Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng

Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm và viên nén năng lượng với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 22-03-2025

20 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................... 1

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................................... 5

1.1.   Tên chủ Cơ sở................................................................................................. 5

1.2.   Tên Cơ sở....................................................................................................... 5

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Nhà máy.................................. 7

1.3.1.   Công suất của Nhà máy............................................................................. 7

1.3.2.   Công nght ợngau: n của Nhà máy........................................................... 7

1.3.3.   Sản phẩm của Nhà máy......................................................................... 10

1.4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Nhà máy...11

1.4.1.   Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án................................... 11

1.4.2.   Nhu cầu sử dụng điện, nước........................................................... 12

1.4.3.   Danh mống dẫn nước đến các............................................................ 12

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......... 15

2.1.   Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 15

2.2.   Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường............... 16

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 17

3.1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...... 17

3.1.1.   Thu gom, thoát nước mưa.......................................................................... 17

3.1.2.   Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt................................................. 18

3.2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................. 19

3.3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............. 23

3.4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại........................ 25

3.5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 25

3.6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành...26

3.7.   Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không............................... 27

3.8.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường........ 27

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.........28

4.1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................ 28

4.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải............................................................ 28

4.1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải....28

4.1.3.   Lưu lượng xả thải....................................................................... 28

4.1.4.   Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận............ 28

4.2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................... 29

4.2.1.   Nguồn phát sinh khí thải................................................................... 29

4.2.2.   Dòng khí thải, vị trí xả khí thải......................................................... 29

4.2.3.   Lưu lượng xả khí thải......................................................................... 30

4.2.4.   Chất lượng khí thải trước khi xả thải ra môi trường....................... 30

4.3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..................... 31

4.3.3.   Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn và độ rung............................ 31

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............ 32

5.1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.................. 32

5.2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải.............. 33

CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...... 35

5.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệ công trình xử lý chất thải của dự án............... 35

5.2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật...35

5.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................ 35

5.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không...................... 36

5.2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án... 36

5.3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm................................. 36

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ............... 37

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.................................... 38

PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................................... 39

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1.Tên chủ Cơ sở

Tên chủ Cơ sở: Công ty TNHH ...........

Địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo pháp luật của chủ Cơ sở: ....... - Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: .......

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......... do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp, đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 04 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 06 ngày 18 tháng 11 năm 2014.

1.2.Tên Cơ sở

a.Tên Cơ sở: Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng.

b.Địa điểm thực hiện Cơ sở: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng có tổng diện tích 29.966 m2, có các vị trí tiếp giáo như sau:

+ Phía Bắc giáp tuyến đường K2.

+ Phía Nam giáp tuyến đường K3.

+ Phía Đông giáp Nhà máy sản xuất kim cơ khí và tấm lợp phibrôximăng Đoàn Luyến của Công ty TNHH Thương mại số 1.

+ Phía Tây giáp Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Đông Hà của Công ty Cổ phần gỗ .... và Nhà máy chế biến hàng mỹ nghệ, các sản phẩm từ gỗ của DNTN .....

Ký hiệu

Hệ toạ độ VN 2000 (KTT 106015, múi chiếu 30)

X (m)

Y (m)

1

1.857.376,25

592.283,89

2

1.857.431,47

592.374,91

3

1.857.317,22

592.443,80

4

1.857.190,04

592.520,49

5

1.857.135,10

592.429,37

6

1.857.262,28

592.352,68

Các đối tượng tự nhiên, KT và các đối tượng khác xung quanh Nhà máy.

+ Về đường giao thông: Đường vào Nhà máy khá thuận lợi, Phía Nam là trục đường nội bộ K3 của KCN Nam Đông Hà; phía Bắc là tuyến đường trục chính trung tâm K2 của KCN nối đường Hùng Vương đến trục phía Đông Bắc của KCN và kết nối với Quốc Lộ 9 ở phía Bắc.

+ Về đối tượng dân cư: Nhà máy nằm trong ranh giới của KCN nên xa khu dân cư; nhà dân gần nhất là 550m.

+ Về hệ thống sông, suối: Trong và xung quanh cơ sở không có khe suối; chỉ có hệ thống thoát nước mưa của KCN.

+ Hệ sinh thái: Xung quanh nhà máy là đất KCN đã được xây dựng nhà máy, phía Nam có rừng trồng Keo tai tượng, dưới tán Keo chỉ có ít cỏ dại, thảm thực vật đơn giản về chủng loài.

+ Trong KCN Nam Đông Hà có 24 Dự án đã hoạt động, 12 Dự án đang xây dựng (Nguồn: báo cáo Công tác BVMT năm 2023 của các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh).

c.Các văn bản thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Cơ sở:

Dự án trên đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 30321000013 ngày 1/7/2008 lần đầu cho Công ty TNHH ........ và cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 30221000296 ngày 04/12/2014 thay đổi lần ba cho Công ty.

Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án: Quyết định số 1605/QĐ- UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung của dự án: Xây dựng nhà máy chế biến gỗ bằng công nghệ ghép thanh từ công suất 3.500 m2 sản phẩm/năm lên công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm; Quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án BVMT chi tiết của dự án Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng.

Nhà máy đã được UBND tỉnh xác nhận kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng tại văn bản số 1786/UBND-MT ngày 21/4/2020;

Nhà máy được cấp giấy CNQSD đất số AL 196871 với diện tích 15.803 m2 và giấy CNQSD đất số BĐ 015079 với diện tích 14.163 m2.

Được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC số 129/TD-PCCC ngày 27/2/2017.

d.Quy mô của cơ sở:

Quy mô diện tích sử dụng đất của dự án là: 29.966 m2.

Quy mô công suất sản xuất:

+ Ván gỗ ghép thanh công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm.

+ Viên nén năng lượng với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm.

- Nhà máy có tổng mức đầu tư là 53.838.000.000 đồng, có tiêu chí như Dự án nhóm C (theo tiêu chí quy định của pháp luật về Đầu tư công); có tiêu chí môi trường tương đương với Dự án nhóm III.

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định hiện hành, Công ty TNHH .....tiến hành lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho “Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng” tại KCN Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Nhà máy

1.3.1.Công suất của Nhà máy

Dự án Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng có công suất như sau:

  • Ván gỗ ghép thanh công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm.
  • Viên nén năng lượng với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm.

1.3.2.Công nght ợngau: nén năNhà máy

a.Quy trình công nghệ sản xuất gỗ ghép thanh:

Ván ghép thanh (Finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván ghép ngang hoặc ghép dọc có kích thước lớn hơn.

Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh như sau:

Thuyết minh công nghệ:

+ Gỗ tròn sau khi được bóc vỏ bằng thủ công hoặc cơ giới sẽ được đưa vào máy xẻ thành tấm (cưa vòng). Sau đó tiếp tục đưa qua máy xẻ quy cách (cưa dọc, cưa đĩa nhiều lưỡi) và đưa vào công đoạn sấy khô.

+ Tại công đoạn sấy: Sử dụng phương pháp sấy hơi bằng 02 lò sấy, nhiên liệu sử dụng là củi và các phế thải khác từ gỗ. Thời gian sấy là 20 ngày cho một mẻ. Sau khi sấy xông để nguội và lựa chọn đưa vào hệ thống làm mộng, đây là công đoạn cần phải có độ chính xác cao.

+ Gỗ sau khi qua giai đoạn làm mộng sẽ đưa qua giai đoạn tráng keo bằng cách phủ một lớp keo UF mỏng lên các cạnh của thanh gỗ để kết dính thành ván ghép thanh theo chiều dọc. Sau khi cắt ngắn quy cách, rong cạnh và tiếp tục bôi keo để tiến hành ghép ngang.

+ Sau khi gỗ được ghép thành tấm, chuyển sang các công đoạn như cắt tấm, khoan lỗ quy cách, chà nhám. Sau khi gỗ đã được chà nhám, đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm chờ đem ra thị trường tiêu thụ.

Ngoài quá trình sản xuất gỗ ghép thanh nhà máy còn sử dụng gỗ bìa, gỗ thải từ quá trình sản xuất ván ghép thanh để sử dụng cho quá trình sản xuất gỗ băm. Quy trình sản xuất gỗ băm như sau:

- Gỗ bìa, gỗ tạp thải từ quá trình sản xuất ván ghép thanh được đưa vào máy băm để băm nhỏ có kích thước từ 1cm đến 5cm. Gỗ sau khi băn sẽ được đóng bao cẩn thận định ký bán cho các Nhà máy thu mua trên địa bàn như Nhà máy gỗ MDF.

Quy trình công nghệ sản xuất viên nén năng lượng.

Viên nén gỗ (Wood pellet) là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ những nguyên liệu phế thải của thực vật là mùn cưa, gỗ vụn... đây là những nguyên liệu thừa sau khi sử dụng cây làm gỗ xẻ, đồ gia dụng và các sản phẩm nông nghiệp khác. Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, chất gắn tự nhiên liên kết nguyên liệu lại thành viên nén.

Hình 1.2. Quy trình công ngh ăng lượng viên nén năng lượng

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu là dăm bào, mùn cưa được thu hồi từ quy trình sản xuất ván ghép thanh tập kết vào khu vực xưởng sản xuất viên nén năng lượng và được đưa vào sàng lọc tạp chất và kim loại. Sau đó theo băng tải được dẫn vào máy sấy. Độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Độ ẩm tốt nhất cho viên nén năng lượng là 15%. Đa số các loại mùn cưa trong cưa xẻ thường được cưa xẻ từ cây tươi nên có độ ẩm cao 18-35%. Chỉ có mùn cưa trong tinh chế, chế biến nguyên liệu có độ ẩm phù hợp vì các loại gỗ trong tinh chế đều đã được sấy khô, do đó để tất cả các nguyên liệu đều có độ ẩm phù hợp, đồng đều thì phải sấy nguyên liệu. Nguyên liệu sau khi qua máy sấy sẽ được thu hồi bột nghiền. Tại đây có lắp đặt Cyclone thu bụi nhằm hạn chế tác động của bụi và hơi nóng từ quá trình sấy.

Sau khi đã có nguồn nguyên liệu với kích thước và độ ẩm thích hợp thì bắt đầu thực hiện công đoạn ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép bằng các hệ thống băng tải kín, vít tải. Nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ nén lại thành dạng viên nén có hình chữ nhật và có kích thước dài 15,5cm, rộng 8cm và dày 5cm.

Viên nén được tạo thành sẽ đóng gói bằng bao PE dán kín miệng. Mỗi gói 10 viên ứng với 10kg và xếp sẵn sàng để xuất xưởng.

1.3.3.Sản phẩm của Nhà máy

+ Ván ghép thanh công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm.

+ Viên nén năng lượng với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm.

Hình 1.3. Ván ghép thanh và Viên nén năng lượng

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Nhà máy

1.4.1.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu

- Nhu cầu nguyên liệu:

Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên liệu

STT

Nguyên liệu

Nhu cầu sử dụng

Nguồn nhập

 

1

 

Gỗ nguyên liệu

 

24.000 m3 /năm

Gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC để sử dụng cho quá trình sản xuất ván ghép thanh

2

Keo (UF)

39.000 kg/năm

 

 

3

 

Củi đốt

 

588.000 kg/năm

Tận dụng gỗ dư thừa, võ cây do quá trình bốc, cắt, xẻ gỗ của Nhà máy.

4

Dăm bào, mùn cưa

45.000 tấn/năm

Tận dụng từ quá trình sản xuất ván ghép thanh và mua từ các nhà máy chế biến gỗ khác trên địa bàn tỉnh.

Nguyên, nhiên vật liệu chính để sản xuất gỗ ghép thanh là gỗ bạch đàn, gỗ thông, tràm, cao su … ngoài ra còn có một số nhiên vật liệu khác như điện, nước, keo … Công ty sẽ ưu tiên sử dụng gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC để sử dụng cho quá trình sản xuất ván ghép thanh.

Nhu cầu nhiên liệu đốt lò: 588 tấn/năm (gỗ dư thừa, vỏ cây tái sử dụng). Định mức sử dụng củi cho một lò hơi là 98 kg/1m3 sản phẩm . Dự án sử dụng 1 lò hơi, thời gian làm việc 300 ngày/năm. Như vậy: lượng nhiên liệu đốt lò = 98 kg/1m3 x 6.000 m3/năm = 588.000 kg/năm.

Nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho sản xuất viên nén:

+ Nguyên liệu chủ yếu là dăm bào và mùn cưa, một phần lấy được lấy từ công ty (là phế thải của quá trình sản xuất gỗ ghép thanh) và một phần được mua từ các nhà máy chế biến gỗ khác trong KCN như nhà máy chế biến gôc Đại Thành, nhà máy chế biến gỗ Tiến Lộc… với khối lượng ước tính khoảng 45.000 tấn/năm.

+ Nhu cầu nhiên liệu: Lượng củi, gỗ tạp tiêu tốn, cần cung cấp cho lò sấy của Nhà máy theo khối lượng thực tế khoảng 300 tấn/năm.

b.Nhu cầu vật liệu, hóa chất khác của dự án.

- Giấy nhám, Sơn, bột trám trét, keo 502, mỡ…: Chiếm tỷ trọng ít trong kết cấu sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các vật tư cung cấp nhà máy chế biến gỗ, hàng mộc. Nguồn được mua từ các nhà sản xuất trong nước như Công ty TNHH Vĩ Đại, Công ty INCHEM Việt Nam, Công ty TNHH Tân Công Quang...

1.4.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước

Nhu cầu về điện phục vụ các hoạt động sản xuất, chiếu sáng và sinh hoạt: Tổ hợp công trình Nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh và viên nén năng lượng sẽ lấy điện từ nguồn điện 110KV của KCN Nam Đông Hà. Điểm đấu điện trung thế được Điện lực Quảng Trị lắp đặt với trạm biến áp 320KVA - 22/0,4KV của Nhà máy sau đó cung cấp cho các xưởng sản xuất. Theo số liệu sử dụng điện thực tế của Nhà máy thì mỗi tháng Nhà máy sử dụng khoảng 70.000 kwh.

Nhu cầu về nước sử dụng sinh hoạt của CBCNV và cung cấp cho nồi hơi: 15 m3/ngày (nước sinh hoạt, nước làm mát, nước lò hơi, nước tưới cây...). Sử dụng nguồn nước máy có sẳn của KCN, bơm vào các bể chứa 100 m3 và các hệ thống dẫn nước đến các hộp vòi chữa cháy đặt tại các xưởng sản xuất.

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Xuất xứ

1

Máy cưa vòng đẩy Đồng Tháp

4

Việt Nam

2

Cưa đĩa nhiều lưỡi

2

Việt Nam

3

Máy cưa đĩa xẻ dọc

4

Việt Nam

4

Máy cưa đĩa cắt ngang

4

Việt Nam

5

Máy bào hai mặt

2

Đài Loan

6

Máy làm mộng răng lược

4

Đài Loan

7

Máy bôi keo ghép dọc

2

Đài Loan

8

Máy ghép dọc

2

Đài Loan

9

Máy bào 4 mặt có 6 trục dao

1

Đài Loan

10

Máy rong thẳng trọng tải nặng

2

Đài Loan

11

Máy bôi keo ghép ngang

1

Đài Loan

12

Máy ghép ngang

1

Đài Loan

13

Máy cắt tấm

1

Đài Loan

14

Máy chà nhám thùng 1,3 m

1

Đài Loan

15

Hệ thống ngâm tẩm chân không

2

Việt Nam

16

Hệ thống hút bụi

2

Việt Nam

17

Lò sấy

6

Việt Nam

18

Máy nén khí

1

Việt Nam

19

Máy mài dao đa năng

1

Đài Loan

20

Máy mài dao thẳng

1

Đài Loan

21

Máy phay định hình, máy chà nhám cạnh

-

Việt Nam

22

Dao cụ, đồ gá, thiết bị phụ trợ khác

-

Việt Nam

23

Máy tán rive

2

Đài Loan

24

Máy cắt tinh

2

Đài Loan

25

Máy cưa lọng

1

Việt Nam

26

Máy bào

1

Đài Loan

27

Máy đục mộng vuông

1

Đài Loan

28

Máy đưa phôi tự động 4 bánh

2

Đài Loan

29

Máy finger bán tự động

2

Đài Loan

30

Máy ripsaw lưởi dưới, bơm dầu tự động

2

Đài Loan

31

Máy quạt thổi bụi

2

Đài Loan

32

Máy đóng đai

2

Đài Loan

33

Băng tải đưa phôi 2m

4

Đài Loan

34

Máy sơn rullo 2 bánh

1

Đài Loan

35

Băng tải hai đầu nhiệt độ cao

1

Đài Loan

36

Máy rullo 4 bánh + Máy sấy UV 2 đèn

1

Đài Loan

37

Máy sơn rullo 4 bánh

1

Đài Loan

38

Máy sấy UV 3 đèn

1

Đài Loan

39

Máy sơn rullo mặt dưới + máy sấy UV 2 đèn

1

Đài Loan

40

Thùng cách nhiệt sơn

3

Việt Nam

41

Mặt điều khiển cảm ứng

3

Việt Nam

42

Dao cạo băng tải bằng nhôm

3

Việt Nam

43

Mô tơ công tắc năng hạ bàn

3

Việt Nam

44

Máy xử lý bụi bề mặt

1

Việt Nam

45

Máy chà nhám sơn lót

1

Đài Loan

46

Máy băm gỗ loại 4 dao

1

Việt Nam

1.5.Thông tin khác về Dự án:

Nhà máy hoạt động tại KCN Nam Đông Hà với tổng diện tích là 29.966m2.

Cơ sở sản xuất ván ghép thanh được xây dựng và đi vào hoạt động năm 2010 tại KCN Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà với công suất ván ghép thanh là 3.500 m3 sản phẩm/năm. Năm 2011, Cơ sở đã nâng công suất sản xuất ván ghép thanh với công suất từ 3.500 m3 sản phẩm/năm lên công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm. Đến năm 2014, Cơ sở đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất viên nén năng lượng với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm.

Cơ sở trước khi đi vào hoạt động đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho Nhà máy sản xuất ván ghép thanh với công suất 3.500 m3 sản phẩm/năm. Sau khi nâng công suất từ 3.500 m3 sản phẩm/năm lên công suất 6.000 m3 sản phẩm/năm, Cơ sở đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

Năm 2014, Cơ sở đã điều chỉnh hạng mục và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất viên nén năng lượng và lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và hiện nay theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ cơ sở thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật BVMT năm 2020.

Thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, kể từ ngày được thuê đất.

Chế độ làm việc và bố trí nhân lực:

+ Nhân viên của nhà máy làm việc theo chế độ 2 (hai) ca trong 1 ngày, 1 ca 8 tiếng, số ngày làm việc trong 1 năm 300 ngày. Các ngày lễ và ngày nghỉ được áp dụng phù hợp với Luật lao động của Việt Nam.

+ Số lượng CBCNV giai đoạn hoạt động trực tiếp là 120 người.

>>>> XEM THÊM: Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.comwww.khoanngam.com;  www.lapduan.com;

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha