Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học. Sử dụng đây chuyền sản xuất tự động từ Châu Âu. Ưu điểm của dây chuyền này là có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cho ra các sản phẩm chặt, đẹp, chất lượng khi đốt cho nhiệt lượng cao.

Ngày đăng: 11-10-2024

10 lượt xem

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.TÊN CHỦ DỰ​ ÁN ĐẦU TƯ

− Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên........

− Địa chỉ văn phòng:.......CCN Nhơn Bình, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam .

− Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ............

− Điện thoại:....... Fax: ...........

2.TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT VIÊN NÉN NHIÊN LIỆU CHẤT ĐỐT SINH HỌC RẮN

(Sau đây gọi tắt là Dự án)

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........., phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hình 1.1: Ranh giới Dự án

Địa điểm thực hiện dự án .........., phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa độ ranh giới khu vực dự án được giới hạn bởi 14 điểm mốc như sau:

Giới cận địa điểm thực hiện dự án:

Địa điểm thực hiện dự án: ............., phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Có giới cận như sau:

  • Phía Tây Bắc giáp: Đường giao thông (đường đất);
  • Phía Tây Nam giáp: Đường bê tông xi măng (đường nội bộ của cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân);
  • Phía Đông Bắc giáp: Đất trồng xoài của hộ ông Dương Thành Tân;
  • Phía Đông Nam giáp: Giáp với đất trồng xoài của hộ ông Phạm Hồng Sơn.

Quy mô của dự án đầu tư:

Đầu tư xây dựng xây dựng dự án theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án ......., cụ thể:

Quy mô dự án:

  • Chế biến gỗ 36.000m3 thành phẩm/năm.
  • Viên nén gỗ 60.000 tấn/năm.
  • Sản xuất dăm gỗ 300.000 tấn/năm.
  • Sản xuất đan nhựa giả mây 10.000 sản phẩm/năm.
  • Cho thuê kho diện tích 02 ha.

Tổng vốn đầu tư của dự án: 93.645.000.000VNĐ (Chín mươi ba tỷ sáu trăm bốn mươi lăm triệu đồng), trong đó:

+ Vốn góp của nhà đầu tư: 28.093.500.000 VNĐ (Hai mươi tám tỷ không trăm chín mươi ba triệu năm nghìn năm trăm đồng) chiếm tỷ lệ 30% tổng vốn đầu tư.

+ Vốn vay: 65.551.500.000 VND (Sáu mươi lăm tỷ năm trăm năm mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng), chiếm tỷ lệ 70% tổng vốn đầu tư.

Căn cứ Quyết định số 6834/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn về việc phê duyệt Quy hoạch Nhà máy sản xuất Viên nén nhiên liệu sinh học rắn.

Căn cứ theo Quyết định số 4080/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND thành phố Quy Nhơn về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, Đồ án: Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn.

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất Viên nén nhiên liệu chất chất đốt sinh học rắn của Doanh nghiệp tư nhân  (nay là Công ty TNHH Một thành viên ...) được UBND thành phố Quy Nhơn phê duyệt Quyết định số 6834/QĐ-UBND ngày 13/10/2015. Tuy nhiên hiện tại diện tích đất của dự án được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28/6/2021 chưa phù hợp với hồ sơ quy hoạch được duyệt, do vậy để đảm bảo vị trí các xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với dây chuyền sản xuất và diện tích của thửa đất thì việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết.

+ Bố trí cụm kho ở khu trung tâm, hướng các nhà kho Bắc Nam. Cụm văn phòng làm việc, nhà nghỉ và các dịch vụ phục vụ nhân viên bố trí ở phía Nam khu đất, cách xa các khu sản xuất.

+ Các khu vực còn lại bố trí các đầy đủ các hạng mục: Nhà xưởng sửa chữa, kho vật tư, sân bãi chứa hàng, cây xanh,... Cho đảm bảo theo Quy chuẩn xây dựng của một khu tiểu thủ công nghiệp, kho tàng (QCXDVN 02:2021/BXD).

+ Dự án bao gồm các hạng mục: San nền mặt bằng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh cảnh quan, hệ thống cấp điện, vệ sinh môi trường.

+ Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

  • Điều chỉnh giảm diện tích (giảm 11.716,6m2) ở góc phía Bắc khu quy hoạch.
  • Điều chỉnh bố trí lại các hạng mục xây dựng cho phù hợp dây chuyền sản xuất của Nhà máy.

