallets ra khỏi sản phẩm.
Hoàn thiện 2: Sau khi tháo pallets ra khỏi sản phẩm cần phải làm sạch các bavia bám trên sản phẩm. Đồng thời, hoàn thiện lại các khuyết tật của sản phẩm hình thành trong quá trình phát triển cường độ bê tông, các vết nứt vỡ do quá trình tháo pallets và trong trong quá trình vận chuyển cấu kiện bê tông từ trong xưởng ra bãi thành phẩm....
Bảo dưỡng 2: Tiến hành tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi bê tông đạt giá trị cường độ bảo dưỡng nước tới hạn. Thời gian bảo dưỡng cần thiết như sau: Đối với cường độ bảo dưỡng tới hạn không nhỏ hơn 50 đến 55%, cường độ bê tông ở tuổi 28 và thời gian bảo dưỡng cần thiết là 04 ngày đêm.
Kiểm tra 2: Sản phẩm được phân thành từng lô. Tiến hành kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu về ngoại quan và lỗi kỹ thuật cho phép hay không, nếu không đạt tiếp tục cho sản phẩm quay lại công đoạn hoàn thiện 2, nếu đạt chuyển sang công đoạn tiếp theo.
In nhãn mác, nhập kho: Thực hiện in trên sản phẩm các thông tin tải trọng thiết kế; đường kính; số lô sản phẩm, ngày sản xuất,…Sản phẩm sau đó được nhập kho theo quy định.
Xuất hàng: Sản phẩm chỉ được phép bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế. Sản phẩm được xếp, dỡ bằng cẩu chuyên dụng, dùng dây cáp mềm hoặc thiết bị gá kẹp thích hợp (xe nâng). Khi vận chuyển, sản phẩm phải được liên kết chặt với phương tiện vận chuyển để tránh gây xô đẩy, va đập, hư hỏng.
Dự án chọn lựa công nghệ sản xuất theo công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao; hiện đại về cơ khí, điện tử. Chất lượng sản phẩm đầu ra luôn đạt chuẩn để làm nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng liệu cho dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Một số đặc điểm nổi bật của dây chuyền công nghệ:
Sản phẩm đầu ra của dự án đầu tư là bê tông tươi thành phẩm dùng trong xây dựng; các cấu kiện bê tông như: Cống ống hộp bê tông, cột bê tông, các khung bê tông; bê tông có trộn nhựa đường nóng dùng để trải asphalt đường.
Quy mô các loại sản phẩm của dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.3. Danh sách chủng loại và số lượng của từng loại sản phẩm
TT |
Tên sản phẩm |
Số lượng (tấn/năm) |
1 |
Bê tông tươi |
400.000 |
2 |
Cấu kiện bê tông |
50.000 |
3 |
Bê tông nhựa nóng |
200.000 |
(Nguồn: Báo cáo đề xuất dự án đầu tư)
Hình 1.7. Hình ảnh minh họa một số sản phẩm của dự án
Các loại nguyên, vật liệu chính phục vụ công tác thi công xây dựng của dự án bao gồm: Bê tông thương phẩm, cát, sỏi, gạch, xi măng, tấm ngăn, kính chịu lực, tôn. Khối lượng nguyên vật liệu được tổng hợp dựa trên bảng dự toán công trình của Đơn vị thiết kế. Để đảm bảo cung ứng tại chỗ, các loại nguyên liệu sẽ được mua từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Lập Thạch và khu vực lân cận.
Bảng 1.4. Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng
STT |
Nguyên vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Quy đổi (tấn) |
1 |
Bột đá |
kg |
1.985,30 |
1,99 |
2 |
Cát vàng |
m3 |
125,9213 |
176,29 |
3 |
Cấp phối đá dăm |
m3 |
321,10 |
513,760 |
4 |
Củi đun |
kg |
3.500,0 |
3,5 |
5 |
Đá các loại |
m3 |
206,802 |
330,88 |
6 |
Giấy dầu |
m2 |
1.542,60 |
2,31 |
7 |
Ma tít chèn khe |
kg |
578,220 |
0,58 |
8 |
Nhựa bi tum số 4 |
kg |
3.562,0 |
3,56 |
9 |
Nhựa đường |
kg |
52,740 |
0,053 |
10 |
Thép các loại |
kg |
1.580,90 |
1,581 |
11 |
Xi măng PCB30 |
kg |
64.981,230 |
64,981 |
12 |
Gạch xây dựng |
viên |
450.000 |
675 |
13 |
Đắp đất nền (mua thêm) |
m3 |
82,5 |
119,63 |
14 |
Các loại nguyên vật liệu khác |
Tấn |
10 |
10 |
|
Tổng (làm tròn) |
Tấn |
|
1.825,5 |
(Nguồn: Hồ sơ thiết kế thi công Dự án đầu tư)
* Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Qua khảo sát thực địa, Chủ dự án dự kiến nguồn cung cấp các loại nguyên, vật liệu xây dựng công trình như sau:
Đất đắp được mua từ mỏ đất đã được cấp phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và có trữ lượng đảm bảo cung cấp cho Dự án, dự kiến các mỏ đất như mỏ đồi Cày Quýt, Dộc Hóp, xã Tử Du, huyện Lập Thạch hoặc khu đồi Quạn và khu đồi Chùa Mèn, xã Tử Du, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đá được mua của Công ty TNHH một thành viên Sông Đà 2 E&C – chi nhánh Trung Màu (địa chỉ mỏ tại xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).
Các loại vật liệu xây dựng khác như: cát, xi măng, thép,… được mua từ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Lập Thạch và khu vực lân cận. Cự ly vận chuyển trung bình đến công trình tạm tính khoảng 15,0 km.
Tuyến đường vận chuyển các nguyên, vật liệu phục vụ thi công được lựa chọn đều có kết cấu tốt. Trong đó, cung đường chịu tác động nhiều nhất là tuyến đường nội bộ của KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, đường QL.2C, đường ĐT.307.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất bồn chứa Inox
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Gửi bình luận của bạn