Bảng 1.2: Cân bằng sử dụng đất

 

TT

 

Loại đất

Trước điều chỉnh

QH điều chỉnh

Diện tích

(m2)

Tỷ lệ (%)

Diện tích

(m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng công trình

34.649,0

32,15%

38.037,5

39,60%

2

Đất kênh mương, mặt nước

5.246,0

4,87%

4.182,0

4,35%

3

Đất cây xanh

23.025,0

21,36%

19.225,0

20,02%

 

4

Đất giao thông, sân bãi và

HTKT

 

44.846,0

 

41,62%

 

34.604,9

 

36,03%

 

Tổng cộng

107.766,0

100,00%

96.049,4

100,00%

(Nguồn: Quyết định số 4080/QĐ-UBND ngày 12/01/2020 của UBND thành phố Quy Nhơn về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đồ án: Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn)

+ Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng: 96.049,4m2.

+ Các hạng mục công trình của Dự án cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Các hạng mục công trình của dự án

STT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH

(m2)

SỐ

LƯỢNG

1

Cổng chính

 

1

2

Cổng phụ

 

3

3

Nhà bảo vệ

36

3

4

Nhà làm việc

372

2

5

Hội trường

126

1

6

Nhà ăn

220

2

7

Nhà nghỉ công nhân

280

2

8

Nhà xe công nhân

190

2

9

Nhà xe ô tô

104

2

10

Nhà điều hành sản xuất

200

1

11

Nhà xe nhân viên

45

1

12

Xưởng cưa xẻ

2.475

1

13

Xưởng băm dăm

2.190

1

14

Xưởng thành phẩm

3.410

1

15

Xưởng sản xuất

8.829

1

16

Xưởng sản xuất

2.772

1

17

Xưởng cho thuê

3.003

1

18

Xưởng cho thuê

3.375

1

19

Xưởng cho thuê

3.375

1

20

Xưởng cho thuê

6.764

1

21

Hồ nước PCCC

1.345

1

22

Nhà vệ sinh công nhân

48

2

23

Sân bê tông (bãi đậu xe)

985

3

24

Trạm cân

124

2

25

Khu xử lý nước thải

100

1

(Nguồn: Quyết định số 4080/QĐ-UBND ngày 12/01/2020 của UBND thành phố Quy Nhơn về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đồ án: Nhà máy sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn)

San nền

a/ Nguyên tắc thiết kế:

Mật độ xây dựng công trình 39,60%

Tầng cao xây dựng:

+  Khu nhà điều hành: 02 tầng.

+  Khu nhà sản xuất, kho xưởng: 01 tầng

Chỉ giới xây dựng: Lùi tối thiểu 2,5m so với ranh giới lô đất

b/ Giải p​háp thiết kế san nền:

Khu vực quy hoạch hiện trạng đã được san nền bằng phẳng, phù hợp với các công trình đã xây dựng lân cận khu vực quy hoạch, đảm bảo thoát nước và mỹ quang chung.

Thoát nước mưa

Thoát nước bên ngoài dự án:

  • Đối với tuyến suối chính thoát nước từ lưu vực phía Bắc Dự án được giữ lại theo hiện trạng đồng thời gia cố mái taluy ở 2 bên, tại các vị trí qua đường bố trí các cầu bản hộp để đưa nước về suối hiện trạng ở phía Nam Dự án.
  • Đối với tuyến suối nhánh ở phía Đông Bắc, quy hoạch chỉnh tuyến về phía Nam để tạo quỹ đất bố trí công trình, sau đó đấu nối với suối hiện trạng.

Thoát nước bên trong Dự án:

  • Thoát nước bên trong Dự án: Hệ thống thoát nước mưa cho khu vực bên trong quy hoạch được thiết kế tự chảy, dọc theo các đường nội bộ quy hoạch tuyến cống BTLT F600 - F800 để thu gom nước mưa chảy về phía Đông Nam, thoát ra suối hiện trạng.
  • Cống qua đường thiết kế tải trọng H30, cống đi trên vỉa hè thiết kế tải trọng Hvh. Chiều dày lớp đất đắp tính từ cao độ hoản thiện đến đỉnh cống không nhỏ hơn 0,7m đối với cống nằm đưới đường và không nhỏ hơn 0,5m đối với cống trên vỉa hè.
  • Để thuận tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến và thay đổi kích thước cống. Khoảng cách giữa hai giếng thăm từ 30m ÷ 35m. Các tuyến cống được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo độ dốc tối thiểu imin = 1/D và vận tốc tối thiểu.
  • Để thuận tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến và thay đổi kích thước cống. Khoảng cách giữa hai giếng thăm từ 30m ÷ 35m.
  • Đối với các hố ga nằm trên vỉa hè sử dụng bê tông xi măng đá 2x4 M200, nắp hố ga bằng gang tải trọng 25T. Các hố ga nằm dưới đường sử dụng bê tông cốt thép đá 1x2 M250 nắp hố ga bằng gang tải trọng 40T.
  • Nước mưa tại khu vực cây xanh và thảm cỏ chủ yếu là tự thấm.

Bảng 1.4: Khối lượng thi công hệ thống thoát nước

TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống thu gom nước mưa BTLTD 600

m

530

2

Cống thoátnước mưa BTLTD 800

m

1.268

3

Cống qua đường

m2

748

4

Hố ga nước mưa

Cái

118

5

Gia cố mái suối thoát nước

m

692

(Nguồn: Thuyết minh quy hoạch)

Hệ thốn​g giao thông

Giao thông đối ngoại: Đấu nối với đường nội bộ Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân ở phía Nam Dự án.

Giao thông đối nội: Quy hoạch các tuyến đường nội bộ có lộ giới đường 18m (3,0m-12,0m-3,0m); 18m (2,5m-12,5m-3,0m); đường 15,0m (3,0m-12,0m) đường 11,0m (3,0m-8,0m) kết nối các khu sản xuất trong nhà máy với nhau.

Bảng 1.5: Khối lượng thi công hệ thống giao thông

STT

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Cấp phối đồi

m3

6.748

2

Cấp phối đá dăm

m3

6.748

3

Bê tông đá 2x4, M300

m3

6.748

4

Lát vỉa hè

m2

12.112

5

Lắp dựng bó vỉa

m

3.457

(Nguồn: Thuyết minh quy hoạch)

Hệ thống cấp nước

  • Đối với nước cấp cho sinh hoạt, đấu nối với nguồn nước sạch của khu vực ở phía Nam dự án.
  • Đối với nước sản xuất, tưới cây, rửa đường và PCCC sử dụng nguồn nước từ giếng khoang sau đó bơm qua hồ chứa nước của Dự án.

Hệ thống cấp điện

Nguồn cấp cho khu vực dự kiến lấy từ lưới điện 22kV hiện trạng ở phía Tây Bắc Dự án.

Đường dây 22kv quy hoạch mới đấu nối từ tuyến điện hiện trạng ở phía Tây Nam về vị trí đặt trạm biến áp.

Đường dây 22kv quy hoạch mới đấu nối từ tuyến điện hiện trạng ở phía Tây Nam về vị trí đặt trạm biến áp.

Vệ sinh môi trường

- Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thiết kế riêng với hệ thống thoát nước mưa. Tuyến cống đi trên vỉa hè, thu gom nước thải từ các khu nhà văn phòng chảy về bể xử lý nước thải của khu quy hoạch.

Bảng 1.6: Khối lượng thi công hệ thống thoát nước thải

Stt

Nội dung công việc

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống thu gom nước thải HDPE D200

m

995

2

Hố ga thu gom nước thải

Cái

38

3

Khu xử lý nước thải

Cái

1

(Nguồn: Thuyết minh quy hoạch)

- Vệ sinh môi trường: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập kết tại một điểm bên trong công trình trước khi tập trung vào điểm thu gom chung để đưa đi xử lý theo quy định. Còn các loại chất thải khác do Dự án tạo nên phải được chủ đầu tư xử lý theo đúng tiêu chuẩn hiện hành để đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.CÔNG SUẤ​T, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1.Công suất của dự án đầu tư

  • Chế biến gỗ 36.000m3 thành phẩm/năm.
  • Viên nén gỗ 60.000 tấn/năm.
  • Sản xuất dăm gỗ 300.000 tấn/năm.
  • Sản xuất đan nhựa giả mây 10.000 sản phẩm/năm.
  • Cho thuê kho diện tích 02 ha.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a/ Quy trình công nghệ sản xuất viên nén và chế biến gỗ

Quy trình công nghệ sản xuất kèm theo dòng thải:

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất viên nén và đồ gỗ

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu chính để sản xuất chủ yếu là gỗ rừng trồng: Keo, tràm, bạch đàn là gỗ tròn chưa bóc vỏ… Sau khi nhập về nguồn gỗ này sẽ được phân loại và đưa vào cưa xẻ ra các phôi gỗ thành phẩm sau đó đưa qua lò sấy và bán cho các Nhà máy chế biến gỗ nội, ngoại thất.

Các phế phẩm từ quá trình cưa xẻ gỗ (đầu, cành, nhánh, dăm, mùn cưa,…) Sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu chính sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn. Ngoài ra, Công ty TNHH ..... còn tiến hành thu mua lượng đầu cành, nhánh, dăm,… Trong quá trình khai thác rừng của các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và các huyện lân cận để làm nguyên liệu sản xuất viên nén nhiên liệu chất đốt sinh học rắn.

Các loại phế phẩm từ quá trình cưa xẻ gỗ: Đầu, cành, nhánh, mùn cưa,… Sẽ được đưa qua máy nghiền để nghiền thành các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra các bánh hoặc viên nén đẹp và tỷ trọng cao.

-Sơ chế nguyên liệu (băm):

Nguyên liệu chính là các phế phẩm từ gỗ cưa xẻ (đầu, cành, nhánh, dăm, mùn cưa,…). Ngoài ra, có nguyên liệu gỗ rừng trồng: Keo, tràm, bạch đàn, cao su, cà phê, thông, điều… Sau khi nhập về sẽ được phân loại. Các loại nguyên liệu có kích thước lớn sẽ được đưa qua máy được băm thô.

-Công đoạn nghiền thô:

Đối với đầu mẩu gỗ, gỗ vụn, cành cây, thân cây, nhánh cây,… Sau khi qua máy băm thô thì kích thước vẫn còn lớn nên chúng tiếp tục qua công đoạn nghiền thô để nghiền thành nguyên liệu có kích thước nhỏ dễ dàng thực hiện cho các công đoạn sau. Nguyên liệu sau khi băm được nạp vào phểu cấp liệu nghiền thô bằng xe xúc.

Dăm bào sau khi cấp vào phểu nạp được vít tải vận chuyển đến bộ phận feeder- nam châm để tách bỏ sắt vụn trước khi nguyên liệu vào buồng máy nghiền. Sau khi nghiền, nguyên liệu được hút vào cyclone lắng bụi thông qua hệ thống quạt hút ly tâm. Phần nguyên liệu trong cyclone lắng xuống airlock để tiếp tục quá trình sau. Còn phần bụi nhẹ được quạt hút thổi vào phòng lắng bụi. Sau đó nguyên liệu được băng tải vận chuyển đến bin chứa trước khi cấp vào hệ thống sấy.

-Công đoạn s​ấy nguyên liệu:

Đây là công đoạn điều chỉnh độ ẩm cho khối nguyên liệu sau khi phối trộn vì độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén là 10 - 15%. Đa số nguyên liệu được tạo ra sau khi qua công đoạn nghiền thường có độ ẩm cao từ 18 - 35% nên trước khi qua nghiền tinh sấy, dưới sức nóng để giảm bớt độ ẩm của nguyên liệu.

-Công đoạn nghiền tinh:

Nguyên liệu sau sấy được vận chuyển bằng vít tải đến gầu tải qua bộ phận nam châm tách sắt vụn và cấp liệu vào máy nghiền. Máy nghiền sẽ làm cho các nguyên liệu có kích thước kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra các bánh hoặc viên nén đẹp và tỷ trọng cao. Nguyên liệu sau khi nghiền tinh được vận chuyển bằng vít tải và gầu tải để tiếp tục đến quá trình ép viên gỗ.

-Công đoạn tạo viên nén:

Sau khi đã có nguồn nguyên liệu có kích thước và độ ẩm thích hợp thì nguyên liệu chuyển qua công ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được nén lại thành dạng viên nén pellets và được đưa ra ngoài.

-Công đoạn làm mát viên nén:

Viên nén pellets sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao và được đưa vào hệ thống làm mát bằng các băng tải, Cyclone và máy làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ của viên nén. Viên nén sau khi làm nguội sẽ được vận chuyển bằng gầu tải để cấp liệu cho sàn rung, viên nén sau khi sàn được cân theo khối lượng và xả vào bin chứa thành phầm trước khi đóng bao hoặc chuyển qua kho chứa.

-Công đoạn đóng gói ​viên nén thành phẩm:

Thành phẩm viên nén sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu chứa của máy đóng gói và sau đó được đóng kín bằng bao PE từ 15 ~ 25 kg/bao tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

b/ Quy trình sản xuất dăm bào

Hình 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất dăm bào

Thuyết minh công nghệ:

Nguyên liệu gỗ rừng trồng như keo, tràm, bạch, gỗ tròn, gỗ chưa bóc vỏ, gỗ phế phẩm đưa vào dây chuyền băm dăm để băm theo đúng kích thước quy định, sau đó tiến hành lưu chưa tại bãi lưu chưa dăm bào.

c/ Đan nh​ựa giả mây

Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất đan nhựa giả mây

Thuyết minh công nghệ:

Công ty tiến hành nhập các loại khung sắt tĩnh điện, sợi nhựa giả mây sau đó thuê công nhân để tiến hành đan thủ công, sau đó đó tiến hành lưu chưa tại kho, định kỳ Công ty sẽ đóng gói và xuất kho đến nơi tiêu thụ.

d/ Quy trình​ cho thuê kho

Hình 1.5: Quy trình cho thuê kho

Thuyết minh công nghệ:

Công ty tiến hành hợp đồng với công ty có nhu cầu thuê kho, sau đó hàng hóa được vận chuyển và tiến hành lưu chứa tại kho, sau đó khi có nhu cầu thì sẽ xuất hàng hóa đến nơi tiêu thụ.

3.2.2.Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình sản xuất sẽ thực hiện theo quy trình tiên tiến, ứng dụng các công nghệ và máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu cạnh tranh và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Sử dụng đây chuyền sản xuất tự động từ Châu Âu. Ưu điểm của dây chuyền này là có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cho ra các sản phẩm chặt, đẹp, chất lượng khi đốt cho nhiệt lượng cao. Công nghệ này đã được áp dụng tại Nhà máy viên nén ....(huyện ChưProng, tỉnh Gia Lai).

4.NGUYÊN LIỆ​U, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.Trong giai đoạn thi công xây dựng

Nhu cầu nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng Dự án chủ yếu bao gồm sắt, thép, đá, cát, xi măng,… Nguồn cung úng vật liệu được mua từ các đại lý trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đáp ứng các yêu cầu sau:

Cát: Cát đảm bảo độ sạch, lẫn tạp chất không vượt quá giới hạn cho phép. Cát thiên nhiên dùng cho bê tông thỏa mãn kỹ thuật trong thiết kế và TCVN 1770:1986, 14TCN68:1998.

Sắt thép: Có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận của Nhà máy về chất lượng thép và được đơn vị có tư cách pháp nhân kiểm tra chất lượng theo từng lô hàng.

Đá các loại: Có độ cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị nứt rạn, không bị phong hóa, không bị hà. Quy cách đá sử dụng cho công trình đều đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế về cường độ, trọng lượng viên đá, kích thước và hình dạng,… Kích thước đá phụ thuộc từng kết cấu theo bản vẽ thiết kế; mặt đá lộ ra ngoài tương đối bằng phẳng.

Xi măng: Xi măng cho công trình là xi măng PC30, PC40 thỏa mãn TCVN 2682 – 1992 và TCXD 65:1989, toàn bộ xi măng đưa vào sử dụng đều có chứng chỉ chất lượng, thời gian xuất xưởng và được kiểm định chuyên môn.

Tổng hợp khối lượng thi công của Dự án như sau:

Bảng 1.7. Tổng hợp khối lượng chính của Dự án

(Nguồn: Dự toán công trình)

Nhu cầu sử dụng nước

Trong giai đoạn thi công xây dựng, Chủ Dự án sẽ lấy nước từ bể chứa nước ngọt để phục vụ vệ sinh, làm mát máy móc thiết bị và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân.

Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân chủ yếu là nước rửa chân tay, tắm rửa sau giờ làm việc và nước đi vệ sinh. Với số lượng công nhân thi công dự kiến khoảng 20 người, áp dụng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân theo TCXDVN 33- 2006/BXD của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca thì lượng nước sử dụng ước tính khoảng: 20 người x 45 lít/người/ca = 0,9 m3/ngày

Nước cấp cho quá trình vệ sinh, làm mát máy móc thiết bị và cho các hoạt động tưới ẩm nền đường, vật liệu,… khoảng 2m3/ngày đêm.

Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện: Chủ yếu phục vụ máy móc thi công như máy cắt uốn cốt thép, máy đầm bê tông, máy hàn, máy trộn bê tông,… và chiếu sáng khu vực lán trại vào ban đêm.

Nguồn cấp điện: Nguồn điện cấp cho khu vực quy hoạch được đấu nối từ đường dây 22kV hiện trạng nằm trên trục đường bê tông hiện trạng ngoài Dự án.

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

Các thiết bị, máy móc thi công sử dụng nhiên liệu dầu diezel như máy đào, máy ủi, ô tô, tàu vận chuyển các thiết bị,… Khối lượng dầu diezel tiêu hao được xác định như sau:

Bảng 1.8. Nhu cầu tiêu thụ dầu DO

Thiết bị

Số lượng (chiếc)

Nhiên liệu (lít)

Tổng nhu cầu sử dụng nhiên liệu (lít)

Khối lượng dầu tiên thụ (kg/h) (trọng lượng riêng của dầu là

0,8 kg/l, 1 ca=8h)

Động cơ

 

 

 

8

Ô tô tự đổ 10T

01

57

57

5,7

Ô tô tưới nước,

dung tích 5m3

01

23

23

2,3

Thiết bị khác

 

 

 

39,4

Máy đào <=1,6m3

02

113

226

22,6

Máy ủi <=110CV

02

46

92

9,2

Máy đầm 16T

02

38

76

7,6

Ghi chú: Định mức nhiên liệu được lấy theo Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Bình Định năm công bố theo Văn bản số 6633/UBND-KT ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh Bình Định.

Nguồn cung cấp: Nhiên liệu được thu mua tại các cơ sở bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố. Sử dụng các thùng phi thép chuyên dùng để chứa và tập kết trong kho của lán trại. Khu vực kho được xây dựng đảm bảo an toàn công tác phòng cháy chữa cháy và bảo đảm vệ sinh môi trường.

4.2.Giai đoạn hoạt động

Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

a/ Nguyên liệu phục vụ sản xuất viên nén

Nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén gỗ sinh học chủ yếu là mùn cưa, dăm bào và gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai. Đồng thời Công ty sẽ ký hợp đồng thu mua gỗ phế phẩm tại các Nhà máy để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất cho quá trình sản xuất.

Để sản xuất 01 tấn viên nén gỗ thành phẩm, cần có khoảng 1,8 tấn nguyên liệu. Như vậy, với công suất 60.000 tấn viên nén/năm cần tối đa là 108.000 tấn nguyên liệu/năm, tương đương 9.000 tấn nguyên liệu/tháng và 346,2 tấn nguyên liệu/ngày trong đó khối lượng từng loại nguyên liệu cụ thể như sau:

+ Mùn cưa : 21.600 tấn nguyên liệu.

+ Dăm bào: 21.600 tấn nguyên liệu.

+ Gỗ rừng rồng, gỗ thừa và gỗ phế phẩm: 64.800 tấn nguyên liệu.

Nhiên liệu củi tạp, viên nén không đạt yêu cầu và nguyên liệu thu hồi từ quá trình xử lý bụi, sẽ được sử dụng cho quá trình hoạt động của lò đốt: Định mức sử dụng nhiên liệu đối với lò đốt công suất 20 tấn/h là khoảng 4,548 tấn nhiên liệu/h tương đương 54,6 tấn/ngày.

Tổng lượng nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất viên nén gỗ sinh học là 400,8 tấn/ngày.

b/ Nguyên liệu phục vụ sản xuất dăm bào và chế biến đồ gỗ

- Gỗ rừng trồng: Keo, tràm, bạch đàn, gỗ tròn chưa bóc vỏ, gỗ phế phẩm để phục vụ cho quá trình sản xuất dăm bào và đồ gỗ ước tính nguyên liệu 350.000 tấn/năm ước tính khoảng 1.121,7 tấn/ngày.

Nhiên liệu củi tạp, viên nén không đạt yêu cầu và nguyên liệu thu hồi từ quá trình xử lý bụi, sẽ được sử dụng cho quá trình hoạt động của lò đốt: Định mức sử dụng nhiên liệu đối với lò đốt công suất 10 tấn/h là khoảng 3,032 tấn nhiên liệu/h tương đương 36,4 tấn/ngày.

Tổng lượng nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất chế biến đồ gỗ (phôi gỗ) và dăm bào là 1.158,1 tấn/ngày.

>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha